Chuyên mục
TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức Tin tức sự kiện

Mì chùm ngây có phải là thực phẩm tốt cho sức khoẻ gia đình bạn?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại mì khác nhau, từ mì mắm, mì cay đến mì tươi và mì khô. Mì chùm ngây là một lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe, với tinh chất từ lá chùm ngây giúp bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng, cùng với sợi mì dai mềm. Đây thực sự là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Cùng FoodMap tìm hiểu một chút kiến thức về chùm ngây cũng như lợi ích mà nó man

Mì chùm ngây là gì?

Mì chùm ngây là loại mì được làm từ bột gạo kết hợp với bột lá chùm ngây, với hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Sợi mì mềm mại, có màu xanh tự nhiên và mang hương vị dễ chịu của lá chùm ngây, thích hợp cho việc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

moringa chùm ngây

Cấu tạo và giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Tất cả các phần của cây chùm ngây, từ thân, lá, hoa, quả cho đến hạt và rễ đều chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất quý giá. Lá chùm ngây, đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng cao, với lượng vitamin C gấp 7 lần một trái cam, vitamin A gấp 4 lần cà rốt và canxi gấp 4 lần so với sữa. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bảo vệ lá gan.

mi chum ngay tot cho suc khioe gia dinh ban

Công dụng của cây chùm ngây

  1. Ngăn ngừa ung thư: Lá chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm, giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  2. Cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch: Các hoạt chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C trong lá chùm ngây giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch.
  3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng chất oxy hóa cao trong lá chùm ngây giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  4. Bảo vệ lá gan: Silymarin trong lá chùm ngây giúp tăng chức năng men gan và bảo vệ lá gan khỏi tổn thương.

mi goi moringa

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Cho mì chùm ngây vào tô, sau đó thêm gia vị và dầu.

Bước 2: Đun sôi khoảng 350ml nước, đổ vào tô và đậy kín trong 4 phút.

Bước 3. Mở nắp, khuấy đều và sẵn sàng thưởng thức.

Thành phần sản phẩm

  • Vắt mì: Bột mì, shortening, muối, đường, chất ổn định, màu tự nhiên, chất chống oxi hóa.
  • Gói gia vị: Bột lá chùm ngây, muối, đường, dầu ăn, chất điều vị, gia vị, hương nấm tổng hợp, rau sấy.

ban thanh phan

Có thể mua mì chùm ngây ở đâu?

Bạn có thể tìm các sản phẩm chùm ngây tại các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tìm đến Foodmap – đơn vị uy tín chuyên cung cấp phân phối trái cây tươi, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến sẵn, đặc sản ba miền ngon nức tiếng. Bên cạnh đó FoodMap muốn giới thiệu đến bạn các sản phẩm từ chùm ngây như: mì Moringa chùm ngây, cháo Moringa chùm ngây, trà chùm ngây túi lọc,… mà bạn có thể tham khảo thêm.

Trên đây là những thông tin mà Foodmap muốn chia sẻ cho các bạn về rau chùm ngây kỵ với thực phẩm nào? Rau này có tác dụng gì?. Hi vọng qua bài viết, mong muốn phần nào giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như tìm được nơi mua sản phẩm uy tín.

Chuyên mục
Kiến thức nông nghiệp Trồng trọt

Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả

Đúc kết từ kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới của nhiều “lão nông”, FoodMap đã tổng hợp được Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả như sau:

I. Trồng cây

1- Chuẩn bị đất trồng

Để cây có thể phát triển tốt đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và tưới nước thường xuyên. Cần bón nhiều phân NPK để cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không, thì cây sẽ khó đậu quả, dưa lưới cho trái nhỏ, còi cọc và vị sẽ nhạt.

cach-trong-dua-luoi

2- Ươm hạt

Trước tiên bạn ngâm hạt với nước ấm khoảng 4-5 tiếng, rồi đem hạt ủ trong vải ẩm đến khi hạt có hiện tượng tách nhẹ thì bạn đem hạt ra ươm.

Tiếp theo bạn mang hạt bỏ vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên, tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ khoảng 2-3 ngày sau đó bạn sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này đừng quên tưới nước đủ để cây phát triển, chỉ khoảng 7-10 ngày là cây ra hai lá thật.

cach-trong-dua-luoi

3- Trồng cây dưa lưới con

Sau khoảng 10 -12 ngày cây đã cho ra 2 lá chính. Lúc này bạn sẽ đưa cây con sang chậu trồng. Bạn đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con và chậu, lấp đất lại nén đất xung quanh gốc và tưới đẫm nước cho cây và đặt cây ở chỗ râm mát, ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo độ ẩm cho cây.

cach-trong-dua-luoi

II. Chăm sóc cây

1- Tưới cây

Vào thời kỳ cây con thì bạn không cần tưới quá nhiều nước, đến khi cây ra được 3-4 lá, thì bạn cần tưới khoảng 0.5 lít – 0.7 lít nước mỗi cây/ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu nắng nóng thì bạn có thể tưới nhiều hơn 1 chút nhưng nếu trời mưa thì có thể tưới ít hơn, nên tưới bằng hình thức phun sương để tránh cây bị gãy, dập.

2- Cắt tỉa lá

Kể từ khi cây có 2 -3 lá thật, thì cần cắt tỉa lá và bấm ngọn, bà con cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 10 thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22 – 25 lá, thì ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

cach-trong-dua-luoi

3- Thời điểm bón phân

Bón phân: Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và không bị xói đất khi tưới nước. Đến giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc. Ngoài ra, khi quả bắt đầu phình đến chín bà con cần bón phân NPK hàng tuần, để tạo điều kiện cho quả phát triển tốt nhất. Đồng thời, nhớ bón thêm kali và đạm cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

4- Làm giàn leo cho dưa lưới

cach-trong-dua-luoi

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo. Thay vì đóng cọc, bà con có thể sử dụng sợi trồng dưa lưới cao cấp. Đây là loại dây có lực kéo đứt khá cao cùng độ co giãn nhỏ, với chất liệu nhựa nguyên sinh và kết cấu đặc biệt, sợi không làm tổn thương cây trồng dù vẫn có khả năng chịu lực tốt. Thân dây bền, dai chắc vượt trội hơn so với các loại dây nilon thông thường.

cach-trong-dua-luoi

Trên là Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả mà FoodMap đã chia sẻ. Mọi người có thể vô FoodMap.Asia để mua dưa lưới cũng như các loại trái cây tươi ngon nhé. <3

Chuyên mục
Kiến thức nông nghiệp

Các phương pháp bảo quản nông sản

Bảo quản nông sản là gì?

Bảo quản nông sản là phương pháp giúp duy trì chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Bởi sau khi thu hoạch, sự tác động của môi trường tự nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản. Chúng có thể bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm và không khí không phù hợp.

cac phuong phap bao quan nong san

Mỗi loại nông sản sẽ có những đặc tính sinh học riêng nên có những hình thức bảo quản khác nhau. Đồng thời, tùy vào điều kiện khí hậu của từng địa phương mà các công ty có thể lựa chọn phương pháp bảo quản và điều chỉnh cho phù hợp.

Tác dụng bảo quản nông sản

Bảo quản nông sản giúp hạn chế hao hụt về chất lượng và số lượng. Khi được bảo quản đúng cách sẽ tránh được các tình trạng như nông sản bị hư hỏng, bị côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sản phẩm.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thất thoát nông sản, thất thoát sản lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, đảm bảo chất lượng và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.

Các phương pháp bảo quản nông sản

Thông gió tự nhiên

Để thông gió tự nhiên, cần phải đáp ứng 4 điều kiện:

Khí hậu: Khi trời không mưa, không có sương mù thì độ ẩm cao có hại cho bảo quản.

Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực xuất hàng, kho đệm không được cao hơn 25 độ C và dưới 10 độ C vì khi mở cửa thông gió, không khí nóng sẽ tràn vào làm tăng nhiệt độ trong kho. Ngược lại, nếu chúng dưới 10 độ C sẽ đưa hơi lạnh vào kho và làm ngưng tụ hơi nước trong kho.

Điểm sương: Điểm sương trong kho phải thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ đọng sương trong kho nên hơi nước sẽ ngưng tụ lại gây hậu quả cho việc bảo quản.

Qua kinh nghiệm theo dõi nhiều kho thì khoảng 8 – 9 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều mới được mở cửa thông gió. Khi có cơ hội thông gió phải biết cách mở cửa kho. Đầu tiên, bạn nên mở cửa theo hướng gió thổi, sau đó mở cửa hai bên kho, cuối cùng là mở cửa để không khí thoát ra ngoài.

cac phuong phap bao quan nong san

Thông gió tích cực

Đây là cách bảo quản hạt bằng không khí, nhờ sự thông gió, có thể kích thích làm hạt chín. Thông gió tích cực làm giảm nhiệt độ, độ ẩm cũng thấp dần và thay đổi lượng không khí trong khoảng trống giữa các hạt mà vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

Để sử dụng phương pháp thông gió cần sử dụng quạt công suất lớn hoặc máy thổi khí. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng quạt khi độ ẩm ổn định, không khí ngoài trời thấp.

Thông gió tích cực được xem là phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch hoàn thiện nhất, với chi phí bảo quản thấp, được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quá trình bảo quản.

Phương pháp bảo quản nông sản kín

Phương pháp bảo quản kín sẽ giúp sản phẩm không tiếp xúc với không khí. Điều này cho phép sản phẩm được giữ ở trạng thái an toàn.

Do không khí chứa tới 20% oxy nên khi tiếp xúc với một lượng lớn nông sản sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khiến chúng bị hư hỏng. Chất hấp thụ oxy thường được loại bỏ khi đóng gói nông sản để hạn chế hiệu quả khả năng phát triển của vi khuẩn có hại.

cac phuong phap bao quan nong san

Phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh

Phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh có lẽ không mấy xa lạ với mọi người, sử dụng nhiệt độ để ức chế quá trình chín của nông sản giúp nông sản được bảo quản trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Bảo quản bằng phương pháp lạnh

Phương pháp này duy trì nhiệt độ của sản phẩm cao hơn một chút so với nhiệt độ làm đông của dịch tế bào, thường là 0 độ C đến 10 độ C. Bảo quản bằng phương pháp lạnh, chất lượng của thực phẩm vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vì dịch tế bào không bị đông cứng

Để bảo quản nông sản theo phương pháp này cần chú ý giảm độ ẩm của không khí.

cac phuong phap bao quan nong san

Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh

Phương pháp bảo quản đông lạnh luôn giữ nhiệt độ sản phẩm từ -10 độ C đến -30 độ C hoặc thậm chí thấp hơn. Mặt khác, ở điều kiện nhiệt độ này sẽ làm tê liệt vi sinh vật, kìm hãm khả năng phát triển của chúng.

  • Môi trường làm mát bằng khí: Sử dụng khí CO2 hoặc không khí để làm mát.
  • Môi trường làm mát dạng rắn: Sử dụng hợp chất nước đá + muối + tuyết CO2 ở dạng khô.
  • Môi trường làm lạnh lỏng: CaCl2, NaCl, Etylen glycol và Propylene glycol tùy theo từng loại sản phẩm mà sử dụng chất làm lạnh khác nhau.

cac phuong phap bao quan nong san

Rau củ quả sau khi thu hoạch được làm sạch, sau đó cấp đông, nhiệt độ thường 25 – 28 độ C. Sau khi cấp đông và bảo quản ở nhiệt độ 15 – 18 độ C. Phương pháp này được dùng để bảo quản các loại sản phẩm dùng cho đóng hộp, công nghiệp chế biến và được ứng dụng rộng rãi. 

Tuy nhiên, bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có nhược điểm là làm thay đổi một số đặc tính của sản phẩm. Khi rã đông, đá thường bị chảy nước, mất nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật dễ dàng xâm nhập.

Phương pháp bảo quản nông sản bằng hóa học

Bảo quản nông sản bằng hoá học là việc sử dụng các loại thuốc để bảo vệ chúng ở một mức độ nhất định, vừa không gây hại cho con người vừa có nhiều tác dụng. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc bảo quản nông sản. Nông sản ngăn ngừa sự xâm nhập của mọt, nấm mốc hay các loài gặm nhấm.

Các loại hóa chất thường được sử dụng để bảo quản nông sản như: Chloropicrin, dichloroethane, bekaphot,…

Đối với rau quả, ngành công nghiệp thực phẩm thường sử dụng sunfat khan, axit sorbic, axit oxalic, axit benzoic, v.v.

Một số hóa chất chống nảy mầm như M-1 (a-naphthyl axetic metyl este); M-2 (anaphthyl esterdimethyl acetic acid), MH (Maleic Acid Hydrazide) được sử dụng rộng rãi trong bảo quản khoai tây, cà rốt, hành tây và các loại củ khác.

Thuốc diệt nấm như T.M.T.D, thuốc kháng khuẩn gây thối trong quá trình bảo quản rau tươi, rau xanh.

cac phuong phap bao quan nong san

Phương pháp bảo quản nông sản trong khí quyển điều chỉnh

Phương pháp lưu trữ bằng khí cũng là cách được nhiều người biết đến và áp dụng. Sau khi thu hoạch, nông sản sẽ tiếp tục chuyển hóa, tùy theo lượng oxy trong môi trường mà mức độ chuyển hóa sẽ khác nhau.

Tốc độ hoạt động của vi khuẩn giảm khi hàm lượng oxy thấp. Do đó, việc bơm một lượng lớn khí trơ như nitơ hoặc CO2 vào môi trường bảo quản sẽ có hại cho sự phát triển của sinh vật.

Người ta sử dụng khí CO2 từ tuyết hoặc khí nén để cho vào các cốc bảo quản kín. Mức CO2 từ 10% đến 12% là hợp lý. Nồng độ sẽ làm giảm tốc độ chín của nông sản thấp hơn 2-3 lần so với khi bảo quản ở điều kiện bình thường.

Loại khí được sử dụng phổ biến nhất để lưu trữ hiện nay là CO2. Qua nhiều nghiên cứu, nồng độ oxy từ 2 – 5% là hợp lý.

cac phuong phap bao quan nong san

Chuyên mục
Báo cáo chính sách NÔNG NGHIỆP 360

Báo cáo toàn cảnh trái cây Việt Nam và dự báo tới 2025

Chuyên mục
NÔNG NGHIỆP 360 Tin tức sự kiện

Hội chợ Thủy sản Toàn cầu Barcelona 2023 tại Tây Ban Nha

Ngày 25/04/2023, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 29 chính thức khai mạc tại Trung tâm  triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Sau  thành công của kỳ triển lãm thủy sản toàn cầu đầu tiên tại thị trường Tây Ban Nha,  kỳ Triển lãm 2023 đã thực sự trở thành một sân chơi chuyên nghiệp hơn, bùng nổ hơn, và là nền tảng vững mạnh hơn cho cộng đồng thủy sản thế giới. Triển lãm Thủy sản toàn cầu 2023 tại Barcelona sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25-27/04/2023, hứa hẹn sẽ là một sự kiện quan trọng dành cho cộng đồng thuỷ sản trên toàn thế giới gặp gỡ, giao thương cũng như mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

hoi-cho-hai-san

 

Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu lần thứ 29 quy tụ hơn 20.000 Đơn vị triển lãm đến từ 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến thu hút hơn 26.700 khách tham quan, các công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh thủy sản, các chuyên gia trong lĩnh vực thuỷ sản đến từ 150 quốc gia trên thế giới, từ chế biến, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản đến các ngành công nghiệp phụ trợ như máy móc, thiết bị, dịch vụ, phụ gia…Đây cũng là triển lãm chuyên ngành có số lượng gian hàng quốc gia lên đến 70 gian hàng.

hon-70-giang-hang

 

Tham gia Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu 2023, Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đăng ký diện tích 464m2 và dàn dựng thành gian hàng quốc gia Việt Nam. Gian hàng được chia thành 2 khu vực bao gồm khu vực gian hàng riêng với tổng diện tích 328 m2và khu vực gian hàng chung với diện tích 136m2. Tham dự Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu 2023 có tổng cộng 38 Đơn vị Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại gian hàng quốc gia Việt Nam trong đó có 15 công ty chế biến tôm, 13 công ty chế biến cá tra và 3 công ty Chế biến cá ngừ, và 7 công ty chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản nói chung. Ngoài ra, còn có một số Đơn vị tham gia Triển lãm không nằm trong cụm gian hàng Quốc gia và một vài Đơn vị tham gia khảo sát, thăm dò và đánh giá thị trường trong khuôn khổ Hội chợ.

tham-do-va-danh-gia-thi-truong

 

Các sản phẩm chủ lực được trưng bày tại Triển lãm bao gồm cá tra, tôm, cá ngừ, cá tilapia, nghêu, mực, bạch tuộc, các mặt hàng hải sản khô, hàng GTGT, thực phẩm phối chế.

khung-canh-hoi-cho-tai-VN-Seafood

 

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đạt trên 1,3 tỷ USD tăng 21,6 % so với năm 2021. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thủy sản Việt Nam sang thị trường EU đều tăng trưởng mạnh mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Có thể thấy, EU từ lâu vẫn luôn một trong những là thị trường truyền thống hàng đầu của Thủy sản Việt Nam từ lúc sơ khai cho đến tận ngày nay, do đó, việc duy trì sự hiện diện của Thủy sản Việt Nam tại Triển lãm Thủy sản toàn cầu luôn là ưu tiên hàng đầu.

Phương châm của thuỷ sản Việt Nam xuyên suốt tại các Hội chợ Quốc tế 2023 sẽ là “Thủy sản Việt Nam – Điểm đến bền vững” nhằm truyền tải thông điệp đến với khách hàng đó chính là  một ngành thủy sản xanh, sạch, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. .

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Tây Ban Nha, đồng chí Hoàng Xuân Hải và tham tán thương mại, đồng chí Vũ Chiến Thắng đã đến thăm các Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng như trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tại gian hàng, ngài Đại sứ đã có cuộc trò chuyện với bà Tô Thị Tường Lan– Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và các doanh nghiệp tham gia gian hàng Việt Nam nhằm trao đổi các thông tin về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng như xư hướng nhập khẩu và những khó khăn tại thị trường Châu Âu trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ Hội chợ, Hiệp hội VASEP tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến 2 mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra thông qua việc cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá, Ngoài ra, để tiếp tục quảng bá các mặt hàng thủy sản Việt Nam đến đông đảo khác tham quan, Hiệp hội tiếp tục duy trì và tổ chức Chương trình biểu diễn các món ăn chế biến từ thủy sản tại gian hàng do đầu bếp nước ngoài phụ trách . Đây là một trong những hoạt động XTTM có hiệu quả và luôn thu hút được sự quan tâm của khách đến tham quan Hội chợ mà VASEP luôn cố gắng duy trì tại các kỳ Hội chợ triển lãm quốc tế trong những năm gần đây.

Tại Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần này, Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã có đại diện đến tham dự hội chợ để gặp gỡ, động viên và trao đổi thông tin với doanh nghiệp. Cơ quan báo chí VTV và Thông tấn xã Việt Nam tại EU cũng đã đến hội chợ đưa tin về sự kiện./.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN NÔNG NGHIỆP 360 Nông nghiệp 4.0

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Anh Nguyễn Trung Duy (sinh năm 1979) ở xã Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã nghiên cứu áp dụng mô hình lấy vỏ cà phê, trấu, mụn xơ dừa và các phế phẩm nông nghiệp làm đất sạch, phục vụ canh tác cây trồng.

Bên cạnh đó, anh còn trồng rất nhiều cây cảnh có giá trị. Anh là người tiên phong ở địa phương làm giàu từ mô hình kết hợp này, với mức thu nhập mỗi năm 700 triệu đồng.

Mô hình sản xuất đất sạch

Đầu năm 2016, được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắc, anh Duy đã nghiên cứu làm đất sạch từ các phụ phẩm nông nghiệp, không tốn nhiều chi phí, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời còn tạo ra nguồn phân bón giá rẻ có thể thay thế từ 30-70% phân hoá học.

Theo anh, cứ 10 tấn vỏ cà phê thì thuê khoảng 8 công lao động từ khi ủ đến khi thành đất sạch, thời gian ủ 50 – 60 ngày. Trong khi đó, vỏ cà phê không được ủ thì phải mất gần 2 năm mới có thể đem bón cho cây.

Từ việc ứng dụng quy trình làm đất sạch, anh đã thu mua vỏ cà phê, cùi ngô, trấu trong huyện và mụn xơ dừa ở Bình Định, các tỉnh miền Tây để chế biến. Hiện anh đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ đất sạch Duy Nhất. Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn, giá bán 2,5 – 3 triệu đồng/tấn. Khách hàng chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai…, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Ông Y Thim Niê (ở Buôn Pan, xã Ea Yông) trồng hơn 2 ha cà phê, cho biết: “Từ khi sử dụng đất sạch của anh Duy, sản lượng cà phê nhân tăng lên đáng kể”.

Để biến những phụ phẩm nông nghiệp thành đất sạch, anh Duy còn sử dụng cả chất thải từ chăn nuôi, như phân heo, bò, dê, gà… ủ với men Trichoderma và than sinh học (được đốt từ trấu, lá cây, rác). Đối với những hộ chăn nuôi nhiều, anh đến tận nhà để ủ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài sản xuất đất sạch, anh Duy còn mở rộng vườn cây cảnh lên 1.000m2 với nhiều loại cây cảnh bon sai các loại được ưa chuộng như linh sam, hải châu… có giá trị kinh tế từ 3 triệu đồng lên đến trên 150 triệu đồng. Mỗi năm, từ cây cảnh sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Nguồn: TIẾN DŨNG

(Trường THPT Thực hành Cao Nguyên – Trường Đại học Tây Nguyên)