Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đường Thốt Nốt Truyền Thống – Đặc Sản An Giang

Như chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều công dụng thú vị từ đường thốt nốt. Lợi ích của nó đối với sức khỏe người lớn thì không ai phải bàn cãi nữa, nhưng còn đối với các bé thì như thế nào? Liệu đường thốt nốt có phải là loại đường phù hợp cho tất cả mọi người?

đường thốt nốt cho trẻ em

Đường thốt nốt được lấy từ nhiều nguồn như cây thốt nốt (bối đa), cây cọ và dừa… So với các loại đường thông thường, đường thốt nốt giàu chất dinh dưỡng hơn rất nhiều, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác…

Đây là một loại đường thô, không hề gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Đối với trẻ sơ sinh, loại đường này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và tăng cường xương chắc khỏe. Tuy nhiều lợi ích là vậy, nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng đường thốt nốt vì bé có thể “nghiện” hương vị ngọt ngào của nó dẫn tới bệnh giun đường ruột, mắc một số bệnh về da, nổi mụn… Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

Điều trị cảm cúm

Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Đường thốt nốt điều trị cảm cúm

(Nguồn ảnh: Internet)

Tăng khả năng miễn dịch

Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

Đường thốt nốt giúp tăng khả năng miễn dịch

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa thiếu máu

Đường thốt nốt có hàm lượng chất sắt rất cao, một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Thêm đường thốt nốt vào thức ăn cho bé để cung cấp đủ lượng sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Đường thốt nốt ngăn ngừa thiếu máu

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa táo bón

Đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

Đường thốt nốt ngăn ngừa táo bón

(Nguồn ảnh: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho, những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giúp xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Đường thốt nốt giúp xương chắc khỏe

(Nguồn ảnh: Internet)

Lời kết

Không có thực phẩm nào là hoàn toàn tốt nếu như chúng ta không biết dùng nó đúng cách. Do đó, ăn quá ít hay quá nhiều đều có thể gây hại cho cơ thể, điều chúng ta nên làm là tìm ra liều lượng đúng và phù hợp cho mỗi người để cơ thể chúng ta có thể thích nghi và hấp thu tốt các dưỡng chất mà nó mang lại.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

So Sánh Gạo Canh Tác Tự Nhiên Và Gạo Thường

Những gì bạn nghĩ về gạo canh tác tự nhiên liệu có đúng?
Cùng Foodmap điểm qua vài phép so sánh giữa gạo canh tác tự nhiên và gạo thường nhé!

#1: Xét về độ an toàn

là mặt hàng nông sản quan trọng, cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của con người. Do đó, cần đảm bảo gạo được sản xuất ra thị trường là nguồn nguyên liệu sạch, không chứa các loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Và dù là gạo canh tác tự nhiên hay gạo thường vẫn đạt chuẩn an toàn cho người tiêu dùng.

#2: Quy mô

Gạo thông thường được tổ chức sản xuất lớn, đại trà. Tuy nhiên, với loại gạo canh tác tự nhiên, do được sản xuất bằng phương pháp canh tác truyền thống nên chỉ ở quy mô nhỏ, tập trung.

#3: Phân bón

Đối với các loại gạo thông thường, vì được sản xuất với quy mô lớn nên để giữ cho hạt gạo vẫn có chất lượng tốt, năng suất cao, người ta thường sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhưng vẫn tuân theo quy định của Bộ y tế. Tuy nhiên, đối với gạo canh tác tự nhiên, được canh tác không qua dùng hóa chất, do đó, người nông dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và không sử dụng thuốc trừ sâu.

#4: Khả năng tiêu hóa

Nhờ được canh tác không hóa chất nên loại gạo canh tác tự nhiên có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn các loại gạo thông thường khác vì không có dư lượng độc hại còn tồn đọng trong đó.

#5: Bảo quản

Nhược điểm của phân bón hóa học là làm cho hạt cơm bị nguội bị se cứng và dễ thiu. Bạn hãy thử để riêng một chén cơm nguội với thời gian đủ dài (khoảng 18 tiếng) hay qua đêm ở nhiệt độ phòng (để thử độ thiu) hoặc trong tủ lạnh (để thử độ khô cứng). Nhưng, với loại gạo canh tác tự nhiên thì chỉ bị hơi khô một lớp mỏng bên trên còn bên dưới vẫn mềm, dẻo như mới nấu và thời gian ôi thiu cũng lâu hơn.

#6: Sự tiện lợi

Gạo thường được sản xuất đại trà nên bạn có thể dễ dàng mua chúng ở bất kì đâu dù là siêu thị, chợ, cửa hàng gạo hay tạp hóa,… Khác với sự thuận lợi đó, gạo canh tác tự nhiên lại khó tìm mua hơn ở những cơ sở uy tín với sự tràn lan của thị trường gạo hiện nay.

Thấu hiểu được nỗi niềm đó, từ hôm nay, tại Foodmap đã có Gạo ST24 – “GẠO NGON TỪ ĐẤT – GẠO CHẤT TỪ TÂM” nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngon – ăn sạch của người tiêu dùng Việt Nam hiện đại.

Ghé ngay website: https://foodmap.asia/product/gao-ngon-tu-dat-gao-chat-tu-tam để tham khảo và đặt hàng ngay!

Nguồn: Foodmap tổng hợp

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

GMO – Thực phẩm biến đổi gen tốt hay xấu?

GMO hiện là một vấn đề đang được quan tâm và tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Theo như clip dưới đây phân tích, mặt lợi vẫn nhiều hơn hại và GMO sẽ là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Theo bạn, thông tin được nêu ra trong clip đã phản ánh đúng thực tế của GMO chưa hay vẫn đang che giấu những điểm bất cập của GMO?

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Cách xây dựng thương hiệu nông sản của người Nhật

Để xây dựng thương hiệu nông sản mang tính cạnh tranh cao, mỗi người nông dân Nhật Bản luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất để đảm bảo độ tươi, ngon, và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng khác là Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, giúp nông dân bảo quản hàng và điều chỉnh xuất hàng theo giá thị trường, tránh tình trạng rớt giá. “Nhờ các hợp tác xã làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây khi có giá cao không xảy ra như ở Việt Nam, thay vào đó nông dân Nhật Bản có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua các số liệu từ các tổ chức uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”. Liệu nông dân Việt Nam có nhận được sự hỗ trợ nào tương tự như Nhật Bản hay không?

Nguồn: Nghệ An TV

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Quy trình thu hoạch chuối Dole chuyên nghiệp

Tại Dole, mọi quy trình chủ yếu được thực hiện bằng tay để giảm tác động lên chuối và đều thông qua những quy định kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

5 cách nhận biết gạo nhựa giả chuẩn không cần chỉnh

Được biết, gạo nhựa được làm từ bột khoai tây và khoai lang trộn với nhựa tổng hợp, hỗn hợp này chính là nhựa.

Nhìn bề ngoài, gạo nhựa không khác gì với gạo thông thường. Vì được tẩm ướp hương liệu nên khi nấu lên nó cũng có mùi thơm như gạo thật, người tiêu dùng không thể phân biệt được đó là gạo thật hay giả. Dù gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhưng các thương lái vẫn tiếp tục buôn bán gạo nhựa để thu lời.

Gạo giả vô cùng độc hại với sức khỏe con người, chỉ 3 bát cơm gạo giả cũng tương đương với một túi ni lông nhựa được đưa vào cơ thể. Tại Indonesia, người ta đã phát hiện ra 3 loại hóa chất trong gạo nhựa, các chất này có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai ở nữ giới, bé gái sớm dậy thì, nam bị nữ hóa, gây nhiễm độc thai nhi, sử dụng lâu dài sẽ dễ bị ung thư.

Dưới đây là cách phân biệt gạo giả này:

1. Kiểm tra mật độ của hạt gạo

Mật độ của gạo nhựa khác với gạo thật, sau khi vo gạo, nếu bạn thấy nhiều hạt gạo nổi lên thì chắc chắn đây là gạo giả, gạo chìm xuống nước mới là gạo thật.

2. Kiểm tra bằng cách ngửi mùi khi đốt

Khi đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi khoai và mùi nhựa cháy giống như mùi khét khi đốt túi ni lông. Bằng cách này bạn có thể nhận biết chính xác loại gạo nhựa.

3. Kiểm tra gạo có bị mốc không

Nghiền vụn hạt gạo sau đó để ra ngoài, sau vài ngày nếu gạo lên men, mốc chứng tỏ đây là gạo thật, nếu gạo không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào chắc chắn đó là gạo nhựa.

4. Chú ý quan sát khi vo gạo

Khi vo gạo hoặc khi nấu cơm, nếu phát hiện một lớp chất khác lạ nổi lên thì cần lưu ý, có thể đây là gạo không bình thường.

5. Soi kính lúp và ngửi mùi gạo để phán đoán gạo thật gạo giả

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

10 cách phân biệt rượu thật giả chuẩn xác 100%

Làm sao để phân biệt đâu là rượu thật đâu là rượu giả để tránh tiền mất tật mang luôn là băn khoăn lớn của người tiêu dùng? 

Sự độc hại của rượu giả đối với cơ thể con người còn tùy thuộc vào hàm lượng và những mánh khóe của kẻ làm rượu giả. Có những loại rượu giả uống ngụm đầu tiên là biết ngay, nhưng cũng có những loại uống xong và say rồi mới biết là giả mà không thể làm gì được. Những chất độc đó cứ từ từ ngấm vào gan, vào lục phủ ngũ tạng gây nguy hại đến sức khỏe khôn cùng. Sau đây là cách phân biệt rượu giả chuẩn xác 100%, để tránh tiền mất tật mang nhé.

  1. Tem rượu

Đối với những hãng rượu nổi tiếng như Balanttine’s, Chivas, Royal..thường có tem thông minh dán trên mỗi chai để phân biệt hàng giả hàng thật.

– Kiểm tra bằng nước: Khi cho nước thấm lên 2 đầu tem, tên sản phẩm sẽ biến mất dần, khi khô tem sẽ trở lại trạng thái bình thường và nếu là rượu giả chữ sẽ biến mất.

– Kiểm tra bằng bút dạ quang: dùng bút dạ quang bôi lên phần màu trắng của tem sẽ thấy tên thương hiệu được in chìm hiện lên là rượu thật, rượu giả không thể làm được điều này.

– Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng đèn huỳnh quang, khi chiếu lên phần trắng của tem sẽ hiện lên tên thương hiệu với rượu thật. Nếu không có thì 100% đó là hàng giả.

Đối với những loại rượu nhập khẩu khác, bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của Bộ Công an dán trên nắp chai. Đây là loại tem vỡ, giống tem bảo hành thường được dán trên các thiết bị máy tính, điện tử… Còn tem rượu giả thường chỉ là giấy bóng in bình thường, có thể bóc ra dễ dàng mà không bị rách. Hình ảnh trên nắp chai rượu giả thường được in kéo lụa nên không sắc sảo bằng nắp thật; tem cũng không sắc sảo bằng tem thật…

  1. Vỏ ngoài chai (seal)

Thông thường, những chai rượu giả trên thị trường lại sử dụng vỏ và nắp chai rượu thật được thu mua trái phép. Do nắp chai đã được các nhân viên pha chế ở nhà hàng gỡ bằng một dụng cụ chuyên dụng, không làm rách tem, cũng như phải phá seal rồi tuồn ra ngoài, nên trên viền sẽ có vết rạn, kể cả khi đã đóng lại nắp bằng máy thì những vết rạn này vẫn không thể biến mất.

  1. Mức rượu trong chai

Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động bằng dây truyền hiện đại, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng thủ công bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

  1. Màu sắc trong chai

Đây là một đặc điểm khó nhận biết và chỉ những người sành về rượu đó mới có thể áp dụng.  Đó là khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu và cùng lô sản xuất ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.

  1. Kiểm tra nhãn rượu

Sự khác biệt lớn giữa nhãn rượu thật và nhãn chai rượu giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.

  1. Kiểm tra nắp nút chai

Cũng như nhãn, nắp nút chai rượu giả thường lại dùng nắp thật từ những chai đã qua sử dụng, Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình mở nắp. Còn nếu sử dụng nắp giả thì nhìn hình thức trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật.

  1. Kiểm tra bọt khí trong chai

Một kinh nghiệm nữa là bạn hãy quan sát bọt khí nổi lên bằng cách lật ngược chai rượu. Nếu là rượu thật, bọt khí sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm không theo phương thẳng đứng mà tỏa ra rồi mới nổi dần lên. Nhìn  phía trên, ta sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai. Trong khi đó, nếu là rượu giả, bọt khí sẽ to hơn và có xu hướng nổi lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh hơn. Nếu được làm từ cồn công nghiệp bọt khí sẽ bám vào thành chai.

  1. Kiểm tra đáy chai

Có một số loại rượu được làm giả rất tinh vi bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó khi mua bạn nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua. Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy ví dụ: chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. Các bạn cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.

  1. Kiểm tra có phải rượu giả được làm từ cồn công nghiệp

Cồn công nghiệp nếu được đưa vào cơ thể thì nguy hại khôn lường, nhẹ thì bị khó thở, đau đầu, nặng thì có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Do vậy, làm sao để nhận biết được rượu pha chế từ cồn công nghiệp?

Nếu nghi ngờ về chất lượng của chai rượu ngoại bạn có thể làm theo một trong các cách sau:

– Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả được làm từ cồn công nghiệp 100%.

– Để thử nồng độ cồn trong rượu bạn có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

– Rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng và màu rượu thì nhờ nhờ không đặc trưng như rượu thật. Sau khi uống có thể bị đau đầu.

– Đối với rượu Cognac thì rượu thật được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong…

  1. Lời khuyên cho người tiêu dùng

Khi mua rượu

– Nên mua ở những cửa hàng uy tín

– Bạn cũng có thể nhờ người thân mua hộ từ nước bản địa mang về bởi hầu như tỉ lệ mua phải rượu giả chỉ chiếm 1%.

– Không nên chỉ vì ham rẻ vài trăm nghìn mà lại mua phải rượu giả.

– Hãy thực hiện kiểm tra chất lượng từng chai rượu theo cách phân biệt trong bài viết này, không nên hoàn toàn tin 100% vào người bán hàng.

– Thường các chai rượu giả hay được trà trộn trong các giỏ quà Tết, vì vậy, cần kiểm tra kỹ kẻo mất tiền mua lại mang tiếng khi biếu hàng giả.

Khi dùng rượu

– Không nên uống quá 300ml rượu mỗi ngày

– Không nên sử dụng rượu ngoại trước khi ăn

– Không nên uống rượu trước khi tắm

– Không nên uống quá nhiều trong mỗi cuộc vui vì dù là rượu giả hay thật cũng đều làm tổn hại đến sức khỏe

Lam Lê (tổng hợp)

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết cá bơm hóa chất gây ung thư!

Bằng mắt thường, khi chọn mua, bạn nhìn vào mang cá còn đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi, chắc chắn đã được ướp qua hàn the. Cá ướp hàn the, urê nhìn thấy rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, mắt cá lõm vào trong, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Cá đã qua ướp hàn the khi nấu nổi những bọt đen trên mặt nước, đồng thời xương cá cũng đen, thịt cá không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi. Với cá tươi, khi nấu không xuất hiện bọt đen trên mặt nước, xương có màu trắng, thịt cá ngọt thơm tự nhiên, không nhũn, hôi .

Đối với cá đông lạnh, người mua hãy quan sát cách người bán ướp đá cho cá. Nếu cá tươi, người bán thường bày hàng với rất nhiều đá để giữ cá tươi lâu; còn cá ướp hàn the thì thường không cần ướp với nhiều đá nữa.

Lưu ý: Tốt nhất, bạn nên chọn mua hải sản ở những cửa hàng quen uy tín và tin tưởng để tránh mua phải hải sản bị ướp độc . Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Mẹo hay nhà bếp

Cách nhận biết chân gà bẩn tránh bị đầu độc

Nhận biết được chân gà “bẩn” sẽ giúp người tiêu dùng tránh mua và ăn phải món ăn có nguy cơ độc và bảo vệ được sức khỏe của bản thân.

Để tránh trường hợp mua và ăn phải chân gà bơm nước hoặc có hóa chất, người tiêu dùng nên tham khảo những chú ý sau:

Chân gà “bơm nước” thường mập mạp, đều, không có nếp nhăn của da. Người tiêu dùng đi mua nên cầm tay trực tiếp vào chân gà ta định mua sau đó bóp nhẹ. Chân gà bị bơm nước thì thường mềm, nhũn, những ngón đầu chân căng phồng bất thường và khi ấn vào thấy mềm, bùng nhùng ở tay. Còn khi tuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, chân gà bơm nước sẽ ra từng giọt nước một hoặc một lúc sau chân gà sẽ ướt như mới thấm qua nước.

Hoặc một bí quyết nữa để phân biệt chân gà “độn” nước là nhìn vào các ngón chân gàChân gà chưa bơm nước thì 4 ngón cong gập hẳn vào, khi nắm hay bóp sẽ phồng thịt ra. Còn chân gà đã bơm sẽ ra rất nhiều nước, bốn ngón duỗi căng và to, càng nhiều nước chân càng căng, ngón tách nhau rõ rệt. Do vậy, khi mua, người tiêu dùng nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc gì lạ như đốm đỏ, đốm màu xanh, màu vàng. Sờ vào chân gà không thấy bị nhớt. Nếu thấy chắc, đều khi bóp thì đó là chân gà ngon.

Ngoài ra, để mua được chân gà ngon và an toàn, người tiêu dùng nên mua ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như ở các siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm sạch. Khi lựa chọn, người mua cũng cần chú ý điều kiện bảo quản lạnh mát hoặc đông lạnh trong ngày và thời gian sử dụng.

Chân gà bẩn có thể “đầu độc” người tiêu dùng

Những món ăn chế biến từ chân gà như nướng, luộc, nấu với ngải cứu… được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chân gà không mang lại giá trị dinh dưỡng nhiều mà còn tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe.

Cảnh chủ quán nướng chân gà trên một “cái máng” đen dính đầy than, chốc chốc người chủ này lấy chiếc chổi dùng để quét sơn ve phệt gia vị vào những chiếc chân gà để tăng thêm mùi vị hấp dẫn thực khách không khó để bắt gặp. Đó là chưa bàn đến việc chủ quán vì lợi nhuận có thể dùng chân gà thối không rõ nguồn gốc để phục vụ khách.

Gần đây, người tiêu dùng còn hoang mang hơn khi biết về thông tin bơm nước để tăng trọng lượng chân gà, thường là bơm nước vào các ngón. Thậm chí trước đó, cơ quan chức năng cũng đã từng phát hiện, bắt giữ nhiều lô hàng chân gà không rõ nguồn gốc, bốc mùi, được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng…

Nếu ăn phải chân gà bẩn có bơm nước hoặc hóa chất có thể bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, với dạng cấp tính thường thấy là viêm ở hệ thống đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thận. Còn ngộ độc mãn tính là khi lượng hóa chất ngấm vào trong cơ thể có thể gây biến đổi tế bào gây ung thư, suy thận, suy gan.

Theo Zing

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết nước mắm truyền thống và công nghiệp

Thông tin về cách làm, thành phần ghi trên nhãn giúp người tiêu dùng bước đầu phân biệt được hai loại sản phẩm.

Theo Tiến sĩ, Trần Thị Dung, nguyên cán bộ khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, hương vị, giá trị dinh dưỡng của nước mắm hình thành từ quá trình lên men tự nhiên của việc ủ cá và muối (còn được gọi là ủ chượp). Nước mắm truyền thống nguyên chất thu được từ quá trình phân giải và phân hủy thịt cá trong nước mặn thành axit amin. Chúng diễn ra một cách chậm rãi, tự nhiên, không can thiệp bằng phụ gia hóa chất hoặc máy móc công nghệ. Chượp được ủ trong thời gian tối thiểu một năm, cho ra nước mắm thơm đặc trưng. Trong thành phần của nước mắm truyền thống chủ yếu là muối ăn bão hòa và axit amin tự do ở nồng độ cao nên không cần phải sử dụng chất bảo quản.

Khoa học đã chứng minh, nước mắm truyền thống nguyên chất, có hơn 13 loại axit amin quý, vitamin B1, B2, PP, các vi khoáng (sắt, Magie..). Đây là nguồn gia vị bổ dưỡng, tự nhiên.

Thông thường, nước mắm công nghiệp thường nhờ đến sự can thiệp của các phụ gia, hóa chất và được điều chỉnh chất lượng sản phẩm theo mong muốn của nhà sản xuất. Họ thường pha chế chúng từ nước mắm truyền thống. Theo đó, nước mắm công nghiệp thường có nồng độ muối thấp hơn quy định, bổ sung thêm phẩm màu, chất tạo sánh, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất tạo ngọt nhân tạo (các loại đường, siêu bột ngọt, điều vị…), hương nhân tạo và một số chất hỗ trợ chế biến khác.

Bằng việc đọc thông tin về cách sản xuất và thành phần ghi trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng có thể bước đầu phân biệt được đâu là sản phẩm tự nhiên truyền thống và công nghiệp.

Bà Dung chia sẻ thêm, nước mắm truyền thống ngon sẽ mang một mùi vị thơm dịu, mặn và ngọt có hậu vị hài hòa, bùi bùi. Mùi thơm đặc trưng theo vùng miền, nó là tổng hợp kết quả của quá trình thủy phân protein thịt cá thành axit amin theo các cách ủ chượp khác nhau. Còn nước mắm công nghiệp dùng hương nhân tạo để tạo mùi. Hóa chất phụ gia trong nước mắm sẽ làm cho sản phẩm có mùi lạ, sộc ngay lên mũi.

Theo bà, nước mắm truyền thống có vị mặn đậm đà. Nó được tạo thành từ công thức muối 3 cá 1 muối. Công thức cùng lượng muối này, đảm bảo cho nước mắm thơm ngon, đạm thối ít nhất. Nước mắm được lưu trữ và bảo quản hoàn toàn tự nhiên bằng nồng độ muối bão hòa, không phải dùng bất cứ chất bảo quản nào. Cùng với vị mặn đậm đà là vị ngọt tự nhiên, vị ngọt của đạm axit amin. Khi nếm có cảm giác ở đầu lưỡi là mặn, rồi lan tỏa mặn – ngọt, lan dần vị ngọt đậm đà đến tận cuối lưỡi mà người ta hay gọi là ngọt hậu vị. Trong khi đó nước mắm công nghiệp có vị ngọt lợ của đường hóa học và điều vị. Vị ngọt đó tan nhanh nơi đầu lưỡi và hoàn toàn không có dư vị.

Hàm lượng đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Tuy nhiên, bà Dung cho biết, độ đạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định độ ngon của nước mắm, nó còn phụ thuộc vào mùi hương đặc trưng hấp dẫn tự nhiên của nước mắm từng vùng. Theo phương pháp truyền thống tự nhiên và cũng được ghi trong tiêu chuẩn, độ đạm nước mắm loại đặc biệt có giá trị trong khoảng 30 -40 gN/l. Con số dao động phụ thuộc vào chất lượng con cá cơm dùng để ủ chượp.

Độ đạm rất cao 50 – 70gN/l thường có được bằng cách dùng nhiệt cô chân không các nước mắm thấp đạm, không phải là nước mắm cốt ngon, có chất lượng tốt nhất. Quá trình gia nhiệt sẽ làm axit amin và các chất dinh dưỡng trong nước mắm bị biến đổi, đồng thời làm bay hơi nước và tách muối. Như vậy, dù đạm rất cao nhưng chất lượng đạm axit amin không cao tương xứng. Ngoài ra, vì muốn nâng đạm, nhà sản xuất có thể dùng bổ sung nguồn đạm vô cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng, sự tự nhiên và tính an toàn của sản phẩm. Điểm mấu chốt để có được một chai nước mắm ngon, mang quốc hồn, quốc túy chính hiệu Việt Nam chính là cách làm để tạo ra độ đạm thật, tự nhiên.

Mai Thương