Chuyên mục
Nghiền cà phê

Uống cà phê ngon cùng Light Coffee

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TẠI LIGHT COFFEE

 

Pha cà phê thật ngon theo cách LIGHT COFFEE.

CÁCH PHA CÀ PHÊ BẰNG PHIN:

Bước 1:  Múc 4 hoặc 5 muỗng cà phê bột cho vào phin. Với cà phê nguyên chất, những bạn thích uống cà phê đậm thường nên cho cà phê chừng nửa phin.

Bước 2: Chế một ít nước sôi vào phin đủ cho cà phê trong phin nóng lên và nở ra, chờ một lát cho nước sôi thấm hết vào cà phê.

Bước 3: Sau đó chế tiếp nước sôi vào phin, cà phê nguyên chất gặp nước sôi sẽ nở bung.

Bước 4: Đậy nắp phin lại và bạn sẽ có 1 ly cà phê thơm ngon nguyên chất.

Nếu để ý bạn sẽ thấy, cà phê nguyên chất nhỏ giọt xuống khá nhanh, không đậm đặc và tạo bot tan nhanh.Nếu uống cà phê sữa, bạn hãy cho sữa vào ly trước rồi tiến hành pha cà phê như trên. Cà phê nóng chảy từ phin xuống sẽ làm chín sữa và giúp việc trộn sữa vầ cà phê đều hơn.

Cách pha Cà phê bằng phin sao cho ngon

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công Dụng Tỏi Lý Sơn

Tỏi Lý Sơn với 11 công dụng trị bệnh

Tỏi không chỉ là  một gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của các bà nội trợ mà nó còn là một loại thuốc nam chữa trị được nhiều bệnh thường gặp. Dưới đây du lịch SEN xin liệt kê 11 công dụng trị bệnh của tỏi.

1. CẢM CÚM

Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.

Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

2. ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

3. HO, VIÊM HỌNG

Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

4. THẤP KHỚP, ĐAU NHỨC XƯƠNG

Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. TIỂU ĐƯỜNG

Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. HUYẾT ÁP CAO, TỤ HUYẾT KHỐI

10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

7. TỎI CHỐNG UNG THƯ

Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.

Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.

Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…

Stomach cancer, lung cancer, liver cancer …

Các nhà nghiên cứu đã tiến hànhcác công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

8. ĐẶC TÍNH SÁT KHUẨN

Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

9. GIẢM SƯNG TẤY, CHỮA VẾT THƯƠNG DO MUỖI ĐỐT

Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.

10. CÓ TÁC DỤNG GIỐNG NHƯ THUỐC KHÁNG SINH

Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoahọc vừa phát hiện.

Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.

Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.

11. CÓ VAI TRÒ NHƯ MỘT LOẠI VIAGRA

Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

Các công dụng khác

Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Công Dụng Hành Lý Sơn

15 CÔNG DỤNG VÀNG CỦA HÀNH TÍM LÝ SƠN

Nguồn: chinhgoc.vn

Cùng với tỏi Lý Sơn, hành tím Lý Sơn cũng là một trong loại đặc sản được trồng nhiều nhất ở đất đảo Lý Sơn và trở thành một thương hiệu nổi tiếng bao lâu nay. Hành tím Lý Sơn là loại củ nhỏ đều không to như hành tím Trung Quốc. Vỏ màu tím nhạt, không hăng, cay dịu nhẹ mà đặc biệt là cực kỳ thơm ngon và thịt chắc.

 

Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng như một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học.

 

Về công dụng của hành, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh hành tím có công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe.

 

1. Loại bỏ cholesterol xấu

  • Hành tím giúp loại bỏ cholesterol xấu – vốn thường dẫn đến đột quỵ và các cơn đau tim ra khỏi cơ thể. Hành tím còn giúp duy trì hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa bệnh tim mạch.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

  • Chất flavonoids tìm thấy trong hành tím hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn các khối u hình thành và phát triển, đồng thời thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhất là vào thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.​

 

3. Tốt cho gan, tim

  • Củ hành có chứa một lượng lớn lưu huỳnh nên là thực phẩm đặc biệt tốt cho gan. Ăn khoảng nửa củ hành tím mỗi ngày có tác dụng hạ mức độ cholesterol xấu LDL, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ

 

4. Ngừa thiếu máu, giảm viêm

  • Do chứa lượng sắt dồi dào nên khi cơ thể hấp thụ hành tím có thể giúp đối phó với chứng thiếu máu. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy gia vị này có tác dụng giảm các triệu chứng viêm khớp và gút rất hữu hiệu.

5. Ngừa ung thư

  • Hợp chất quercetin tìm thấy dồi dào trong hành tím đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và làm giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

6. Ổn định huyết áp, giảm sốt

  • Củ hành có công dụng hạ huyết áp một cách tự nhiên. Mặt khác, đánh tan các cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh. Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng có trong hành giúp thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi.

 

7. Chống loãng xương

  • Trong hành chứa các hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.

 

8. Chống đông máu

  • Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterol và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

 

9. Chống viêm, nhiễm khuẩn

Các chất chống viêm có trong hành tím rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella và E.coli. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc chống bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

 

 

10. Tốt cho huyết áp

  • Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

 

11. Phòng chống ung thư ruột kết

  • Fructo-oligosaccharides kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.​

 

12. Táo bón và đầy hơi

  • Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

 

13. Tiểu đường, lợi tiểu và làm sạch máu

  • Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của người bị bệnh tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
  • Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, bệnh gút và viêm khớp.

 

14. Chữa ù tai

  • Trong một số nền văn hóa, người ta thường nhúng bông vào nước ép hành, sau đó chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

 

15. Rụng tóc

  • Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tím trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này đơn quản mà hiệu quả những loại thuốc mọc tóc khác.
Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công Dụng Của Đường Thốt Nốt

NHỮNG  CÔNG  DỤNG  KHÔNG  NGỜ  CỦA  ĐƯỜNG  THỐT  NỐT TRUYỀN THỐNG

Top 7 công dụng của đường thốt nốt truyền thống

Người dân trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, còn dùng để chữa bệnh.

Thường đường thốt nốt được chế biến thành những miếng như đường phèn, hình tròn, đường kính khoảng 4cm, dày 2cm, có loại màu ngà vàng, có loại trắng. Những người sành ăn thường chọn loại màu ngà vì vẫn giữ được hương vị tự nhiên hơn loại trắng đã qua tinh chế.

Thốt nốt có tên khoa học là Berassus flabellifer L. thuộc họ Dừa Palmaceae,.Thốt nốt trong tiếng Khmer “Thnot” tức là cây dừa đường.Thân cây có thể cao trên 20m, có nhiều khoanh, trên ngọn có một tán lá xòe rộng.

 

 

cay-duong-thot-not

Cung cấp nhiều khoáng chất: đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Đây cũng là phương thuốc tuyệt vời cho phụ nữ bị thiếu máu. Đường thốt nốt là một nguồn giàu chất sắt và nếu phụ nữ thêm nó vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp họ cải thiện được tình trạng thiếu máu. Đây là thực phẩm cần thiết cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.

 

Khôi phục sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa: nghe có vẻ lạ nhưng đường thốt nốt có khả năng hoạt động như một tác nhân hỗ trợ tiêu hóa. Tại một số nơi ở Ấn Độ, người dân có thói quen nhâm nhi những cục đường thốt nốt nho nhỏ sau bữa ăn chính cho dễ tiêu. Loại đường này khi vào trong dạ dày sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và còn giúp tẩy sạch đường ruột.

 

Tốt cho da: đường thốt nốt cũng rất tốt cho da. Nó làm cho làn da khỏe mạnh. Nếu bị mụn trứng cá và mụn nhọt trên da, hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày sẽ thấy tác dụng của nó và sẽ có được một làn da đẹp và không tỳ vết.

 

Giàu chất dinh dưỡng: trong đường thốt nốt chứa rất nhiều chất sắt. Do đó, tiêu thụ thường xuyên sẽ làm gia tăng lượng huyết sắt tố và trị được chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng magiê lại có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh. Hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào trong loại chất ngọt tự nhiên này cũng giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, chúng còn giàu canxi, kali và phốt pho.

 

Bổ sung năng lượng: đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng. Do đó, chúng sẽ giải phóng nguồn năng lượng tích trữ dùng loại đường này thường xuyên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn sau khi tiêu thụ những món được chế biến từ đường thốt nốt.

che-bien-duong-thot-not

 

 

Chữa chứng đau nửa đầu: đau nửa đầu là bệnh xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Những hoạt chất tự nhiên có tác dụng trị bệnh hiện diện trong đường thốt nốt sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau do chứng bệnh này gây ra. Chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.

 

Hạn chế những tác động theo mùa trong năm lên cơ thể: đặc tính độc đáo này của đường thốt nốt thể hiện ở việc chúng có tác dụng làm giảm tình trạng nổi mụn nhọt ở mùa hè và dịu cảm giác lạnh giá của mùa đông. Vào mùa hè, loại thực phẩm này sẽ giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể. Trong khi đó, vào mùa đông, đường nốt thốt lại có tác dụng giữ ấm, giúp đỡ bị lạnh hơn.

 

Tốt cho trẻ em: nó là đường thô nên không có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé mà ngược lại còn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối  với trẻ sơ sinh. Một trong số những lợi ích sức khỏe đó là thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đường thốt nốt nên được tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu không sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm: các bé có thể “nghiện” đường thốt nốt do hương vị ngọt ngào của nó, từ đó có thể bị bệnh đường ruột, nếu lượng đường thốt nốt dư thừa quá nhiều còn có thể khiến bé mắc bệnh về da, nổi mụn. Ngoài ra, đường thốt nốt có hàm lượng calo khá cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, chỉ nên cho bé tiêu thụ ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

 

Ngăn ngừa táo bón: đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

 

Giúp xương chắc khỏe: đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho – những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giup xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

 

Ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn

tot-cho-suc-khoe-vang

Chống lại cảm cúm: do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

 

Tăng khả năng miễn dịch: đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

 

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Lợi Ích Trà Chùm Ngây

Dinh dưỡng từ trà Moringa (Chùm Ngây)

dinh-duong-tu-tra-chum-ngay

Trà chùm ngây (Moringa) lấy chất dinh dưỡng từ lá phần lá được sấy khô, có nhiều kali, canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, C và D. Trà cũng có hàm lượng axit amin thiết yếu, chất chống oxy hóa cao như beta-carotene, polyphenol và flavonoid như kaempferol và quercetin. Trà Moringa không chứa caffeine. 

Tác dụng của trà chùm ngây

1. GIẢM CÂN

Trà chùm ngây (Moringa), với nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, cân bằng lượng đường và tăng mức năng lượng. Đó là lý do tại sao những người thừa cân nên thêm một tách trà chùm ngày vào chế độ ăn kiêng giảm cân. 

2. TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống không chứa caffein có thể giúp bạn tăng năng lượng, trà thảo mộc chùm ngây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Trong nhiều năm, loại trà này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Nam Á để tăng sức khỏe tổng thể, lại không chứa caffeine.

tra-chum-ngay-tang-cuong-nang-luong

3. ĐẶC TÍNH CHỐNG VIÊM

Được biết đến chủ yếu như một chất chống viêm, Trà moringa được dùng để giảm viêm khắp cơ thể, giảm đau, đau dạ dày, đau đầu và sốt. Đây là một trong những lý do chính tại sao cây chùm ngây được coi là một phương thuốc chữa bệnh của người Hồi giáo.

4. NGUỒN CHẤT CHỐNG OXY HÓA PHONG PHÚ

Trà chùm ngây có khả năng chống oxy hóa cao, lợi ích này giúp chùm ngây chống lại các gốc tự do, căng thẳng, tổn thương tế bào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng  và hạt chùm ngây trong trà có chứa polyphenol, flavonoid và axit ascorbic.

5. CHĂM SÓC DA

Với nồng độ vitamin C và bioflavonoid cao, trà moringa (chùm ngây) là một thức uống bổ dưỡng cho da. Được xem là một thức uống chống lão hóa giúp tăng sản xuất collagen, giảm các gốc tự do, làm giảm sự hình thành các nếp nhăn, cung cấp độ ẩm và sự trẻ trung của làn da. Bản chất chống viêm có trong chùm ngây giúp chống lại mụn trứng cá. 

6. TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Hàm lượng axit ascobic cao và các chất chống oxy hóa khác làm cho loại trà này có hiệu quả giúp bảo vệ chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông thường. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa để làm chậm căng thẳng oxy hóa và hệ thống miễn dịch suy yếu.

7. TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Một số tác dụng hạ đường huyết và cholesterol xấu nhất định được tìm thấy trong bột chùm ngây (moringa) và trà, có hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chùm ngây hoạt động bằng cách giảm cholesterol và ổn định huyết áp, kết quả là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống. Ngoài ra, axit chlorogen trong trà moringa tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường loại I và loại II.

8. HỖ TRỢ TIÊU HÓA

rau-chum-ngay-ho-tro-tieu-hoa
Rau chùm ngây hay trà đều rất tốt cho tiêu hóa

Bản chất chống viêm từ trà cũng đồng nghĩa với tác dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và táo bón, và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.

Tác dụng kháng khuẩn củtrà chùm ngây giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột để đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ khả năng gây đầy bụng.

9. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIM MẠCH

Chùm ngây chứa hàm lượng đáng kể kali, chất này được sử dụng hiệu quả như “thuốc” ổn định định huyết áp. Vì kali là một thuốc giãn mạch có thể làm giảm căng thẳng trong động mạch và mạch máu, việc đưa chùm ngây vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

10. TỐT CHO PHỤC HỒI SỨC KHỎE NGƯỜI ỐM

Vitamin C trong trà moringa (chùm ngây) không chỉ  tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Nồng độ axit ascobic cao thúc đẩy sản xuất nhiều collagen hơn và giảm thời gian đông máu. Chùm ngây giúp chữa lành vết thương nhanh hơn, đặc biệt đối với người đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh kéo dài. 

11. TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ

Các chất chống oxy hóa có trong trà chùm ngây cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh, do đó trà moringa cũng được sử dụng như một chất tăng cường trí não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại trà này có khả năng điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi.

12. CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ

Trà moringa giúp điều chỉnh hormone nhờ khả năng chống oxy hóa cao. Lợi ích này được ứng dụng để điều trị để ngăn ngừa các biến chứng mất cân bằng hormone trong thời kỳ hậu mãn kinh. Trà cũng giúp điều chỉnh tuyến giáp và có thể giúp ngăn ngừa cường giáp.

Uống một tách trà chùm ngây mỗi ngày giúp giảm bớt chứng chuột rút kinh nguyệt, buồn nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng và đau nửa đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, theo y học dân gian nước ép từ lá chùm ngây có đặc tính giảm đau rất tốt đặc biệt là đau bụng kinh.

13. ĐẶC TÍNH KHÁNG KHUẨN

Trà chùm ngây rất hiệu quả trong việc chống lại một số loại vi khuẩn, nghiên cứu cho thấy loài thảo dược này có tính kháng khuẩn mạnh. Sử dụng trà được chiết xuất từ cây chùm ngây giúp ngăn ngừa mụn nhọt, nhiễm trùng da, các vấn đề tiêu hóa phổ biến, tạp chất trong máu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thức uống này cũng được cho là giúp chống lại một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng, mùi cơ thể và các bệnh về nướu (viêm nướu). 

14. TĂNG CƯỜNG SINH LÝ

chum-ngay-cai-thien-sinh-ly
Chùm ngây cũng là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý

Cây moringa (chùm ngây) đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để tăng ham muốn tình dục ở nam và nữ. Trong y học dân gian, nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tình dục, rối loạn cương dương và tăng cường ham muốn tình dục.

15. TỐT CHO NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM

Trà chùm ngây hoạt động như một thuốc chống trầm cảm vì đặc tính cân bằng mức serotonin và dopamine, là chìa khóa để cải thiện nhận thức và điều chỉnh tâm trạng. Theo một nghiên cứu năm 2012 , cây chùm ngây cho thấy khả năng điều trị và kiểm soát chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính rất hiệu quả.

16. CHĂM SÓC TÓC

Trà thảo dược chùm ngây có hàm lượng sắt, vitamin C, vitamin B -complex và tất cả các axit amin thiết yếu từ protein. Những chất dinh dưỡng này, cùng với chế độ ăn uống lành mạn giúp thúc đẩy sự phát triển chân tóc và duy trì tóc khỏe, tác dụng ngăn ngừa gàu và tóc khô, điều tiết bã nhờn. Uống trà moringa mỗi ngày cũng rất có lợi để ngăn chẻ ngọn.

17. TỐT CHO PHỤ NỮ SAU SINH

Lá chùm ngây là một galactagogue (chất thúc đẩy tiết sữa) tự nhiên. Do vậy trà moringa đặc biệt phù hợp các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của trà chùm ngây

su-dung-chum-ngay
Sử dụng chùm ngây không đúng cách hoặc quá nhiều dẫn tới phản tác dụng
Với những ai có cơ địa không thích hợp để uống loại trà này sẽ dẫn tới 1 trong những tác dụng phụ sau:
  • Chứng ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nguy cơ sảy thai, chùm ngây có thể gây co bóp và thắt chặt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mặc dù rất hiếm khi gặp phải những tác dụng phụ này tuy nhiên, chỉ nên uống với số lượng vừa phải.

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Dầu Đậu Phộng Nguyên Chất

CÁCH PHÂN BIỆT DẦU PHỘNG NGUYÊN CHẤT

Các nhà khoa học đang khuyến khích dùng dầu thực vật thay cho mỡ để phòng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu dùng phải dầu kém chất lượng thì tác hại cũng không kém. Cùng Foodmap học cách phân biệt dầu phộng nguyên chất để lựa chọn cho mình đúng loại dầu phộng chất lượng, đáng tin cậy nhé!

phan-biet-dau-an

 

1. Phân biệt bằng cảm quan

Trước hết, khi nhìn vào Dầu phộng nguyên chất, chúng ta thấy dầu có màu vàng sánh, nếu lắc nhẹ chai, sẽ thấy bề mặt dầu chuyển động chậm hơn với cảm giác độ sệch cao hơn các loại dầu ăn thông thường.

Và khi mở nắp ra, Dầu phộng nguyên chất sẽ cho mùi rất đặc trưng của sản phẩm, mùi này sẽ trở nên thơm lừng cùng với hương vị béo ngậy sau khi dầu được khử với nén (hành tăm), hành, tỏi hoặc sả.

Đối với những người sành ăn, chỉ cần thông qua màu và mùi cũng đủ để phân biệt được dầu phộng nguyên chất với các loại dầu ăn khác. Ngược lại, nếu bạn không thường sử dụng thì nên tham khảo thêm cách nhận biết bên dưới nhé!

dau-dau-phong-nguyen-chat
Dầu phộng nguyên chất có màu vàng sánh, sệt hơn dầu thông thường

2. Dầu phộng nguyên chất chịu lạnh tốt hơn

Dầu phộng nguyên chất có điểm đông đặc ở nhiệt độ +1°C, điểm tan chảy ở nhiệt độ từ 1 đến 3°C. Đây là nhiệt độ đông đặc khá thấp so với các loại dầu ăn kém chất lượng khác như dầu cọ (15°C), mỡ động vật (32°C).

Dựa vào tính đông này, bạn có thể rót dầu ra chén và để vào ngăn lạnh (ngăn thực phẩm) ở nhiệt độ khoảng 3-5°C. Khi ở nhiệt độ này, bạn sẽ thấy các loại dầu ăn kém chất lượng (hoặc pha trộn) khác sẽ bị đông đặc lại khá nhanh, trong khi Dầu phộng nguyên chất vẫn ở dạng lỏng.

Đến đây thì bạn có thể đặt câu hỏi, vậy nếu dầu ăn kém chất lượng nhưng pha trộn thêm chất chống đông vào thì làm thế nào? Cùng xem tiếp nhé!

dau-dau-phong-chiu-lanh

3. Dầu phộng nguyên chất có tính đồng nhất cao

Nếu là Dầu phộng nguyên chất, tức thuần khiết thì rõ ràng có tính đồng nhất cao hơn hẳn so với dầu ăn đã bị pha trộn. Cho nên, nếu chúng ta rót hai loại dầu ăn – một loại là dầu phộng nguyên chất và loại còn lại là dầu ăn thường vào 2 chén, sau đó đặt hai chén vào ngăn đá ở nhiệt độ 0°C để cả hai cùng đông đặc, khi đó, chúng ta sẽ thấy dầu phộng nguyên chất có màu vàng, nhìn bề mặt óng ánh, (bóng loáng) và lấp lánh ánh sáng; còn dầu bị pha trộn thì có bề mặt xù xì, nổi lên những chấm trắng nhỏ li ti khá giống mỡ động vật.

dau-dau-phong-co-tinh-dong-nhat

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Phân Biệt Sữa Dê Và Sữa Bò

Mùi sữa dê rất đặc trưng nên với những ai đã uống qua sữa dê thì rất dễ phân biệt chúng. Qua đây, FoodMap xin cung cấp cho bạn một số tips để với những ai chưa dùng thử nhưng vẫn có thể phân biệt sữa dê với sữa bò một cách dễ dàng nhé.

phan-biet-sua-bo-sua-de

Về mùi vị: 

Sữa dê có mùi khác với sữa bò. Mùi đặc trưng của sữa bò có thể dễ phân biệt đối với nhiều người vì đó là mùi bơ mà mình thường ăn. Sữa dê không thơm như mùi bơ, có thể gây khó chịu đối với một vài người.

Về màu sắc:

Về màu sắc cũng có sự khác biệt vì 2 màu sữa khác nhau. Sữa dê có màu trăng toát như màu giấy trắng, sữa bò có màu vàng ngà hơn. Rất dễ phân biệt nếu để 1 ly sữa bò và sữa dê cạnh nhau.

Về độ béo: 

Sữa dê để lạnh có sự sánh đặc hơn sữa bò để lạnh. Lớp váng béo của sữa dê cũng dày hơn và dễ đóng váng hơn. 

sua-de

Có thể pha sữa dê với sữa bò không? Làm thế nào để phân biệt?

Sữa dê có thể pha với sữa bò nhưng thường sử dụng để chế biến thành thành phẩm nào đó hoặc để thay đổi khẩu vị. Mùi sữa dê rất đặc trưng nên khi trộn với sữa bò sẽ không thể giữ được mùi đặc trưng đó được. Hơn nữa, chính vì màu sắc khác biệt giữa hai loại sữa nên khi trộn lại sẽ có lớp váng nối 2 màu, trong đó, màu ngả vàng là của sữa bò và sữa dê thì có màu trắng.

sua-bo

 

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Những Lợi Ích Của Phúc Bồn Tử

Bạn có tin không, phúc bồn tử, còn gọi là quả mâm xôi, đứng đầu danh sách các loại thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tật, theo Food News.
khúc bồn tử
Chỉ cần một cốc phúc bồn tử có thể cung cấp hơn một nửa lượng vitamin C khuyến nghị hằng ngày, cùng với rất nhiều vitamin B5, B7, folate, a xít béo omega-3, vitamin E và K, cùng với mangan, magiê, sắt, đồng, kali và chất xơ.
Phúc bồn tử đặc biệt rất giàu các dưỡng chất thực vật, nên có khả năng tuyệt vời để củng cố cơ thể. Phần lớn các dưỡng chất thực vật trong phúc bồn tử chiếm hàm lượng cao, đủ để bảo vệ chống lại các nguy cơ viêm quá mức và căng thẳng ô xy hóa.
Tiêu thụ phúc bồn tử có thể giúp chống lại nhiều bệnh mạn tính như sau, theo Food News.

1. Ngăn ngừa ung thư

Các chất chống ô xy hóa và các hợp chất chống viêm trong phúc bồn tử có thể bảo vệ cơ thể. Phúc bồn tử có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Phúc bồn tử chứa các chất chống ô xy hóa mạnh mẽ như vitamin C, quercetin và đặc biệt rất nhiều a xít ellagic – một chất chống ô xy hóa cực mạnh, có thể vô hiệu hóa các chất gây ung thư và làm chậm quá trình sinh sản của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu, cho thấy, hóa chất thực vật này có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.

2. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Phúc bồn tử là loại trái cây có lượng đường thấp nhất. Một cốc phúc bồn tử tươi chỉ có 5 gram đường. Hơn nữa, một nghiên cứu từ Viện Công nghệ Illinois (Mỹ) đã phát hiện ăn phúc bồn tử làm giảm lượng insulin mà cơ thể cần để kiểm soát lượng đường trong máu, theo Food News.

3. Giảm viêm

Phúc bồn tử đã được chứng minh là giúp ức chế việc sản xuất các enzyme tham gia vào quá trình viêm trong cơ thể. Các enzyme này chuyển đổi a xít arachidonic thành prostaglandin, dẫn đến đau và viêm, như viêm khớp, bệnh gút và các bệnh viêm khác, theo Food News.
Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Rhode Island (Mỹ), đã báo cáo rằng chiết xuất phúc bồn tử đỏ làm giảm viêm, giảm tổn thương sụn và giảm sự hủy xương, và do đó rất hữu ích trong việc điều chỉnh sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của viêm khớp.
khúc bồn tử tại vườn

4. Kháng khuẩn

Phúc bồn tử chứa anthocyanin, có cả đặc tính chống ô xy hóa và kháng khuẩn. Một lợi thế của anthocyanin là khả năng ngăn chặn sự phát triển của Candida albicans, thủ phạm gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng cũng như là tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, theo Food News.
Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Mận Hậu Mộc Châu và Trung Quốc

Mận Bắc nói chung, và mận Hậu nói riêng là một trong những loại trái cây dễ bị trà trộn với hàng Trung Quốc nhất, đặc biệt là khi lượng tiêu thụ mận ở nước ta lớn càng tạo điều kiện cho mận Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Nguy hiểm nhất là khi mận Trung Quốc đưa vào thị trường mình thường có những chất cấm, chống nấm mốc, dễ gây bệnh vô sinh và nhiều bệnh khác.

Do đó FoodMap xin hướng dẫn bạn một vài mẹo nhỏ để phân biệt mận Hậu Mộc Châu và mận Trung Quốc.

Dựa trên ngoại hình

Mận Hậu Mộc Châu quả nhỏ vừa, cầm cảm giác cứng và chắc tay, khi chín có màu đỏ sậm, vỏ ngoài có lớp lấm tấm màu trắng như phấn và rải rác vài đốm xanh nhạt.

dac-diem-qua-man

 

Trong khi đó, mận Trung Quốc trái to hơn nhiều, màu cũng đỏ thẫm hơn. Khi nắm quả mận trên tay có cảm giác thịt mận mềm và nhão hơn thịt mận bắc của mình. Nếu thử lấy tay tách nhẹ lớp vỏ và lớp thịt ra, bạn sẽ thấy hai lớp tách ra được khá dễ dàng. Bên vỏ ngoài không có lớp phấn đốm trắng.

Dựa trên mùi vị

Nếu ruột mận có màu tím đỏ tươi, vị ngọt xen lẫn với chua mát rất thanh, ăn giòn thì đó là mận Hậu Mộc Châu. Khi cắn ra, có thể thấy giữa lớp thịt và lớp hạt có một sự liên kết rõ ràng, tức là hai lớp bám chắc vào nhau.

phan-thit-cua-qua-man

 

Ngược lại, nếu ăn chỉ cảm thấy vị ngọt nhàn nhạt, ruột mềm, hơi nhũn hơn, đặc biệt là bị nẫu ruột khi bảo quản trong tủ lạnh, thì đó là mận Trung Quốc. Khi cắn ra gần như không cảm thấy được sự liên kết giữa lớp hột và lớp thịt, có những trái thậm chí còn tách rời hẳn ra.

Mận Trung Quốc không chỉ có loại giống mận Hậu mình, mà còn có loại giống mận Cơm, mận Đào, có cả một loại mận tím mà người ta hay bảo là “đội lốt” dưới tên mận Sa Pa. Bạn nên cẩn thận trong khi lựa chọn, vì dù sao đi nữa thì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất, có ưu ái cho sức khỏe mình một chút thì cũng là điều nên làm mà, đúng không bạn nhỉ?

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công dụng và cách dùng Mật hoa dừa

Công dụng Mật hoa dừa

– Ổn định đường huyết

– Tăng sức đề kháng

– Bổ sung năng lượng khoáng chất cơ thể

– Thanh lọc cơ thể, cân bằng điện giải

cong-dung-mat hoa dua

Cách sử dụng Mật hoa dừa

Có thể dùng trực tiếp, tẩm ướp như gia vị trong nấu ăn, pha các loại thức uống hoặc dùng với các lại bánh.

Tham khảo cách dùng

– Dùng trực tiếp để bổ sung năng lượng.

– Pha với nước ấm, bột ngũ cốc, cafe, trà sữa, sữa hạt hoặc các loại thức uống …

– Tẩm ướp như gia vị trong nấu ăn được (sản phẩm chịu được nhiệt độ cao, khác biệt so với mật ong).

– Trộn với salad, chế biến gỏi hoặc dùng trộn với các loại trái cây khi ăn kèm …

– Hoặc có thể dùng kèm với các loại bánh tây, bánh mì …

mon-an-tu-mat-hoa-dua