Chuyên mục
Nuôi Ong Trồng cây Nuôi con

Tranh chấp nhãn hiệu mật ong Manuka giữa Úc và New Zealand

Người nuôi ong ở New Zealand đang đấu tranh để giành độc quyền nhãn hiệu mật ong Manuka cho sản phẩm của họ, trong cuộc chiến ngày càng căng thẳng với đối thủ từ Úc.

ong thu hoach mat tu hoa cua cay leptospermum scoparium tai new zealand
ong thu hoach mat tu hoa cua cay leptospermum scoparium tai new zealand

Mật ong Manuka, xuất phát từ thuật ngữ của thổ dân Maori ở quốc gia Nam bán cầu, được lấy từ mật hoa của loài cây Leptospermum scoparium, một loài cây bụi thuộc họ Đào kim nương, phổ biến ở cả Úc và New Zealand.

Tuy nhiên, nhận định của giới chuyên gia, ngành nuôi ong mật của Úc có thể sẽ chịu một đòn nặng nề trong thời gian sắp tới. Điều này diễn ra sau khi một nhóm các nhà sản xuất mật ong New Zealand đã khởi động các thủ tục đăng ký nhãn hiệu “Manuka” ở nhiều quốc gia và tuyên bố quyền sử dụng độc quyền cho nhãn hiệu này.

AFP cho biết: “Nếu việc đăng ký bản quyền của New Zealand thành công, điều này sẽ gây thiệt hại và bất lợi cho các nhà sản xuất mật ong của 2 nhà lớn như Ana Martin và Sven Stephan tại Úc. Họ đã đầu tư một số tiền lớn vào việc trồng cây Leptospermum scoparium và lập đàn ong ở nhiều khu vực của Somersby, dọc theo bờ biển New South Wales vào năm ngoái.”

Đại diện của Ana Martin chia sẻ rằng lợi nhuận từ mật ong Manuka cao hơn do dễ bán trực tiếp hoặc trực tuyến qua mạng internet, mặc dù nghề nuôi ong kéo dài bảy ngày một tuần nhưng lợi nhuận lại bị hạn chế. Vào cuối vụ đầu tiên, họ đã thu được 2,5 tấn.

Với giá khoảng từ 20 đến 60 USD mỗi lọ mật ong Manuka 250 gram trên mạng, tùy thuộc vào thành phần của sản phẩm – mặc dù một số nhãn hiệu cao cấp có thể đạt giá lên tới hàng trăm USD.

Tranh chấp giữa các nhà sản xuất New Zealand và Úc bắt đầu gần đây khi New Zealand đứng ra đăng ký thuật ngữ “Manuka” trước, và cho rằng người Úc đang lạm dụng thuật ngữ này. Để phủ định lại điều đó, các nhà sản xuất mật ong tại Úc đã phủ nhận “ bằng sự khác biệt về chất lượng mật ong họ nuôi”.

John Rawcliffe, phát ngôn viên của Hiệp hội Mật ong Manuka độc đáo, đã chia sẻ với AFP rằng, trong ý thức của người tiêu dùng, từ “Manuka” thường được hiểu là xuất xứ từ New Zealand và là một thuật ngữ của thổ dân Maori.

Ông John cũng nhấn mạnh rằng, người nuôi ong ở Úc thường sử dụng nhãn hiệu “Manuka” cho tất cả các loại cây Leptospermum scoparium, bao gồm đến 80 loài khác nhau.

Ông John tiếp tục: “Điều này dẫn đến hiểu lầm và thông tin sản phẩm không chính xác, tương tự như việc gán nhãn tất cả các loại trái cây có múi là chanh để bán với giá cao.”

Tình trạng bảo vệ chỉ dẫn địa lý phổ biến ở châu Âu, nơi các sản phẩm như sâm panh và thịt nguội Parma đã được luật hóa. Những người ủng hộ tình trạng này cho rằng nó giúp duy trì tiêu chuẩn cao cho người tiêu dùng.

Chủ tịch Hiệp hội Mật ong Manuka Úc, Paul Callander, khẳng định: “Mật ong của chúng tôi có thành phần hóa học tương đương với mật ong New Zealand. Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng Úc đã sản xuất mật ong Manuka ít nhất từ những năm 1840 và ‘manuka’ là tên gọi chung cho sản phẩm được thu hoạch từ cây Leptospermum scoparium ở cả Tasmania và bang Victoria”.

Sự bùng nổ nhu cầu mật ong do đại dịch Covid-19 đã tăng mạnh doanh số xuất khẩu mật ong, đạt mức kỷ lục trong niên vụ 2019-20, trong đó mật ong Manuka chiếm tới 76%.

anh gan cua dan ong manuka tai new zealand
anh gan cua dan ong manuka tai new zealand

Nữ minh tinh Hollywood Gwyneth Paltrow và ngôi sao quần vợt thế giới Novak Djokovic là hai trong số những người nổi tiếng đã quảng bá cho loại đặc sản mật ong Manuka với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Mặc dù sản lượng mật ong của New Zealand chỉ bằng 1/10 so với lượng xuất khẩu của Trung Quốc, tính từ năm 2020, đảo quốc này đã trở thành nhà xuất khẩu mật ong lớn nhất thế giới về giá trị, với doanh số bán hàng lũy kế ước tính hơn 300 triệu USD.

Chính phủ New Zealand hiện đang tạo điều kiện tốt nhất về hỗ trợ tài chính cho các thủ tục pháp lý, đối tượng là nhà sản xuất. Vốn chính sách hỗ trợ này đã được khởi động ở Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu nhằm giành lấy thương hiệu độc quyền này, bất chấp các kháng cáo của Úc.

“Hai bên cùng ngồi lại với nhau”, Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan mới đây đã đề xuất với người đồng cấp New Zealand, nhằm cố gắng thiết lập một nền tảng chung để giải quyết vấn đề này, nhưng đôi bên vẫn chưa có sự đồng thuận với nhau.

Nguồn: nongsanviet.nongnghiep – Kim Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *