Để FoodMap gợi ý cho bạn cách bảo quản và ủ bơ mà FoodMap thu thập được thông tin nhé:
Bạn nhớ là khi nhận được bơ thì hãy làm theo những bước sau đây nhé. Bơ ủ thường 4 – 5 ngày là ăn được rồi ạ.
1. Đem bơ đi rửa bằng nước nước sạch và ngâm bơ trong nước khoảng 10 phút
(Xả nước ngập bơ và ngâm trong 10 phút để bơ ổn định thân nhiệt)
2. Lau khô bơ, để ở nơi khô ráo, cho phần cuốn quay xuống dưới nhé, hạn chế để bơ đè lên nhau nhiều lớp. Có thể để bơ trong thùng cattong kín có đục lỗ, hoặc thùng xốp có đục lỗ và có nắp đậy nhé
(Để bơ nơi khô ráo, không để bơ chồng lên nhau hoặc để bơ chung với những trái bơ cu bị thối đầu vì như vậy bơ sẽ dễ bị lây nấm với các loại vi khuẩn vì quả bơ cũ)
3. Một ngày xịt nước cho bơ 2- 3 lần, hoặc lấy khăn ẩm (vắt kiệt nước) ủ lên và nhớ đổi măt bơ khi xịt hoặc ủ khăn. Ngày kiểm tra khăn 2 lần, nếu khăn khô thì tiếp tục làm khăn ẩm (nhớ là phải ráo hết nước) rồi đổi mặt bơ phủ lên mặt mới đổi. Và dùng 2-3 quả chuối chín, quả táo để cùng bơ nhé, chuối và táo sẽ thải ra khí ethylene chứa trong trái chín để giúp bơ chín đều và nhanh hơn
(Trái bơ đang chuyển sang giai đoạn chín, màu xanh chuẩn bị ngả sang màu xanh vàng và da bị nhăn vào một chút)
4. Để ý bơ xíu, nếu trái bơ đã chuyển sang trạng thái mềm mềm rồi thì triển nó luôn đi đừng để nó mềm quá là bơ đã bắt đầu bị chín quá ăn không ngon đâu
Không được để bơ trong tủ lạnh khi bơ chưa chín nhé , bơ chỉ chín ở nhiệt độ thường thôi (23-26 độ), để tủ lạnh rồi nó hông chín được là tiêu luôn đó. Nếu bơ có bị héo nhưng vẫn chưa hư đầu thì bạn cứ để bơ chín tiếp nhé. Vì bản chất của việc bơ bị héo là do phần cơm cần nước để chín nên đã lấy hết nước của phần vỏ nhé.
Cách làm này để bơ không bị mất nước, lại còn giúp trái bơ chín đều. Đảm bảo bơ chín mà vỏ vẫn căng bóng không thối đầu, không bị héo. Khoảng sau 4 ngày ủ bơ bắt đầu chín, và khi chín bơ chuyển sang màu xanh ngả vàng. Thường để khoảng 7 ngày thì bơ sẽ chín ngon hơn đó!