Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Phân biệt thanh long sạch và thanh long có thuốc !!!

THANH LONG KHÔNG VUỐT TAI !

Thanh long không vuốt tai nghe có vẻ lạ với hầu hết tất cả mọi người. Thậm chí ngay Team FoodMap khi tìm hiểu sâu ngành mới biết bởi vì vốn dĩ đa số chỉ là người thích ăn thanh long và không phải người trồng còn nông nghiệp thì vô cùng rộng lớn.

thanh-long-vuot-tai

 

Thế vuốt tai thanh long là cái chi chi ? Là để cho trái thanh long đẹp hơn, tai trái thẳng dài, dày và xanh hơn bằng cách dùng tay vuốt ướt thuốc từ gốc đến ngọn tai trái. Mỗi trái thanh long có hơn chục tai, trong đó những tai ở đuôi trái dài nhất và ngắn dần về phía đầu trái. Muốn trái đẹp, không được vuốt bỏ sót một tai nào. Chỉ 2-3 ngày sau vuốt thuốc, trái đỏ bầm (đỏ lẫn xanh khi trái đang chín) của tai trái sẽ biến thành màu xanh ngắt và tai trái có vẻ dày, thẳng. Mỗi vụ vuốt 2-3 lần khi trái còn xanh và lúc gần chín tới.Có nhiều loại thuốc để vuốt tai, nếu dùng đúng thuốc và đúng kĩ thuật và kiểm tra hoạt chất trong mức cho phép thì cũng không có vấn đề gì ghê gớm lắm.

Tuy nhiên dưới quan điểm của FoodMap, nếu là người dùng thì mình sẽ chọn thanh long không vuốt tai vì nhiều người không quan tâm lắm đến hình dáng. Nhưng sự thật nếu nhà vườn không vuốt tai thì “lái” không mua hoặc rất khó bán. Đây là một thực tế !

Việc quyết định bán thanh long không vuốt tai là một quyết định khá khó khăn vì phải “edu” người dùng vì đa số không biết trong khi nguồn lực mình có hạn.

Bán một trái thanh long ngon đã rất vui nhưng thông qua đó người dùng hiểu hơn về sản phẩm thì đó là món quà tuyệt vời nhất cho người làm nông sản.

thanh-long-nong-san

 

Nền tảng vững chắc nhất của Nông sản Việt chính là người tiêu dùng Việt. Chỉ khi nào người Việt hiểu giá trị Nông sản Việt thì khi đó nông nghiệp Việt Nam mới thực sự cất cánh.

Các bạn nhớ mua ủng hộ thanh long búp sen ruột đỏ an toàn, ngon ngọt không vuốt tai tại link đây nhé :

https://foodmap.asia/product/thanh-long-bup-sen-ruot-do-chin-tu-nhien-ngot-dam

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Dầu Đậu Phộng Nguyên Chất

CÁCH PHÂN BIỆT DẦU PHỘNG NGUYÊN CHẤT

Các nhà khoa học đang khuyến khích dùng dầu thực vật thay cho mỡ để phòng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu dùng phải dầu kém chất lượng thì tác hại cũng không kém. Cùng Foodmap học cách phân biệt dầu phộng nguyên chất để lựa chọn cho mình đúng loại dầu phộng chất lượng, đáng tin cậy nhé!

phan-biet-dau-an

 

1. Phân biệt bằng cảm quan

Trước hết, khi nhìn vào Dầu phộng nguyên chất, chúng ta thấy dầu có màu vàng sánh, nếu lắc nhẹ chai, sẽ thấy bề mặt dầu chuyển động chậm hơn với cảm giác độ sệch cao hơn các loại dầu ăn thông thường.

Và khi mở nắp ra, Dầu phộng nguyên chất sẽ cho mùi rất đặc trưng của sản phẩm, mùi này sẽ trở nên thơm lừng cùng với hương vị béo ngậy sau khi dầu được khử với nén (hành tăm), hành, tỏi hoặc sả.

Đối với những người sành ăn, chỉ cần thông qua màu và mùi cũng đủ để phân biệt được dầu phộng nguyên chất với các loại dầu ăn khác. Ngược lại, nếu bạn không thường sử dụng thì nên tham khảo thêm cách nhận biết bên dưới nhé!

dau-dau-phong-nguyen-chat
Dầu phộng nguyên chất có màu vàng sánh, sệt hơn dầu thông thường

2. Dầu phộng nguyên chất chịu lạnh tốt hơn

Dầu phộng nguyên chất có điểm đông đặc ở nhiệt độ +1°C, điểm tan chảy ở nhiệt độ từ 1 đến 3°C. Đây là nhiệt độ đông đặc khá thấp so với các loại dầu ăn kém chất lượng khác như dầu cọ (15°C), mỡ động vật (32°C).

Dựa vào tính đông này, bạn có thể rót dầu ra chén và để vào ngăn lạnh (ngăn thực phẩm) ở nhiệt độ khoảng 3-5°C. Khi ở nhiệt độ này, bạn sẽ thấy các loại dầu ăn kém chất lượng (hoặc pha trộn) khác sẽ bị đông đặc lại khá nhanh, trong khi Dầu phộng nguyên chất vẫn ở dạng lỏng.

Đến đây thì bạn có thể đặt câu hỏi, vậy nếu dầu ăn kém chất lượng nhưng pha trộn thêm chất chống đông vào thì làm thế nào? Cùng xem tiếp nhé!

dau-dau-phong-chiu-lanh

3. Dầu phộng nguyên chất có tính đồng nhất cao

Nếu là Dầu phộng nguyên chất, tức thuần khiết thì rõ ràng có tính đồng nhất cao hơn hẳn so với dầu ăn đã bị pha trộn. Cho nên, nếu chúng ta rót hai loại dầu ăn – một loại là dầu phộng nguyên chất và loại còn lại là dầu ăn thường vào 2 chén, sau đó đặt hai chén vào ngăn đá ở nhiệt độ 0°C để cả hai cùng đông đặc, khi đó, chúng ta sẽ thấy dầu phộng nguyên chất có màu vàng, nhìn bề mặt óng ánh, (bóng loáng) và lấp lánh ánh sáng; còn dầu bị pha trộn thì có bề mặt xù xì, nổi lên những chấm trắng nhỏ li ti khá giống mỡ động vật.

dau-dau-phong-co-tinh-dong-nhat

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Mận Hậu Mộc Châu và Trung Quốc

Mận Bắc nói chung, và mận Hậu nói riêng là một trong những loại trái cây dễ bị trà trộn với hàng Trung Quốc nhất, đặc biệt là khi lượng tiêu thụ mận ở nước ta lớn càng tạo điều kiện cho mận Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Nguy hiểm nhất là khi mận Trung Quốc đưa vào thị trường mình thường có những chất cấm, chống nấm mốc, dễ gây bệnh vô sinh và nhiều bệnh khác.

Do đó FoodMap xin hướng dẫn bạn một vài mẹo nhỏ để phân biệt mận Hậu Mộc Châu và mận Trung Quốc.

Dựa trên ngoại hình

Mận Hậu Mộc Châu quả nhỏ vừa, cầm cảm giác cứng và chắc tay, khi chín có màu đỏ sậm, vỏ ngoài có lớp lấm tấm màu trắng như phấn và rải rác vài đốm xanh nhạt.

dac-diem-qua-man

 

Trong khi đó, mận Trung Quốc trái to hơn nhiều, màu cũng đỏ thẫm hơn. Khi nắm quả mận trên tay có cảm giác thịt mận mềm và nhão hơn thịt mận bắc của mình. Nếu thử lấy tay tách nhẹ lớp vỏ và lớp thịt ra, bạn sẽ thấy hai lớp tách ra được khá dễ dàng. Bên vỏ ngoài không có lớp phấn đốm trắng.

Dựa trên mùi vị

Nếu ruột mận có màu tím đỏ tươi, vị ngọt xen lẫn với chua mát rất thanh, ăn giòn thì đó là mận Hậu Mộc Châu. Khi cắn ra, có thể thấy giữa lớp thịt và lớp hạt có một sự liên kết rõ ràng, tức là hai lớp bám chắc vào nhau.

phan-thit-cua-qua-man

 

Ngược lại, nếu ăn chỉ cảm thấy vị ngọt nhàn nhạt, ruột mềm, hơi nhũn hơn, đặc biệt là bị nẫu ruột khi bảo quản trong tủ lạnh, thì đó là mận Trung Quốc. Khi cắn ra gần như không cảm thấy được sự liên kết giữa lớp hột và lớp thịt, có những trái thậm chí còn tách rời hẳn ra.

Mận Trung Quốc không chỉ có loại giống mận Hậu mình, mà còn có loại giống mận Cơm, mận Đào, có cả một loại mận tím mà người ta hay bảo là “đội lốt” dưới tên mận Sa Pa. Bạn nên cẩn thận trong khi lựa chọn, vì dù sao đi nữa thì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất, có ưu ái cho sức khỏe mình một chút thì cũng là điều nên làm mà, đúng không bạn nhỉ?

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Nhận Biết Dâu Tây Đà Lạt Và Dâu Tây Trung Quốc

Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.

Kỹ sư Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Đà Lạt rộ mùa dâu tây nên dâu Trung Quốc tạm lánh. Tuy nhiên, trước đó dâu Trung Quốc có mặt khá nhiều ở Đà Lạt, được dán mác dâu tây Đà Lạt sau đó được đưa đi các tỉnh thành khác bán với giá rất thấp. Chất lượng giữa hai loại dâu này rất cách biệt, nhưng ít người tiêu dùng nhận biết được. “Đây là hình thức đánh lừa xuất xứ và ăn cắp thương hiệu”, ông Hưng nhấn mạnh.

Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.

So sánh hình dạng các giống dâu tây Đà Lạt với dâu Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.

Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản. Các đặc điểm khác biệt giữa dâu Đà Lạt và dâu Trung Quốc thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống. Đến nay cơ quan chuyên môn chưa lấy mẫu dâu tây Trung Quốc để phân tích độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng dâu tây Đà Lạt qua đợt lấy mẫu phân tích tại nhà vườn vừa qua có 5% chưa thật sự an toàn về chất lượng thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch.

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt (các giống NewZealand, Pháp, Mỹ đá) và Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).

Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.

Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này cao gấp 5 lần giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn đang canh tác.

Dâu tây Đà Lạt: quả không đều, quả vừa phải, không quá to. Mềm, không nhẵn mịn. Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Dâu Đà Lạt mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt, mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh.

Dâu tây Trung Quốc: Độ đồng đều cao, quả to, quả có độ cứng, mịn. Màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Phần dài quả của dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen. Dâu tây Trung Quốc Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh.

Theo VNE

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Cách Phân Biệt Hạt Óc Chó Trung Quốc Và Mỹ

Hạt óc chó được mệnh danh là vua của các loại hạt nhờ vào dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Quả óc chó là một trong những loại hạt rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Quả óc chó có lịch sử lâu đời, phổ biến ở các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… Hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại óc chó Trung Quốc được gắn mác óc chó Mỹ khiến người dùng không thể phân biệt đâu là thật giả. Trong đoạn video này, FoodMap sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt óc chó Trung Quốc và Mỹ để các bạn có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hạt óc chó.

Các bạn hãy chia sẻ ngay đoạn video hữu ích này đến cho bạn bè và người thân của mình nhé!

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Cách Phân Biệt Hạt Dẻ Cười Trung Quốc Và Mỹ

Hạt dẻ cười rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn hàng được tiêu thụ trên thị trường nước ta hiện nay lại đến từ Trung Quốc. Hạt dẻ cười TQ rất nguy hiểm do sử dụng thuốc tẩy trắng clorin và màu nhuồm xanh để hạt có màu bắt mắt hơn. Các chất hóa học này rất độc hại cho người dùng và có khả năng gây ung thư. Vì vậy bạn hãy hết sức cận thận chọn mua tại những nơi có uy tín và truy suất nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

Trong đoạn video này, FoodMap sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt dẻ cười Trung Quốc và Mỹ. Các bạn hãy chia sẻ ngay đoạn video hữu ích này đến cho bạn bà và người thân của mình nhé!

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Hạnh Nhân Rang Bơ Trung Quốc Và Mỹ

Làm cách nào để phân biệt hạt hạnh nhân rang bơ trung quốc và hàng nhập khẩu mỹ?

Hạt hạnh nhân rang bơ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các bạn mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, giá rẻ thường sẽ là hàng kém chất lượng và nguy hiểm đến sức khỏe. Đa phần hạt hạnh nhân kém chất lượng đến từ Trung Quốc.

Trong đoạn video này, FoodMap hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt hạnh nhân rang bơ nhập từ Trung Quốc và hạnh nhân nhập trực tiếp từ Mỹ sau đó được gia công tại Việt Nam.

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Mắc Ca Trung Quốc Và Mắc Ca Úc

Hạt mắc ca ngày càng phổ biến đối với người dùng Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều mắc ca đang được bán trôi nổi trên thị trường không đạt tiêu chuẩn ATTP. Đa phần hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong video này, FoodMap sẽ hướng dẫn nhà mình cách phân biệt hạt mắc ca Trung Quốc và hạt Mắc Ca nhập khẩu trực tiếp từ Úc (được gia công tại Việt Nam). Hi vọng sau khi xem xong video, nhà mình có thể phân biệt được đâu là hạt kém chất lượng để có thể mua được hạt mắc ca đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

5 cách nhận biết gạo nhựa giả chuẩn không cần chỉnh

Được biết, gạo nhựa được làm từ bột khoai tây và khoai lang trộn với nhựa tổng hợp, hỗn hợp này chính là nhựa.

Nhìn bề ngoài, gạo nhựa không khác gì với gạo thông thường. Vì được tẩm ướp hương liệu nên khi nấu lên nó cũng có mùi thơm như gạo thật, người tiêu dùng không thể phân biệt được đó là gạo thật hay giả. Dù gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhưng các thương lái vẫn tiếp tục buôn bán gạo nhựa để thu lời.

Gạo giả vô cùng độc hại với sức khỏe con người, chỉ 3 bát cơm gạo giả cũng tương đương với một túi ni lông nhựa được đưa vào cơ thể. Tại Indonesia, người ta đã phát hiện ra 3 loại hóa chất trong gạo nhựa, các chất này có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai ở nữ giới, bé gái sớm dậy thì, nam bị nữ hóa, gây nhiễm độc thai nhi, sử dụng lâu dài sẽ dễ bị ung thư.

Dưới đây là cách phân biệt gạo giả này:

1. Kiểm tra mật độ của hạt gạo

Mật độ của gạo nhựa khác với gạo thật, sau khi vo gạo, nếu bạn thấy nhiều hạt gạo nổi lên thì chắc chắn đây là gạo giả, gạo chìm xuống nước mới là gạo thật.

2. Kiểm tra bằng cách ngửi mùi khi đốt

Khi đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi khoai và mùi nhựa cháy giống như mùi khét khi đốt túi ni lông. Bằng cách này bạn có thể nhận biết chính xác loại gạo nhựa.

3. Kiểm tra gạo có bị mốc không

Nghiền vụn hạt gạo sau đó để ra ngoài, sau vài ngày nếu gạo lên men, mốc chứng tỏ đây là gạo thật, nếu gạo không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào chắc chắn đó là gạo nhựa.

4. Chú ý quan sát khi vo gạo

Khi vo gạo hoặc khi nấu cơm, nếu phát hiện một lớp chất khác lạ nổi lên thì cần lưu ý, có thể đây là gạo không bình thường.

5. Soi kính lúp và ngửi mùi gạo để phán đoán gạo thật gạo giả

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

10 cách phân biệt rượu thật giả chuẩn xác 100%

Làm sao để phân biệt đâu là rượu thật đâu là rượu giả để tránh tiền mất tật mang luôn là băn khoăn lớn của người tiêu dùng? 

Sự độc hại của rượu giả đối với cơ thể con người còn tùy thuộc vào hàm lượng và những mánh khóe của kẻ làm rượu giả. Có những loại rượu giả uống ngụm đầu tiên là biết ngay, nhưng cũng có những loại uống xong và say rồi mới biết là giả mà không thể làm gì được. Những chất độc đó cứ từ từ ngấm vào gan, vào lục phủ ngũ tạng gây nguy hại đến sức khỏe khôn cùng. Sau đây là cách phân biệt rượu giả chuẩn xác 100%, để tránh tiền mất tật mang nhé.

  1. Tem rượu

Đối với những hãng rượu nổi tiếng như Balanttine’s, Chivas, Royal..thường có tem thông minh dán trên mỗi chai để phân biệt hàng giả hàng thật.

– Kiểm tra bằng nước: Khi cho nước thấm lên 2 đầu tem, tên sản phẩm sẽ biến mất dần, khi khô tem sẽ trở lại trạng thái bình thường và nếu là rượu giả chữ sẽ biến mất.

– Kiểm tra bằng bút dạ quang: dùng bút dạ quang bôi lên phần màu trắng của tem sẽ thấy tên thương hiệu được in chìm hiện lên là rượu thật, rượu giả không thể làm được điều này.

– Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng đèn huỳnh quang, khi chiếu lên phần trắng của tem sẽ hiện lên tên thương hiệu với rượu thật. Nếu không có thì 100% đó là hàng giả.

Đối với những loại rượu nhập khẩu khác, bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của Bộ Công an dán trên nắp chai. Đây là loại tem vỡ, giống tem bảo hành thường được dán trên các thiết bị máy tính, điện tử… Còn tem rượu giả thường chỉ là giấy bóng in bình thường, có thể bóc ra dễ dàng mà không bị rách. Hình ảnh trên nắp chai rượu giả thường được in kéo lụa nên không sắc sảo bằng nắp thật; tem cũng không sắc sảo bằng tem thật…

  1. Vỏ ngoài chai (seal)

Thông thường, những chai rượu giả trên thị trường lại sử dụng vỏ và nắp chai rượu thật được thu mua trái phép. Do nắp chai đã được các nhân viên pha chế ở nhà hàng gỡ bằng một dụng cụ chuyên dụng, không làm rách tem, cũng như phải phá seal rồi tuồn ra ngoài, nên trên viền sẽ có vết rạn, kể cả khi đã đóng lại nắp bằng máy thì những vết rạn này vẫn không thể biến mất.

  1. Mức rượu trong chai

Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động bằng dây truyền hiện đại, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng thủ công bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

  1. Màu sắc trong chai

Đây là một đặc điểm khó nhận biết và chỉ những người sành về rượu đó mới có thể áp dụng.  Đó là khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu và cùng lô sản xuất ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.

  1. Kiểm tra nhãn rượu

Sự khác biệt lớn giữa nhãn rượu thật và nhãn chai rượu giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.

  1. Kiểm tra nắp nút chai

Cũng như nhãn, nắp nút chai rượu giả thường lại dùng nắp thật từ những chai đã qua sử dụng, Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình mở nắp. Còn nếu sử dụng nắp giả thì nhìn hình thức trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật.

  1. Kiểm tra bọt khí trong chai

Một kinh nghiệm nữa là bạn hãy quan sát bọt khí nổi lên bằng cách lật ngược chai rượu. Nếu là rượu thật, bọt khí sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm không theo phương thẳng đứng mà tỏa ra rồi mới nổi dần lên. Nhìn  phía trên, ta sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai. Trong khi đó, nếu là rượu giả, bọt khí sẽ to hơn và có xu hướng nổi lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh hơn. Nếu được làm từ cồn công nghiệp bọt khí sẽ bám vào thành chai.

  1. Kiểm tra đáy chai

Có một số loại rượu được làm giả rất tinh vi bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó khi mua bạn nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua. Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy ví dụ: chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. Các bạn cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.

  1. Kiểm tra có phải rượu giả được làm từ cồn công nghiệp

Cồn công nghiệp nếu được đưa vào cơ thể thì nguy hại khôn lường, nhẹ thì bị khó thở, đau đầu, nặng thì có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Do vậy, làm sao để nhận biết được rượu pha chế từ cồn công nghiệp?

Nếu nghi ngờ về chất lượng của chai rượu ngoại bạn có thể làm theo một trong các cách sau:

– Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả được làm từ cồn công nghiệp 100%.

– Để thử nồng độ cồn trong rượu bạn có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

– Rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng và màu rượu thì nhờ nhờ không đặc trưng như rượu thật. Sau khi uống có thể bị đau đầu.

– Đối với rượu Cognac thì rượu thật được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong…

  1. Lời khuyên cho người tiêu dùng

Khi mua rượu

– Nên mua ở những cửa hàng uy tín

– Bạn cũng có thể nhờ người thân mua hộ từ nước bản địa mang về bởi hầu như tỉ lệ mua phải rượu giả chỉ chiếm 1%.

– Không nên chỉ vì ham rẻ vài trăm nghìn mà lại mua phải rượu giả.

– Hãy thực hiện kiểm tra chất lượng từng chai rượu theo cách phân biệt trong bài viết này, không nên hoàn toàn tin 100% vào người bán hàng.

– Thường các chai rượu giả hay được trà trộn trong các giỏ quà Tết, vì vậy, cần kiểm tra kỹ kẻo mất tiền mua lại mang tiếng khi biếu hàng giả.

Khi dùng rượu

– Không nên uống quá 300ml rượu mỗi ngày

– Không nên sử dụng rượu ngoại trước khi ăn

– Không nên uống rượu trước khi tắm

– Không nên uống quá nhiều trong mỗi cuộc vui vì dù là rượu giả hay thật cũng đều làm tổn hại đến sức khỏe

Lam Lê (tổng hợp)