Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Dầu Đậu Phộng Nguyên Chất

CÁCH PHÂN BIỆT DẦU PHỘNG NGUYÊN CHẤT

Các nhà khoa học đang khuyến khích dùng dầu thực vật thay cho mỡ để phòng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu dùng phải dầu kém chất lượng thì tác hại cũng không kém. Cùng Foodmap học cách phân biệt dầu phộng nguyên chất để lựa chọn cho mình đúng loại dầu phộng chất lượng, đáng tin cậy nhé!

phan-biet-dau-an

 

1. Phân biệt bằng cảm quan

Trước hết, khi nhìn vào Dầu phộng nguyên chất, chúng ta thấy dầu có màu vàng sánh, nếu lắc nhẹ chai, sẽ thấy bề mặt dầu chuyển động chậm hơn với cảm giác độ sệch cao hơn các loại dầu ăn thông thường.

Và khi mở nắp ra, Dầu phộng nguyên chất sẽ cho mùi rất đặc trưng của sản phẩm, mùi này sẽ trở nên thơm lừng cùng với hương vị béo ngậy sau khi dầu được khử với nén (hành tăm), hành, tỏi hoặc sả.

Đối với những người sành ăn, chỉ cần thông qua màu và mùi cũng đủ để phân biệt được dầu phộng nguyên chất với các loại dầu ăn khác. Ngược lại, nếu bạn không thường sử dụng thì nên tham khảo thêm cách nhận biết bên dưới nhé!

dau-dau-phong-nguyen-chat
Dầu phộng nguyên chất có màu vàng sánh, sệt hơn dầu thông thường

2. Dầu phộng nguyên chất chịu lạnh tốt hơn

Dầu phộng nguyên chất có điểm đông đặc ở nhiệt độ +1°C, điểm tan chảy ở nhiệt độ từ 1 đến 3°C. Đây là nhiệt độ đông đặc khá thấp so với các loại dầu ăn kém chất lượng khác như dầu cọ (15°C), mỡ động vật (32°C).

Dựa vào tính đông này, bạn có thể rót dầu ra chén và để vào ngăn lạnh (ngăn thực phẩm) ở nhiệt độ khoảng 3-5°C. Khi ở nhiệt độ này, bạn sẽ thấy các loại dầu ăn kém chất lượng (hoặc pha trộn) khác sẽ bị đông đặc lại khá nhanh, trong khi Dầu phộng nguyên chất vẫn ở dạng lỏng.

Đến đây thì bạn có thể đặt câu hỏi, vậy nếu dầu ăn kém chất lượng nhưng pha trộn thêm chất chống đông vào thì làm thế nào? Cùng xem tiếp nhé!

dau-dau-phong-chiu-lanh

3. Dầu phộng nguyên chất có tính đồng nhất cao

Nếu là Dầu phộng nguyên chất, tức thuần khiết thì rõ ràng có tính đồng nhất cao hơn hẳn so với dầu ăn đã bị pha trộn. Cho nên, nếu chúng ta rót hai loại dầu ăn – một loại là dầu phộng nguyên chất và loại còn lại là dầu ăn thường vào 2 chén, sau đó đặt hai chén vào ngăn đá ở nhiệt độ 0°C để cả hai cùng đông đặc, khi đó, chúng ta sẽ thấy dầu phộng nguyên chất có màu vàng, nhìn bề mặt óng ánh, (bóng loáng) và lấp lánh ánh sáng; còn dầu bị pha trộn thì có bề mặt xù xì, nổi lên những chấm trắng nhỏ li ti khá giống mỡ động vật.

dau-dau-phong-co-tinh-dong-nhat

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Câu chuyện về Hạt cacao

Hat-ca-cao quy-trinh-lam-ca-cao tuyen-chon-hat-ca-cao bot-ca-cao-sao-khi-che-bien

 

 

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Phân Biệt Sữa Dê Và Sữa Bò

Mùi sữa dê rất đặc trưng nên với những ai đã uống qua sữa dê thì rất dễ phân biệt chúng. Qua đây, FoodMap xin cung cấp cho bạn một số tips để với những ai chưa dùng thử nhưng vẫn có thể phân biệt sữa dê với sữa bò một cách dễ dàng nhé.

phan-biet-sua-bo-sua-de

Về mùi vị: 

Sữa dê có mùi khác với sữa bò. Mùi đặc trưng của sữa bò có thể dễ phân biệt đối với nhiều người vì đó là mùi bơ mà mình thường ăn. Sữa dê không thơm như mùi bơ, có thể gây khó chịu đối với một vài người.

Về màu sắc:

Về màu sắc cũng có sự khác biệt vì 2 màu sữa khác nhau. Sữa dê có màu trăng toát như màu giấy trắng, sữa bò có màu vàng ngà hơn. Rất dễ phân biệt nếu để 1 ly sữa bò và sữa dê cạnh nhau.

Về độ béo: 

Sữa dê để lạnh có sự sánh đặc hơn sữa bò để lạnh. Lớp váng béo của sữa dê cũng dày hơn và dễ đóng váng hơn. 

sua-de

Có thể pha sữa dê với sữa bò không? Làm thế nào để phân biệt?

Sữa dê có thể pha với sữa bò nhưng thường sử dụng để chế biến thành thành phẩm nào đó hoặc để thay đổi khẩu vị. Mùi sữa dê rất đặc trưng nên khi trộn với sữa bò sẽ không thể giữ được mùi đặc trưng đó được. Hơn nữa, chính vì màu sắc khác biệt giữa hai loại sữa nên khi trộn lại sẽ có lớp váng nối 2 màu, trong đó, màu ngả vàng là của sữa bò và sữa dê thì có màu trắng.

sua-bo

 

Chuyên mục
Khoẻ đẹp mỗi ngày YÊU NẤU ĂN

Các Món Ăn Từ Nấm

10 món ngon từ nấm SHIIKATE – nấm hương, đậm đà, bổ dưỡng, ngon đến khó tin!

 

Dưới đây là 10 món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến từ nấm hương.

1. Nấm hương xào dầu hào

Nguyên liệu:

Nấm hương
Dầu hào
Muối
Đường
Bột ngọt
Hành lá
Tỏi băm nhuyễn

Cách làm:

1, Ngâm nấm, làm sạch và vắt ráo

2, Một củ nấm cắt làm tư

3, Làm nóng chảo cho dầu vào rồi chiên thơm tỏi

4, Cho nấm vào xào

5, Thêm một ít nước, lượng muối thích hợp, một ít đường nhỏ, chỉnh lửa nhỏ nấu trong một lúc, cho đến khi nấm mềm, thêm dầu hào vào rồi đảo đều, tắt bếp và rắc hành lá lên.

2. Nấm hương khoai tây

Nguyên liệu:

Nấm hương
Khoai tây (lượng vừa phải)

Cách làm:

1, Nấm hương ngâm trong nước cho mềm. Khoai tây cắt thành từng miếng vuông nhỏ. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo.

2, Khi dầu nóng, xào gừng trên lửa lớn cho thơm vàng. Cho khoai tây vào và tiếp tục xào khoảng 1 phút. Cho nấm hương vào. Xào thật đều. Cho thêm nước, gia vị, và cà-rốt vào. Hầm khoảng 5 đến 10 phút. Cuối cùng cho nước bột vào rồi đậy nắp và tắt bếp hầm trong 1 lúc là được.

3. Nấm hương xào thịt

Nguyên liệu:

Nấm hương
Thịt (lượng vừa phải)

Cách làm:

1, Thịt nạc vai cắt nhỏ ướp với gia vị, mì chính cho ngấm. Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ, một phần ướp cùng thịt, một phần dùng để phi thơm. Hành hoa nhặt rồi rửa sạch phần trắng dùng để phi thơm, phần xanh thái nhỏ. Nấm hương ngâm cho nở đều rồi thái nhỏ.

2, Cho dầu vào chảo đun nóng, lấy phần hành khô và phần trắng của hành hoa vào phi vàng cho có mùi thơm

3, Cho thịt vào chiên sơ rồi cho nấm hương thái nhỏ vào đảo cùng thịt, xào đến khi có mùi thơm thì nêm gia vị vừa ý, tắt bếp rồi rắc hành vào. Món ăn có mùi thơm đặc trưng của hành và nấm, nhìn lại rất bắt mắt. Món này cho bé ăn trộn đều với cơm, bé ăn rất nhanh vì cực kỳ dễ ăn.

4. Đậu hũ thịt băm nhồi nấm hương

Nguyên liệu:

10gram của nấm hương khô
Thịt heo 150gram (3 phần mỡ, 7 phần nạc)
Đậu phụ 100gram (tầm nửa miếng)
Cà rốt 50gram
Rượu nấu
Muối
Nước bột mì.

Cách làm:

1, Nấm rửa thật sạch rồi ngâm trong nước ấm cho mềm, cắt bỏ chân nấm. Phần nước ngâm nấm để đó dùng sau.

2, Thịt rửa sạch thái nhỏ. Đậu phụ, cà rốt, băm vụn ra.

3, Thịt heo ướp cùng nguyên liệu ướp thịt đã chuẩn bị trong 20 phút.

4, Rắc chút bột nếp vào lòng nấm, sau đó nhồi hỗn hợp thịt tôm đã ướp vào.

5, Bắc nồi hấp, nước sôi cho nấm nhồi thịt vào hấp chừng 10 phút là chín.

6, Bắc chảo cho nước ngâm nấm, muối, tiêu, bột ngô, đường, nấu sôi, vừa nấu vừa khuấy cho thành hỗn hợp sanh sánh, nêm nếm vừa miệng.

5. Cơm rang nấm hương

Nguyên liệu:

Nấm hương khô 20g
Tôm tươi bóc vỏ 100g
Cơm trắng 1 chén
Trứng gà 1 quả.
Tỏi băm, gừng cắt sợi
Hành lá, ngò rí, ớt chuông xanh cắt hạt lựu
Muối, tiêu, đường, dầu mè, dầu ăn

Cách làm:

1, Tôm cắt hạt lựu, ướp với 1/4 muống muối, 1/4 muống tiêu, 1/3 muống bột ngọt, 1 muống tỏi băm và 1/2 muống gừng cắt sợi. Trứng đánh đều với 1/3 muống hạt nêm.

2, Nấm hương ngâm nở, bỏ chân, cắt lát mỏng.

3, Ớt chuông xanh, đỏ cắt hạt lựu. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ.

4, Trộn đều trứng với cơm. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho tôm và nấm hương vào xào chín, tiếp tục cho cơm vào đảo đều cho cơm săn và trứng chín, nêm dầu hào vào.

5, Cuối cùng cho hành lá, ớt cắt hạt lựu, gừng cắt sợi vào xào chín tới, rồi đảo đều, tắt lửa.

6. Nấm hương xào cà rốt mộc nhĩ

Nguyên liệu:

Một củ cà rốt
Một đóa nấm mộc nhĩ
Nấm hương
Một chút gừng
Nước sốt dầu hào và bột bắp

Cách làm:

1, Nấm mộc nhõ bỏ gốc lặt rửa sạch vẩy ráo nước.

2, Nấm hương ngâm nở rửa sạch.

3, Cà rốt bào vỏ, thái sợi dài.

4, Bắc chảo với một muỗng canh dầu ăn lên bếp phi thơm tỏi băm và gừng, cho nấm hương lên xào với chút muối, chút bột ngọt.

5, Múc nấm ra cho cà rốt lên xào với một muỗng canh dầu hào, chút bột nêm rồi cho nấm mèo cắt nhỏ vào. Sau cùng cho nấm hương đã xào vào trộn đều lên thêm chút tiêu cho thơm.

7. Nấm hương chiên

Nguyên liệu:

Nấm hương tươi 200 gr
Hạt tiêu đen
Bơ 1 miếng
Gia vị

Cách làm:

1, Nấm hương mua về rửa sạch, cắt bỏ cuống.

2, Dùng dao nhọn khắc các hình cánh hoa trên mũ nấm. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun chảy.

3, Khi bơ sôi, cho nấm vào chiên.

4, Lật đều 2 mặt cho đến khi nấm mềm, tiết ra nước thì rắc hạt tiêu và muối đều lên nấm.

5, Nấm chín, bắc ra xếp lên đĩa nào.

8. Bò xào Nấm Hương

Nguyên liệu:

Nấm hương (tươi hoặc khô, dùng nấm khô ngâm nước đến khi nở mềm)
Hành tây
Ớt sừng thái sợi
Rau cần
Gia vị : tỏi, tiêu, đường, nước tương, knorr, ít bột ngọt nếu thích dùng

Cách làm:

1, Thịt bò ướp với tỏi, đường, nước tương, knor

2, Cho dầu lên chảo, dầu nóng cho thịt bò vào xào nhanh

3, Cho dầu lên chảo dầu nóng cho nấm hương, hành tây, ớt sừng vào xào chín.

4, Bước này cũng cho thêm ít gia vị để nấm xào đậm đà hơn nhưng nêm thật nhẹ tay. Sau đó cho thịt bò đã xào ở bước trên vào trộn đều tắt bếp.

9. Cải thìa xào nấm hương

Nguyên liệu:

200 g cải thìa
50 g nấm hương
Dầu hào và gia vị

Cách làm:

1, Cải thìa rửa sạch, vẩy ráo nước

2, Nấm hương ngâm nở, rửa sạch

3, Bắc chảo với một muỗng canh dầu ăn lên bếp, phi thơm tỏi băm, cho nấm lên xào với chút muối, chút bột ngọt

4, Múc nấm ra cho cải lên xào với một muỗng canh dầu hào, chút bột nêm.

5, Cho nấm vào trộn đều lên thêm chút tiêu cho thơm.

10. Nấm hương xào ớt chuông

Nguyên liệu:

Nấm hương tươi
Ớt chuông
Dầu cải
Tỏi
Một ít muối

Cách làm:

1, Cắt sợi nấm hương và ớt chuông

2, Sau khi chảo dầu nóng, thêm một muỗng cà phê dầu cải rồi cho tỏi vào xào thơm.

3, Cho nấm và xào cho đến khi mềm lại, cho ớt xanh vào, sau đó xào cho đến khi nấm ra nước.

4, Thêm muối, không quá nhiều, đảo đều

Chuyên mục
Trồng trọt

Thông Tin Dự Án JICA-SNRM

KẾT NỐI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM SHIITAKE TƯƠI SẠCH 100%

HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO
KHU VỰC DỰ ÁN JICA-SNRM, LÂM ĐỒNG

nam-Shiitake-ban-dia

 

Nấm Shiitake bản địa là một món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho khu sinh quyển Lang Biang.

Nấm Shiitake bản địa tại VN

Trong một chuyến thu mẫu vào mùa mưa năm 2008, trên con đường dẫn lên đỉnh Lang Biang, đỉnh núi cao nhất trong khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, Tiến Sĩ Trương Bình Nguyên và các cộng sự đã có cơ duyên đã phát hiện ra một món tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng cho vùng này: loài nấm Shiitake bản địa đã sinh sôi và phát triển hoàn hảo để thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương.

Shiitake bản địa

Thông qua một loạt các nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được loài, đặc điểm và nhân giống thành công nấm Shiitake địa phương. Sau đó, các phương pháp nhân giống đã được áp dụng cho sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp.

Nghiên cứu thành công Nấm Shiitake lấy mẫu từ môi trường tự nhiên

 

Với câu chuyện về nguồn gốc bản địa, nấm Shiitake vùng Lang Biang đã được lựa chọn là sản phẩm đặc trưng để phát triển sinh kế bền vững, thân thiện môi trường cho nông dân dân tộc thiểu số thuộc khu vực mục tiêu của dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững JICA-SNRM. Sự thành công của mô hình là kết quả của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên:, Dự án Hỗ trợ Kỹ Thuật Quản lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Bền Vững JICA SNRM, Công ty tư nhân và các hộ nông dân tiềm năng muốn phát triển nghề trồng nấm Shiitake.

 

Những lợi ích cho các bên hợp tác:
– Nông dân có được một nghề mang lại thu nhập cao và ổn định, với khối lượng lao động ít, phương pháp trồng nấm hoàn toàn sạch, không hoá chất, vì thế không có tổn hại cho sức khoẻ, và không gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực;
– Doanhn ghiệp giảm bớt áp lực về vận hành và những rủi ro để đảm bảo việc sản xuất nấm ổn định với nông dân thông qua sự hợp tác với dự án JICA SNRM, vì dự án luôn hỗ trợ các hoạt động đào tạo, cải tiến trong quá trình trồng nấm;
– Dự Án JICA SNRM hỗ trợ nông dân địa phương nghề trồng nấm như một lựa chọn sinh kế bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm giảm bớt áp lực phụ thuộc lên tài nguyên thiên nhiên từ rừng.

Món quà từ mẹ thiên nhiên Với danh xứng " nữ hoàng" dinh dưỡng Shiitake Nghiên cứu Shiitake

Yếu tố then chốt cho thành công của phương pháp trồng nấm Shiitake là sự quan sát theo dõi thường xuyên và tỉ mỉ trong thao tác vận hành. Những chỉ số quan trọng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng quyết định năng suất và chất lượng nấm phải luôn được kiểm soát cẩn thận.

Shiitake đảm bảo chất lượng Shiitake nấm bản địa Shiitake giá trị dinh dưỡng cao

 

Mỗi cây nấm lớn trọn vẹn được thu hoạch là là kết quả của sự yêu thương, chăm chút và cải tiến liên tục, đó là niềm vui lan toả từ người nông dân, đến công ty, đến dự án và quan trọng hơn hết là đến người tiêu dùng.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Câu chuyện về hạt cà phê

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Những Lợi Ích Của Phúc Bồn Tử

Bạn có tin không, phúc bồn tử, còn gọi là quả mâm xôi, đứng đầu danh sách các loại thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tật, theo Food News.
khúc bồn tử
Chỉ cần một cốc phúc bồn tử có thể cung cấp hơn một nửa lượng vitamin C khuyến nghị hằng ngày, cùng với rất nhiều vitamin B5, B7, folate, a xít béo omega-3, vitamin E và K, cùng với mangan, magiê, sắt, đồng, kali và chất xơ.
Phúc bồn tử đặc biệt rất giàu các dưỡng chất thực vật, nên có khả năng tuyệt vời để củng cố cơ thể. Phần lớn các dưỡng chất thực vật trong phúc bồn tử chiếm hàm lượng cao, đủ để bảo vệ chống lại các nguy cơ viêm quá mức và căng thẳng ô xy hóa.
Tiêu thụ phúc bồn tử có thể giúp chống lại nhiều bệnh mạn tính như sau, theo Food News.

1. Ngăn ngừa ung thư

Các chất chống ô xy hóa và các hợp chất chống viêm trong phúc bồn tử có thể bảo vệ cơ thể. Phúc bồn tử có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Phúc bồn tử chứa các chất chống ô xy hóa mạnh mẽ như vitamin C, quercetin và đặc biệt rất nhiều a xít ellagic – một chất chống ô xy hóa cực mạnh, có thể vô hiệu hóa các chất gây ung thư và làm chậm quá trình sinh sản của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu, cho thấy, hóa chất thực vật này có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.

2. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Phúc bồn tử là loại trái cây có lượng đường thấp nhất. Một cốc phúc bồn tử tươi chỉ có 5 gram đường. Hơn nữa, một nghiên cứu từ Viện Công nghệ Illinois (Mỹ) đã phát hiện ăn phúc bồn tử làm giảm lượng insulin mà cơ thể cần để kiểm soát lượng đường trong máu, theo Food News.

3. Giảm viêm

Phúc bồn tử đã được chứng minh là giúp ức chế việc sản xuất các enzyme tham gia vào quá trình viêm trong cơ thể. Các enzyme này chuyển đổi a xít arachidonic thành prostaglandin, dẫn đến đau và viêm, như viêm khớp, bệnh gút và các bệnh viêm khác, theo Food News.
Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Rhode Island (Mỹ), đã báo cáo rằng chiết xuất phúc bồn tử đỏ làm giảm viêm, giảm tổn thương sụn và giảm sự hủy xương, và do đó rất hữu ích trong việc điều chỉnh sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của viêm khớp.
khúc bồn tử tại vườn

4. Kháng khuẩn

Phúc bồn tử chứa anthocyanin, có cả đặc tính chống ô xy hóa và kháng khuẩn. Một lợi thế của anthocyanin là khả năng ngăn chặn sự phát triển của Candida albicans, thủ phạm gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng cũng như là tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, theo Food News.
Chuyên mục
Đặc sản Việt

Đôi Nét Về Mít Tố Nữ

Mít tố nữ là một giống mít rất đặc biệt, nó nổi tiếng bởi những câu chuyện tương truyền xa xưa, rằng có nàng trinh nữ mang tên Tố Nữ đem lòng yêu chàng trai nghèo tên gọi Tố Nam. nhưng tình yêu của họ bị chia lìa đôi ngả. Sau đó vì quá đau buồn, nàng Tố Nữ qua đời và nơi nàng trinh nữ nằm xuống mọc lên một loại trái cây lạ, quả có vị rất thơm ngon, ngọt khác thường, dân làng đem nhân giống và đặt tên là mít tố nữ. Thủ phủ nổi tiếng của giống mít đặc biệt này là ở Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Về hình dáng bên ngoài, mít tố nữ có hình trứng dài, chiều dài từ 22cm – 50cm, bề ngang từ 10cm – 17cm, trọng lượng từ 1kg – 6kg nhưng thông thường dưới 2kg. Mít tố nữ có múi màu vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn, mùi vị giống mít ướt pha với mùi sầu riêng, vỏ dày, dẻo với gai dẹp. Thời gian cho quả của Mít tố nữ, mít bắt đầu cho ra trái từ 3 – 5 tuổi và có thể cho trái 2 lần mỗi năm. Mùa mít tố nữ chín kéo dài khoảng 6 tuần.

Múi mít tố nữ có thể ăn sống hoặc lăn bột chiên. Mít chiên có thể làm món ăn kèm với cơm trong khi mít xanh có thể dùng như một loại rau. Hột mít tố nữ cũng có thể đem luộc lên ăn được. Không như hột mít ướt, hột tố nữ không cần phải bóc vỏ.

mui-mit-to-nu

Đặc điểm chính của Mít tố nữ:

1. Quả nhỏ, cân đối, vỏ mỏng, mỗi trái có khoảng 30 múi

2.Quả nặng trung bình từ 0.8-6kg/quả, trung bình là 2kg

3.Quả khi chín có vỏ màu xanh tươi, khi chưa bổ vỏ có mùi thơm lừng phảng phất

4. Múi tròn, nổi gân, kết như một chùm dâu chín vàng, thơm lừng, thơm ngạt ngào

Nhìn chung hương vị của Mít tố nữ rất được thị trường ưa chuộng, quả mít có thể để được lâu sau thu hoạch, có thể để chín tự nhiên mà không cần xử lý hóa chất. Phần múi mít có màu sắc bắt mắt, ăn có mùi thơm ngạt ngào, thơm rất lâu.

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Mận Hậu Mộc Châu và Trung Quốc

Mận Bắc nói chung, và mận Hậu nói riêng là một trong những loại trái cây dễ bị trà trộn với hàng Trung Quốc nhất, đặc biệt là khi lượng tiêu thụ mận ở nước ta lớn càng tạo điều kiện cho mận Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Nguy hiểm nhất là khi mận Trung Quốc đưa vào thị trường mình thường có những chất cấm, chống nấm mốc, dễ gây bệnh vô sinh và nhiều bệnh khác.

Do đó FoodMap xin hướng dẫn bạn một vài mẹo nhỏ để phân biệt mận Hậu Mộc Châu và mận Trung Quốc.

Dựa trên ngoại hình

Mận Hậu Mộc Châu quả nhỏ vừa, cầm cảm giác cứng và chắc tay, khi chín có màu đỏ sậm, vỏ ngoài có lớp lấm tấm màu trắng như phấn và rải rác vài đốm xanh nhạt.

dac-diem-qua-man

 

Trong khi đó, mận Trung Quốc trái to hơn nhiều, màu cũng đỏ thẫm hơn. Khi nắm quả mận trên tay có cảm giác thịt mận mềm và nhão hơn thịt mận bắc của mình. Nếu thử lấy tay tách nhẹ lớp vỏ và lớp thịt ra, bạn sẽ thấy hai lớp tách ra được khá dễ dàng. Bên vỏ ngoài không có lớp phấn đốm trắng.

Dựa trên mùi vị

Nếu ruột mận có màu tím đỏ tươi, vị ngọt xen lẫn với chua mát rất thanh, ăn giòn thì đó là mận Hậu Mộc Châu. Khi cắn ra, có thể thấy giữa lớp thịt và lớp hạt có một sự liên kết rõ ràng, tức là hai lớp bám chắc vào nhau.

phan-thit-cua-qua-man

 

Ngược lại, nếu ăn chỉ cảm thấy vị ngọt nhàn nhạt, ruột mềm, hơi nhũn hơn, đặc biệt là bị nẫu ruột khi bảo quản trong tủ lạnh, thì đó là mận Trung Quốc. Khi cắn ra gần như không cảm thấy được sự liên kết giữa lớp hột và lớp thịt, có những trái thậm chí còn tách rời hẳn ra.

Mận Trung Quốc không chỉ có loại giống mận Hậu mình, mà còn có loại giống mận Cơm, mận Đào, có cả một loại mận tím mà người ta hay bảo là “đội lốt” dưới tên mận Sa Pa. Bạn nên cẩn thận trong khi lựa chọn, vì dù sao đi nữa thì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất, có ưu ái cho sức khỏe mình một chút thì cũng là điều nên làm mà, đúng không bạn nhỉ?

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

Phương pháp pha chế Cà phê phin AZZAN

Cùng Color Man trải nghiệm cà phê tại AZZAN nhé:

PART 1

PART 2