Chuyên mục
AGRITECH Công nghệ mới NÔNG NGHIỆP 360 Startup thế giới Tin tức sự kiện

Startup về dế Cricket One đã khép lại vòng gọi vốn Series A và mở cơ sở chế biến dế lớn nhất châu Á.

Startup về dế Cricket One của Việt Nam đã mở một cơ sở chế biến được cho là lớn nhất châu Á và đã hoàn thành vòng gọi vốn series A với mức đầu tư lên đến “7 chữ số”.

Vòng gọi vốn này được dẫn đầu bởi nhà đầu tư đến từ Singapore – Robert Alexander Stone cùng Cub Capital với một văn phòng tại Singapore.

Cơ sở mới này nằm ở Bình Phước, phía bắc Sài Gòn, ban đầu sẽ có công suất 1.000 tấn/năm và ước tính đạt đến 10.000 tấn trong vòng năm năm tới.

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn bằng côn trùng như Ÿnsect (Mealworm – tạm dịch: sâu meal hay sâu bột) và Innovafeed (Black soldier flies – tạm dịch: ruồi lính đen) chủ yếu tập trung vào thị trường thức ăn cho động vật, và Aspire (dế) chủ yếu nhắm vào ngành công nghiệp thức ăn cho thú cưng Bắc Mỹ, thì Cricket One đang nhắm vào thị trường thực phẩm cho con người và thú cưng bằng bột protein từ dế, thịt dế tái cấu trúc, snack dế và các loại thực phẩm bổ sung.

Mô hình kinh doanh: Chế biến tập trung và nuôi trồng phân tán

Cricket One – do anh Nam Đặng cùng chị Bicky Nguyễn thành lập vào năm 2016 và bắt đầu sản xuất thương mại vào cuối năm 2017 – đã bắt đầu bằng việc chế biến dế nuôi bởi các nông hộ địa phương trong các container vận chuyển bỏ hoang. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã thay đổi một chút – Đồng sáng lập Nam Đặng nói với AgFunderNews.

Dế sẽ được nuôi tại các khu vực lân cận nhà máy và sau đó được chuyển đến nhà máy để tiến hành quá trình chế biến. Thay vì nuôi dế trong những container, chúng tôi đã thử một phương pháp mới.

“Nông dân xây dựng những chuồng trại nuôi dế dưới sự hướng dẫn và theo quy chuẩn của Cricket One. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp cho họ thiết bị và kiến thức nuôi dế. Nông dân quản lý các trang trại dưới sự giám sát của chúng tôi, tuân thủ quy trình của chúng tôi, nuôi dế từ nguồn trứng và sử dụng thức ăn mà chúng tôi cung cấp. Họ sẽ bán dế cho chúng tôi, đảm bảo rằng sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Hiện nay, khoảng 45% sản phẩm của Cricket One đến từ các trang trại của những hộ nông dân này.”

Cricket One, theo Nam Đặng, cũng tự nuôi một phần của dế của riêng mình. Tuy nhiên, việc chế biến sẽ được diễn ra tập trung tại một nhà máy được chứng nhận đầy đủ.

“Mô hình nuôi trồng phân tán này cho phép chúng tôi tăng khả năng chứa gấp đôi gần như tức thì. Tuy nhiên, nhà máy chế biến sẽ trở thành điểm hạn chế do thời gian cần thiết cho việc xây dựng, mua sắm máy móc và chứng nhận”, Nam Đặng nói. “Nhưng với sự mở rộng của nhà máy hiện tại, chúng tôi có đủ không gian để mở rộng trong vài năm tới.”

Tối ưu hóa thức ăn
Vậy Cricket One cho dế của họ ăn gì?

Công thức này đang được liên tục hoàn thiện và tối ưu hóa, vì “Dế là những gì chúng ăn”, anh Nam giải thích. “Chúng tôi đã làm việc cùng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của dế và đã phát triển hơn 60 công thức thức ăn cho dế dựa trên sản phẩm phụ phổ biến [từ chất thải nông nghiệp được tái chế] như lá và cám.

“Thức ăn cho dế được sản xuất dưới dạng bột mịn và sau đó được sản xuất OEM tại một nhà máy thức ăn lớn tại Việt Nam. Chúng tôi đang xử lý hàng trăm tấn thức ăn hàng tháng.”

“Chi phí chủ yếu trong chuỗi cung ứng dế bao gồm chi phí thức ăn đứng đầu, tiếp theo là chi phí năng lượng (chủ yếu cho việc chế biến dế) và chi phí lao động. Khi tối ưu được chi phí thức ăn, chúng tôi có thể cải thiện biên lợi nhuận của mình một cách đáng kể.”

Cricket powder

Tự động hóa và quy mô
Tự động hóa và quy mô là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả kinh doanh trong sản xuất thực phẩm về dế, anh Nam cho biết. “Khi áp dụng công nghệ, việc thu hoạch một thùng nuôi có diện tích 1 mét vuông giảm từ 10 phút xuống chỉ còn 20 giây.”

Nhưng điều đó không có nghĩa phải áp dụng những công nghệ tối tân, anh Nam nói. “Chúng tôi ưa chuộng những giải pháp đơn giản, chi phí thấp nhưng vẫn hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao hơn từ đầu tư. Chúng tôi tiến hành tự động hóa việc nuôi trồng dế. Tuy nhiên, cốt lõi của toàn bộ mô hình chính là những người nông dân – công nghệ chỉ để hỗ trợ con người, làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

“Tại trang trại của chúng tôi, việc cung cấp thức ăn và nước cho dế đã được tự động hóa. Việc thu hoạch dế, thì thường sẽ do nông dân đảm nhiệm, cũng đang trong giai đoạn được cơ giới hóa.”

Chi phí lao động: ‘Dây chuyền sản xuất 1.000 tấn mỗi năm chỉ cần 5 nhân công’
Về chi phí lao động, anh Nam nói, “Nơi chế biến dế là một hệ thống khép kín. Khi dế được thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy, chúng sẽ trải qua quá trình liên tục từ làm sạch, khử nước, khử mỡ, nghiền và ép đùn. Dây chuyền sản xuất 1.000 tấn mỗi năm chỉ cần 5 công nhân.

“Khi hoàn thành công suất tối đa, dự kiến trong vòng 5 năm tới, chúng tôi sẽ chế biến khoảng 10.000 tấn hàng năm..”

So sánh với Aspire – đã xây dựng gần đây nhà máy chế biến dế lớn nhất thế giới tại Canada, đang hướng tới đạt 50-60% công suất vào cuối năm nay tại một nhà máy có công suất hàng năm là 12.000 tấn dế đông lạnh.

Thức ăn cho con người, thức ăn cho thú cưng, thức ăn cho động vật: Nhu cầu về sản phẩm từ dế đến từ đâu?
Khi được hỏi về nhu cầu về sản phẩm từ dế, anh Nam nói rằng Cricket One đang nhìn thấy nhu cầu từ thức ăn cho con người, thức ăn cho thú cưng và thức ăn cho động vật (chủ yếu là thủy sản), và hiện nay đã và đang hợp tác với 15 nhà phân phối trên toàn cầu tại 20 thị trường.

“Ở EU, Cricket One hiện là nhà sản xuất duy nhất ngoài khu vực được ủy quyền để bán bột protein từ dế,” anh Nam nhấn mạnh. “Chúng tôi nhận thấy sự phát triển đáng kể trong tất cả ba lĩnh vực thị trường, đặc biệt là từ phía các tập đoàn lớn.”

Ngành công nghiệp thực phẩm từ côn trùng cho con người đang thu hút sự chú ý đặc biệt tại Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, nơi “hơn 70% dân số chấp nhận cho việc tiêu thụ dế”, anh Nam nói. “Tuy nhiên, châu Á đang bị chậm lại so với châu u về đổi mới sản phẩm. Hầu hết các thực phẩm côn trùng tiêu thụ ở châu Á đang ở dạng nguyên con.”

Tuy nhiên, bột từ dế hiện đang được ứng dụng thành dạng snack thị trường châu Á, anh ta nói. “Mục tiêu chính là thay thế một phần của tôm bằng dế trong các sản phẩm Snack với sự tiết kiệm và bền vững, đồng thời cung cấp cùng một lượng dinh dưỡng.”

Cũng có rào cản văn hóa đối với việc tiêu thụ thực phẩm côn trùng ở châu u vì họ không truyền thống ăn côn trùng, anh Nam nói. “Tuy nhiên, châu u có một mức độ đổi mới sản phẩm đáng kinh ngạc, đa dạng sản phẩm và giáo dục thị trường. Nhiều Startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dẫn đầu thị trường và thậm chí, các nhà bán lẻ lớn ở Đức, Pháp, Ý và Cộng hòa Séc cũng rất muốn sẽ sớm được cung cấp các sản phẩm dựa trên côn trùng.”

‘Tiếp tục bán bột từ dế không thể kích thích sự tăng trưởng’
Tuy nhiên, anh Nam lập luận rằng “Sự tăng trưởng tỷ lệ thuận trực tiếp với đổi mới sản phẩm và nỗ lực giáo dục thị trường”.

“Chỉ việc bán bột từ dế sẽ không thể kích thích sự tăng trưởng. Các nhà sản xuất như chúng tôi đang mở rộng bằng cách cung cấp các loại Snack từ dế như thương hiệu Rec Rec của chúng tôi ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các sản phẩm như bánh tráng, các loại Snack để tối ưu việc ra mắt sản phẩm các sản phẩm tiện lợi và dễ dàng cho khách hàng sử dụng hơn.”

Khi nói về thức ăn cho thú cưng và động vật, anh Nam nói, “Hai phân khúc này có triển vọng và tỷ lệ tiêu thụ cao. Tuy nhiên, họ đòi hỏi những phương pháp khoa học cần nghiên cứu sâu hơn cùng nhiều khía cạnh khác, trong khi giá cả phải hợp lý. Phân khúc này chỉ khả thi cho các công ty có khả năng tối ưu hóa chi phí của họ.”

Snack: Rec Rec
Rec Rec – sản phẩm snack đầu tiên của Cricket One – đã ra mắt vào tháng 2, anh Nam cho biết. “Các sản phẩm đầu tiên dưới nhãn hiệu Rec Rec là dế nguyên con được trộn với gia vị, có sẵn tại gần 200 cửa hàng bán lẻ và được xếp vào danh sách các loại snack được yêu thích trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki. Rec Rec cũng được bán kèm bởi các thương hiệu bia hàng đầu và chúng tôi đang mang đến 15.000 sản phẩm này cho người tiêu dùng mỗi tháng.

“Snack dế, có cả phiên bản Ready to Cook và Ready to Eat, sẽ ra mắt vào tháng 10. Với sản phẩm này, chúng tôi đang thách thức thị trường Snack chiếm 200 triệu đô la ở Việt Nam.”

Theo AgFunderNews

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *