Ăn măng cụt nhiều có tốt không và những tác hại mà loại quả này mang lại khi ăn quá nhiều. Được biết, trái măng cụt giàu vitamin C tốt cho sức khoẻ, vậy bà bầu ăn quả măng cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tìm hiểu cùng FoodMap nhé.
Quả măng cụt có vị gì?
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới có vị chua ngọt nhẹ. Loại quả này lần đầu tiên được tìm thấy ở Đông Nam Á và xuất hiện ở nhiều nước nhiệt đới khác. Măng cụt có màu tím đậm, vỏ cứng và thịt trắng, mọng nước bên trong.
>> Mua ngay: Trái cây nội địa
Măng cụt có tác dụng gì cho sức khỏe?
Măng cụt chứa nhiều chất xơ, vitamin (như vitamin C), khoáng chất (như kali) và các chất chống oxy hóa mạnh như xanton. Nhờ đó, măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C cao.
- Chống viêm: Giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
- Bảo vệ tim mạch: Giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong măng cụt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Chống lão hóa: Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa lão hóa.
Ăn măng cụt nhiều có tốt không?
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt, tương đương trung bình 2 quả mỗi ngày và đủ 2-3 lần một tuần. Nếu ăn quá nhiều cùng một lúc, măng cụt sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như:
Nhiễm axit lactic
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho thấy tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ bất thường của axit lactic trong máu. Các triệu chứng của nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và suy nhược. Nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây sốc đe dọa tính mạng.
Tác hại của măng cụt gây dị ứng
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây dị ứng nhẹ như nổi mề đay, đỏ da, sưng tấy, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Nó thậm chí có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sưng miệng, môi, cổ họng hoặc tức ngực.
Can thiệp quá trình đông máu
Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể cản trở quá trình đông máu bình thường. Nó cũng có thể tương tác với các thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Vì nó làm chậm quá trình đông máu nên các bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên ăn măng cụt trong 2 tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật.
Cản trở quá trình điều trị bệnh
Măng cụt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thuốc xạ trị và hóa trị. Điều này là do một số loại thuốc hóa trị phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chống lại và tiêu diệt ung thư. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do, được chứng minh là trở ngại cho việc điều trị ung thư.
>> Sầu riêng giao tận nhà ở đâu?
Những ai không nên ăn măng cụt?
Người hay bị dị ứng
Như đã đề cập, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây dị ứng như nổi mề đay, đỏ da, sưng tấy và ngứa. Do đó, nếu bạn bị dị ứng, hãy hạn chế ăn măng cụt với số lượng quá nhiều và ngừng ăn măng cụt ngay lập tức nếu bất kỳ triệu chứng nào ở trên có vẻ liên quan đến sức khỏe của bạn.
Bệnh nhân ung thư
Vì măng cụt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các loại thuốc xạ trị, hóa trị nên bệnh nhân ung thư có thể sử dụng các loại trái cây khác thay thế măng cụt để quá trình điều trị được hiệu quả nhất.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Đối với những người mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,… hoặc hệ tiêu hóa yếu thì nên hạn chế ăn măng cụt vì nó có thể làm nặng thêm triệu chứng táo bón, kích thích dạ dày, không tốt cho dạ dày.
Người bị bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một chứng rối loạn trong đó tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến số lượng hồng cầu trong máu tăng lên. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng thể tích hồng cầu.
>> Trồng sầu riêng bao lâu thì thu hoạch?
1 ngày nên ăn bao nhiêu măng cụt?
Để tận hưởng lợi ích của măng cụt mà không gây hại cho sức khỏe. Bạn nên ăn khoảng 2-3 quả mỗi ngày.
Một số câu hỏi khác về việc ăn măng cụt
Ăn măng cụt có nóng không? Ăn măng cụt có nổi mụn không?
Măng cụt có thể gây nóng trong người nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nóng. Việc ăn quá nhiều măng cụt cũng có thể khiến da nổi mụn do tăng tiết bã nhờn.
Bệnh gút có ăn được trái măng cụt không?
Người bệnh gút nên hạn chế ăn măng cụt vì trong măng cụt có chứa một lượng purin nhất định, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây ra các cơn gout cấp tính.
Bị ho ăn măng cụt được không?
Người bị ho có thể ăn măng cụt vì măng cụt có tính mát, giúp giảm ho và long đờm. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải.
Măng cụt là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để nói về ăn măng cụt nhiều có tốt không thì bạn chỉ nên ăn với số lượng hợp lý để đảm bảo cho tình trạng sức khỏe bản thân. Cảm ơn vì bạn đã đọc bài viết này của Foodmap.