Trước đây, truy xuất nguồn gốc về nông sản không được coi là một yếu tố quan trọng. Thị trường nông sản chủ yếu là thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp thường chỉ được tiêu thụ trong phạm vi địa phương hoặc khu vực gần đó. Nhưng trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Truy xuất nguồn gốc nông sản là gì?
Truy xuất nguồn gốc nông sản là khả năng theo dõi nhận diện được nguồn gốc một đơn vị nông sản. Qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối từ khi gieo giống, chăm sóc, thu hoạch. Cho tới khi sản xuất và phân phối tới tay người tiêu dùng.
Lợi ích của truy xuất nguồn gốc nông sản
Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Truy xuất nguồn gốc giúp bảo vệ thương hiệu uy tín. Nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế không ít các doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng. Trà trộn bán hàng kém chất lượng, hàng giả. Hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhất. Giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tất cả chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.
Thể hiện sự minh bạch trong khâu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sẵn sàng cung cấp các thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ. Tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh bảo vệ được sản phẩm.
Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam
Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng, vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng
Truy xuất nguồn gốc giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt đối với những sản phẩm nông sản. Do vậy, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm
Người tiêu dùng kiểm tra được thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhanh gọn và hiệu quả. Giúp người tiêu dùng nhận biết rõ về thực phẩm sử dụng. Chủ động truy xuất bằng chính mã số trên mỗi sản phẩm. Thao tác đơn giản, trả lời tức thì tại thời điểm xác thực, miễn phí xác thực chống giả.
Giúp nhà quản lý kiểm soát được sản phẩm
Nhà quản lý kiểm soát được sản phẩm, theo dõi được thị trường. Kiểm soát chất lượng, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ xử lý khi có vấn đề phát sinh (truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm…)
Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống
Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ. Mỗi con tem thường chỉ có mức giá dưới một nghìn đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc. Tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm, quản lý kho, quản lý bán hàng. Đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp.
Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị. Tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới.
Các hình thức truy xuất nguồn gốc nông sản
Thứ nhất, sử dụng giấy tờ đóng dấu ký tên (ví dụ chứng từ xuất khẩu, Chứng nhận hàng hóa chuỗi an toàn thực phẩm…). Đối với cách làm này là phương thức làm truyền thống và vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ dàng giả mạo chứng từ và khó kiểm soát.
Thứ hai, truy xuất nguồn gốc điện tử ( thay thế chứng từ giấy tờ , đóng dấu ký tên điện tử , dán tem điện tử … ). Cụ thể phương pháp này được áp dụng các công nghệ nhận diện Barcode , QR , RFID , Vòng , Tem …
Thứ ba, truy xuất nguồn gốc điện tử Blockchain ( lưu trữ dữ liệu phân tán, minh bạch, smart contract …). Với phương thức này minh bạch với đối tác từng khâu trong cả quá trình hình thành sản phẩm.
Quy trình truy xuất nguồn gốc nông sản
Bước 1: Tiến hành khảo sát
Về quy trình sản xuất sản phẩm từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến nơi chế biến. Vận chuyển và khi sản phẩm hoàn thiện ra thị trường. Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn. Để hình thành sản phẩm để đảm bảo những thông tin cung cấp tới khách hàng được chính xác và cụ thể nhất.
Bước 2: Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Làm sao cho phù hợp với quá trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp. Đảm bảo khi truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối.
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc
Giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu vật liệu sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp giải pháp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù của sản phẩm.
Bước 4: Nhà cung cấp thiết lập hệ thống phần mềm
Theo đúng yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh để người dùng dễ thực hiện. Cũng như thể hiện đầy đủ thông tin mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng.
Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm
Khi sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, người dùng sẽ được hướng dẫn. Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm để có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng.
Bước 6: Triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc
Khách hàng tiến hành truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống phần mềm đã xây dựng. Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ liên hệ trực tiếp với tư vấn viên để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.