Chuyên mục
Tin tức

HỒNG TREO GIÓ TRONG VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT

Hơn cả một món ăn ngon, hồng treo gió còn len lỏi trong từng ngóc ngách văn hóa Nhật Bản và trở thành một phần không thể thiếu tạo nên những nét đẹp văn hóa của xứ sở Phù Tang.

Hiểu về trái hồng Nhật Bản

Trái hồng tại Nhật Bản được phân thành hai loại là hồng ngọt (Amagaki) và hồng chát (Shibugaki). Người ta thường ăn tươi các loại hồng ngọt vì nó giòn ngon, ngọt và không có vị chát, còn hồng chát thì thường không được ăn trực tiếp mà phải trải qua nhiều khâu xử lý để mất đi vị chát.

Người Nhật đã biến những trái hồng chát khó ăn thành món hoshigaki ngọt ngào
Người Nhật đã biến những trái hồng chát khó ăn thành món hoshigaki ngọt ngào

Chính vì vậy mà có rất nhiều cây hồng tại Nhật, dù đơm trái đỏ rực nhưng không ai hái cả. Tuy nhiên, người Nhật đã tìm được cách tận dụng được trái hồng chát và biến nó thành một món đặc sản lừng danh mang tên hồng treo gió (Hoshigaki).

Hồng treo gió – kết tinh của sự tinh tế, tỉ mỉ và kiên nhẫn

Đây là một món ăn cực kỳ kì công, bởi nếu làm sai một chút thôi thì nguyên một mẻ có thể bị hỏng. Để tạo nên những trái hồng treo màu hổ phách vàng óng, đượm mật ngọt thơm là cả một hành trình dài. Người làm phải tỉ mỉ thực hiện từng công đoạn một cách cực kì chuẩn xác, phải tinh tế cảm nhận sự chuyển biến của trái hồng và thời tiết, cùng với đó sự kiên nhẫn chờ đợi thành phẩm. 

Hồng treo gió trong văn hóa người nhật

Gắn liền với sự may mắn và trường thọ

Đầu tháng 11 là mùa cao điểm của hồng treo gió và cũng là dịp các gia đình người Nhật tất bật chuẩn bị đón năm mới. Hoshigaki chính là một thành phần không thể thiếu của kagamimochi – một món đồ trang trí được làm từ bánh mochi để cúng các vị thần phật và các vị thần của năm mới.

Hồng treo gió là nét đặc trưng trong ngày tết của người Nhật
Hồng treo gió là nét đặc trưng trong ngày tết của người Nhật

Bánh kagamimochi được là từ phần bánh mochi trắng ở dưới cùng, lớp trên là hồng sấy gió và trên cùng là một quả cam. Người Nhật quan niệm trái hồng chính là tượng trưng cho mùa màng bội thu, sự may mắn và trường thọ, chính vì vậy nó là thành phần không thể thiếu trong ngày lễ đón năm mới của họ.

Nguyên liệu làm bánh kẹo wagashi truyền thống của người Nhật

Wagashi là tên gọi chung của các loại bánh kẹo, đồ ngọt truyền thống của người Nhật với nguyên liệu thường dùng là thực vật. Với vị ngọt đậm tự nhiên gấp 1,5 lần đường trắng cùng hương vị thơm ngon, hồng treo gió là chất tạo ngọt không thể thiếu của các món bánh wagashi.

Người Nhật lấy đọ ngọt của hồng treo gió làm tiêu chuẩn cho các món bánh của mình

Thậm chí độ ngọt của nó còn được xem là tiêu chuẩn cho các loại bánh ngọt wasaghi. Quy tắc đặt ra là wagashi không được ngọt hơn hong treo gio, nếu không sẽ bị xem là không nguyên chất.

Gìn giữ vẹn nguyên hương vị truyền thống

Liệu đặc sản hồng treo gió của Nhật Bản khi du nhập về Việt Nam có còn giữ được vị ngon đặc trưng? Câu trả lời là vẫn được nhé! Dù có một số khác biệt về vị trí địa lý và thời tiết, nhưng quy trình làm hồng sấy gió truyền thống Nhật Bản hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam.

Cây hồng chín đỏ tại Đà Lạt
Cây hồng chín đỏ tại Đà Lạt

Chính vì vậy, các vùng đất như Đà Lạt hay Mộc Châu đã mọc lên nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có khả năng sản xuất những mẻ hồng đạt chuẩn chất lượng, bởi sản xuất đã khó khăn, việc đóng gói, bảo quản nó còn khó hơn rất nhiều. 

Hồng treo gió chuẩn vị chất lượng tại Foodmap

Được sản xuất theo đúng phương pháp chế biến truyền thống của người Nhật cùng quy trình quản lý kỹ lưỡng, hồng treo gió Foodmap gây sốt thị trường với hương vị ngon lành đặc biệt. Những trái hồng nơi đây có vỏ ngoài vàng ươm, phần ruột sánh dẻo, thơm phức cùng vị ngọt đậm đà vương mãi trong khoang miệng.

Thử ngay hương vị ngon lành của hồng treo gió Foodmap nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *