Chuyên mục
AGRITECH Công nghệ mới

5 công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp thông minh

Các nghiên cứu gần đây cho biết, để đảm bảo nguồn lương thực cho dân số thế giới thì sản lượng của ngành nông nghiệp phải tăng thêm 60% vào năm 2030. Điều này đòi hỏi người nông dân cũng như nhà sản xuất thực phẩm cần đón nhận các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong nông nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ như một nguồn tài nguyên bền vững, đưa nông nghiệp lên một tầm cao mới.

Theo GS. TSKH Trần Duy Quý – Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, giới thiệu 5 công nghệ tiên tiến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh đang được sử dụng hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Đây là việc sử dụng ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensor). Các thiết bị cảm biến được kết nối với các thiết bị thông minh, được điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện khí hậu trong nhà kính.

agritech

Sử dụng công nghệ mã vạch kép để quản lý quá trình sản xuất từ đầu vào, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi, nguồn gốc xuất xứ cho đến đầu ra thành các sản phẩm chuyên dùng. Các giải pháp IoT hầu hết tập trung vào việc giúp người nông dân tiếp cận với chuỗi cung ứng sản xuất nhanh và dễ dàng hơn, bằng cách đảm bảo năng suất, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Các phân tích kinh doanh đã chỉ ra rằng, số lượng thiết bị IoT trong ngành nông nghiệp toàn cầu chạm ngưỡng 70 triệu trong năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 20% hàng năm. Quy mô của nông nghiệp thông minh toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần trước năm 2025, ở mức 15.3 tỷ USD (so với 5 tỷ USD vào năm 2016).

Công nghệ vật liệu mới

Đây là việc sử dụng các vật liệu mới như khung thép nặng được thay bằng các khung nhựa polymer có độ bền hơn thép; kính được thay bằng các micar trong suốt có độ bền rất cao mà không bị vỡ; các vòi phun nước phun sương bằng nhựa cao cấp thay vòi đồng và thép bị han rỉ; các giàn và chậu trồng cây được thay bằng các hộ nhựa chậu nhựa vừa có giá cả hợp lí, vừa bền và nhẹ.

agritech

Sử dụng hệ thống đèn LED đồng bộ trong canh tác kĩ thuật cao để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển thay thế cho đèn chiếu sáng bình thường nhằm tiết kiệm điện năng và tăng hiệu suất quang hợp.

Các giá thể nhẹ tơi xốp chứa dinh dưỡng đã được xử lí để thay cho đất trong cây tránh sâu bệnh, hay dùng công nghệ thủy canh khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên chủ động ứng dụng đồng bộ công nghệ.

Tế bào quang điện (Solar cells) nhằm sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng hầu hết các thiết bị trong trang trại/doanh nghiệp hay các vườn lớn được cung cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời.

Công nghệ robot và tự động hóa

Đó là việc sử dụng nhiều khâu trong sản xuất, thu hoạch và chế biến được sử dụng người máy thay cho người chăm sóc cây trồng vật nuôi ngày càng phổ biến ở những nơi thiếu nhân lực hay nhân công giá quá cao.

agritech-tu-dong-hoa

Sử dụng các thiết bị bay không người lái và các vệ tinh thu thập dữ liệu của các trang trại nhà vườn để phân tích và đưa ra khuyến nghị nhằm quản lí trang trại tốt hơn. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã cập nhật thiết bị bay không người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trứ sâu, phun phân bón, vẽ bản đồ các thửa ruộng, dự báo tình trạng sạt lở đất, phá rừng, cháy rừng…

Sử dụng thiết bị tưới tiêu tự động hóa phun sương khi nhiệt độ trong vườn quá cao và độ ẩm xuống thấp. Những con robot trong lĩnh vực nông nghiệp đang gia tăng năng lực sản xuất cho nông dân bằng nhiều cách khác nhau.

Thực tế cho thấy, ở các trang trại chăn nuôi bò sữa, các hệ thống robot hiện nay thường được triển khai để vắt sữa. Dù robot chỉ chịu trách nhiệm một tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ quá trình chăn nuôi lấy sữa, nhưng Liên minh châu Âu đã dự đoán rằng khoảng 50% tổng đàn gia súc châu Âu sẽ được vắt sữa bằng robot vào năm 2025.

Công nghệ sinh học

Việc sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới được tạo ra bằng công nghệ sinh học như nuôi cấy mô tế bào, chỉnh sửa những khiếm khuyết của hệ gen.

Sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng phát triển có nguồn gốc thiên nhiên và từ công nghệ vi sinh hay lên men sinh học như GA3, NAA, các Axit Amin, các vitamin B1, B6, B12….

agritech cnsh

Sử dụng các phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học như abamertin, BT, nấm đối kháng Bauveria, các màng sinh học để lọc khí khử trùng; các bộ kit chuẩn đoán bệnh cây, gia súc gia cầm và thủy sản, các chế phẩm làm sạch môi trường chuồng trại, ao nuôi, bể cá ; các chế phẩm sinh học để bảo quản rau hoa quả tươi lâu và bảo đảm chất lương trong quá trình sơ chế bảo quả và chế biến….

Đáng chú ý, các chế phẩm sinh học kết hợp với công nghệ nano làm tăng hiệu quả sử dụng. Ví dụ, dạng phân bón nano mới có thể thay thế việc chiếu cho cây thanh long, cây hoa cúc khi ra hoa, giảm được chi phi sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế rất cao.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo

Sử dụng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nhiều phần mềm và máy móc để thu thập thông tin kết nối vạn vật, xử lí dữ liệu lớn (Big Data), qua đó, đưa ra các phương án quản lí sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ một cách an toàn từ vườn sản xuất đến bàn ăn.

agritech TTNT

Các nước tiên tiến đang triệt để sử dụng công nghệ này vào việc quản lí sản xuất cây trồng vật nuôi, thu hoạch, bảo quản và chế biến chúng trong nền nông nghiệp thông minh, đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường hòa hợp với thiên nhiên.

Trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên các thiết bị máy bay không người lái tuy đã được thử nghiệm và áp dụng từ lâu, nhưng chỉ mới được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều này đã giúp cho việc tăng tốc độ phun thuốc trừ sâu cho cây lên gấp 5 lần so với các loại máy móc khác và hoạt động gieo trồng bằng máy bay giúp giảm đáng kể chi phí lao động cho hoạt động trồng trọt so với cách truyền thống.

Theo: Hà Anh – ICT

 

Chuyên mục
Kiến thức nông nghiệp Trồng trọt

Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả

Đúc kết từ kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới của nhiều “lão nông”, FoodMap đã tổng hợp được Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả như sau:

I. Trồng cây

1- Chuẩn bị đất trồng

Để cây có thể phát triển tốt đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và tưới nước thường xuyên. Cần bón nhiều phân NPK để cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không, thì cây sẽ khó đậu quả, dưa lưới cho trái nhỏ, còi cọc và vị sẽ nhạt.

cach-trong-dua-luoi

2- Ươm hạt

Trước tiên bạn ngâm hạt với nước ấm khoảng 4-5 tiếng, rồi đem hạt ủ trong vải ẩm đến khi hạt có hiện tượng tách nhẹ thì bạn đem hạt ra ươm.

Tiếp theo bạn mang hạt bỏ vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên, tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ khoảng 2-3 ngày sau đó bạn sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này đừng quên tưới nước đủ để cây phát triển, chỉ khoảng 7-10 ngày là cây ra hai lá thật.

cach-trong-dua-luoi

3- Trồng cây dưa lưới con

Sau khoảng 10 -12 ngày cây đã cho ra 2 lá chính. Lúc này bạn sẽ đưa cây con sang chậu trồng. Bạn đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con và chậu, lấp đất lại nén đất xung quanh gốc và tưới đẫm nước cho cây và đặt cây ở chỗ râm mát, ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo độ ẩm cho cây.

cach-trong-dua-luoi

II. Chăm sóc cây

1- Tưới cây

Vào thời kỳ cây con thì bạn không cần tưới quá nhiều nước, đến khi cây ra được 3-4 lá, thì bạn cần tưới khoảng 0.5 lít – 0.7 lít nước mỗi cây/ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu nắng nóng thì bạn có thể tưới nhiều hơn 1 chút nhưng nếu trời mưa thì có thể tưới ít hơn, nên tưới bằng hình thức phun sương để tránh cây bị gãy, dập.

2- Cắt tỉa lá

Kể từ khi cây có 2 -3 lá thật, thì cần cắt tỉa lá và bấm ngọn, bà con cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 10 thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22 – 25 lá, thì ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

cach-trong-dua-luoi

3- Thời điểm bón phân

Bón phân: Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và không bị xói đất khi tưới nước. Đến giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc. Ngoài ra, khi quả bắt đầu phình đến chín bà con cần bón phân NPK hàng tuần, để tạo điều kiện cho quả phát triển tốt nhất. Đồng thời, nhớ bón thêm kali và đạm cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

4- Làm giàn leo cho dưa lưới

cach-trong-dua-luoi

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo. Thay vì đóng cọc, bà con có thể sử dụng sợi trồng dưa lưới cao cấp. Đây là loại dây có lực kéo đứt khá cao cùng độ co giãn nhỏ, với chất liệu nhựa nguyên sinh và kết cấu đặc biệt, sợi không làm tổn thương cây trồng dù vẫn có khả năng chịu lực tốt. Thân dây bền, dai chắc vượt trội hơn so với các loại dây nilon thông thường.

cach-trong-dua-luoi

Trên là Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả mà FoodMap đã chia sẻ. Mọi người có thể vô FoodMap.Asia để mua dưa lưới cũng như các loại trái cây tươi ngon nhé. <3

Chuyên mục
Kiến thức nông nghiệp

Các phương pháp bảo quản nông sản

Bảo quản nông sản là gì?

Bảo quản nông sản là phương pháp giúp duy trì chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Bởi sau khi thu hoạch, sự tác động của môi trường tự nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản. Chúng có thể bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm và không khí không phù hợp.

cac phuong phap bao quan nong san

Mỗi loại nông sản sẽ có những đặc tính sinh học riêng nên có những hình thức bảo quản khác nhau. Đồng thời, tùy vào điều kiện khí hậu của từng địa phương mà các công ty có thể lựa chọn phương pháp bảo quản và điều chỉnh cho phù hợp.

Tác dụng bảo quản nông sản

Bảo quản nông sản giúp hạn chế hao hụt về chất lượng và số lượng. Khi được bảo quản đúng cách sẽ tránh được các tình trạng như nông sản bị hư hỏng, bị côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sản phẩm.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thất thoát nông sản, thất thoát sản lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, đảm bảo chất lượng và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.

Các phương pháp bảo quản nông sản

Thông gió tự nhiên

Để thông gió tự nhiên, cần phải đáp ứng 4 điều kiện:

Khí hậu: Khi trời không mưa, không có sương mù thì độ ẩm cao có hại cho bảo quản.

Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực xuất hàng, kho đệm không được cao hơn 25 độ C và dưới 10 độ C vì khi mở cửa thông gió, không khí nóng sẽ tràn vào làm tăng nhiệt độ trong kho. Ngược lại, nếu chúng dưới 10 độ C sẽ đưa hơi lạnh vào kho và làm ngưng tụ hơi nước trong kho.

Điểm sương: Điểm sương trong kho phải thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ đọng sương trong kho nên hơi nước sẽ ngưng tụ lại gây hậu quả cho việc bảo quản.

Qua kinh nghiệm theo dõi nhiều kho thì khoảng 8 – 9 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều mới được mở cửa thông gió. Khi có cơ hội thông gió phải biết cách mở cửa kho. Đầu tiên, bạn nên mở cửa theo hướng gió thổi, sau đó mở cửa hai bên kho, cuối cùng là mở cửa để không khí thoát ra ngoài.

cac phuong phap bao quan nong san

Thông gió tích cực

Đây là cách bảo quản hạt bằng không khí, nhờ sự thông gió, có thể kích thích làm hạt chín. Thông gió tích cực làm giảm nhiệt độ, độ ẩm cũng thấp dần và thay đổi lượng không khí trong khoảng trống giữa các hạt mà vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

Để sử dụng phương pháp thông gió cần sử dụng quạt công suất lớn hoặc máy thổi khí. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng quạt khi độ ẩm ổn định, không khí ngoài trời thấp.

Thông gió tích cực được xem là phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch hoàn thiện nhất, với chi phí bảo quản thấp, được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quá trình bảo quản.

Phương pháp bảo quản nông sản kín

Phương pháp bảo quản kín sẽ giúp sản phẩm không tiếp xúc với không khí. Điều này cho phép sản phẩm được giữ ở trạng thái an toàn.

Do không khí chứa tới 20% oxy nên khi tiếp xúc với một lượng lớn nông sản sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khiến chúng bị hư hỏng. Chất hấp thụ oxy thường được loại bỏ khi đóng gói nông sản để hạn chế hiệu quả khả năng phát triển của vi khuẩn có hại.

cac phuong phap bao quan nong san

Phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh

Phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh có lẽ không mấy xa lạ với mọi người, sử dụng nhiệt độ để ức chế quá trình chín của nông sản giúp nông sản được bảo quản trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Bảo quản bằng phương pháp lạnh

Phương pháp này duy trì nhiệt độ của sản phẩm cao hơn một chút so với nhiệt độ làm đông của dịch tế bào, thường là 0 độ C đến 10 độ C. Bảo quản bằng phương pháp lạnh, chất lượng của thực phẩm vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vì dịch tế bào không bị đông cứng

Để bảo quản nông sản theo phương pháp này cần chú ý giảm độ ẩm của không khí.

cac phuong phap bao quan nong san

Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh

Phương pháp bảo quản đông lạnh luôn giữ nhiệt độ sản phẩm từ -10 độ C đến -30 độ C hoặc thậm chí thấp hơn. Mặt khác, ở điều kiện nhiệt độ này sẽ làm tê liệt vi sinh vật, kìm hãm khả năng phát triển của chúng.

  • Môi trường làm mát bằng khí: Sử dụng khí CO2 hoặc không khí để làm mát.
  • Môi trường làm mát dạng rắn: Sử dụng hợp chất nước đá + muối + tuyết CO2 ở dạng khô.
  • Môi trường làm lạnh lỏng: CaCl2, NaCl, Etylen glycol và Propylene glycol tùy theo từng loại sản phẩm mà sử dụng chất làm lạnh khác nhau.

cac phuong phap bao quan nong san

Rau củ quả sau khi thu hoạch được làm sạch, sau đó cấp đông, nhiệt độ thường 25 – 28 độ C. Sau khi cấp đông và bảo quản ở nhiệt độ 15 – 18 độ C. Phương pháp này được dùng để bảo quản các loại sản phẩm dùng cho đóng hộp, công nghiệp chế biến và được ứng dụng rộng rãi. 

Tuy nhiên, bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có nhược điểm là làm thay đổi một số đặc tính của sản phẩm. Khi rã đông, đá thường bị chảy nước, mất nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật dễ dàng xâm nhập.

Phương pháp bảo quản nông sản bằng hóa học

Bảo quản nông sản bằng hoá học là việc sử dụng các loại thuốc để bảo vệ chúng ở một mức độ nhất định, vừa không gây hại cho con người vừa có nhiều tác dụng. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc bảo quản nông sản. Nông sản ngăn ngừa sự xâm nhập của mọt, nấm mốc hay các loài gặm nhấm.

Các loại hóa chất thường được sử dụng để bảo quản nông sản như: Chloropicrin, dichloroethane, bekaphot,…

Đối với rau quả, ngành công nghiệp thực phẩm thường sử dụng sunfat khan, axit sorbic, axit oxalic, axit benzoic, v.v.

Một số hóa chất chống nảy mầm như M-1 (a-naphthyl axetic metyl este); M-2 (anaphthyl esterdimethyl acetic acid), MH (Maleic Acid Hydrazide) được sử dụng rộng rãi trong bảo quản khoai tây, cà rốt, hành tây và các loại củ khác.

Thuốc diệt nấm như T.M.T.D, thuốc kháng khuẩn gây thối trong quá trình bảo quản rau tươi, rau xanh.

cac phuong phap bao quan nong san

Phương pháp bảo quản nông sản trong khí quyển điều chỉnh

Phương pháp lưu trữ bằng khí cũng là cách được nhiều người biết đến và áp dụng. Sau khi thu hoạch, nông sản sẽ tiếp tục chuyển hóa, tùy theo lượng oxy trong môi trường mà mức độ chuyển hóa sẽ khác nhau.

Tốc độ hoạt động của vi khuẩn giảm khi hàm lượng oxy thấp. Do đó, việc bơm một lượng lớn khí trơ như nitơ hoặc CO2 vào môi trường bảo quản sẽ có hại cho sự phát triển của sinh vật.

Người ta sử dụng khí CO2 từ tuyết hoặc khí nén để cho vào các cốc bảo quản kín. Mức CO2 từ 10% đến 12% là hợp lý. Nồng độ sẽ làm giảm tốc độ chín của nông sản thấp hơn 2-3 lần so với khi bảo quản ở điều kiện bình thường.

Loại khí được sử dụng phổ biến nhất để lưu trữ hiện nay là CO2. Qua nhiều nghiên cứu, nồng độ oxy từ 2 – 5% là hợp lý.

cac phuong phap bao quan nong san

Chuyên mục
AGRITECH Công nghệ mới

Các startup nông nghiệp công nghệ Việt tích cực đổi mới sáng tạo

Ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như thiên tai, ô nhiễm nguồn nước và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ngành nông nghiệp nói chung đang phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, tình trạng thiếu lao động, quản lý đất đai kém hiệu quả, lãng phí thực phẩm và người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch về nguồn gốc thực phẩm của họ.

Các công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới đang đối phó với những thách thức này bằng cách phát triển các giải pháp thân thiện với môi trường, giá cả phải chăng và dễ dàng tích hợp. Các công ty khởi nghiệp cũng không ngừng nỗ lực để thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận thực phẩm, nước sạch và nhu cầu về chế độ ăn uống

Agritech

Thống kê cho thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm 14,85% GDP cả nước vào năm 2020 và cung cấp 39,45% tổng số việc làm trên cả nước. Với xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp, việc các startup agritech tạo ra nhiều công cụ sáng tạo hơn để duy trì an ninh lương thực tại Việt Nam sẽ không còn xa nữa.

Dưới đây là 5 startup công nghệ nông nghiệp Việt Nam được techcollectivesea.com đánh giá đang hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp bền vững:

Demeter

startup demeter

Demeter được Phạm Ngọc Anh Tùng thành lập năm 2017 sau khi thực hiện dự án nông nghiệp trị giá 4,4 triệu USD tại TP.HCM. Hồ Chí Minh.

Với đội ngũ kỹ sư trẻ kết hợp với sự cộng tác của các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu đến từ Israel, Nhật Bản, Mỹ và Thái Lan, sứ mệnh của Demeter là giúp người nông dân Việt Nam tiếp cận những quy trình hiệu quả nhất. quản lý và thiết bị công nghệ hiện đại của thế giới với chi phí hợp lý, từ đó gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Agritech

Công ty ban đầu đã phát triển một hệ thống dựa trên IoT tại trang trại Cầu Đất, với sự hỗ trợ từ một số trang trại quốc tế. Hệ thống cho phép nông dân tự động hóa các hoạt động của họ, giúp họ giảm thiểu sự tham gia của con người, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời quản lý hiệu quả trang trại của họ.

Hệ thống IoT của Demeter bao gồm 3 phần chính. Phần thứ nhất mang tên Connected Edge, chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống tưới tiêu, máy bơm, máy bay không người lái, hệ thống vi khí hậu, hệ thống camera, hệ thống trạm thời tiết và hệ thống cảm biến. Phần thứ hai xử lý việc lưu trữ và phân tích dữ liệu thành thông tin trên đám mây, trong khi phần thứ ba xác định các tác vụ sử dụng thông tin.

Theo Demeter, năm 2017, Demeter trở thành đối tác của Tập đoàn Intel về IoT cho nông nghiệp. Demeter đang tìm cách mở rộng dịch vụ của mình sang Singapore, Thái Lan và Indonesia.

MimosaTEK

Được thành lập từ năm 2014 với mục tiêu nâng tầm kinh nghiệm làm nông truyền thống trên nền tảng công nghệ 4.0, MimosaTEK mong muốn tạo ra những mô hình canh tác bền vững hơn, nơi người nông dân có thể: Sử dụng ít tài nguyên hơn nhưng tạo ra nhiều sản lượng hơn trên cùng một diện tích sản xuất; Được giải phóng khỏi công việc nặng nhọc hàng ngày để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và các hoạt động xã hội.

Agritech

Theo đó, MimosaTEK đã tập trung vào việc sử dụng nông nghiệp chính xác để cải thiện các phương thức canh tác hiện có ở Việt Nam, hầu hết dựa trên kinh nghiệm và thủ công. MimosaTEK sở hữu hệ thống điện toán đám mây cho phép người nông dân tự động hóa và quản lý trang trại của mình bằng các cảm biến giám sát môi trường, gửi tín hiệu qua sóng tần số vô tuyến và thông báo cho người nông dân. nông dân về các yếu tố môi trường độc hại.

Hệ thống này cũng cho phép nông dân theo dõi tiến độ cây trồng, tạo cơ sở dữ liệu cây trồng và tưới nước từ xa cho trang trại của họ thông qua thiết bị di động. Với hệ thống này, nông dân có thể lập kế hoạch và quản lý trang trại của mình bằng cách sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu môi trường và cây trồng. Với những ý tưởng sáng tạo của mình, MimosaTEK là một trong 10 công ty trên toàn thế giới nhận giải thưởng Đảm bảo Nước sạch cho Thực phẩm do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao tặng. 2017.

Hachi

Được thành lập vào năm 2016, Hachi phát triển các hệ thống canh tác thủy canh dựa trên IoT cho nông nghiệp hộ gia đình và đô thị. Hachi ra đời từ dự án khởi nghiệp của thanh niên Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Bách khoa Hà Nội với số vốn 100 triệu đồng.

Các hệ thống của công ty bao gồm tưới nước tự động, quạt tự động và cài đặt sương mù được hỗ trợ bởi các cảm biến môi trường và cấu trúc lưới tự động bảo vệ cây trồng khỏi ánh nắng mặt trời.

So với cách trồng rau truyền thống, hệ thống của Hachi cần ít đất và ánh sáng hơn. Nó cũng ít phải tốn công chăm sóc bởi người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trồng rau sạch tại nhà.

Hachi đang tìm cách áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vì nó giúp nông dân tiết kiệm tiền bằng cách giảm lượng nước và phân bón cần thiết để trồng trọt.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á (WEF ASEAN) 2018, Hachi lọt top 7 startup nổi bật.

Sero.ai

Sero.ai là một công ty khởi nghiệp nông nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) giúp nông dân giải quyết các thách thức trong sản xuất cây trồng bằng cách tạo ra một nền tảng kết nối nông dân và các chuyên gia. Nông dân được khuyến khích chụp ảnh cây bị bệnh và tải ảnh lên nền tảng. Công nghệ thị giác máy tính giúp người dùng xác định bệnh và đề xuất giải pháp.

Agritech

Sero.ai, ra mắt vào năm 2016, nhằm mục đích trở thành một công ty thông tin cây trồng thu thập dữ liệu thời gian thực trong các giai đoạn tăng trưởng của cây trồng bằng cách sử dụng hình ảnh và cảm biến để đưa ra khuyến nghị phòng ngừa cho nông dân.

Startup này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng về công nghệ nông nghiệp.

Naturally Vietnam

Naturally Vietnam là startup công nghệ nông nghiệp có trụ sở tại Hà Nội được thành lập bởi vợ chồng Mai và Patrice Gautier nhằm mang lại sự minh bạch hơn cho thị trường thực phẩm. Natatural Việt Nam cung cấp một cửa hàng tạp hóa trực tuyến, nơi mọi người có thể mua các sản phẩm thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc từ 6 trang trại ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Naturally Vietnam

Công ty đã nhận được khoản đầu tư hạt giống hơn 2.000 đô la để giúp các cá nhân xây dựng trang trại từ đầu để đạt được điều này. Các trang trại được giám sát bởi bác sĩ thú y, sử dụng các quy trình hữu cơ và sản xuất thực phẩm có nguồn gốc. Natural Việt Nam cũng có kế hoạch bắt đầu chương trình với Chợ đêm cuối tuần Hà Nội, nơi người tiêu dùng có thể nếm thử thực phẩm từ các nhà sản xuất địa phương, từ đó xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa hai bên.

Theo techcollectivesea, ngành nông nghiệp Việt Nam đang bùng nổ và có thể đón đầu những xu hướng nông nghiệp mới trong tương lai. Các startup công nghệ nông nghiệp Việt Nam đã và đang khai thác các hướng sáng tạo để chuyển đổi phương thức canh tác. Họ cũng đang tìm cách mở rộng sang các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Theo đó, con đường phía trước của các startup công nghệ nông nghiệp Việt Nam là một chặng đường đầy hứa hẹn.

Chuyên mục
OCOP Việt Nam

Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Bộ Công Thương đã có Quyết định số 950/QĐ-BCT ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025.

tieu chuan ocop

Tiêu chí này là cơ sở để lựa chọn, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, sản phẩm là đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Vị trí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, tập trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc, đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu; các trạm, điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ; tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; tại các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống; tại các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, xã, các khu, cụm công nghiệm; tại các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tại các Bưu cục/Bưu điện văn hóa xã trên mạng lưới bưu chính công cộng.

Tiêu chí về sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Quyết định cũng nêu rõ các tiêu chí về chủng loại sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

tieu chuan ocop

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quy định của pháp luật về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

– Sản phẩm trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh.

– Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

– Sản phẩm là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng miền do Sở Công Thương lựa chọn.

Sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải có tên, bao bì, xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa sản phẩm theo quy định của pháp luật; có mã số, mã vạch đối với những loại sản phẩm có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý và giám sát của khách hàng.

Đối với sản phẩm nông sản thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật khác. Sản phẩm phải được niêm yết giá bán, thể hiện rõ ràng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh…

Nguồn: Báo chính phủ