Chuyên mục
Đồ uống Kiến thức dinh dưỡng Yêu trà

Công dụng và cách dùng Trà Tứ Hoa

CÔNG DỤNG

– Hỗ trợ cải thiện làn da.

– Thải độc tố.

– Giảm stress.

CÁCH DÙNG

– Lắc cho đều trà và hoa.

– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3 g; Lượng nước: 300 ml; Nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ VỀ GẠO CANH TÁC TỰ NHIÊN LIỆU CÓ ĐÚNG?

NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ VỀ GẠO CANH TÁC TỰ NHIÊN LIỆU CÓ ĐÚNG?

Cùng Foodmap điểm qua vài phép so sánh giữa gạo canh tác tự nhiên và gạo thường nhé!

#1: Xét về độ an toàn

Đối với người tiêu dùng gạo là mặt hàng nông sản quan trọng, cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của con người. Do đó, cần đảm bảo gạo được sản xuất ra thị trường là nguồn nguyên liệu sạch, không chứa các loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Và dù là gạo canh tác tự nhiên hay gạo thường vẫn đạt chuẩn an toàn cho người tiêu dùng.

#2: Quy mô

Gạo thông thường được tổ chức sản xuất lớn, đại trà. Tuy nhiên, với loại gạo canh tác tự nhiên, do được sản xuất bằng phương pháp canh tác truyền thống nên chỉ ở quy mô nhỏ, tập trung.

#3: Phân bón

Đối với các loại gạo thông thường, vì được sản xuất với quy mô lớn nên để giữ cho hạt gạo vẫn có chất lượng tốt, năng suất cao, người ta thường sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhưng vẫn tuân theo quy định của Bộ y tế. Tuy nhiên, đối với gạo canh tác tự nhiên, được canh tác không qua dùng hóa chất, do đó, người nông dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và không sử dụng thuốc trừ sâu.

#4: Khả năng tiêu hóa

Nhờ được canh tác không hóa chất nên loại gạo canh tác tự nhiên có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn các loại gạo thông thường khác vì không có dư lượng độc hại còn tồn đọng trong đó.

#5: Bảo quản

Nhược điểm của phân bón hóa học là làm cho hạt cơm bị nguội bị se cứng và dễ thiu. Bạn hãy thử để riêng một chén cơm nguội với thời gian đủ dài (khoảng 18 tiếng) hay qua đêm ở nhiệt độ phòng (để thử độ thiu) hoặc trong tủ lạnh (để thử độ khô cứng). Nhưng, với loại gạo canh tác tự nhiên thì chỉ bị hơi khô một lớp mỏng bên trên còn bên dưới vẫn mềm, dẻo như mới nấu và thời gian ôi thiu cũng lâu hơn.

#6: Sự tiện lợi

Gạo thường được sản xuất đại trà nên bạn có thể dễ dàng mua chúng ở bất kì đâu dù là siêu thị, chợ, cửa hàng gạo hay tạp hóa,… Khác với sự thuận lợi đó, gạo canh tác tự nhiên lại khó tìm mua hơn ở những cơ sở uy tín với sự tràn lan của thị trường gạo hiện nay.

Thấu hiểu được nỗi niềm đó, từ hôm nay, tại Foodmap đã có Gạo ST24 – “GẠO NGON TỪ ĐẤT – GẠO CHẤT TỪ TÂM” nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngon – ăn sạch của người tiêu dùng Việt Nam hiện đại.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Những dược tính của sen mà bạn nên biết!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Dinh dưỡng từ trà Moringa (Chùm Ngây)

 

Dinh dưỡng từ trà Moringa (Chùm Ngây)

bot-chum-ngay

Trà chùm ngây (Moringa) lấy chất dinh dưỡng từ lá phần lá được sấy khô, có nhiều kali, canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, C và D. Trà cũng có hàm lượng axit amin thiết yếu, chất chống oxy hóa cao như beta-carotene, polyphenol và flavonoid như kaempferol và quercetin. Trà Moringa không chứa caffeine. 

Tác dụng của trà chùm ngây

1. GIẢM CÂN

Trà chùm ngây (Moringa), với nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, cân bằng lượng đường và tăng mức năng lượng. Đó là lý do tại sao những người thừa cân nên thêm một tách trà chùm ngày vào chế độ ăn kiêng giảm cân. 

2. TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống không chứa caffein có thể giúp bạn tăng năng lượng, trà thảo mộc chùm ngây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Trong nhiều năm, loại trà này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Nam Á để tăng sức khỏe tổng thể, lại không chứa caffeine.

tra-chum-ngay-tang-cuong-nang-luong

3. ĐẶC TÍNH CHỐNG VIÊM

Được biết đến chủ yếu như một chất chống viêm, Trà moringa được dùng để giảm viêm khắp cơ thể, giảm đau, đau dạ dày, đau đầu và sốt. Đây là một trong những lý do chính tại sao cây chùm ngây được coi là một phương thuốc chữa bệnh của người Hồi giáo.

4. NGUỒN CHẤT CHỐNG OXY HÓA PHONG PHÚ

Trà chùm ngây có khả năng chống oxy hóa cao, lợi ích này giúp chùm ngây chống lại các gốc tự do, căng thẳng, tổn thương tế bào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng  và hạt chùm ngây trong trà có chứa polyphenol, flavonoid và axit ascorbic.

5. CHĂM SÓC DA

Với nồng độ vitamin C và bioflavonoid cao, trà moringa (chùm ngây) là một thức uống bổ dưỡng cho da. Được xem là một thức uống chống lão hóa giúp tăng sản xuất collagen, giảm các gốc tự do, làm giảm sự hình thành các nếp nhăn, cung cấp độ ẩm và sự trẻ trung của làn da. Bản chất chống viêm có trong chùm ngây giúp chống lại mụn trứng cá. 

6. TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Hàm lượng axit ascobic cao và các chất chống oxy hóa khác làm cho loại trà này có hiệu quả giúp bảo vệ chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông thường. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa để làm chậm căng thẳng oxy hóa và hệ thống miễn dịch suy yếu.

7. TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Một số tác dụng hạ đường huyết và cholesterol xấu nhất định được tìm thấy trong bột chùm ngây (moringa) và trà, có hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chùm ngây hoạt động bằng cách giảm cholesterol và ổn định huyết áp, kết quả là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống. Ngoài ra, axit chlorogen trong trà moringa tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường loại I và loại II.

8. HỖ TRỢ TIÊU HÓA

tra-chum-ngay-ho-tro-tieu-hoa

Bản chất chống viêm từ trà cũng đồng nghĩa với tác dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và táo bón, và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.

Tác dụng kháng khuẩn của trà chùm ngây giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột để đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ khả năng gây đầy bụng.

9. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIM MẠCH

Chùm ngây chứa hàm lượng đáng kể kali, chất này được sử dụng hiệu quả như “thuốc” ổn định định huyết áp. Vì kali là một thuốc giãn mạch có thể làm giảm căng thẳng trong động mạch và mạch máu, việc đưa chùm ngây vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

10. TỐT CHO PHỤC HỒI SỨC KHỎE NGƯỜI ỐM

Vitamin C trong trà moringa (chùm ngây) không chỉ  tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Nồng độ axit ascobic cao thúc đẩy sản xuất nhiều collagen hơn và giảm thời gian đông máu. Chùm ngây giúp chữa lành vết thương nhanh hơn, đặc biệt đối với người đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh kéo dài. 

11. TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ

Các chất chống oxy hóa có trong trà chùm ngây cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh, do đó trà moringa cũng được sử dụng như một chất tăng cường trí não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại trà này có khả năng điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi.

12. CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ

Trà moringa giúp điều chỉnh hormone nhờ khả năng chống oxy hóa cao. Lợi ích này được ứng dụng để điều trị để ngăn ngừa các biến chứng mất cân bằng hormone trong thời kỳ hậu mãn kinh. Trà cũng giúp điều chỉnh tuyến giáp và có thể giúp ngăn ngừa cường giáp.

Uống một tách trà chùm ngây mỗi ngày giúp giảm bớt chứng chuột rút kinh nguyệt, buồn nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng và đau nửa đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, theo y học dân gian nước ép từ lá chùm ngây có đặc tính giảm đau rất tốt đặc biệt là đau bụng kinh.

13. ĐẶC TÍNH KHÁNG KHUẨN

Trà chùm ngây rất hiệu quả trong việc chống lại một số loại vi khuẩn, nghiên cứu cho thấy loài thảo dược này có tính kháng khuẩn mạnh. Sử dụng trà được chiết xuất từ cây chùm ngây giúp ngăn ngừa mụn nhọt, nhiễm trùng da, các vấn đề tiêu hóa phổ biến, tạp chất trong máu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thức uống này cũng được cho là giúp chống lại một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng, mùi cơ thể và các bệnh về nướu (viêm nướu). 

14. TĂNG CƯỜNG SINH LÝ

tra-chum-ngay-giup-de-khang

Cây moringa (chùm ngây) đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để tăng ham muốn tình dục ở nam và nữ. Trong y học dân gian, nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tình dục, rối loạn cương dương và tăng cường ham muốn tình dục.

15. TỐT CHO NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM

Trà chùm ngây hoạt động như một thuốc chống trầm cảm vì đặc tính cân bằng mức serotonin và dopamine, là chìa khóa để cải thiện nhận thức và điều chỉnh tâm trạng. Theo một nghiên cứu năm 2012 , cây chùm ngây cho thấy khả năng điều trị và kiểm soát chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính rất hiệu quả.

16. CHĂM SÓC TÓC

Trà thảo dược chùm ngây có hàm lượng sắt, vitamin C, vitamin B -complex và tất cả các axit amin thiết yếu từ protein. Những chất dinh dưỡng này, cùng với chế độ ăn uống lành mạn giúp thúc đẩy sự phát triển chân tóc và duy trì tóc khỏe, tác dụng ngăn ngừa gàu và tóc khô, điều tiết bã nhờn. Uống trà moringa mỗi ngày cũng rất có lợi để ngăn chẻ ngọn.

17. TỐT CHO PHỤ NỮ SAU SINH

Lá chùm ngây là một galactagogue (chất thúc đẩy tiết sữa) tự nhiên. Do vậy trà moringa đặc biệt phù hợp các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của trà chùm ngây

tac-dung-tra-chum-ngay

Với những ai có cơ địa không thích hợp để uống loại trà này sẽ dẫn tới 1 trong những tác dụng phụ sau:

  • Chứng ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nguy cơ sảy thai, chùm ngây có thể gây co bóp và thắt chặt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mặc dù rất hiếm khi gặp phải những tác dụng phụ này tuy nhiên, chỉ nên uống với số lượng vừa phải.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công dụng của bột cần tây Quảng Thanh

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

ĂN SẦU RIÊNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG NÓNG?

Khi ăn sầu riêng, chắc hẳn nhiều người cảm thấy nóng phừng phừng trong người đúng không nào? FoodMap sẽ giới thiệu đến bạn cách dùng chính sầu riêng như thế nào để giảm nhiệt trong người lại. Đây là một bài viết thú vị đứng từ góc nhìn Đông Y, cân bằng âm dương, tính nóng và mát. Cả nhà cùng tham khảo nhé!

Sầu riêng là cây rất cao. Quả của nó ở tít phía trên cách mặt đất. Càng trên cao thì càng âm. Nếu so với mít thì cao hơn hẳn nên nó âm hơn mít.

Vỏ quả sầu riêng có gai to dài sắc nhọn. Nó giống như năng lượng được bung mạnh ra như pháo hoa rồi lại được kéo lại tạo thành các gai, các rãnh, lực co kéo rất mạnh. Vỏ sầu riêng cứng như vậy mà gai thì sắc nhọn dài chứng tỏ năng lượng bên trong cực lớn. Lớn hơn nhiều so với mít. Vỏ bên ngoài rất cứng chứng tỏ dương lực tập trung ra bên ngoài nên bên trong sẽ âm. Như vậy sầu riêng vừa âm và năng lượng tiềm ẩn rất lớn. Nếu đem vùi quả sầu riêng vào trong 1 xô muối, khi nó bắt đầu chín, năng lượng nó tỏa ra lúc nào cũng thấy nóng hết cả xô trong vài ba ngày.

Nếu so sánh với dừa, cũng ở trên rất cao, vỏ cũng rất cứng, dừa cũng rất âm nhưng năng lượng không bung mạnh như sầu riêng. Năng lượng của sầu riêng bung mạnh, bốc, nóng còn dừa thì lại chìm, lạnh. Dừa và sầu riêng là 2 trạng thái âm khác nhau.

Khi ăn sầu riêng có thể thấy người nóng phừng phừng, bốc ra. Nhưng cái nóng này có thể được hãm lại (bị khử) bởi vỏ sầu riêng. Chính vỏ sầu riêng đã bọc lại cái năng lương li tâm cực mạnh này. Vì thế, muốn ăn nhiều sầu riêng mà không nóng, hãy luộc vỏ sầu riêng lấy nước uống. Người biết với không biết âm dương nó thể hiện ở chỗ này. Nếu cơm sầu riêng được coi là nóng thì vỏ lại là phần mát. Nếu cơm sầu riêng là nóng (âm) thì hạt lại mát (dương). Đó là nguyên lý trong âm sinh dương hoặc trong âm có dương và ngược lại.

Xét trong nội tại quả thì hạt được coi là dương so với cơm, xét về độ cao so với mặt đất thì cả quả trong đó có hạt lại được coi là âm (so với mấy quả dưới đất). Hạt có tính nhớt có thể coi là âm. Thế nên, một thức có nhiều mặt biểu thị âm dương.

Hạt sầu riêng rất quí, nó có nhiều chất dinh dưỡng, không nên vứt bỏ. Hạt có tính nhớt, ấm, dương nên rất tốt với người bệnh khớp, tốt cho phụ nữ và cả đàn ông.

Hạt sầu riêng rất quí, nó có nhiều chất dinh dưỡng, không nên vứt bỏ. Hạt có tính nhớt, ấm, dương nên rất tốt với người bệnh khớp, tốt cho phụ nữ và cả đàn ông. Hạt sầu có tính mát hơn cơm sầu nên cũng có thể dùng để giải nhiệt. Tuy nhiên cũng không vì thế mà ăn quá nhiều nhé, chỉ nên ăn vừa sức thôi.

Ta có thể nấu hạt sầu riêng với rau muống hoặc rau đay, có thể cho thêm khoai sọ thì càng tốt. Có thể nấu hạt sầu riêng với móng giò, rau muống hoặc rau đay. Khi chín cho thêm rau mùi hoặc hành, hoặc mùi tàu.

Hoặc chúng ta cũng có thể kho hạt sầu riêng với khoai sọ hoặc với củ sen, hoặc khoai lang hoặc mấy thứ đó với nhau. Bật mí là nếu bạn kho sầu riêng hay củ sen thì nên hấp cách thủy cho bở rồi kho nhé.

Canh sầu riêng có vị ngọt hơn so với khoai sọ, khoai môn. Tuy nhiên cũng phải cảnh báo trước là mùi của hạt không được thơm như khoai môn khoai sọ đâu nhé!

Đây cũng là một số gợi ý thú vị để tận dụng cả vỏ và hạt sầu riêng đúng không cả nhà hen?

————

Nguồn: Bài viết từ Bếp Thực Dưỡng

 

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đẹp Dáng Sáng Da Nhờ Đường Thốt Nốt

Là loại đường thô, đường thốt nốt được dùng thay thế cho các chất tạo ngọt khác nhờ những công dụng với sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tật, chống nhiễm trùng hiệu quả. Nhưng không chỉ có vậy, đường thốt nốt còn là một loại “mỹ phẩm” giúp chị em đẹp dáng, sáng da.

Ngoài những lợi ích về sức khoẻ, đường thốt nốt còn được coi là loại mỹ phẩm làm đẹp cho các chị em. Vì vậy bạn hãy sử dụng đường thốt nốt để thay thế các loại mỹ phẩm làm đẹp đắt tiền.

Chữa mụn trứng cá

Sử dụng đường thốt nốt cũng sẽ rất tốt cho làn da của bạn. Nó làm cho làn da của bạn khỏe mạnh và quyến rũ. Nếu bạn có mụn trứng cá, hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày. Ngoài ra nó còn giảm sự xuất hiện của những đốm đen trên da. Thay vào đó bạn sẽ có được một làn da đẹp và hoàn hảo.

Chống lão hoá da

Đường thốt nốt chứa chất chống oxy hoá – chống lại các gốc tự do trong cơ thể và trì hoãn các dấu hiệu lão hoá như đốm đen và các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra đường thốt nốt còn chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ các tế bào chống lão hoá và các vấn đề liên quan đến da.

Giúp tóc luôn óng mượt

Đường thốt nốt chứa nhiều chất sắt và vitamin C – chữa tóc yếu và gãy rụng. Nó được coi là phương pháp tuyệt vời để giúp mái tóc luôn dài và óng mượt. Lấy đường thốt nốt trộn với hỗn hợp trái cây (Multani mitti), sữa bột và nước thành hỗn hợp, rồi bôi hỗn hợp này vào vùng chân tóc, sát da đầu, sẽ giúp tóc phát triển, nhờ đó sẽ giúp bạn sở hữu mái tóc luôn khoẻ mạnh và óng mượt hơn.

Thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân

Hàm lượng kali trong thốt nốt giúp giảm đầy hơi và giữ nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân cho chị em. Đường thốt nốt còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Vì thế, những ai đang có nhu cầu giảm cân có thể thỏa sức ăn đường thốt nốt.

Nuôi dưỡng da từ bên trong

Đường thốt nốt nhiều khoáng chất thiết yếu và vitamin. Nó đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên cho làn da của bạn, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm táo bón và làm sáng da. Để có những lợi ích của nó, bạn có thể trộn đường thốt nốt cùng nước ấm hoặc trà thay vì đường và uống nó mỗi ngày.

Ngoài những lợi ích của đường thốt nốt thì bạn cũng nên chú ý đến những tác dụng phụ khi tiêu thụ đường thốt nốt, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài nó sẽ dẫn đến các vấn đề khác nhau. Những người theo chế độ ăn giảm cân hay bị bệnh đái tháo đường, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng đường thốt nốt.

Bên cạnh việc sử dụng đường thốt nốt để chăm sóc da từ bên trong, bạn cũng cần sử dụng thêm các loại sản phẩm thực phẩm chức năng, kết hợp uống trong và bôi ngoài, có chứa chiết xuất từ nhau thai cừu. Ngay từ xa xưa, nhau thai cừu đã được công nhận có tác dụng, chăm sóc da, dưỡng da từ trong ra ngoài, chống lão hóa giúp tái tạo collagen, giảm nếp nhăn, hỗ trợ điều trị nám và tàn nhang, giúp da tái sinh từ sâu bên trong cơ thể, đồng thời phục hồi nhanh chóng những tổn thương của làn da do tác động xấu của môi trường.

Khánh Hương H+

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đường Thốt Nốt Truyền Thống – Đặc Sản An Giang

Như chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều công dụng thú vị từ đường thốt nốt. Lợi ích của nó đối với sức khỏe người lớn thì không ai phải bàn cãi nữa, nhưng còn đối với các bé thì như thế nào? Liệu đường thốt nốt có phải là loại đường phù hợp cho tất cả mọi người?

đường thốt nốt cho trẻ em

Đường thốt nốt được lấy từ nhiều nguồn như cây thốt nốt (bối đa), cây cọ và dừa… So với các loại đường thông thường, đường thốt nốt giàu chất dinh dưỡng hơn rất nhiều, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác…

Đây là một loại đường thô, không hề gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Đối với trẻ sơ sinh, loại đường này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và tăng cường xương chắc khỏe. Tuy nhiều lợi ích là vậy, nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng đường thốt nốt vì bé có thể “nghiện” hương vị ngọt ngào của nó dẫn tới bệnh giun đường ruột, mắc một số bệnh về da, nổi mụn… Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

Điều trị cảm cúm

Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Đường thốt nốt điều trị cảm cúm

(Nguồn ảnh: Internet)

Tăng khả năng miễn dịch

Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

Đường thốt nốt giúp tăng khả năng miễn dịch

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa thiếu máu

Đường thốt nốt có hàm lượng chất sắt rất cao, một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Thêm đường thốt nốt vào thức ăn cho bé để cung cấp đủ lượng sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Đường thốt nốt ngăn ngừa thiếu máu

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa táo bón

Đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

Đường thốt nốt ngăn ngừa táo bón

(Nguồn ảnh: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho, những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giúp xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Đường thốt nốt giúp xương chắc khỏe

(Nguồn ảnh: Internet)

Lời kết

Không có thực phẩm nào là hoàn toàn tốt nếu như chúng ta không biết dùng nó đúng cách. Do đó, ăn quá ít hay quá nhiều đều có thể gây hại cho cơ thể, điều chúng ta nên làm là tìm ra liều lượng đúng và phù hợp cho mỗi người để cơ thể chúng ta có thể thích nghi và hấp thu tốt các dưỡng chất mà nó mang lại.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

GMO – Thực phẩm biến đổi gen tốt hay xấu?

GMO hiện là một vấn đề đang được quan tâm và tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Theo như clip dưới đây phân tích, mặt lợi vẫn nhiều hơn hại và GMO sẽ là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Theo bạn, thông tin được nêu ra trong clip đã phản ánh đúng thực tế của GMO chưa hay vẫn đang che giấu những điểm bất cập của GMO?

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Phân Biệt Đường Tự Nhiên Có Sẵn Trong Thực Phẩm Và Đường Bổ Sung Vào Thực Phẩm

Đường là gì? Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohidrat ở dạng tinh thể. Những loại đường thường gặp có thể kể tới là đường glucose (đường nho), fructose (đường trái cây), saccarozơ (thường gọi tắt là đường, đường kính, đường cát, đường phèn,…), maltose (đường mạch nha), lactose (đường sữa). Ngoài ra còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polime như tinh bột, xenlulozo.

Mặc dù đường được chia thành nhiều loại như vậy nhưng chung quy lại thì các chất làm ngọt này đều đi vào cơ thể như nhau. Và chung quy lại, nó là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, có thể nạp vào qua thực đơn ăn uống hàng ngày.

Đường là gì - Ảnh 1

Các loại đường? Glucose hoặc Fructose – Liệu nó có vấn đề?

Mặc dù các loại đường này rất phổ biến và thường được tìm thấy cùng nhau nhưng chúng lại có tác dụng rất khác nhau đối với cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi gần như mọi tế bào trong cơ thể, trong khi fructose được chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan (Theo US National Library of Medicine National Institutes of Health). “Sucrose bị phân hủy thành fructose và glucose trước khi được hấp thụ vào máu và khiến mức đường huyết gia tăng. Mức đường huyết cao có thể làm hỏng mạch máu của bạn. Mặt khác, fructose không đi vào máu như glucose. Nó đi đến gan và được sử dụng hoàn toàn nên không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng khi bạn tiêu thụ thừa calo và fructose, nó có thể chuyển thành chất béo trung tính, thứ mà có khi còn tồi tệ hơn glucose” – Pierre nói.

Cũng theo Pierre, không có loại đường nào là quá tốt, quan trọng là chúng ta cần ăn đúng mức cho phép. “Ăn quá nhiều đường dạng sucrose, glucose hay fructose đều có thể dẫn đến vấn đề. Những tác động của chúng lên cơ thể phụ thuộc vào việc bạn ăn chúng nhiều đến mức nào”.

các loại đường

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm 

Đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm chúng ta ăn vào bao gồm trái cây, rau củ. Ví dụ, khi bạn ăn một trái táo, nó sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng cho cơ thể, cụ thể với 100gr táo sẽ cho bạn 10.4gr đường (Nguồn: USDA National Nutrient Database)

 

Loại đường này được cung cấp kèm theo các loại chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đường là gì - Ảnh 3

Đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Do đó, đường bổ sung thường là thành phần chính trong kẹo và trong nhiều loại thực phẩm chế biến như nước ngọt và bánh. Phổ biến nhất là đường thường (sucrose) và siro ngô fructose. Muốn tối ưu hóa sức khỏe và giảm cân cần tránh các loại thực phẩm chứa loại đường này.

các loại đường

Trên thực tế hầu hết mọi người hiện đại đều có sử dụng đường bổ sung không nhiều thì ít. Bởi vì không kể tới nền ẩm thực quá xa xưa khi chưa xuất hiện đường bổ sung, thì ẩm thực hiện nay có nhiều món ăn cần được gia tăng hương vị, các món bánh ngọt, rồi phải kể đến việc dùng đường để cất giữ thực phẩm suốt năm như ủ, lên men,…

Bài sau các bạn hãy cùng Foodmap tìm hiểu cụ thể hơn về các loại đường bổ sung, lợi hay hại đối với sức khỏe nhé!

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ