Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Chăn nuôi lợn sạch theo phương pháp hiện đại

Sản xuất theo quy trình khép kín, nuôi theo phương pháp sinh học hay công nghệ vi sinh E.M… là những mô hình được bà con tại nhiều địa phương áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm thịt lợn sạch cho người tiêu dùng.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, một số cơ sở chăn nuôi, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn sạch khép kín từ khâu chọn giống cho tới giết mổ, tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chuỗi sản xuất thịt sạch khép kín tại Vĩnh Phúc

Với diện tích 15.000 m2, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Phát Đạt (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được thiết kế và phân khu riêng biệt gồm chuồng phối, chuồng bầu, chuồng đẻ… Riêng khu chăn nuôi rộng tới 2.000 m2 với 4 dãy chuồng chứa 1.200 con lợn các loại. Hàng ngày, chuồng trại và đàn lợn đều được công nhân vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Ngoài việc tự chủ nguồn giống, công ty còn đầu tư trang thiết bị máy móc và thiết kế hệ thống chuồng trại khoa học, thoáng mát thuận lợi cho vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đàn lợn.

Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng máy tự trộn thức ăn, giúp kiểm soát liều lượng nguyên liệu như ngô, khô đậu tương, cám gạo, vitamin tổng hợp và nhất là dư lượng kháng sinh.

Đến kỳ xuất chuồng, lợn được giết mổ ngay tại lò của công ty. Mỗi tháng, trang trại xuất trên 400 con lợn thịt với trọng lượng trên 30 tấn mỗi tháng. Hiện, sản phẩm của trang trại Phát Đạt được bán tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nuôi lợn theo phương pháp sinh học tại Thanh Oai, Hà Nội

Những năm qua, nhờ quy trình chăn nuôi khép kín, hợp tác xã Hoàng Long ở thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tạo ra những đàn lợn thịt khỏe mạnh, sạch bệnh, cho chất lượng thịt ngon, an toàn đối với người sử dụng.

Cụ thể, hợp tác xã tự nhân giống đàn lợn để chủ động nguồn giống và giữ nguồn gen của dòng lợn ngoại nhập siêu nạc. Lợn được nuôi bằng hỗn hợp thức ăn sinh học gồm các loại gạo, cám, mì, ngô, đỗ tương được ủ lên men trong 24 giờ. Nước uống được sử dụng là nước giếng khoan, qua 2 lần lọc. Ngoài ra, khu chuồng nuôi luôn đảm bảo vệ sinh từ máng ăn, vòi uống, nền chuồng. Đàn lợn cũng được vệ sinh thú y định kỳ để đảm bảo không bị nhiễm bệnh, phát triển đồng đều, khỏe mạnh.

Chất thải của lợn được thu gom tập trung và che lại bằng bạt, sau đó được đưa xuống khu bể chứa. Tại đây, sau công đoạn tách phân, phần nước sẽ được lọc qua ao sinh thái; phần bã được tận dụng làm phân bón hữu cơ. Một phần khác từ chất thải chăn nuôi còn sẽ được chuyển xuống khu hầm biogas dạng lỏng.

Lợn đạt đủ trọng lượng xuất chuồng được giết mổ ngay trong nhà lạnh tại khuôn viên của hợp tác. Thịt được bảo quản ở nhiệt đột từ 0-5 độ C ngay sau khi xẻ nên giữ được độ tươi; sau đó, tùy theo nhu cầu dùng mới đem ra pha lóc, một phần dùng để chế biến giò, chả, nem ngay tại cơ sở, phần còn lại được đóng gói và vận chuyển tới cửa hàng tiêu thụ. Trung bình mỗi tháng, trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn thịt lợn sạch và các sản phẩm như giò lụa, chả lụa, chả quế, giò tai, giò xào, nem chua…

Nuôi lợn theo công nghệ vi sinh E.M

Tại Hà Nội, trang trại Bảo Châu ở huyện Sóc Sơn là một trong những đơn vị tiên phong nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M (Effective Microorganism) của Nhật Bản. Đây là công nghệ chăn nuôi tiên tiến với nhiều ưu điểm về chất lượng thịt và đồng thời giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Trong chế biến thức ăn, công nghệ E.M áp dụng công thức ủ lên men các loại ngũ cốc như cám gạo, đậu tương, ngô… nhằm tạo ra các enzym có lợi cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng của lợn.

Trong khi đó, toàn bộ chất thải của lợn được thấm hút bằng lớp đệm sinh học tạo ra từ đất, cát và chế phẩm E.M nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Các vi sinh vật trong đệm sẽ tự động phân hủy và tiêu diệt các vi sinh gây mùi hôi thối. Do vậy, chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ. Lớp nền này sẽ được thay thế sau khoảng 4-5 năm sử dụng và tái chế thành phân bón sạch cho cây trồng. Trung bình, trang trại cung cấp cho thị trường cả nước khoảng 300 tấn thịt mỗi năm.

Mô hình chăn nuôi GAHP nông hộ tại Thái Bình

Gia đình chị Nguyễn Thị Hậu ở thôn 1, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình là một trong những hộ tiến hành chăn nuôi lợn theo mô hình GAHP nông hộ suốt 5 năm qua.

Chị Hậu cho biết, để đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP, gia đình chị thiết kế hệ thống chuồng nuôi cách khu nhà ở tối thiểu 100m, trần cao, thoáng. Lợn được tiêm phòng văcxin đầy đủ, cho ăn bằng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, uống nguồn nước gia đình sử dụng. Bên cạnh đó, nền chuồng luôn được giữ sạch, hạn chế mùi và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và con người.

Sau khi chuyển sang khu vực nuôi thịt khoảng 4,5-5 tháng, lợn đạt trọng lượng 100-110 kg là có thể xuất bán. Theo chị Hậu, nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP giúp môi trường chăn nuôi sạch hơn, dịch bệnh ở lợn thuyên giảm, chất lượng thịt cũng cao hơn so với chăn nuôi thông thường.

Phong Vân

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Trồng trọt

Quy Trình Canh Tác Gạo Tâm Việt – Gạo St24

Cùng Foodmap tìm hiểu quy trình canh tác Gạo Tâm Việt – Gạo ST24 nhé!

Vụ mùa: 01 năm / 02 vụ.

Mô hình: Vườn ao ruộng chuồng

– Vườn: Cây tán cao, cây địa phương, cây ăn quả, cây thảo dược (sả)

– Ao: Ao nuôi cá, ao lọc nước

– Ruộng

– Chuồng: Chuồng vịt, gà, heo

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Quy trình sản xuất:

01. Xây dựng hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên trang trại Tâm Việt được quy hoạch – thiết kế hệ thống môi trường trú ẩn với bờ bao, mương nước, các tầng – tán cây bụi, cây dược liệu…đảm bảo cho các loài động, thực, vi sinh vật cùng tồn tại phát triển và cân bằng nhau. Dựng lên những hàng rào sinh học tự nhiên giúp tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa.

02. Xử lý nguồn nước

Ở khu vực có độ cao lớn nhất, bố trí ao lắng đầu nguồn, nước bơm từ kênh bên ngoài được lắng lại rồi mới xả vào ao thứ 2 (ao nuôi cá, và bèo). Tiếp tục được thả vào đường mương nước.
lọc nước hiệu quả của tự nhiên là lục bình, rau muống và sen. Trên các đường mương – Tiếng thả rau muống tự nhiên – hệ thống rễ của rau muống sẽ hút lọc các loại hóa chất tồn dư trong nước.

03. Xử lý cỏ dại

Trong xuyên suốt quy trình canh tác, nước được sử dụng để diệt ém cỏ dại (cỏ mầm, cỏ cây, và nhổ cỏ bằng tay) trong giai đoạn gieo sạ .

04. Xử lý sâu bệnh

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nền ruộng để phòng – khống chế bệnh đạo ôn cho lúa.
Sử dụng nước, vịt, cá để diệt các loại sâu, rầy hại lúa bằng cách tính toán lịch di cư – đẻ trứng trong vòng đời của sâu bệnh.

05. Nuôi đất

Nghỉ đồng, thay vì một năm 03 vụ, giảm còn 02 vụ để đất có thời gian nghỉ ngơi, và phân giải các chất hữu cơ. Trả lại rơm cho đất, bơm nước, vùi lấp tạo ra lượng sinh khối là môi trường và thức ăn cho các loại giun trùn, vi sinh vật giúp phân hủy và trả lại lượng hữu cơ tự nhiên.

Xả rút nước trong đồng ruộng trong thời gian canh tác và thời gian xả đồng, cá sẽ đi ăn một lượng lớn côn trùng, vi sinh vật và thải lại phân với hàm lượng đạm cao bổ sung cho đất trở thành một phần dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, điều tiết nước, thả vịt theo tuổi lúa vịt sẽ ăn ốc bươu, côn trùng và cũng sẽ thải lại một lượng phân, ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong phân vịt đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các các chủng vi sinh vật cải tạo môi trường đất.

Quan sát các giai đoạn lúa phát triển, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ sử dụng phân cá vi sinh để bổ sung.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Chế biến:

– Chế biến tự xay xát , đóng gói gạo thủ công, hạt gạo không đẹp nhưng còn chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên của các vitamin.

– Không đánh bóng, làm mất hết lớp cám của hạt gạo.

– Không dùng chất bảo quản, chống mối mọt.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo vị cho hạt gạo.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Đóng gói, bảo quản:

– Đóng gói hút chân không, mở gói sử dụng trong vòng 2 tháng, đậy kín và để nơi thoáng mát.

– Hạn sử dụng: 03 tháng.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Gạo ST24 – Gạo Tâm Việt được trồng theo phương pháp truyền thống không hóa chất, nguyên cám giữ trọn vị ngon và chất dinh dưỡng thuần túy tự nhiên.

Hiện nay, gạo ST24 đã có mặt tại Foodmap. Bấm để xem thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline 1900 2614 để được Foodmap tư vấn.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Võ Văn Tiếng – Chàng Thanh Niên Trẻ Cùng Hạt Gạo Tâm Việt

Chàng trai 9X quyết tâm bám đồng, trồng lúa không hóa chất.

Chiến dịch hạt gạo Tâm Việt vừa rồi đã tạo điều kiện cho FoodMap Team có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng anh Võ Văn Tiếng – chàng thanh niên trẻ quyết tâm bám đồng trồng lúa không hóa chất, mời bạn cùng xem qua đoạn video mà FoodMap đã nói chuyện với anh ạ:

Xuất ngũ trở về, chàng thanh niên trẻ Võ Văn Tiếng ở Đồng Tháp quyết tâm trở thành nông dân, sản xuất gạo sạch, canh tác tự nhiên.
Những cánh đồng lúa của Tiếng tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp không sử dụng bất cứ loại phân bón, thuốc hóa học nào nhưng vẫn xanh tốt. Sau nhiều vất vả, anh đã xây dựng thành công nông trại sản xuất gạo sạch Tâm Việt, cung cấp các loại gạo ngon, không hóa chất cho thị trường.

Chia sẻ cơ duyên gắn bó với nghề nông, chàng thành niên trẻ không cảm thấy tiếc nuối với quyết định của mình. Xuất ngũ trở về, anh học và làm nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, du lịch… nhưng đều bỏ dở giữa chừng. Sau nhiều thông tin về thực phẩm bẩn, không an toàn, Tiếng quyết định làm nông nghiệp sạch và lựa chọn lúa là cây trồng chủ lực.

“Ở quê tôi, gia đình nào cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ hại cho lúa nhưng về lâu dài, nguồn nước và đất sẽ ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, tôi quyết tâm trồng lúa theo phương pháp thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường sức khỏe của mọi người“, chàng trai 9x cho biết.

Gạo st24 - gạo Tâm Việt

Khi bắt đầu lên ý tưởng thực hiện, nhiều người cho rằng điều này không thể thực hiện được. Ngay cả bố mẹ Tiếng cũng ngần ngại với quyết định của con trai và không đồng ý giao đất để canh tác.

Sau nhiều lần thuyết phục bố mẹ về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học với sức khỏe và môi trường, cuối cùng, bố Tiếng cũng chấp nhận cho con trai sử dụng mảnh ruộng của mình. Ngoài ra, địa phương cũng hỗ trợ mở rộng diện tích đất trồng lúa nên Tiếng có gần 40ha đất liền canh, liền cư để trồng lúa.

Thay vì sử dụng thuốc hóa học, Tiếng sử dụng phân hữu cơ và xây dựng hệ sinh thái đa dạng trong ruộng lúa với các loài cá, vịt. Đây là những loài “thiên địch” hữu ích giúp cây lúa phát triển tốt. Khi đàn vịt di chuyển trong ruộng lúa, côn trùng gây hại sẽ rơi xuống nước, trở thành thức ăn cho cá. Cách di chuyển tự nhiên của đàn vịt cũng khiến đất tơi xốp, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Tiếng cũng chú trọng vào độ nghỉ của đất, không trồng lúa liên tiếp để đất có thời gian phục hồi. Theo anh thanh niên trẻ này, nếu canh tác liên tục, đất sẽ cằn cỗi, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Gạo ST24 - Gạo Tâm Việt

Do vậy, một năm, anh chỉ trồng 2 vụ lúa để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Trong thời gian đất nghỉ, nước được đưa vào ruộng, lúa sót và rơm rạ sẽ nuôi bầy vịt và đàn cá. Chất thải của vịt và cá là “phân bón” tự nhiên làm tăng độ phì cho đất thay cho phân hóa học.

Vụ mùa đầu tiên, năng suất lúa đạt khoảng 4 tấn một ha, chỉ bằng phân nửa nửa so với các hộ dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên, nhờ đăng ký thương hiệu sản phẩm gạo Tâm Việt rồi xay lúa, đóng gói, bao bì ghi rõ sản xuất theo hướng tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học và chất bảo quản… nên giá bán cao gấp đôi so với các loại khác trên thị trường. Nhiều khách hàng sẵn sàng chờ vụ mùa sau để được thưởng thức gạo Tâm Việt.

Ước mơ làm nông nghiệp sạch của Tiếng đã chứng minh cho gia đình và bà con khác thấy rằng hạt gạo sạch không chỉ chất lượng mà còn có giá trị kinh tế cao.

Nguồn: báo Vnexpress.net

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Mẹo hay nhà bếp Món chính YÊU NẤU ĂN

Các Món Ngon Từ Trứng Vịt

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, hàm lượng protein trong trứng tương đối cao. Thế nhưng nếu bạn biết được những cách chế biến trứng cùng những thực phẩm dưới đây, bạn sẽ tạo ra một bữa ăn ngon cho gia đình của mình đó. Hãy cùng Foodmap tìm hiểu nhé!

1. Trứng xào mướp đắng – Món ngon từ trứng

Món trứng xào mướp đắng là món ăn giúp thanh nhiệt cơ thể và có hàm lượng vitamin dồi dào. Bạn tiến hành xào qua mướp đắng cho chín tới, sau đó cho trứng vào và đảo đều đến khi trứng chín. Hãy thưởng thức món ăn ngay khi nóng để tận hưởng trọn vị hơn nhé!

Các món ngon từ trứng vịt - Ảnh 1

(Nguồn ảnh: Giadinh.tv)

2. Món ngon từ trứng vịt – Trứng xào ngồng tỏi

Trong ngồng tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên, chống viêm và cảm lạnh giúp bảo vệ cơ thể trong những ngày thời tiết lạnh và ẩm ướt. Món trứng xào ngồng tỏi là món ăn đơn giản, chế biến nhanh mà hiệu quả bảo vệ cơ thể lại vô cùng lớn nên thường xuyên ăn món này sẽ tăng đề kháng của cơ thể bạn đó!

Các món ngon từ trứng vịt - Ảnh 2

(Nguồn ảnh: Afamily.vn)

3. Trứng xào nấm hẹ

Trứng xào nấm hẹ là món ăn với cách làm cực kỳ nhanh mà ngon miệng, đồng thời hẹ không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc rất tốt cho thận, đường ruột, giúp phòng trừ cảm cúm. Các chất dinh dưỡng trong hẹ có tác dụng đặc biệt tăng cường trí nhớ và phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ. Vậy nên trong những ngày thời tiết khó chịu thế này bạn hãy thường xuyên làm món trứng xào hẹ này nhé.

Các món ngon từ trứng

(Nguồn ảnh: Afamily.vn)

4. Trứng cuộn tôm hấp 

Trứng vốn là một thứ kỳ diệu, có thể dễ dàng chế biến thành những miếng ăn ngon, độc và lạ ý. Với món trứng cuộn tôm hấp như này, bạn chỉ cần chọn những con tôm tươi, bằm nhuyễn, tráng trứng khéo léo rồi cuộn chặt cùng tôm, hấp cho đến khi chín tới. Như vậy là sẽ có ngay món trứng cuộn tôm hấp ngon ơi là ngon, vị trứng bùi bùi, ngậy ngậy ôm trọn phần nhân tôm bên trong ngọt thơm nóng hổi “vừa thổi vừa ăn”. Cùng làm ngay món trứng cuộn tôm hấp siêu ngon miệng đổi vị cho mâm cơm cả nhà nhé.

(Nguồn ảnh: Afamily.vn)

5. Trứng chiên rau củ

Nếu như gia đình bạn đã quá ngán với món trứng chiên thông thường thì món trứng chiên cùng rau củ là sự kết hợp tuyệt vời đó nha, vừa lạ miệng vừa đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa chất béo nên rất thích hợp cho các gia đình muốn ăn uống lành mạnh hơn đấy!

(Nguồn ảnh: Afamily.vn)

6. Trứng chiên kim chi

Trứng chiên kim chi là món ăn làm vô cùng đơn giản mà ngon miệng. Trứng mềm ngọt kết hợp cùng kim chi chua chua cay cay. Thật tuyệt vời phải không nào?

món ngon từ trứng vịt

(Nguồn ảnh: Afamily.vn)

7. Trứng chiên thịt – Món ngon từ trứng vịt

Một trong những món biến tấu của trứng đó là trứng chiên thịt. Món trứng chiên thịt băm khá dễ làm và không tốn nhiều thời gian của bạn. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là thịt băm, trứng, gia vị, hành. Nhìn trứng chiên thịt kiểu này trông giống như những chiếc bánh gối nhỏ xinh rất xinh xắn đẹp mắt.

Các món ngon từ trứng vịt

(Nguồn ảnh: Ngoisao.net)

Nguồn: Tổng hợp

Theo dõi FoodMap để có thể nhận thêm nhiều thông tin hay ho cùng với cơ hội mua sản phẩm xanh sạch chất lượng tốt nhất bạn nhé!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Phân Biệt Đường Tự Nhiên Có Sẵn Trong Thực Phẩm Và Đường Bổ Sung Vào Thực Phẩm

Đường là gì? Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohidrat ở dạng tinh thể. Những loại đường thường gặp có thể kể tới là đường glucose (đường nho), fructose (đường trái cây), saccarozơ (thường gọi tắt là đường, đường kính, đường cát, đường phèn,…), maltose (đường mạch nha), lactose (đường sữa). Ngoài ra còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polime như tinh bột, xenlulozo.

Mặc dù đường được chia thành nhiều loại như vậy nhưng chung quy lại thì các chất làm ngọt này đều đi vào cơ thể như nhau. Và chung quy lại, nó là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, có thể nạp vào qua thực đơn ăn uống hàng ngày.

Đường là gì - Ảnh 1

Các loại đường? Glucose hoặc Fructose – Liệu nó có vấn đề?

Mặc dù các loại đường này rất phổ biến và thường được tìm thấy cùng nhau nhưng chúng lại có tác dụng rất khác nhau đối với cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi gần như mọi tế bào trong cơ thể, trong khi fructose được chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan (Theo US National Library of Medicine National Institutes of Health). “Sucrose bị phân hủy thành fructose và glucose trước khi được hấp thụ vào máu và khiến mức đường huyết gia tăng. Mức đường huyết cao có thể làm hỏng mạch máu của bạn. Mặt khác, fructose không đi vào máu như glucose. Nó đi đến gan và được sử dụng hoàn toàn nên không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng khi bạn tiêu thụ thừa calo và fructose, nó có thể chuyển thành chất béo trung tính, thứ mà có khi còn tồi tệ hơn glucose” – Pierre nói.

Cũng theo Pierre, không có loại đường nào là quá tốt, quan trọng là chúng ta cần ăn đúng mức cho phép. “Ăn quá nhiều đường dạng sucrose, glucose hay fructose đều có thể dẫn đến vấn đề. Những tác động của chúng lên cơ thể phụ thuộc vào việc bạn ăn chúng nhiều đến mức nào”.

các loại đường

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm 

Đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm chúng ta ăn vào bao gồm trái cây, rau củ. Ví dụ, khi bạn ăn một trái táo, nó sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng cho cơ thể, cụ thể với 100gr táo sẽ cho bạn 10.4gr đường (Nguồn: USDA National Nutrient Database)

 

Loại đường này được cung cấp kèm theo các loại chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đường là gì - Ảnh 3

Đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Do đó, đường bổ sung thường là thành phần chính trong kẹo và trong nhiều loại thực phẩm chế biến như nước ngọt và bánh. Phổ biến nhất là đường thường (sucrose) và siro ngô fructose. Muốn tối ưu hóa sức khỏe và giảm cân cần tránh các loại thực phẩm chứa loại đường này.

các loại đường

Trên thực tế hầu hết mọi người hiện đại đều có sử dụng đường bổ sung không nhiều thì ít. Bởi vì không kể tới nền ẩm thực quá xa xưa khi chưa xuất hiện đường bổ sung, thì ẩm thực hiện nay có nhiều món ăn cần được gia tăng hương vị, các món bánh ngọt, rồi phải kể đến việc dùng đường để cất giữ thực phẩm suốt năm như ủ, lên men,…

Bài sau các bạn hãy cùng Foodmap tìm hiểu cụ thể hơn về các loại đường bổ sung, lợi hay hại đối với sức khỏe nhé!

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Top 7 Công Dụng Của Đường Thốt Nốt Mà Các Mẹ Thường Bỏ Qua

Những công dụng của đường thốt nốt dưới đây có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Đường thốt nốt được biết đến như là một sự thay thế vô cùng hoàn hảo cho đường cát trắng. Do hương vị thơm ngọt đặc biệt của nó, nó còn được gọi là “superfood sweetener” – chất làm ngọt siêu thực phẩm. Tuy nhiên, với vẻ ngoài màu vàng ánh đậm mà có thể nhiều người không thấy được độ hấp dẫn của nó. Nếu tìm hiểu kĩ hơn, những lợi ích đã được chứng minh dưới đây của đường thốt nốt sẽ khiến bạn phải bất ngờ đóĐường thốt nốt - Ảnh 1

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

1. Gia vị hỗ trợ đắc lực trong nhà bếp

Với hương vị ngọt thanh không gắt của mình, đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường cát trắng giúp các mẹ nấu những bữa ăn không những ngon mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt tốt hơn.Đường thốt nốt - Ảnh 2

Đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường cát trắng

2. Làm sạch cơ thể

Thật khó để tưởng tượng sự liên quan giữa đường thốt nốt với chức năng làm sạch cơ thể, nhưng đó là sự thật. Nó hút bụi và các hạt không mong muốn ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm sạch các đường hô hấp, phổi, ống dẫn thức ăn, dạ dày và ruột.Đường thốt nốt - Ảnh 3

Làm sạch các đường hô hấp, phổi, ống dẫn thức ăn, dạ dày và ruột

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ngoài việc làm sạch dạ dày, sự có mặt của chất xơ trong đường thốt nốt còn tạo điều kiện cho tiêu hóa. Nó kích hoạt các enzyme tiêu hóa và các chức năng như axit axetic trong dạ dày, do đó tăng tốc độ tiêu hóa và làm trơn quá trình, cuối cùng làm giảm căng thẳng cho ruột và đường tiêu hóa. Đồng thời ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, giun đường ruột và đầy hơi.

Xem thêm: Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!
Đường thốt nốt - Ảnh 4

Ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, giun đường ruột và đầy hơi

4. Ổn định mức năng lượng cho cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy mức đường hoặc sự gia tăng năng lượng đột ngột có thể là mối đe dọa lớn đối với các cơ quan nội tạng. Sự nâng cao đột ngột này có thể làm tăng huyết áp và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thận và mắt. Đường thốt nốt là một dạng carbohydrate phức tạp hơn đường trơn. Điều này có thể cung cấp cho bạn năng lượng mà không làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng của mình.Đường thốt nốt - Ảnh 5

Cung cấp cho bạn năng lượng mà không làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng

5. Giàu chất xơ & hàm lượng sắt

Không giống như đường cát trắng, đường thốt nốt chứa hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần giúp cung cấp một lượng khoáng chất tốt cho cơ thể, chủ yếu là sắt. Ngoài ra loại đường này còn giàu magiê, các chất chống oxy, canxi, kali và phốt pho. Trong một bài báo được xuất bản cho Tạp chí Y học Medscape , đường thốt nốt được khuyên dùng thay thế cho chất bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối với những người bị thiếu sắt. Ngoài ra nó nên được ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C . Điều này giúp trong việc hấp thụ sắt trong cơ thể.Đường thốt nốt - Ảnh 6

Được ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C

6. Làm đẹp da

Vì giàu hàm lượng khoáng chất và vitamin khác nhau, nhờ đó cung cấp dưỡng chất thích hợp cho da. Nuôi dưỡng đúng cách cho da, tạo nên một làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Đường thốt nốt cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về da khác nhau như mụn nhọt và mụn trứng cá.Đường thốt nốt - Ảnh 7

Điều trị các vấn đề về da khác nhau như mụn nhọt và mụn trứng cá

7. Dịu nhẹ các cơn đau

Do chứa nhiều hoạt chất tự nhiên mà đường thốt nốt tác dụng giúp làm dịu cơn đau do chứng bệnh đau nửa đầu hay đau khớp gây ra:
Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn. Còn đối với những người bị đau ở khớp, hãy pha thốt nốt cùng với gừng có thể làm giảm đau khớp một cách hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên uống một ly sữa cùng với đường thốt nốt cũng có thể giúp củng cố xương và ngăn ngừa các vấn đề về xương và khớp như viêm khớp.Đường thốt nốt - Ảnh 8

Củng cố xương và ngăn ngừa các vấn đề về xương và khớp

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Những Loại Đường Phổ Biến Mà Bạn Nên Biết

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình

Với sự tràn ngập các loại đường hay những chất làm ngọt ắt hẳn sẽ làm các mẹ bối rối khi chọn lựa vì không biết loại nào sẽ “ít hại” hơn (Vì về cơ bản, thông thường các loại đường đều có hại, nhưng ít hay nhiều tùy thuộc vào mỗi loại đường hay lượng đường được sử dụng).

Xem thêm: Đường là gì? Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Cùng Foodmap chúng mình tìm hiểu các loại đường được sử dụng phổ biến nhé (Lưu ý: phổ biến chưa hẳn đã tốt. Chúng mình sẽ dành một bài viết khác để nói về những loại đường tốt cho sức khỏe nhé)

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Đường tinh luyện 

Đây chắc là đường dễ tìm mua nhất và bảo quản được lâu. Vì giống như dầu ăn tinh luyện, muối tinh, chúng là bộ 3 phổ biến trên các kệ hàng thực phẩm công nghiệp. Đường tinh luyện hoàn toàn là đường, không có vitamin hay chất khoáng nào có lợi cho sức khỏe đi kèm vì nó là sản phẩm cuối cùng của quá trình chế biến và tinh chế mía hoặc củ cải đường.

Đường mà não bộ cần để hoạt động là glucose – đường có trong tinh bột, rau quả tự nhiên. Đường tinh luyện thuộc loại sucrose, làm hưng phấn não bộ tạm thời nhưng không phải là loại đường cần cho hoạt động của não.

Cơ chế hấp thu của đường tinh luyện cũng rất nguy hiểm. Đường được ngay lập tức hấp thụ vào máu và giải phóng năng lượng. Điều này có thể có hại cho một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường bởi đường tinh luyện có chỉ số đường huyết cao, khoảng 68.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 1

(Nguồn: Internet)

Đường mía

Đường thô là dạng đường trải qua rất ít công đoạn chế biến và không bị tinh chế như đường tinh luyện do đó nó giữ lại được một phần muối khoáng và vitamin. Khi ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ và không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Đường mía thô có thể trợ giúp cho các bệnh như hen suyễn, ho, cảm lạnh, và tắc nghẽn trong lồng ngực. Ở Ấn Độ người ta sử dụng đường mía thô cho 1 số món ăn nhẹ nhằm giúp sưởi ấm cơ thể trong mùa đông.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 2

(Nguồn: Internet)

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt là loại đường được làm từ cây thốt nốt, có màu nâu đặc trưng. Đây là loại đường đặc sản của Campuchia và vùng đất An Giang Việt Nam. Nó được biết đến như là một sự thay thế vô cùng hoàn hảo cho đường cát trắng. Do hương vị thơm ngọt đặc biệt, đường thốt nốt còn được gọi là “superfood sweetener” – chất làm ngọt siêu thực phẩm. Bản thân loại đường này có vị ngọt thanh, ngọt mát hơn đường mía thô, mùi thơm cũng dễ chịu hơn. Ngoài ra, đường thốt nốt cũng chứa một phần vitamin và khoáng chất do đó nó được dùng thay thế cho các chất tạo ngọt khác nhờ những công dụng với sức khỏe như làm sạch cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa,…

Xem thêm: Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 3

Đường phèn

Từ xa xưa, dân gian ta đã có câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình kết tinh đường từ cây mía. Đường phèn được bào chế bằng cách lấy đường trắng, pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, thêm hương vị. Vậy nên đường cát trắng càng nguyên chất, càng ít tạp chất thì việc chế biến đường phèn càng dễ dàng và thành phẩm đường phèn làm ra sẽ có chất lượng hơn.

Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu. Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và rất tốt đối với sức khỏe con người.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 4

(Nguồn: Internet)

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Đường Trắng – Chất Tạo Ngọt Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Cơ

“Nơi nào có nhà máy sản xuất đường tinh luyện, nơi đó có nhà thương điên.”

Đây là điều nghiệt ngã, nhưng đó lại là sự thật. Cùng tỉnh với nhà máy sản xuất đường tinh luyện là nhà thương điên. Điều này đúng trên toàn thế giới, không chỉ một quốc gia nhỏ lẻ nào.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 1

(Nguồn: Internet)

Có lẽ bạn cần biết về thông tin này:

  • Vào những năm 1976 – 1980, rất hiếm trường hợp bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi dưới 40 tuổi.
  • Nhưng trong thế giới ngày nay, rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi.
  • Trong năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.

Điều này cho thấy một thực trạng là thói quen ăn đồ ngọt hiện nay của các bạn trẻ đang trở nên đáng báo động. Kéo theo đó là những hệ lụy to lớn mà giới trẻ phải đối mặt khi sức khỏe ngày 1 xuống cấp.

Xem thêm: Đường có phải là một gia vị lành mạnh trong gia đình bạn?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tiêu thụ quá nhiều đường là bạn đang đến gần hơn với “cái chết trắng”.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 2

(Nguồn: Internet)

Vậy bạn suy nghĩ gì về sản phẩm đó? Ăn đường trắng vào cảm thấy dễ chịu, đó là do cơ thể chúng ta đã lấy khoáng chất trong cơ thể ra để trung hòa đường trắng (năng lượng rỗng). Việc tiết khoáng chất làm cơ thể dễ chịu.

Nhưng ăn đường trắng để hưởng sự dễ chịu đó thì không khác gì một em bé thấy vị khách lạ đến nhà, em bé được ăn rất nhiều đồ ngon, tưởng đâu thức ăn do khách mang tới. Bé đâu ngờ cả tuần sau cả gia đình mình sẽ phải ăn cơm với muối, vì thức ăn ngon đã đem hết ra đãi khách rồi.

Đường trắng cũng trá hình trong kem, kẹo, bánh, thực phẩm công nghiệp và trong cả những quả ô mai ngọt ngào mà nhiều vị phụ huynh dành tặng con mình.
Sự khác biệt trong lợi ích sức khỏe.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 3

(Nguồn: Internet)

Mặc dù cả hai loại đường mía thô và đường tinh luyện đều cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chế độ giải phóng năng lượng là khác nhau.

– Đường tinh luyện: Là một trong những hình thức đơn giản nhất của đường mía, đường được ngay lập tức hấp thụ vào máu và giải phóng một năng lượng. Điều này có thể chứng minh có hại cho một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. (Những người xấu đói là do lượng isulin tăng giảm đột ngột cũng do chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện)
Khi bạn ăn quá nhiều đường trắng, nó không những làm bạn trở nên béo phì mà còn gây hại não, tích lũy mỡ thừa, giảm trí nhớ…

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 4

(Nguồn: Internet)

– Đường mía thô: khi ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ và không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Đường mía thô cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Một lần nữa, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể.

Bạn có thể cảm nhận khi ngâm 1 cục đường mía thô, nó tan trong miệng và để lại một chút muối trên lưỡi. Và đây là muối khoáng tự nhiên được mía tổng hợp từ đất. Hơn nữa, đường mía thô là rất tốt trong vai trò là 1 tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị RÌ VIU Trái cây ngon

Tổng Hợp 7 Loại Bơ Ngon Phổ Biến Nhất Việt Nam

Bơ là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin bổ ích cho con người. Bơ cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cũng như chất xơ cho cơ thể. Hãy cùng Foodmap tìm hiểu xem có bao nhiêu loại bơ đang được bán trên thị trường hiện nay.

1. Bơ sáp

Bơ sáp được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Và tại Việt Nam, bơ sáp đang dần dần trở thành một giống bơ được ưa chuộng nhất. Do yêu cầu về thổ nhưỡng của bơ sáp trùng với khí hậu Việt Nam nên nó phát triển rất tốt tại đây. Bơ sáp được trồng nhiều ở các vùng núi Tây Nguyên, nơi có khí hậu tốt kèm với đất đỏ bazan.

Bơ sáp có hình dáng trứng gà, nhìn chúng trái bơ sáp không quá tròn và cũng không quá dài. Khi chín, quả bơ sáp căng mọng và cầm rất chắc tay. Vỏ ngoài của bơ sáp hơi sần và hơi bóng. Vỏ mỏng, phần thịt bơ bên trong màu vàng, hạt khá to. Phần thịt bơ khi ăn vào đúng thời điểm chín tới thường có vị ngọt nhạt. Bơ sáp có cảm giác khi ăn hơi trơn và cảm giác mềm trong khoang họng. Thông thường người Việt thường ăn bơ sáp với sữa đặc hoặc dùng làm sinh tố.

Bơ sáp2. Bơ 034

Đây là loại bơ bắt nguồn từ Lâm Đồng. Quả bơ dài nhìn bề ngoài khá giống bơ sáp nhưng hạt bé hoặc không hạt và hiện nay được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Về chất lượng trái đạt cơm vàng, hạt bé, trái dài từ 27 đến 32 cm, khối lượng từ 400 đến 600g, chín da xanh, độ dẻo và độ béo cao. Được đánh giá là cây bơ số 1 hiện nay ở khu vực Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Bo_034

3. Bơ Tứ Quý

Bơ Tứ Quý hay còn gọi là bơ trái vụ. Chúng có nguồn gốc ở Đắk Lắk và được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên. Hình dáng bơ thuôn dài, nhỏ ở phần cuống và to dần về dưới. Quả bơ này có trọng lượng từ 0,5 – 1,2kh/quả.

Phần vỏ của bơ khá mỏng, bóng trơn và không sần sùi. Đặc biệt, bơ có hạt quả nhỏ, thịt màu vàng nhạt thơm ngon.

Bơ Tứ Quý thường được dùng để biếu, làm quà tặng vì hình dáng của chúng trông bắt mắt. Một số món ăn chế biến từ bơ đó là salda rau củ, sinh tố bơ sữa, bơ dầm đá đường…Đừng bao giờ để tủ lạnh nhà mình thiếu đi loại bơ này nhé bạn.

Bơ tứ quý

4. Bơ Booth

Bơ Booth du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm trước và hay được gọi là “bơ bút, bơ búc”. Loại bơ này có vỏ dày hơn các loại bơ khác. Thịt bơ vàng đậm, thơm dẻo, không xơ, hạt nhỏ, ít dập nát, thời gian chín kéo dài đến 7 ngày so với 3 ngày ở bơ thường, nên tỷ lệ hỏng rất thấp.

Bạn cũng có thể chế biến bơ Booth với sữa, trái cây khác để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó.

bơ booth

5. Bơ Hass

Bơ Hass là một dòng bơ có mức độ phổ biến không kém cạnh bơ Booth. Trên thế giới, Bơ Hass đang chiếm lĩnh thị trường với 80% sản lượng bơ. Đây là giống bơ chủ chốt tại nước Úc và mang doanh thu gần 1 tỷ USD/năm cho người nông dân Mỹ.

Hiện bơ Hass đã được một số trang trại bơ tại Việt Nam đưa về trồng thử nghiệm. Bơ Hass có vỏ dày và cứng. Vỏ bơ Hass có màu xanh đậm và hơi sần sùi. Khi chín vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu tím còn thịt bơ chắc, thơm và có màu vàng.

bơ hass

6. Bơ Reed

Bơ reed cũng là một giống bơ có nguồn gốc từ Mỹ. Cũng tương tự như bơ Booth, Reed đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi. Khi đem về Việt Nam, bơ được thử nghiệm trồng ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả vẫn không thể bằng Booth.

Bơ Reed có trọng lượng lớn, kích thước trung bình cao nặng từ 300-500g tùy theo mức độ chăm sóc. Bơ Reed có vỏ màu xanh đậm, khi chín vỏ bơ chuyển từ xanh sang tím. Vỏ ngoài của bơ Reed thường dày, và có lởm chởm gai nhưng rất dễ lấy thịt.

Phần thịt bên trong bơ Reed có màu kem, ăn không béo, không có chất xơ nhiều, gắn khít với phần hạt bên trong. Hạt gắn khít nhưng cũng dễ bóc tương tự như các sản phẩm bơ khác.

bơ reed

7. Bơ Fuerte

Một dòng bơ phổ biến không kém bơ sáp khi đây được xem là giống bơ đầu tiên. Bơ Fuerte thuộc chủng Mexico. Tại Việt Nam, giống bơ này được trồng rất nhiều trên vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, quả bơ Fuerte có hình dán thon dài, vỏ rất mỏng, màu xanh sậm chứ không xanh nâu như các loại bơ khác. Tuy nhiên, bù lại bên trong quả bơ lại phần thịt khá ít do phần hột khá to.

Phần thịt bơ có màu vàng kem ngon, bùi bùi và có lượng sáp lớn – đây là giống bơ dùng làm bơ dằm. Ngoài ra, thịt bơ thường có mùi thơm bùi rất dễ chịu và thường được dùng để làm mặt nạ.

bơ fuerte

Bơ là loại thực phẩm được đánh giá cao vì những giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Cụ thể như lượng vitamin A, D, E, B5, B6…cùng hàm lượng khoáng chất dồi dào như Kali, Mangan, Kẽm, Đồng, Sắt. Tuy vậy, chúng ta cũng cần có những nguyên tắc ăn bơ để tận dụng hết những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe như:

– Ăn với lượng vừa phải: Bơ chứa nhiều chất béo, khoảng 250 đơn vị calo. Nếu ăn nguyên 1 quả bơ cùng thực phẩm béo khác thì sẽ khiến chúng ta tăng cân. Theo các chuyên gia thì chúng ta chỉ nên ăn 1/3 quả bơ mỗi ngày, tương đương 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

– Ăn cả phần thịt sát vỏ: Khi gọt bơ thì nhiều người thường bỏ đi phần thịt xanh đậm dưới vỏ. Thực tế đây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả bơ, và như vậy thì vô tình chúng ta đã bỏ đi phần quý giá nhất của loại trái cây này rồi. Bạn chỉ cần dùng tay để bóc vỏ bơ nhẹ nhàng nhé, nếu thịt bơ vẫn còn dính lại thì lấy thìa để lấy chúng ta.

– Phụ nữ cho con bú nên hạn chế ăn: Mặc dù hàm lượng vitamin B6 có trong bơ tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng với phụ nữ cho con bú thì không. Nếu mẹ ăn quá nhiều bơ thì tuyến vú sẽ chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng. Khi bé bú thì sẽ dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy.

Bơ cung cấp vitamin cho cơ thể

– Người bị dị ứng cũng không nên ăn: Một số người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng, đặc biệt những người dị ứng với chất latex – mủ cao su thì khi ăn bơ sẽ làm tăng mức độ lgE trong huyết thanh khiến cho tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn. Vậy nếu như khi ăn bơ thấy chóng mặt, buồn nôn, phát ban…thì không nên ăn và loại luôn chúng ra khỏi thực đơn hằng ngày của bạn.

– Hạn chế ăn khi có mắc bệnh về gan: Trong bơ chứa nhiều collagen, khi không sử dụng hết thì chúng sẽ tích tụ và gây hại cho gan. Bên cạnh đó, một số loại dầu trong bơ cũng không tốt cho hoạt động của gan. Nếu như bạn đang gặp vấn đề về gan thì không nên ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe nhé.

Foodmap đang có Bơ Sáp Đắk Lắk đang có giá hấp dẫn : 120k/ 3kg. Bạn tham khảo và đặt hàng tại đây nhé  : https://bit.ly/3rnc3ek

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Đường Có Phải Là Một Gia Vị Lành Mạnh Trong Gia Đình Bạn?

Đường là nguồn năng lượng chính của con người, cần nạp đủ lượng đường mỗi ngày để duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng đường dư thừa kéo dài, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, béo phì…

1. Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong suốt cả ngày, tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải và điều độ.

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ

(Nguồn ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).

Việc nạp lượng đường ít hơn hay nhiều hơn lượng cơ thể cần được khuyến cáo mỗi ngày đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Dấu hiệu sớm nhất của tình trạng này là cảm giác đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân.

Khi đó, nên uống ngay nước đường sẽ giảm tình trạng hạ đường huyết. Sau đó cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, tuyệt đối không bỏ bữa. Khi ăn thiếu chất đường kéo dài gây giảm năng lượng tiêu thụ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.

Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu (tiền đái tháo đường và đái tháo đường).

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

(Nguồn ảnh: Internet)

2. Nên nạp đường từ những thực phẩm nào?

Hiện nay, thực trạng thừa cân béo phì và các bệnh lý không lây liên quan đến dinh dưỡng như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư… ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn uống hàng ngày.

Theo đó, thực phẩm hàng ngày có thể tính toán quy ước tương đương lượng đường như sau:

1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal

1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường

1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)

1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)

Nên nạp đường từ những thực phẩm nào

(Nguồn ảnh: Internet)

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.

Nên nạp đường từ những thực phẩm nào

(Nguồn ảnh: Internet)

3. Lưu ý khi sử dụng đường hàng ngày

– Đối với những người ăn kiêng, cần giảm cân thì nên duy trì lượng bột đường tối thiểu nạp cho cơ thể hoạt động. Nếu bỏ bữa chính hoặc ăn không đầy đủ, ăn kiêng hoàn toàn mà không có chất bột đường thì cơ thể sẽ bị thiếu đường.

– Nếu ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm (gồm nhóm bột đường, nhóm béo, đạm, rau và trái cây) thì không cần phải sử dụng đường tinh (đường cát, bánh kẹo, nước ngọt…).

– Khi ăn lượng đường nhiều hơn so với nhu cầu (ăn nhiều cơm, nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt…) thì sẽ bị dư đường.

– Cách tốt nhất để cắt giảm lượng đường là chỉ cần tránh các thực phẩm chế biến và thay vào đó là thỏa mãn vị ngọt của bạn bằng trái cây.

– Nếu một thực phẩm đóng gói có chứa đường trong 3 thành phần đầu tiên, hãy tránh nó. Đặc biệt lưu ý là bạn phải đọc nhãn dinh dưỡng bởi vì ngay cả thực phẩm được ngụy trang là “thực phẩm tốt cho sức khỏe” cũng có thể được nạp thêm đường.

Lưu ý khi sử dụng đường hàng ngày

(Nguồn ảnh: Internet)

Hiện nay, khi chúng ta càng ngày càng sợ các loại đường hóa học, người ta tìm về chất ngọt thiên nhiên như đường thốt nốt, đường cỏ ngọt,… Chính vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn loại đường phù hợp, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn, đặc biệt là phải tìm được lượng đường phù hợp với cơ thể của bạn.

Nguồn: Vinmec

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!