Chuyên mục
Tin tức

Hương vị xưa của bánh phục linh – đặc sản Huế

Tuổi thơ của thế hệ 8x,9x là những hộp bánh phục linh vô cùng ngon miệng đẹp mắt, nhưng thời gian dần trôi qua khiến cho hương vị của loại bánh này dần không còn như xưa.

1. Bánh phục linh – đặc sản cung đình Huế trong tuổi thơ 8x,9x ra sao?

Không chỉ chiếm trọn một vị trí đặc biệt trong lòng thế hệ 8x,9x mà từ nhiều thập kỷ trước bánh phục linh đã trở thành món đặc sản “vương giả” của các gia đình quý tộc ngày xưa bởi những nét đặc trưng “rất ăn điểm” 

Mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từ chiếc bánh phục linh xen lẫn hương vị vừa ngọt ngào vừa beo béo như tan trong miệng nhất định sẽ đọng lại trong bạn những cảm xúc khó quên nhất. Đặc biệt với những khuôn bánh được tạo nên vô cùng tỉ mỉ, bánh phục linh không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng đẹp mắt. 

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế
Những chiếc bánh phục linh với thiết kế đẹp mắt và vô cùng tỉ mỉ.

Cũng bởi vì chất lượng hoàn hảo mà mỗi chiếc bánh phục linh mang lại mà ngày xưa chỉ ở những gia đình quý tộc hay trong cung đình mới được thưởng thức thức bánh này. Sau giai đoạn đó, bánh phục linh trở nên gần gũi hơn với đại chúng và trở thành một món đặc sản vùng miền ngày Tết không thể thiếu, hay được mọi người ưu ái lựa chọn để trở thành món ngon vùng miền mà họ đem biếu tặng nhau.

Nguyên liệu để làm nên một món đặc sản cung đình huế chỉ đơn giản bao gồm: bột năng, nước cốt dừa, lá dừa, đường. Nhưng để làm nên một món bánh vừa ngon ngọt, vừa thơm ngậy vừa bắt mắt như thế thì phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo của người làm bánh – người tạo nên cái hồn riêng của bánh phục linh. 

Mỗi loại bánh sẽ có một thời kỳ phát triển riêng, bánh phục linh cũng như thế. Bẫng đi một thời gian, những người giữ nghề của bánh phục linh đã không còn mặn mà như trước, hương vị độc đáo giờ cũng đã bị phai dần và không còn giữ được nét riêng như trước.

 

2. Hành trình tìm lại hương vị nguyên bản của món đặc sản cung đình Huế. 

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế

Đến từ khát vọng muốn tìm lại những hương vị ấn tượng ngày xưa của bánh phục linh, thương hiệu LongTraa đã tốn rất nhiều thời gian để “lùng tìm” những người nghệ nhân làm bánh phục linh thực thụ.

May mắn thay giữa vùng đất mộng mơ Đà Lạt, họ đã tìm thấy nhau. Gia đình nghệ nhân hợp tác cùng thương hiệu là một gia đình người Huế chính gốc nhưng đã chuyển tới Đà Lạt sống lâu năm. Mang theo cùng hành trang tìm đến vùng đất mới của họ là công thức gia truyền và bộ đồ làm bánh phục linh bằng thau nguyên bản. Đặc biệt là điều này đã được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy như một báu vật trân quý của gia đình.

Vì là công thức được lưu truyền lâu năm của gia đình, nên hương vị bánh phục linh cũng rất chuẩn vị xưa: vị ngọt thanh, mát nhẹ, giòn tan như tan trong miệng đượm thơm mùi lửa. 

Công đoạn làm bánh phục linh công phu

Như đã đề cập ở trên, thức bánh này nhìn tuy đơn giản nhưng công đoạn để làm nên chúng đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ cao đến từ người nghệ nhân và nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đó cũng là lý do mà bánh phục linh trở thành một món đặc sản cung đình Huế – nơi được mệnh danh là khắt khe nhất về ẩm thực. 

Muốn mang đến một hương vị in đậm dấu ấn huế xưa, người nghệ nhân buộc phải lựa chọn nguyên liệu kỹ càng bao gồm: bột bình tinh được xay nhuyễn cẩn thận kết hợp đường vàng truyền thống và nước cốt dừa tươi.

Sau đó họ sẽ tiến hành giai đoạn “nướng” điêu luyện và ấn khuôn đồng chuẩn xác và đẹp mắt cho từng khuôn bánh, đây là phân đoạn được đánh giá là yêu cầu cao nhất về sự tỉ mỉ và khéo tay của người nghệ nhân. Bởi món ăn của họ không chỉ là một món bánh thông thường, mà nó còn được nhắc đến cùng một cụm từ vô cùng quyền lực “đặc sản cung đình Huế”

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế
Để đem đến một hộp bánh phục linh chất lượng, người thợ phải cần rất nhiều sự tỉ mỉ và vất vả.

Cách thưởng thức bánh phục linh đúng cách.

Nhằm tận hưởng trọn vị ngon độc đáo của món đặc sản cung đình Huế này thì bạn phải biết cách ăn đúng. Cầm chiếc bánh đưa vào miệng, bạn hãy cắn một miếng nhỏ và ngậm lại trong miệng trong vài giây để cảm nhận bột bánh đang tan dần trong miệng và hương vị thơm ngon dậy mùi vô cùng bắt miệng.

Và hãy nhớ chuẩn bị thêm một tách trà thanh mát để trải nghiệm được tăng thêm phần ngon miệng nhé.

 

Tìm mua bánh phục linh chất lượng, in đậm dấu ấn đặc sản cung đình Huế, đến ngay nền tảng thương mại điện tử Foodmap. Sẽ có rất nhiều deal hấp dẫn đón chào bạn mới trên website của Foodmap. Hãy truy cập ngay nhé! 

Truy cập tại đây. 

 

Chuyên mục
Tin tức

Dinh dưỡng dồi dào của cây tầm bóp – đặc sản Đà Lạt.

Nhắc đến Đà Lạt, mọi người hay nhớ đến hồng treo gió. Nhưng trong thời gian gần đây cũng đang nổi lên một loại cây mang tên “cây tầm bóp“, một loại cây mang cái tên lạ với nhiều dưỡng chất dồi dào, từ dưới rễ đến tận phần quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.

Cây tầm bóp – đặc sản đà lạt là gì?

Cây tầm bóp thuộc nhóm thực vật có hoa, họ cà. Chúng thường sống tập trung tại những nơi có khí hậu nhiệt đới và mọc hoang dọc theo hai bên lối đi trên đường, trên bờ ruộng, bãi cỏ dại hay khu đất hoang.  

Về tính vị, toàn cây tầm bóp có vị đắng đặc trưng, thích hợp làm mát cơ thể và không hề có độc. Quả thì có vị chua chua dễ ăn, dễ chế biến với nhiều món. Khi còn tươi, quả tầm bóp sẽ có màu xanh nhưng đến lúc chín thì sẽ ngả dần sang màu cam hay đỏ. Điểm thú vị của quả tầm bóp nằm ở chỗ, bên ngoài quả sẽ có một lớp bao mỏng bên ngoài nhìn như một chiếc túi nhỏ bảo vệ phần quả, khi dùng tay bóp nhẹ sẽ phát ra tiếng kêu lốp bốp vui tai. 

Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam rất nhiều, nhưng món đặc sản vùng miền này vẫn chưa được nhiều người biết đến về giá trị dinh dưỡng dồi dào của nó. Ở một số vùng, họ sử dụng món đặc sản này như một loại rau ăn kèm với các món thường ngày hoặc điều chế để làm dược liệu chữa trị vô vàn loại bệnh. 

trai-tam-bop-chin
Những trái tầm bóp với màu cam vô cùng đẹp mắt.

Hữu ích từ rễ đến quả của cây tầm bóp.

Cây tầm bóp vốn dĩ nên được mệnh danh là một loại cây quý. Vì không chỉ là một loại cây dễ trồng, dễ thu hái quanh năm mà cây tầm bóp còn có giá trị sử dụng từ rễ đến quả bao gồm: rễ, thân, lá, quả. Mọi người có thể sử dụng món đặc sản vùng miền này cho nhiều mục đích khác nhau như:

  • Ở nhiều địa phương, họ chế biến lá rau tầm bóp với các phương thức đơn giản như: luộc, xào, nhúng lẩu,… Hương vị của lá rau tầm bóp sẽ khá đắng, độc lạ nhưng bù lại vô cùng thanh mát cho cơ thể.
  • Riêng trẻ con ở các vùng nông thôn thì lại cực kỳ ưu ái vị chua chua thanh thanh bắt miệng của quả tầm bóp. Một số người thì lại nhận xét món đặc sản này gợi cho họ cảm nhận tương đồng với vị cà chua chín. 
qua-tam-bop-chin-mong
Quả nhỏ xinh bên trong mỗi trái tầm bóp.

Dưỡng chất dồi dào bên trong cây.

Ngoài ra, cây tầm bóp cũng đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về dưỡng chất bên trong của chúng:

  • Với phần thân cây các chất dinh dưỡng bao gồm: Alkaloid, physagulin A-G, anthocyanin, physalin A-D, L-O, F,…
  • Với phần quả của cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Vitamin (A, C,…), chất béo, protein, chất đạm, chất xơ, đường, cacbohidrat, nước, nguyên tố vi lượng (canxi, natri, magie, sắt, kẽm, lưu huỳnh,…)

Cũng vì dưỡng chất dồi dào như thế nên cây tầm bóp được chế biến thành nhiều sản phẩm, trong đó phải kể đến:

Nước cốt tầm bóp – thức nước uống mới, giàu chất dinh dưỡng.

Nếu như phần lá của món đặc sản đà lạt này khá kén người thưởng thức, thì bù lại phần quả và nước cốt lại rất được ưa chuộng trong cuộc sống thường nhật.

Bạn có biết một ly nước cốt tầm bóp sẽ mang đến hàm lượng vitamin C nhiều hơn gấp 11 lần so với món dâu tây. Đặc biệt, loại nước này lại vô cùng ít calo, sẽ không để bạn bận tâm về cân nặng của bản thân một chút nào. 

Một số món chế biến nhanh với nước cốt:

  1. Dùng 300ml nước cốt cô đặc pha với nước lọc theo tỷ lệ 1:4 hay 1:6 và bỏ thêm vài viên đá uống cùng sẽ mang đến một ly nước giải khát vô cùng “đúng bài” trong những ngày hè oi bức hiện nay.
  2. Bạn cũng có thể sử dụng nước cốt là nguyên liệu mix cùng các loại nước ép như: dâu tây, nước cam,… nhằm tăng thêm hương vị đậm đà và hàm lượng dinh dưỡng cho thức uống.
  3. Với màu sắc bắt mắt, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt làm nguyên liệu phủ lên bánh kem, kết hợp cùng các loại thạch rau câu hay dùng để làm chất tạo màu cho món ăn và thức uống.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về địa chỉ mua nước cốt tầm bóp – đặc sản Đà Lạt thì tại Foodmap, bạn không chỉ nhận được mã giảm giá ưu đãi hằng tháng mà còn có cơ hội săn thêm nhiều deal siêu hời.

Mua ngay Nước Cốt Tầm Bóp

 

Chuyên mục
Tin tức

ĐẶC SẢN ĐƯỜNG THỐT NỐT ĐƯỢC LÀM THẾ NÀO?

Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang với màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên có bao giờ bạn tò mò về cách người nông dân thu hoạch và nấu đường thốt nốt như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đường thốt nốt là gì? 

Nó là một chất tạo ngọt phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được nấu từ dịch chảy ra từ nhụy hoa thốt nốt. Đường có màu vàng nâu óng ánh hoặc màu nâu đỏ đặc trưng.

duong-thot-not-dang-vien
Đường thốt nốt thường có dạng viên hình tròn

Vị ngọt của đường thốt nốt rất thanh, có hương thơm thoang thoảng và một chút vị chua nhẹ tự nhiên. Đường còn có một ít mùi khét nhẹ nếu được đun bếp củi thủ công. Đường thốt nốt thường được đổ khuôn thành từng thỏi tròn. Bên cạnh đó còn có dạng sệt, dạng lỏng hay dạng bột. 

duong-thot-not-dang-set
Hoặc là dạng sệt không vón cục, dễ dàng lấy ra sử dụng

Đặc sản An Giang trong ẩm thực Việt

Tuy là một gia vị đặc sản miền Tây, đường thốt nốt từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong căn bếp của mọi người Việt. Với vị ngọt thanh cùng màu sắc bắt mắt, đường thốt nốt rất thích hợp với các món kho như cá kho tộ, thịt kho tàu,… giúp làm dậy thêm vị ngọt thơm của thịt, tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn mà không cần dùng đến nước màu.

ca-kho-duong-thot-not
Món cá kho lên màu đẹp mắt, dậy lên vị ngọt thơm của thịt nhờ đường thốt nốt

Đường thốt nốt còn là một nguyên liệu đặc biệt trong các loại nước chấm, tạo hương vị thơm ngon, không ngọt gắt cùng màu sắc bắt mắt. Một số loại mắm đặc sản có thể kể đến như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc,…

Nhắc đến đường thốt nốt, không thể không kể đến các món ngọt truyền thống của làng quê Việt. Nào là chuối rim, chè, bánh bò, xôi thốt nốt,…Món nào món nấy đều có màu nâu đỏ đặc trưng cùng hương vị ngọt thanh chuẩn vị ngon lành.

banh-bo-duong-thot-not
Bánh bò đường thốt nốt – tuổi thơ của bao người con miền Tây

Quy trình làm đường truyền thống như thế nào?

Quá trình làm đường thốt nốt vô cùng công phu. Người dân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với nhiều công đoạn khó khăn, đặc biệt là công đoạn thu mật. Để lấy được những giọt mật ngọt lịm tươi nguyên, từ sáng sớm, người nông dân phải trèo lên những cây thốt nốt cheo leo, cao chót vót. Họ sẽ cắt cuống hoa để nước thốt nốt chảy ra, lấy ống tre hoặc chai nhựa để hứng nước mật.

lay-mat-hoa-thot-not
Người nông dân hứng mật chảy ra từ nhụy hoa thốt nốt

Phần nước này khi vừa lấy từ trên cây xuống sẽ có vị ngọt lợ và nhiều cặn. Sau đó người dân sẽ lọc hết cặn bã ra bằng một lớp màng lọc, cho thêm vào nước vài miếng gỗ sến (thường là sến đỏ) để bảo quản, làm chậm quá trình lên men của nước mật.

dac-san-thot-not

Sau đó nước mật sẽ được đun sôi. Trong khoảng 15 – 20 phút, nước sẽ đổi thành màu trắng trong, vị ngọt lịm, thơm phức. Người nông dân sẽ mất 10 tiếng đồng hồ để nấu thành 50kg đường nguyên chất. Các công đoạn sẽ bao gồm việc đun sôi nước mật, lọc, chiết qua 3 nồi khác nhau là nước ba, nước nhì, nước nhất.

nau-thot-not
Nước thốt nốt sau khi được đun sôi trong một thời gian sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ, mùi thơm phức

Chưa dừng lại ở đó. Để cho ra món đặc sản vùng miền nổi bật này, thông thường mất đến 7 lít nước thốt nốt thì mới cho ra 1kg đường sệt cô đặc. Màu trắng trong của đường sẽ dần chuyển sang màu đỏ nâu đặc trưng. Sau khi nấu xong, đường đã đặc quánh sẽ được cho vào máy đánh trong 30 phút. Công đoạn này giúp đường được tơi và không bị vón cục. 

Sau đó, tùy vào mục đích sử dụng mà người làm sẽ tạo khuôn tròn cho đường hoặc làm thành dạng hạt, dạng bột mịn hoặc dạng sệt.

Đường thốt nốt nguyên chất Foodmap – Đặc sản ngon lành

Không thể phủ nhận sự ngon của đường thốt nốt. Tuy nhiên hơn tất cả, đường thốt nốt không chỉ ngon mà còn an lành. Với chỉ số đường huyết 35%, thấp hơn 2 lần đường kính trắng, đường thốt nốt có thể thay thế đường cát trong các bữa ăn hằng ngày. 

duong-thot-not-dac-san-ngon-lanh
Đường thốt nốt tại Đặc sản Ngon Lành

Đặc biệt, đường thốt nốt của Đặc Sản Ngon Lành được phân phối bởi Foodmap là loại đường nguyên bản, không tách mật nên giữ trọn các chất dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đường được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, có hương thơm đặc trưng của hoa thốt nốt, không thêm chất bảo quản, chất phụ gia hay bất kì thành phần nào khác. 

Nếm thử một miếng đường nguyên chất tự nhiên sẽ cho ra hương vị khác biệt hoàn toàn so với đường có chất tẩy, pha phụ gia hay thêm đường trắng.

duong-thot-not-foodmap

Đường có vị ngọt dịu cùng một chút chua thanh, beo béo thơm phức. Nếm một chút thôi, miếng đường tan ngay trên đầu lưỡi, hậu vị ngọt ngào vương mãi trong khoang miệng, hương thơm thoang thoảng say đắm lòng người.

Đặt ngay đường thốt nốt Đặc sản ngon lành tại Foodmap tại đây!

 

Chuyên mục
Tin tức

7 lợi ích của đường thốt nốt – đặc sản vùng miền tỉnh An Giang

Ngày càng có nhiều người để ý đến chế độ ăn uống lành mạnh thì ngày càng nhiều sản phẩm bổ dưỡng lên ngôi như đường thốt nốt. Hãy cùng tìm hiểu 7 công dụng cực tốt mà món đặc sản vùng miền này mang lại nhé. 

Đặc sản vùng miền tỉnh An Giang – Đường thốt nốt là gì?

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Đường thốt nốt – gia vị hoàn hảo cho những bữa ăn giàu dinh dưỡng.

Đường thốt nốt có xuất xứ từ cây thốt nốt vốn chỉ được trồng và phát triển tại An Giang và một số nước Châu Á, Châu Phi, đó là lý do mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản vùng miền nổi tiếng tại miền Tây. 

Giống với các loài cây khác, cây thốt nốt cũng có cả cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa, người ta hay lấy hạt thốt nốt bên trong cây cái để làm nguyên liệu trong các món như: sâm bổ lượng, chè thốt nốt,… còn cây đực dù cũng có hoa, nhưng không được sử dụng và thường chỉ được lấy nước từ nhị hoa để làm thành đường thốt nốt nên xuyên suốt quá trình hình thành đường thốt nốt, sản phẩm này không qua giai đoạn tinh chế, hoàn toàn bổ dưỡng nguyên chất. 

Đường thốt nốt có vị ngọt thanh dễ ăn cùng hương thơm đặc trưng khiến người yêu thích, vì được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên khi sử dụng sẽ mang đến cảm giác mát hơn cả đường mía hay đường củ cải thông dụng. 

7 lợi ích của đường thốt nốt – Đặc sản vùng miền tỉnh An Giang

  1. Là một gia vị hoàn hảo cho bữa ăn.

So với đường trắng, đường thốt nốt sẽ giúp món ăn của bạn thêm vị ngọt thanh nhưng không gắt. Bạn cũng có thể sử dụng đường thốt nốt như một chất tạo ngọt cho món ăn mà không cần lo ngại về vấn đề có gây hại cho sức khỏe hay không. 

Nếu bạn là một tín đồ chuyên ăn các món cùng nước chấm thì không nên bỏ lỡ sự kết hợp cùng đường thốt nốt để tạo nên chén nước chấm chuẩn vị, vừa có độ kẹo cần thiết mà còn tăng thêm độ đẹp mắt cho màu nước chấm là điều bạn chỉ tìm thấy ở một chén nước chấm pha cùng đường thốt nốt. 

Ngoài ra, khi đường thốt nốt kết hợp cùng các gia vị khác tạo nên món chè sẽ giúp giải nhiệt cơ thể tốt hơn.

Quả thật là một công dụng vô cùng tốt của đường thốt nốt đúng không nào?

  1. Đường thốt nốt vô cùng có lợi cho đường tiêu hóa.

Nhờ có chứa nhiều chất carbonhydrate nên món đặc sản vùng miền này sẽ giúp cơ thể tiêu hóa được tốt hơn so với đường tinh luyện thông thường và giúp tẩy sạch đường ruột.  

Thậm chí, đường thốt nốt còn giúp chúng ta giải phóng cơ thể tích trữ trong cơ thể và tạo cảm giác no lâu sau khi ăn – một ưu điểm vô cùng tốt với những người sợ tăng cân.

Vì lợi ích của đường thốt nốt vô cùng tốt thế này mà người Ấn Độ thường có thói quen thưởng thức những viên đường thốt nốt nhỏ sau bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Sử dụng đường thốt nốt bạn sẽ không cần phải đắn đo về chất lượng mỗi bữa ăn của gia đình nữa.
  1. Ngăn ngừa thiếu máu – căn bệnh phổ biến với phụ nữ.

Trong đường thốt nốt có chứa rất nhiều hàm lượng sắt giúp tăng huyết sắc tố trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng thiếu máu diễn ra. Đồng thời, lượng magie dồi dào có trong món đặc sản vùng miền còn giúp bạn cải thiện hệ thống thần kinh.

  1. Cung cấp nhiều khoáng chất đa dạng.

Có thể bạn chưa biết nhưng qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hàm lượng khoáng chất có trong món đặc sản vùng miền tỉnh An Giang này nhiều gấp 60 lần so với các loại đường đang được bày bán trên thị trường. 

  1. Thanh lọc cơ thể tức thì

Không gì tuyệt vời hơn cho cơ thể khi bạn chỉ cần hấp thụ một lượng đường thốt nốt nhất định, thì gần như toàn bộ cơ thể đã được đào thải độc tố hiệu quả như: hệ thống hô hấp, đường ruột, thực quản, phổi, dạ dày,…

  1. Mang đến làn da khỏe mạnh và tăng độ hồng hào.

Đường thốt nốt thường được các chị em lựa chọn là hương liệu không thể thiếu trong bữa ăn nhờ công dụng siêu tốt cho làn da: không chỉ giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào mà đường thốt nốt còn đặc biệt tốt với những người bị mụn trứng cá.

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Đường thốt nốt – người đồng hành vô cùng tốt cho chị em phụ nữ.
  1. Giúp tăng hệ miễn dịch, chống lại các căn bệnh cảm cúm thông thường.

Vì có nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất như selen, kẽm nên hệ thống miễn dịch sẽ được bảo vệ và cải thiện hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất này còn giúp cơ thể ngăn chặn sự hoạt động của gốc tự do – nguyên nhân chính gây tổn thương tế bào khiến cho cơ thể gặp nhiều bệnh và bị lão hóa. 

Liệu đường thốt nốt – món đặc sản tỉnh An Giang có thật sự tốt với sức khỏe? Thông qua bài viết này, ắt hẳn bạn đã biết câu trả lời cho riêng mình. Ăn đường thốt nốt không chỉ là ngon mà rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Bật mí bạn sẽ nhận được deal hấp dẫn nếu order đường thốt nốt tại Foodmap ngay ngày hôm nay nhé.

 

Chuyên mục
Tin tức

Cam sành vắt nước – uống vào lúc nào là tốt nhất?

Không ai có thể phủ nhận công dụng dồi dào của nước cam, đặc biệt là cam sành đến với sức khỏe, tuy nhiên tùy vào thời điểm mà nước cam có thể phát huy được trọn vẹn công dụng của nó hoặc biến thành “thuốc độc” với nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Lưu ngay những kiến thức sau để uống nước cam đúng cách bạn nhé!

3 “NÊN” KHI UỐNG CAM SÀNH VẮT NƯỚC

Nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1, 2 tiếng

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, 1, 2 tiếng sau bữa sáng hoặc bữa trưa là khoảng thời gian tốt nhất để uống nước cam. Lúc này đồ ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa vừa hết để tiếp nhận nước cam.

Uống cam sành vắt nước vào khoảng thời gian này giúp các enzym được chuyển hóa một cách dễ dàng, tốt cho hệ tiêu hóa, chất chống oxy hóa dồi dào giúp làm đẹp da, thanh lọc cơ thể.

Bên cạnh đó hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn vào ban ngày. Vậy nên uống nước cam vào khoảng thời gian này để nhận được trọn vẹn dưỡng chất từ cam sành bạn nhé.

Uống liền trong vòng 2 tiếng kể từ khi vắt

Nước cam thực chất có thể bảo quản đến 24 tiếng, với điều kiện bảo quản trong tủ lạnh, bằng bình có nắp đậy kín và có màu sẫm để không bị nhiễm vi khuẩn và vitamin không bị phân hủy bởi ánh sáng.

uong-cam-vat

 

Tuy nhiên nhằm thu nạp được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ cam, các chuyên gia khuyên rằng nên uống nước cam liền sau khi vắt hoặc chỉ trong vòng 2 tiếng kể từ khi vắt nước. Lý do là vì khi tiếp xúc lâu trong không khí, nước cam sẽ bị mất rất nhiều các khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết.

Hơn nữa trong cam vắt nước sẽ kèm theo một loại tinh dầu từ vỏ. Loại dầu nếu để lâu nổi lên trên bề nước cam, gây vị đắng. Vậy nên để hạn chế vị đắng cũng bảo toàn chất dinh dưỡng, hãy uống nước cam ngay và luôn sau khi vắt nhé!

Cam sành vắt nước – nguồn dinh dưỡng bổ sung sau khi tập luyện

Sau khi tập luyện thể dục thể thao, cơ thể cần được bù nước và năng lượng ngay tức thì. Nước cam sẽ là sự lựa chọn nhanh chóng và tiện lợi nhất dành cho bạn, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

cam-sanh-ngon
Cam sành Vĩnh Long loại vắt nước căng mọng

3 “KHÔNG” KHI UỐNG CAM SÀNH VẮT NƯỚC

Không uống vào ban đêm

Uống nước cam ban đêm sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bạn. Nước cam có tính lợi tiểu, gây tiểu đêm, sẽ khiến bạn mất ngủ vì phải thức giấc để đi tiểu. Bên cạnh đó trong nước cam có lượng axit, bám vào răng có thể gây ăn mòn, hỏng men răng, đặc biệt là trước lúc đi ngủ khi phải đi đánh răng. Lượng axit còn có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày, khó chịu khi đi ngủ.

Không uống liền sau khi ăn

Không uống nước cam liền sau khi ăn, vì khi đó dạ dày sẽ bị quá tải khi vừa phải tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp vào, vừa phải tiêu hóa nước cam. Nước cam sành cũng có thể gây biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm mất đi dưỡng chất của cả cam lẫn thức ăn đã ăn trước đó.

Không uống khi đói

Không nước nước cam khi đói vì axit của cam sẽ gây cồn cào, khó chịu.

khong-uong-cam-khi-doi
Cam sành vắt nước vỏ mỏng, thịt mọng ngọt lịm

CAM SÀNH VẮT NƯỚC CHẤT LƯỢNG TẠI FOODMAP

Nếu bạn muốn thưởng thức những trái cam sành vắt nước ngọt ngon, mọng nước, đừng bỏ lỡ cam sành Foodmap. Tại Foodmap có những trái cam sành tươi ngon được thu hoạch từ mảnh đất Vĩnh Long trù phú.

vuon-cam-sanh
Cây cam được bón phân hữu cơ, diệt trừ sâu bệnh bằng các biện pháp lành tính

Cam được canh tác an toàn, sử dụng phân bón và các chất hữu cơ để bón cho cây theo lịch trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó cam còn được áp dụng phương pháp canh tác thiên địch, sử dụng con kiến vàng để bảo vệ cây thay cho các chất hóa học. Chính vì vậy, cam sành vắt nước của Foodmap không chỉ có vị ngọt mát tươi ngon của tự nhiên mà còn an lành cho sức khỏe và môi trường.

cam-kien-vang
Sành ăn cam, đừng bỏ qua cam sành vắt nước Vĩnh long bạn nhé
Chuyên mục
Tin tức

CAM SÀNH DÙNG TRONG NẤU NƯỚNG THẾ NÀO?

Cam sành là loại trái cây yêu thích của nhiều người bởi hương vị chua thanh, ngọt mát cùng khả năng cung cấp nguồn vitamin C tự nhiên dồi dào tốt cho sức khỏe. Ngoài là một thức uống bổ dưỡng, cam sành còn là một nguyên liệu nấu nướng đặc biệt, giúp các món ăn có thêm hương vị thơm ngon mới lạ.

Làm bánh 

Nước cam sẽ giúp món bánh của bạn có thêm vị chua ngọt thanh mát, mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của cam cùng màu vàng cam đẹp mắt. Một số loại bánh đơn giản từ cam có thể kể đến bánh bông lan cam tươi, bánh cuốn ngọt vị cam,…

banh-tu-cam-sanh

Tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng vỏ cam sành để làm bánh, vì vỏ cam có chứa nhiều tinh dầu có vị đắng. Nếu muốn trang trí bằng cam hay tận dụng phần vỏ, có thể sử dụng các loại cam Úc, cam Mỹ hoặc cam Vinh để có được màu sắc bắt mắt.

Sốt cam sành chua ngọt

Nước sốt cam có rất nhiều trong các món ăn mang phong cách phương Tây. Nó giúp dậy thêm hương vị thơm ngon độc đáo cho món ăn, giúp kích thích ngon miệng. Bên cạnh đó là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

ca-sot-cam

Tuy công thức sốt cam có nguồn gốc phương Tây, nhưng người nội trợ hoàn toàn có thể biến tấu lại thành hương vị riêng của mình bằng cách kết hợp với nhiều nguyên liệu thuần Việt khác. Sốt cam là một nguyên liệu cực kì “đa-zi-năng”, có thể dùng để rưới lên các món nướng, món áp chảo, các món salad, tạo nên món ăn lạ miệng thơm ngon và cũng không kém phần bổ dưỡng.

Nước cốt cam – tẩm ướp cho món thịt mềm thơm

Bình thường khi chế biến các loại thịt, cá, người ta thường ướp chúng với giấm hoặc rượu vang để tăng thêm hương vị và làm mềm thịt. Nếu không có rượu vang hay giấm, cũng có thể thay thế bằng nước cam sành. Nước cam với các loại acid sẽ giúp các cơ trong miếng thịt mềm hơn, cũng như khử mùi tanh, hôi cho thịt. Tẩm ướp nước cam với ngò rí, nước tương, gừng, tỏi, ớt sẽ giúp dậy thêm hương vị thơm ngon hơn.

nuoc-cot-cam-uop-thit

Sinh tố thơm ngon, giữ trọn dinh dưỡng

Cam sành mọng nước và có vị ngọt đậm tự nhiên, thích hợp cho vào các món sinh tố kết hợp với các loại trái cây khác như cà rốt, xoài, chuối, táo,… Sinh tố cam không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng. 

 

sinh-to-cam

Tuy nhiên cần chú ý bởi không phải loại thực phẩm nào cũng kết hợp được với cam. Kết hợp sữa với cam sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Cam với củ cải cũng không nên kết hợp với nhau, bởi flanovoid trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate gây giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh bứu cổ.

Chọn cam ngon cho bữa cơm tròn vị

Một trái cam ngon sẽ khiến món sốt cam của bạn dậy thêm hương vị, ngược lại, một trái cam dở sẽ khiến món ăn trở nên nhạt nhẽo, bị chua hay thậm chí có mùi ôi, vị đắng. Vậy nên hãy chú ý chọn những trái cam tươi, căng bóng và không bị méo mó để món ăn thêm ngon bạn nhé. 

Cam sành Vĩnh Long Foodmap – Vị ngon của an lành

Vĩnh Long là vùng đất trù phú với đặc sản nổi tiếng là trái cam sành. Thiên nhiên thuận hòa  tạo cho trái cam nơi đây mùi thơm và vị ngọt đậm ngon hơn so với cam sành ở các vùng khác. 

 

 

vuon-cam-sanh

Để trái cam có được hương vị ngon ngọt và an lành nhất, cam sành Vĩnh Long của Foodmap Fruit được trồng theo hướng an toàn, không sử dụng các chất hóa học và sử dụng kiến vàng làm thiên địch, giúp đuổi các loại kiến, côn trùng phá hoại cây khác. Nhờ thế mà cam sành tại đây luôn mọng nước và ít sượng, trái cam có độ dinh dưỡng, độ đường cao và đặc biệt là cực kì an toàn cho sức khỏe người dùng.

 

Lựa chọn cam sành Vĩnh Long tại Foodmap nhé!

Chuyên mục
Tin tức

LẠP XƯỞNG – ĐẶC SẢN NGÀY TẾT ĐOÀN VIÊN

Cứ mỗi tết đến xuân về, màu đỏ lại xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ màu cờ, màu áo dài, đến màu của câu đối, phong bì lì xì. Trong mâm cơm ngày tết, sắc đỏ may mắn cũng xuất hiện trong món đặc sản ngày tết – lạp xưởng thơm ngon với biết bao ý nghĩa và ước mong cho một năm mới tươi đẹp.

Lạp xưởng là gì ?

Lạp xưởng, lạp sườn, hay còn được gọi với cái tên thân thương là xúc xích của người Á Đông, là món ăn có màu đỏ thẫm của thịt cùng lớp mỡ trong veo đẹp mắt. Về hương vị, lạp xưởng được nhận xét là có vị thơm ngọt đậm đà hơn xúc xích rất nhiều.

Nguyên liệu chính của món ăn là mỡ heo và thịt nạc tươi, được xay nhuyễn hoặc thái mỏng rồi ướp cùng các loại gia vị khác nhau như muối, tiêu, tỏi, rượu ( nên sử dụng loại Mai Quế Lộ thượng hạng để cho ra mùi thơm đặc trưng và khử tanh mùi thịt). 

Lạp xưởng còn được biến tấu với nhân tôm thịt, trứng muối
Lạp xưởng còn được biến tấu với nhân tôm thịt, trứng muối

Không thể thiếu gia vị ướp xá xíu để tạo màu đỏ đẹp mắt cùng hương vị chuẩn lạp xưởng. Tại mỗi vùng miền khác nhau, người ta sử dụng các loại gia vị được chế biến theo công thức và tỷ lệ riêng để tạo nên hương vị đặc sản vùng miền đó.

Thịt sẽ được nhồi vào lòng lợn hoặc lớp màng collagen, buộc lại từng phần như xúc xích và đem phơi nắng hoặc hong khô, hun khói. Cách làm lạp xưởng tuy dễ nhưng lại đòi hỏi sự kỳ công, cẩn thận, bởi nếu sai một khâu thôi thì nguyên một mẻ có thể bị hỏng.

Lạp xưởng tuy làm thì cầu kỳ nhưng khi ăn thì được chế biến rất nhanh gọn. Có rất nhiều cách để chế biến lạp xưởng, chiên, xào, luộc, hấp, nướng đều được.

Lạp xưởng ngọt thơm ăn kèm với cơm trắng nóng hổi là đúng bài
Lạp xưởng ngọt thơm ăn kèm với cơm trắng nóng hổi là đúng bài

Đặc sản Lạp xưởng – Sắc đỏ cho bữa cơm ngày Tết

Trong quá khứ, lạp xưởng là thức quà đặc biệt chỉ có nhiều trong dịp Tết. Thời chưa có tủ lạnh, vào ngày tết, khi xẻ thịt theo để làm bánh tét, bánh chưng, ông bà ta thường lấy phần thịt ăn không hết làm lạp xưởng để bảo quản được lâu.

Lạp xưởng vừa được xem như lương khô để dành để thưởng thức trong mùa Tết bận rộn, vừa được trân quý như những món quà biếu, dùng để chiêu đãi khách đến thăm.

Ý nghĩa của lạp Xưởng trong ngày Tết

Theo quan niệm người Việt, màu đỏ của lạp xưởng trong mâm cỗ Tết của tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Từng xâu lạp xưởng nối vào nhau có kiểu dáng giống như xâu tiền bao đỏ, thể hiện ước mong về một năm mới may mắn, tiền tài dồi dào. Do đó lạp xưởng luôn là một trong danh sách đặc sản vùng miền được yêu thích trong những ngày tết.

Bên cạnh đó, món lạp xưởng còn tượng trưng cho không khí sung túc, đủ đầy trong dịp năm mới. Cả gia đình cùng sum họp, ngồi bên nhau nhâm nhi miếng lạp xưởng thơm ngon, một miếng bánh chưng, một miếng kiệu chua, dưa ghém là tròn đầy cho một bữa cơm tân niên ấm áp.

Lạp xưởng đặc sản Sóc Trăng tại Foodmap

Lạp xưởng của Đặc sản ngon lành được chế biến theo công thức gia truyền với những nguyên liệu tươi ngon, tạo nên món lạp xưởng chuẩn bị truyền thống. Màu đỏ của lạp xưởng là màu đỏ thẫm và nâu sậm, không phải màu đỏ au của phẩm màu thực phẩm.

Lạp xưởng đặc sản vùng miền Sóc Trăng
Lạp xưởng đặc sản Sóc Trăng, với vị ngon gia truyền đặc biệt

Vị ngọt thơm tự nhiên của thịt và gia vị hòa lẫn với vị béo ngậy của mỡ heo sẽ khiến người thưởng thức phải ngỡ ngàng say đắm. Lạp xưởng của Foodmap có 3 hương vị là lạp xưởng tôm đặc biệt, lạp xưởng trứng muối, lạp xưởng mai quế lộ. Môi loại đều có một vị ngon riêng xứng đáng được thưởng thức.

đặc sản ngày tết

Bạn có thể tìm mua lạp xưởng hoặc các đặc sản vùng miền khác tại Foodmap

Chuyên mục
Tin tức

DƯA GHÉM – ĐẶC SẢN NGON LÀNH CỦA NGƯỜI VIỆT

Dưa ghém là món ăn dân dã quen thuộc trong mâm cơm người Việt, từ những bữa ăn thường ngày đến mâm cỗ ấm cúng ngày lễ, Tết.

Hồn Việt xưa trong món dưa ghém

“Anh đi anh nhớ quê nhà, 

nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”

Câu ca dao quen thuộc gợi nhớ về những bữa ăn đạm bạc của người Việt, giản đơn thôi nhưng lại ngon lành và đưa cơm khó tả. Dưa ghém đã có từ rất lâu, từ thời người Việt vẫn chưa có tủ lạnh để bảo quản đồ ăn.

Mỗi dịp xuân về,  khi cây cối đơm hoa kết trái và công việc đồng áng rảnh rang, bà con lại kháo nhau hái lượm các loại củ quả, đem về muối chua để ăn trong Tết. Những món như kiệu muối, hành muối đã trở thành món ăn đặc sản truyền thống của dịp tết, được gọi là “loại củ mùa xuân”.

dua-ghem-tren-mam-com
Dưa ghém luôn có mặt trong mâm cơm truyền thống của người Việt, cả ngày thường lẫn ngày Tết

Cách muối dưa ghém thuần Việt

Đầu tiên, rau củ sẽ được đem phơi nắng để bốc hơi hết nước, tạo sự giòn và dai cho miếng dưa. Sau khi được tẩm ướp với muối và gia vị, trong một thời gian, miếng dưa sẽ lên men và có được độ giòn cùng vị chua đặc trưng.

Người Việt sử dụng đa dạng các rau củ khác nhau như su hào, hành, củ kiệu, cải bẹ xanh,… để tạo ra món dưa ghém. Mỗi loại dưa đều có một hương vị rất riêng và ngon.

Vị trí đặc biệt trong mâm cơm người Việt

Như một phong tục truyền thống, các món ăn thuần Việt luôn được kết hợp với một loại dưa ghém nào đó, nếu thiếu thì coi như hương vị không được trọn vẹn. Một bát canh cua rau đay thanh mát sẽ ăn kèm với cà pháo muối. Món thịt đông của người miền bắc sẽ được ăn kèm với cải chua. Các món dưa muối cay ăn kèm với thịt nướng sẽ giúp tăng vị ngon và giảm cảm giác ngấy.

Đôi khi vì vị ngon đậm đà của dưa ghém mà người ta có thể ăn không với cơm. Chỉ một bát cơm và một ít dưa thôi cũng trở thành một bữa ngon lành rồi.

goi-dua-gem
Gỏi ghém Xứ Gò – món ăn đậm chất miền Tây, tràn trề màu sắc và hương vị

Dưa ghém Le’men tại Foodmap – gói ghém tinh hoa xứ Gò

Những ai có dịp đi đến vùng đất Gò Công ắt hẳn sẽ không quên được hương vị của món gỏi ghém đặc sản. Linh hồn của món ăn này nằm ở phần dưa ghém. Từng miếng dưa giòn sật, cùng vị cay nhẹ, mặn mặn vương đầu lưỡi nhấn nhá với vị chua thanh, tạo nên một tổng hòa tuyệt vời của phong vị đặc sản vùng miền Gò Công sông nước

Thấu hiểu và thương yêu những hương vị quê hương ấy, công ty Khổng Tước Nguyên quyết định cho ra đời sản phẩm dưa ghém Le’men, với 2 dòng sản phẩm với nguyên liệu chính là đu đủ và dưa leo (chay lẫn mặn).

Những loại rau củ được lên men với men mật dừa nước (đối với dưa ghém chay) hoặc nước mắm tôm và tỏi ớt. Miếng dưa có màu sắc bắt mắt, giòn sật cùng tứ vị chua, cay, mặn, ngọt và hương mắm đặc trưng, tạo nên sự bùng nổ vị giác, dậy thêm vị ngon cho các món ăn của người Việt.

“Gửi an lành trong từng sản phẩm”

Để giữ trọn phong vị tươi nguyên tự nhiên ngon lành, dưa ghém Le’men nói không với chất bảo quản, chất điều vị cũng như các phẩm màu, hương liệu.

Tất cả các công đoạn đều được được thực hiện công phu và khéo léo, gia vị được hòa trộn theo quy luật âm dương, chắt lọc ra vị ngon tinh túy và vẹn nguyên nhất của món dac san vung mien dưa ghém truyền thống. 

Le’men còn sử dụng lớp thạch muối (rau câu) để đậy dưa thay vì nan tre hay tấm nhựa, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn khi vận chuyển đi xa. Mọi công đoạn từ khâu nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói đều được đảm bảo cho một sản phẩm dưa ghém thuần tự nhiên, an lành cho sức khỏe người tiêu dùng. Dòng sản phẩm kết hợp với Foodmap để phân phối khắp mọi miền đất nước, để mọi người dân Việt Nam đều được thưởng thức món đặc sản thơm ngon của đất Việt.

 

Chuyên mục
Tin tức

CAM SÀNH VÀ CANH TÁC THUẬN TỰ NHIÊN

Không phân bón, không cắt tỉa, không cày xới, không diệt cỏ. Vừa bảo vệ môi trường vừa cho ra những trái cam sành ngọt thơm, có lẽ canh tác thuận tự nhiên chính là điểm sáng trong một nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất. Tuy nhiên liệu có thể áp dụng hoàn toàn phương pháp này để canh tác cam tại Việt Nam hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Hiểu về canh tác thuận tự nhiên

Canh tác thuận tự nhiên là hình thức canh tác bền vững, tuyệt đối tôn trọng các quy luật vận hành của tạo hóa và không tác động vào tự nhiên, để cây cam sành tự phát triển theo bản năng của mình. Có thể nói đây là một phương pháp “thiền” trong nông nghiệp, khi người nông dân…không làm gì cả. 

ong- Masanobu-Fukuoka

Với triết lý “Muôn loài đều có khả năng phát triển và sinh trưởng theo cách của chúng”, canh tác thuận tự nhiên tin rằng cây cối hoàn toàn có thể sinh trưởng và phát triển mà không cần loài người chăm sóc. Vậy nên canh tác thuận tự nhiên sẽ nói “không” với việc cắt tỉa, cày xới đất, sử dụng thuốc diệt cỏ hay phân hóa học.

Liệu có thể áp dụng canh tác thuận tự nhiên cho trái cam sành Đất Việt?

Triết lý canh tác này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà nông để bắt tay vào sản xuất những loại trái cây an lành cho môi trường và người sử dụng. Tuy nhiên đa phần các nhà nông vẫn chưa thể áp dụng hoàn toàn 100% phương pháp thuận tự nhiên, vì cách canh tác này là hoàn toàn là “vô canh”, được xem là khá mạo hiểm và không phải ai cũng sẵn sàng phó thác mọi sự cho thiên nhiên.

canh-tac-cam-sanh

Tuy nhiên triết lý này vẫn có đóng góp quan trọng trong nghề trồng cam sành tại Việt Nam, và người nông dân quyết định áp dụng phương pháp canh tác an toàn, giúp cây cam phát triển tốt và vẫn tạo ra sự cân bằng sinh học một cách bền vững. 

Một số cách canh tác cam sành an toàn 

Quản lý thảm cỏ để tạo mùn cho cây cam 

Cỏ dại là nhân tố vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, vừa giúp chống xói mòn đất, vừa là nguồn cung cấp phì nhiêu cho đất, nuôi sống hệ vi sinh vật, cung cấp dinh dưỡng cho cây cam sành. Bên cạnh đó, cỏ dại còn giúp giữ nước, giúp giảm việc tưới nước cho cây cam. Chính vì vậy, chỉ nên quản lý thảm cỏ để cỏ không mọc quá kiểm soát, chứ không cần phải cố gắng diệt cỏ.

Diệt trừ sâu bệnh bằng phương pháp “thiên nhiên” nhất

Canh tác thuận tự nhiên quan niệm “Không có côn trùng có hại”. Mọi sinh vật đều phải cùng nhau phát triển để tạo nên một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. 

Tuy nhiên với nghề nông ngày nay, diệt trừ sâu bệnh là một việc bắt buộc để đảm bảo năng suất. Thay vì sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh hữu cơ được chế tạo từ các thành phần thiên nhiên lành tính hoặc dùng các phương pháp vật lý như bắt bằng tay, bẫy điện, đèn bẫy,…. 

canh-tac-cam-nho-thien-dich

Một phương pháp giúp bảo vệ trái cam sành khá nổi tiếng là sử dụng thiên địch, cụ thể là con kiến vàng. Kiến vàng thường xuyên xuất hiện tại các vườn cam, quýt. Nó giúp đuổi kiến đen, loại kiến làm cho trái cam bị sượng và mất nước. Kiến vàng còn có khả năng tiêu diệt rầy chổng cánh và sâu vẽ bùa trên lá cùng một số các loại côn trùng cắn phá cây cam khác như sâu, rệp, bọ xít,…

su-dung-thien-dich
Sử dụng thiên địch kiến vàng cho ra những quả cam sành ngon ngọt, an lành

Không sử dụng các loại phân bón hóa học cho cây cam

Theo phương pháp thuận tự nhiên, đất đai sẽ phì nhiêu, màu mỡ nếu đảm bảo được chu kỳ sinh sống của các loại sinh vật. Việc sử dụng các loại phân bón hóa học sẽ khiến đất bị phụ thuộc vào hóa chất, từ đó trở nên bạc màu, cằn cỗi.

canh-tac-cam-hu-co
Canh tác an toàn vừa cho ra những trái cam anh lành, vừa góp phần gìn giữ hệ sinh thái

Với phương pháp canh tác an toàn, người nông dân trồng cam sành có thể sử dụng các loại phân xanh, phân chuồng, các loại phân bón sinh học có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh tự nhiên để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. 

Mua cam sành ngon, được canh tác an toàn ở đâu?

Đội ngũ Foodmap đã đi về các tỉnh miền Tây để tìm nguồn cam sành chất lượng, được canh tác an toàn. Tại mảnh đất Vĩnh Long trù phú, có những vườn cam xanh mướt sai trĩu quả rất ngon và lành.

doi-ngu-foofmao-den-vuon-cam
Đội ngũ Foodmap đến thăm vườn cam của bà con nông dân tại Vĩnh Long

Nhà nông nơi đây không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, thay vào đó là sử dụng các loại phân thuốc hữu cơ, men vi sinh lành tính từ thiên nhiên. Họ còn sử dụng phương pháp thiên địch để hạn chế các loại thuốc hóa học, việc hạn chế thuốc hóa học còn chính là điều kiện tiên quyết để kiến vàng sinh sôi và phát triển. Vòng lặp đó mở ra một chu trình canh tác bền vững cho nhà nông. 

cam-sanh-vinh-long

Những trái cam sành Vĩnh Long vì được canh tác tự nhiên mà không được bóng đẹp như những trái cam khác. Tuy nhiên ưu điểm nhận lại được là độ ngon, ngọt và sự an tâm cho người sử dụng. 

 

Chuyên mục
Tin tức

CAM SÀNH – NGUYÊN LIỆU CHO MÓN ĂN HEALTHY

Độ dinh dưỡng không thể bàn cãi cùng hương vị thơm ngon đã giúp cam sành trở thành một nguyên liệu đặc biệt giúp các bữa cơm healthy thêm ngon và lạ miệng. Hãy cùng tìm hiểu 5 món ăn healthy thuần Việt với nguyên liệu là cam sành nhé!

cam-loai-1

Bò xào sốt cam 

Nguyên liệu:

  • 500 g thịt bò, thái mỏng
  • 1-2 củ cà rốt
  • 1-2 thìa súp xì dầu
  • 1 thìa cà phê bột ngô
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 1 củ hành khô
  • 2 thìa cà phê dầu mè

Cách làm:

  • Thái chỉ vỏ cam, ướp thịt bò cùng vỏ cam và nước cam trong vòng 30 phút.
  • Xắt sợi cà rốt, hành khô và gừng.
  • Chắt hết nước cam trong bát thịt bò vừa ướp sang một bát nhỏ để làm nước sốt. Cho gừng thái, xì dầu và dầu mè vào ướp cùng thịt khoảng 10 phút.
  • Phi thơm hành, xào trước cà rốt cho chín rồi cho thịt bò vào xào tái. 
  • Hòa bột ngô vào nước cam ướp thịt rồi đun sôi đến khi hỗn hợp quyện lại. Cho thịt bò vào xào chín rồi tắt bếp.
  • Bày ra đĩa và thưởng thức thôi

Bánh cam sành tươi

Nguyên liệu:

  • 3 trái cam sành loại 1 tươi vắt lấy nước
  • 30g bột bắp, 30g bột năng
  • 20g đường 
  • Bơ nhạt 
  • Dừa sấy khô 

Cách làm:

  • Trộn hỗn hợp bột năng và bột bắp trong 1 cái nồi rồi bắc lên bếp, để lửa nhỏ, đổ nước cam từ từ vào, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
  • Cho 20 gram bơ vào nồi bột, đun cho tan
  • Đổ hỗn hợp ra khuôn có lót giấy nến, dàn mỏng bột và để cho bột nguội
  • Rắc dừa sấy khô lên bề mặt bộ đã nguội, cuộn thành từng cái vừa ăn.

Vịt sốt cam 

Nguyên liệu:

  • 2 cái đùi vịt
  • 2 trái cam sành vắt nước
  • Hành tím, tỏi băm 
  • 1,5 muỗng canh xì dầu
  • 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh mạch nha
  • một chút muối

Cách làm:

  • Ứớp tất cả các nguyên liệu với ½ phần nước cam sành trong 30 phút.
  • Làm nóng lò nướng với nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút. Cho vịt nào nướng, sau 15 phút giảm xuống 180 độ C. Tiếp tục nướng tới khi thịt chín, vàng ươm, thịt vịt chắc, không còn nước đỏ là được.
  • Làm nước sốt: Đun chảy bơ lạt và cho nước cốt cam sành vào. Khuấy tan 1 thìa cà phê bột ngô với 3 thìa canh nước rồi cho vào chảo nước cam. Nêm đường và muối cho vừa ăn. Khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh quyện như ý thì tắt bếp.
  • Bày đùi vịt ra đĩa, rướt sốt cam lên và ăn thôi.

Mứt vỏ cam sành

Nguyên liệu

  • 100 g đường cát trắng
  • 150 g muối hạt

Cách làm

  • Tách vở, cắt vỏ cam thành miếng vừa ăn. 
  • Ướp với 150g muối để vỏ cam ra bớt chất đắng. Cứ một lớp vỏ cam là một lớp muối. Cho nước xắp bề mặt cam, ướp trong  5 tiếng. Sau 5 tiếng, vớt ra và rửa sạch với nước.
  • Trụng sơ qua nước sôi trong 4 phút để giảm bớt tinh dầu. Vớt ra và rửa thật sạch. Tiếp tục trụng 3 lần như vậy.
  • Rửa và trụng trong nước đá trong 15 phút để vỏ cam được cứng hơn. Đổ nước cũ và ngâm lại nước đá lần 2, trong 15 phút.
  • Vớt ra, ướp với đường cát trong 8 tiếng.
  • Sau 8 tiếng, nấu sôi nước đường ngâm vỏ cam trước rồi cho vỏ cam vào sên, để lửa vừa. Khi nước cạn hẳn thì để lửa nhỏ để lại đường. 
  • Đường sẽ bắt đầu khô lại, kết tinh trắng xóa bám quanh vỏ cam. Cam từ dẻo sẽ chuyển sang khô.
  • Tắt bếp, để vỏ cam nguội, cho vào hũ thủy tinh để dùng dần.

Cam sành Foodmap, cho món ngon tròn vị

Cam sành của Foodmap được trồng tại vùng đất Vĩnh Long trù phú. Thiên nhiên, nắng gió nơi đây đã tạo cho trái cam vị ngọt thanh mát ngon lành cùng hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

cam-sanh-1-2

Cam sành Vĩnh Long tại Foodmap còn được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, hạn chế sử dụng các loại hóa chất, để cho cây được phát triển một cách tự nhiên nhất, mang đến cho người tiêu dùng những trái cam sành Vĩnh Long vừa ngon vừa sạch. 

62-cam-sanh-1-2