Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap.asia tìm kênh đưa nông sản Việt vào Nhật Bản

Một ký kết hợp tác để đưa nông sản Việt vào thị trường Nhật Bản vừa được thực hiện giữa 2 trang thương mại điện tử Foodmap.asia (Việt Nam) và Sesofoods (Nhật Bản). Đây là tin vui cho người Việt Nam tại Nhật Bản khi có thể dễ dàng được thưởng thức hương vị quê nhà.

Kí qua online

Buổi lễ được kí kết qua hình thức online

Foodmap.asia được đánh giá là nền tảng thương mại điện tử agri-tech (nông nghiệp ứng dụng công nghệ) đúng nghĩa và gần như duy nhất tại Việt Nam.

Sesofoods cũng là website thương mại trực tuyến chuyên nghiệp cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú dành cho khách tiêu thụ là người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Những năm qua, FoodMap đồng hành với bà con nông dân đưa các sản phẩm như bơ, vải thiều, sầu riêng, thanh long ruột đỏ… từ vườn đến trực tiếp người tiêu dùng trong nước. Với hợp tác lần này, năm 2022 FoodMap sẽ tiếp tục hành trình đồng hành cùng bà con đưa nông sản Việt đến Nhật Bản.

san-thuong-mai-dien-tu-foodmap

 

Trang thương mại điện tử của Foodmap.asia (Việt Nam)

Ông Phạm Ngọc Anh Tùng – CEO Foodmap chia sẻ: “Năm 2021 chúng ta chứng kiến không ít nỗi đau khi người nông dân phải đổ sông đổ biển biết bao mồ hôi công sức bởi tình trạng tắc biên, không thể xuất khẩu hàng tấn nông sản sang Trung Quốc.

Vốn có kết nối khăng khít với người nông dân và đang khởi nghiệp trong lĩnh vực nông sản, tôi luôn mong mỏi đưa nông sản Việt sải cánh ra các nước lớn ở châu Âu, châu Á. Thật may mắn khi Foodmap tìm được sự đồng điệu với Sesofoods, thôi thúc sự hợp tác chiến lược này”.

Trang sesofoodsTrang thương mại trực tuyến của Sesofoods (Nhật Bản)

Theo ông Phạm Viết An – giám đốc của Sesofoods, hiện tại có khoảng 500.000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây là một thị trường tiềm năng cho nông sản Việt, vì nhu cầu và lượng tiêu thụ sản phẩm cực kỳ lớn.

“Người Việt nói riêng và người Nhật nói chung rất thích các sản phẩm từ Việt Nam, vì chất lượng sản phẩm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, canh tác sạch và giá cả hợp lý. Chúng tôi hy vọng hợp tác lần này giữa Sesofoods và Foodmap sẽ mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho nông sản nước nhà”. – ông Phạm Viết An nói.

Theo như cam kết của hợp tác chiến lược này, sắp tới nhiều loại nông sản mang thương hiệu Việt Nam sẽ có mặt trên trang thương mại điện tử https://sesofoods.com/ và chuỗi cửa hàng tại Asahi và Namiki ở Nhật Bản.

Nguồn tham khảo: https://nongthonviet.com.vn/foodmapasia-tim-kenh-dua-nong-san-viet-vao-nhat-ban.ngn

 
Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap đồng hành cùng nông sản Việt, nền tảng gọi vốn cộng đồng nổi tiếng Mỹ

Lần đầu tiên nông sản Việt được chạy trên nền tảng gọi vốn cộng đồng nổi tiếng Indiegogo của Mỹ. Hành trình mang nông sản Việt ra nước ngoài đang từng bước thành hiện thực với sự hỗ trợ của nhà tài trợ Pernod Ricard Việt Nam .

pham-ngoc-anh-tung

Đại diện Foodmap – Phạm Ngọc Anh Tùng nhận giải thưởng quán quân Doanh nhân vì cộng đồng BLUE VENTURE mùa 3

Sau khi trở thành quán quân của giải thưởng Doanh nhân vì cộng đồng BLUE VENTURE mùa 3, anh Phạm Ngọc Anh Tùng với hành trình xây dựng “Foodmap-Bản đồ nông sản Việt” tiếp tục đưa sản phẩm nông sản Việt lên một nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng hàng đầu trên thế giới là Indiegogo. Foodmap mong muốn truyền đi thông điệp: Luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con nông dân, mang những nông sản chất lượng của Việt Nam vươn ra thế giới nhằm nâng tầm những giá trị vốn có của nông sản Việt.Với khát vọng đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, trong hành trình tham gia kêu gọi vốn, sau khi tìm hiểu nhiều sản phẩm nông sản, trao đổi với những nhà cung cấp và nông trại khác nhau Foodmap đã lựa chọn Sokfarm với sản phẩm chủ lực là mật hoa dừa. Đây là sản phẩm đầu tiên thú vị của Việt Nam đồng hành cùng Foodmap đến với bạn bè quốc tế.

mat-hoa-dua-sokfarm

Foodmap lựa chọn Sokfarm với sản phẩm chủ lực là mật hoa dừa để đưa đến bạn bè quốc tế

Mật hoa dừa là một sản phẩm vô cùng đặc biệt và quý của bà con nông dân ở khu vực tiểu vùng sông Mekong. Hằng ngày, người nông dân đều đặn trèo lên cây dừa (3-10 năm tuổi) 2 lần để mát xahoa dừa và thu nước mật về. Là một sản phẩm thuần 100% tự nhiên, mật hoa dừa có hàm lượng dinh dưỡng cao và những ưu điểm vượt trội hơn cả đường mía và mật ong như có chỉ số đường huyết thấp (so với đường mía có chỉ số đường huyết là 100 thì mật dừa có chỉ số nhỏ hơn 45) nên có thể sử dụng cho cả người ăn kiêng, người bệnh tiểu đường typ 2. Mật hoa dừa còn phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của cả người ăn thuần chay và chế biến các món chay thuần thực vật 100%.

msokfarm-at-hoa-dua

Với sản phẩm vô cùng đặc biệt này, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, mật hoa dừa còn mang đậm nét văn hóa vùng miền. Do đó, đây không chỉ là câu chuyện bán sản phẩm, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn là việc duy trì, gìn giữ nét văn hóa sản phẩm địa phương.Anh Phạm Ngọc Anh Tùng, người sáng lập ra Foodmap chia sẻ: “Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của vòng kêu gọi vốn lần này, Foodmap và Sokfarm cần phải mang về tối thiểu 250 đơn đặt hàng từ nền tảng Indiegogo và quan trọng là truyền bá được tinh túy của sản phẩm nông sản Việt đến cộng đồng người nước ngoài thông qua câu chuyện của mình”.

Nguồn tham khảo: https://tienphong.vn/foodmap-dong-hanh-cung-nong-san-viet-tren-nen-tang-goi-von-cong-dong-noi-tieng-my-post1329561.tpo

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon RÌ VIU TRẠM TIN FOODMAP

Giỏ quà Tết 2022: Vững chãi – Vàng son

Liên minh Nông đặc sản Việt Nam, gồm Phiên chợ Xanh tử tế (trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA), Trà Quế Studio và trang thương mại điện tử Foodmap.asia giới thiệu dự án Giỏ quà Tết 2022 với chủ đề Vững Chãi – Vàng Son.

vo-qua-vung-chay

Không rập khuôn với những hộp quà Tết đơn thuần, Giỏ quà Tết Nhâm Dần – 2022 thể hiện sự chỉn chu trong mọi khâu, từ tuyển chọn từng thức quà độc đáo, in ấn thiết kế kỳ công cho đến những câu chuyện trau chuốt để thể hiện thông điệp đầy ý nghĩa mùa Tết này. 

Giỏ quà Tết 2022 có ba hợp phần: Phúc Lộc, Vững Chãi và Sum Vầy là những sản vật chất lượng cao của hơn 200 nhà cung cấp là các nghệ nhân trên khắp các vùng miền đất nước, có chiều sâu văn hóa và liên quan đến những câu chuyện dân gian.

Nhóm họa sỹ 9x đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các chất liệu truyền thống và hiện đại để thể hiện được tinh thần của các món quà Tết đặc biệt này. Trong đó, chú trọng hình ảnh hổ trên nền màu đặc sắc của sơn mài với ý tưởng sơn mài là biểu tượng của “vàng son” trong tâm thức ngày Tết.

quà tết 2022

Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập Foodmap.asia cũng là đối tác phụ trách khâu công nghệ và thương mại điện tử của dự án cho biết: Foodmap.asia đưa vào sử dụng hệ thống Dtrack giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc của từng món hàng trong Giỏ quà Tết để có thể yên tâm về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Dự án Giỏ quà Tết 2022 đã hợp tác với Tổ chức Operation Smile lan tỏa yêu thương bằng cách đóng góp một phần doanh thu từ bao lì xì cho tổ chức Phẫu thuật Nụ Cười với thông điệp: Một cái Tết trọn vẹn là cái Tết không chỉ cho riêng bản thân mình!

Nguồn tham khảo: https://nongthonviet.com.vn/gio-qua-tet-2022-vung-chai–vang-son.ngn

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap trên bản đồ nông sản Việt Nam

2 năm xây dựng hạ tầng công nghệ hỗ trợ người nông dân đưa sản phẩm ra thị trường, anh Phạm Ngọc Anh Tùng đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo: Xuất khẩu nông sản thương hiệu Việt Nam. Mới đây, trên Facebook cá nhân, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, Sáng lập Công ty Công nghệ và Thương mại UFO, đã thu hút được khá nhiều bạn bè quan tâm bởi thông tin về việc xuất khẩu sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm. Đích đến là thị trường Mỹ thông qua 2 trang web gọi vốn cộng đồng phổ biến ở đây là Indiegogo và Kickstarter. Lý do, theo anh Tùng, mật hoa dừa là sản phẩm thay thế mật ong dành cho người tiểu đường nhưng có giá thành thấp hơn 30% và Mỹ là thị trường tiềm năng khi có đến 30 triệu người bị bệnh tiểu đường. “Sokfarm không phải là sản phẩm duy nhất chúng tôi xuất khẩu trong năm nay”, anh Tùng nói.

 

ceo-foodmap

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm của người tiêu dùng và các khách hàng sỉ như nhà hàng, quán ăn, các cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển, thanh toán và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho 3 bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap.

Mô hình Foodmap đã được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có lĩnh vực nông nghiệp phát triển và các công ty hoạt động như vậy được gọi là “công ty nông nghiệp thế hệ mới”. Meicai (Trung Quốc) là một cái tên tiêu biểu trong ngành khi đã gọi được 1,5 tỉ USD và hiện được định giá vào khoảng 7 tỉ USD chỉ sau 7 năm hoạt động. Có 2 rào cản của các công ty nông nghiệp thế hệ mới phải giải quyết. Thứ nhất là chủ doanh nghiệp phải làm người tiêu dùng có niềm tin vào nguồn gốc hàng hoá rau củ quả, thậm chí là thịt tươi sống, vốn khó hơn rất nhiều so với các hàng hoá phổ thông khác. Thứ 2 là giải bài toán “con gà, quả trứng” kinh điển trong kinh doanh thương mại điện tử.

Đối với thị trường lớn như Trung Quốc, Meicai chỉ cần cung cấp rau quả cho các nhà hàng, quán ăn là đã đủ doanh số. Nhưng ở Việt Nam, các công ty cần phải đa dạng tập khách hàng. Đó là lý do Foodmap phải vừa bán sỉ và bán lẻ.

 

mo-hinh-foodmap

Bán sỉ có thể đảm bảo số lượng nhưng chiết khấu trên mỗi sản phẩm và công nợ không hấp dẫn. Bán lẻ chiết khấu cao hơn nhưng bài toán giao nhận thương mại điện tử khá phức tạp, đó là chưa kể phải chọn phân khúc khách hàng né sân chơi các doanh nghiệp bán lẻ lớn, đã có thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Big C… “Startup thì làm gì có lựa chọn, nhiệm vụ chúng tôi là phải tối ưu cả 2 mô hình bằng công nghệ”, anh Tùng nói.

Cho đến thời điểm hiện tại, UFO vẫn đang cân đối tốt nguồn thu từ 2 tập khách hàng này trên Foodmap với tỉ lệ 50-50. Công ty xây dựng hệ thống giao nhận in-house và thuê ngoài đối tác giao hàng như Ahamove để giải bài toán tăng trưởng đột biến trong các dịp cao điểm.

Đến nay, UFO mới nhận được khoản đầu tư trị giá 500.000 USD của vòng hạt giống từ quỹ Wavemaker Partners. Ở Việt Nam, một đơn vị có mô hình hoạt động tương tự Foodmap là Kamereo (Nhật), nhưng hiện chỉ phục vụ cho khách hàng sỉ. Một số nguồn tin của NCĐT cho biết Kamereo đang thử nghiệm mảng bán lẻ với Kamereo Mart.

Cũng như UFO, Kamereo đã gọi vốn được 500.000 USD từ quỹ Genesia Ventures (Nhật) và VC Ventures Việt Nam. Nhìn chung, chưa nhiều công ty nông nghiệp thế hệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại đầu tư vào vùng nguyên liệu, hình thức liên kết với hộ nông dân vẫn là lựa chọn phổ biến. Và để mối liên kết này bền vững, các hộ nông dân phải kinh doanh được, một số trường hợp các công ty như Foodmap đóng vai trò như bộ phận kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng thị trường là yếu tố cần thiết để sự liên kết này bền vững và đó cũng là lý do anh Tùng đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng khô và các mặt hàng Việt Nam có lợi thế quốc gia để có giá thành cạnh tranh. “Kỳ vọng của chúng tôi là xuất khẩu được tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam”, anh Tùng nói.

Nguồn tham khảo: https://www.brandsvietnam.com/21638-Foodmap-tren-ban-do-nong-san-Viet

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Công ty với sứ mệnh trở thành cánh tay nối dài của người nông dân – Foodmap

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải ngon và an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời điểm thực phẩm chứa chất độc hại đang trở thành vấn đề gây bức xúc cho dư luận thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, ngành kinh doanh nông sản đang có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư và thương nhân. Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng.

pham-ngoc-anh-tung

Phạm Ngọc Anh Tùng – một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Từ đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho ba bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap

Dưới góc nhìn của Phạm Ngọc Anh Tùng, nông dân Việt Nam khó trăm bề nhưng cái khó lớn nhất vẫn là cần tìm đầu ra cho nông sản Việt ổn định với giá hợp lí. Bởi lẽ, người tiêu dùng luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Đây là nhu cầu phổ biến tất yếu của hai bên, nên không có lí do gì mà nông sản sạch, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng lại không bán được hàng. Vấn đề là cần một phương pháp mới, linh hoạt và sáng tạo.

Nông sản không phải để giải cứu

Foodmap xây dựng thương hiệu thông qua hình ảnh của những người trẻ tuổi nhiệt huyết, đam mê nông nghiệp, gần gũi với người nông dân và nỗ lực trở thành cầu nối giữa người nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng thông qua mô hình phân phối mới có áp dụng công nghệ.

Quan điểm của Phạm Ngọc Anh Tùng và các thành viên của Foodmap là không có giải cứu nông sản. Foodmap và nhà sản xuất, người nông dân cùng mang lại những giá trị cho nhau và cùng nhau xây dựng những câu chuyện thật, mang những nông sản tươi, sạch đến với người tiêu dùng.

Mỗi sản phẩm được đưa lên Foodmap phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Truy xuất được nguồn gốc; có các chứng nhận uy tín về chất lượng sản phẩm; được đội ngũ Foodmap đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm tra thông tin độc lập và cuối cùng là sản phẩm phải ngon, hấp dẫn người dùng.

Trong đó, Foodmap phát triển riêng một hệ thống truy suất nguồn gốc nội bộ cho nhà cung cấp để họ sử dụng hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này, Foodmap có thể quản lí và hỗ trợ nhà cung cấp chuyên nghiệp hơn. Việc trực tiếp đánh giá cơ sở sản xuất giúp Foodmap hiểu hơn về người nông dân, nhà sản xuất và câu chuyện hình thành nên sản phẩm để từ đó xây dựng, hỗ trợ thêm về mặt truyền thông cho nhà cung cấp.

“Mỗi chiến dịch được khởi động từ Foodmap phải trải qua khoảng thời gian dài khảo sát và làm việc với nhà sản xuất trước khi bắt đầu. Ví dụ để đưa trái sầu riêng vào giỏ hàng cung cấp của Foodmap, đội ngũ cùng nhà vườn đã làm việc liên tục với nhau 3 tháng từ khi cây mới trổ bông, ra quả non cho đến khi trái chín và vận chuyển về kho của Foodmap. Foodmap không chỉ bao tiêu vườn mà còn mua với giá cao hơn so với thị trường bởi vì nông dân xứng đáng với công sức họ bỏ ra khi làm những sản phẩm chất lượng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng khi người tiêu dùng hiểu được những giá trị mà người nông dân, nhà sản xuất tử tế mang lại, họ sẽ ủng hộ, sẵn sàng chi trả” Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về cách mà mình và các cộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản. Không dừng lại ở việc xây dựng nền tảng theo mô hình sàn thương mại điện tử, Foodmap đã đưa vào vận hành cửa hàng kinh doanh nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và ĐăkLăk. Đây là mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho Foodmap trên thị trường.

Foodmap hiện thực hóa giấc mơ nâng cao giá trị nông sản việt trên sàn thương mại điện tử

Trong những ngày giãn cách xã hội đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và đối mặt với thực tế việc vận chuyển đơn hàng có nhiều khó khăn; sự nỗ lực hết mình của Foodmap Team để những thùng rau xanh được giao đến tận cửa đang được người dùng đón nhận nhiệt tình, bởi đây là giải pháp an toàn và hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa mang đến những thực phẩm tươi, ngon, chất lượng đảm bảo cho khách hàng.

 

Gian hàng foodmap trên nền tảng thương mại điện tử

Foodmap chỉ mới ở những bước đi đầu tiên trên hành trình đến với mục tiêu trở thành sàn thương mại điện tử dẫn dắt thị trường nông sản Việt Nam. May mắn lớn nhất của mình là được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, đất nước có bề dày về sản xuất nông nghiệp với sản vật phong phú, người dân cần cù, sáng tạo và có được những người đồng hành đầy nhiệt huyết. Vì điều này, mình và Foodmap sẽ nỗ lực hết sức cho giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững”, Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về con đường phía trước.

“FoodMap là nền tảng chuyên kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng. Chúng tôi vận hành trên nền tảng hợp tác với nông dân từ khâu đầu tiên, để có được nguồn nông sản thực sự sạch. Sau đó là quảng bá và phân phối để nông dân có một tương lai tốt hơn, đầu ra tốt hơn, giá trị nông sản cao hơn”, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, sáng lập FoodMap, chia sẻ.

Đằng sau mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện người thật việc thật. Nền tảng FoodMap giúp người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản Việt. Người dùng hiểu được giá trị nông sản thì nông nghiệp Việt mới có được bệ phóng vững chắc để sản xuất và phát triển xa hơn. Đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Hiện nay, các sản phẩm của Foodmap đang được kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee cũng nhận được sự quan tâm đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng. Để đáp ứng với nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng, Foodmap Team tiếp tục cố gắng phát huy, thích nghi và hoàn thiện.

Tại Website FoodMap (https://foodmap.asia/) chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện FoodMap xây dựng các thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng) ngoài ra còn có nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi.

“Dù có niềm tin vào việc xây dựng một sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt nhưng để thành công sẽ phải trải qua nhiều thử thách phía trước. Chúng tôi không đặt cược tất cả vào đó,” Tùng chia sẻ và bày tỏ tham vọng về mô hình sao biển của FoodMap: “Mỗi thương hiệu nông sản do FoodMap sở hữu là một dự án hoàn chỉnh để phát triển riêng, phục vụ tham vọng xuất khẩu nông sản Việt với giá trị cao hơn”.

Nguồn tham khảo: https://congthuong.vn/foodmap-su-menh-tro-thanh-canh-tay-noi-dai-cua-nguoi-nong-dan-163507.html

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap liên tiếp được quỹ ngoại rót vốn, thời của startup nông nghiệp đã đến?

“Nguồn vốn sẽ được dùng để mở rộng quy mô công ty thông qua việc tuyển dụng các vị trí nhân sự chiến lược và phát triển hệ thống kho và vận hành,” ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập kiêm CEO FoodMap cho biết hôm 1/1.

Trước đó, vào cuối năm 2020, Wakemaker đã ‘rót’ 500.000 đô la Mỹ vào Foodmap, và đây cũng là thương vụ đầu tiên của quỹ này tại Việt Nam.

foodmap-goi-von

FoodMap hiện cung ứng sản phẩm từ hơn 300 trang trại và nhà sản xuất khắp Việt Nam. Khách hàng của FoodMap bao gồm cả B2C (cung cấp cho khách hàng cá nhân) và B2B (cung cấp cho doanh nghiệp).

Trong suốt thời điểm giãn cách năm 2021, FoodMap là một trong số ít những doanh nghiệp hiếm hoi được cấp phép để tiếp tục hoạt động nhằm cung ứng thực phẩm kịp thời cho người dân.

Nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn

Sự quan tâm của các quỹ đầu tư vào FoodMap đã phần nào cho thấy xu hướng rót vốn của họ có sự thay đổi. Thay vì ưu tiên vào những startup công nghệ cao như trước, họ đã dần quan tâm hơn những doanh nghiệp đang hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu hơn.

Điều này cũng cùng với xu hướng đầu tư “an toàn” trên thị trường toàn cầu hiện nay. Theo tờ Wall Street Journal, đối mặt với đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư sẽ không còn tuỳ tiện vung tiền vào những doanh nghiệp có tiềm năng sinh lời ‘khổng lồ’ như trước đây, mà thay vào đó sẽ tập trung vào những doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh thiết thực và bền vững hơn.

Và một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất chính là nông nghiệp. Vào những ngày cuối tháng 3/2021, một nhóm các quỹ đầu tư có tổng giá trị lên tới 2.000 tỷ đô la Mỹ đã thúc dục Uỷ ban Châu Âu (EC) tham vọng hơn trong các kế hoạch cải tổ chương trình trợ cấp nông nghiệp khổng lồ của khối nhằm chống lại tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng nguồn sinh học.

Nhóm các quỹ đầu tư bao gồm Aviva Investors, Robeco, và FAIRR Intiative, và một nhóm nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực thực phẩm.

Sự hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp thực tế đã bắt đầu từ năm 2019. Cũng trong năm này, quỹ SWOF (thuộc quỹ SEAF của Mỹ) ký kết đầu tư vào Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu chuỗi cửa hàng Organica). Sự kiện đã được cộng đồng khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ trong nước đặc biệt quan tâm.

Dù không tiết lộ cụ thể số tiền nhưng bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Organica, cho biết SWOF đã mua 30% cổ phần Organica và cam kết một khoản vay dài hạn để công ty có đủ vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. Bà Thảo hy vọng với nguồn lực mới, Organica sẽ phát triển thêm trang trại, mua thêm hàng hóa và khai thác hiệu quả hơn nguồn lực sẵn có.

Nhờ COVID-19, thời của startup nông nghiệp đã tới?

Nhu cầu thực phẩm tươi sống tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội vì COVID-19, các nền tảng thương mại điện tử lớn đã phối hợp ra mắt mảng nông sản và thực phẩm tươi.

“Trong giai đoạn này, Foodmap là một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến, được cả Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt nông sản, thực phẩm tươi,” đại diện Foodmap cho biết trong lần chia sẻ với báo chí gần đây.

Foodmap cho biết thêm bản thân doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ 20%/tháng về số lượng người bán, chủng loại nông sản cũng như đơn đặt hàng. Foodmap hiện cung cấp Foodmap hiện cung cấp các dòng nông sản từ trái cây, rau quả đến các mặt hàng thiết yếu hàng ngày bao gồm khoản mục đi chợ.

Tuy nhiên, liệu triển vọng trên có đủ tạo ra ‘thời’ của startup nông nghiệp hay không lại là chuyện khác. Tính đến nay, đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng số vốn đầu tư của các quỹ, theo ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management.

Nguyên nhân chính là do nhiều dự án khởi nghiệp nông nghiệp của giới trẻ vẫn còn làm theo thói quen chứ chưa theo nhu cầu của thị trường. Các công nghệ về AI, IoT chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, nguồn tiền mà quỹ này chi ra cho mảng startup nông nghiệp còn ít.

Cùng quan điểm, ông Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Dong A Solutions cho biết, “Khởi nghiệp nông nghiệp là khó nhất, dài hơi nhất, đắt nhất, và phức tạp nhất. Mà đau lòng nhất là sản phẩm đưa ra thị trường lại trộn lẫn cái tốt với cái không tốt, cái thật với cái không thật, hay chỉ gần như thật. Chi phí bỏ ra để thuyết phục người tiêu dùng vô cùng lớn.”

Tuy vậy, ông Việt cũng tin rằng đây là một lĩnh vực rất tiềm năng nếu giải quyết được các vấn đề ‘nóng’ của xã hội.

Theo Bộ NN&PTNT, 43% người dân Việt Nam hiện đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp, và nông nghiệp thực sự là thế mạnh của nước ta. Ngoài ra, nông nghiệp cũng không hề tách rời với bài toán phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mà nhà nước đang xây dựng.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp nước ta gián đoạn do dịch năm ngoái, thì nông nghiệp chính là cứu cánh, giúp nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi tăng trưởng âm. Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông nghiệp đạt 48,6 tỷ đô la Mỹ, cao hơn năm 2020 – 41 tỷ đô la Mỹ, theo Bộ NN&PTNT.

Nguồn tham khảo: https://vietnambusinessinsider.vn/foodmap-lien-tiep-duoc-quy-ngoai-rot-von-thoi-cua-startup-nong-nghiep-da-den-a24937.html

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TRẠM TIN FOODMAP

Nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap nhận đầu tư 2,9 triệu USD

Vòng vốn mới với sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn dắt gồm Beenext và Vulpes, bên cạnh đó còn có Ascend Vietnam Ventures và Wavemaker.

Trước đó, hồi tháng 9.2020, công ty FoodMap cũng đã nhận khoản đầu tư 500.000 USD từ Wavemaker trong vòng hạt giống, cũng là thương vụ đầu tiên của quỹ này với một startup Việt Nam.

Nền tảng thương mại điện tử FoodMap có mặt trên thị trường gần hai năm qua, là mô hình kết nối trực tiếp từ nông dân và nhà sản xuất với khách hàng cả B2B lẫn B2C. Đến nay công ty cung ứng nông sản và thực phẩm có nguồn gốc từ hơn 300 trang trại và các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Foodmap
Phạm Ngọc Anh Tùng, CEO FoodMap

Tất cả các sản phẩm trên FoodMap đều được tích hợp mã QR, cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin và nguồn gốc xuất xứ thông qua website hoặc ứng dụng di động.

Công ty cho biết nguồn vốn mới đóng vai trò quan trọng cho năm 2022, giúp startup này theo đuổi mục tiêu thu hẹp các khoảng cách trong chuỗi cung ứng nông sản. Cụ thể, công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống quản lý nhà cung cấp Dtrack Asia, cho phép các nhà cung cấp tự giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, các biện pháp kiểm soát chất lượng, quy trình sản xuất và thông tin sản phẩm được cung cấp đến người tiêu dùng minh bạch và chi tiết hơn.

“FoodMap theo đuổi mục tiêu đồng hành cùng nông dân, nhà cung cấp để xây dựng những sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp cho các dịch vụ nhãn hiệu riêng của họ,” CEO Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ.

Năm 2021, trong suốt thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, FoodMap là một trong số ít startup được cấp phép hoạt động liên tục và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội. “Nhờ đó FoodMap đạt được mức tăng trưởng đột biến, số người dùng lẫn doanh số đều tăng đến 300%,” ông Tùng chia sẻ nhưng không công bố con số cụ thể.

Nguồn tham khảo: https://forbes.vn/nen-tang-thuong-mai-dien-tu-nong-san-foodmap-goi-dau-tu-29-trieu-usd

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP RÌ VIU TRẠM TIN FOODMAP

Nông sản Việt lên ngôi – Lựa chọn xu hướng quà Tết 2022

Một năm bứt phá của nông sản Việt trên thị trường, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp 4.0. Đưa nông sản Việt vươn ra mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu nông sản thế giới. Nông sản sạch cũng trở thành lựa chọn hàng đầu khi chiếm trọn niềm tự hào số một của người tiêu dùng Việt.

Năm nay thị trường giỏ quà Tết chứng kiến sự lên ngôi của các loại nông sản sạch như trái cây sấy, mứt bánh, đặc sản khô vùng miền. Hiện bánh kẹo không còn là lựa chọn thường thấy ở các công ty doanh nghiệp, thay vào đó món quà Tết như nông sản đang dần là xu hướng lựa chọn khi ngày càng được chăm chút hơn cả về vẻ ngoài lẫn chất lượng bên trong. Các sản phẩm hữu cơ đang dần được nâng cao giá trị trao tặng khi mỗi một món quà lại có những bản sắc đặc trưng đa dạng mỗi năm.

nong-san-viet
Nông sản Việt, sự lựa chọn tự hào số 1 của người Việt

Vậy Vì sao các mặt hàng nông sản Việt lại khởi sắc mạnh trong năm vừa qua?

1. Nông sản Việt, lựa chọn tự hào số 1 của người Việt

Diễn biến dịch bệnh trong 2 năm vừa qua đã khiến hành vi mua sắm và tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ nét. Qua thời gian giãn cách tại nhà, mỗi người dành nhiều thời gian cho gia đình, chăm sóc sức khỏe bản thân trong mùa dịch, vì vậy nhận thức về thực phẩm tiêu dùng được chú trọng hơn về nguồn gốc, chất lượng, hương vị chế biến và phương thức bảo quản. 

Hơn nữa trong bối cảnh này, nét văn hoá phương Đông bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống càng ngày cao, không ít những câu chuyện hàng hoá thực phẩm khắp ba miền luôn sẵn sàng cung cấp cho người dân khắp các tỉnh đi qua mùa dịch.

niem-tu-hao-nong-san-viet
Nông sản Việt, niềm tự hào với vô số sản phẩm chất lượng

Nông sản Việt là nhóm số một trong năm vừa qua đem đến niềm tự hào về hàng Việt trong nước và quốc tế.

2. Nâng tầm Nông sản Việt từ thiết kế bao bì ấn tượng

Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Làm sao để một sản phẩm quá quen thuộc với người Việt trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người Việt? Làm sao để người mua cảm thấy tự hào khi cầm trên tay? Làm sao khẳng định được thương hiệu nông sản Việt trên thị trường?

Và một trong những bứt phá rất lớn trong năm vừa qua của các đơn vị sản xuất nông sản là mẫu mã bao bì rất bắt mắt.

 

gio-qua-tet-foodmap
Giỏ quà Tết Nông sản cho Tết Nhâm Dần 2022 – FoodMap

Không chỉ mang màu sắc nổi bật của từng dòng sản phẩm khác nhau, mà bao bì cũng được nhà bán đầu tư hơn về thiết kế hình ảnh, thông điệp truyền thông và cả chất lượng bao bì. Một số sản phẩm được đầu tư thiết kế hội hoạ từ nghệ nhân lâu đời, vừa đậm chất thương hiệu Việt, lại còn nâng cao sự tinh tế sang trọng thể hiện sự trân trọng đặc biệt dành cho người nhận trong giỏ quà Tết.

Đặc biệt vào dịp Tết Nhâm Dần 2022, mẫu mã trên hộp quà Tết thay áo mới qua thông điệp câu chúc Tết vững chãi, phúc lộc, bình an,…

Tặng quà Tết lâu nay vẫn là văn hoá truyền thông được người Việt gìn giữ. Thay vì phải săn lùng những sản phẩm độc lạ, có giá trị cao như trước kia thì hiện nay nông sản sạch làm quà tặng đang trở thành xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng.

3. Quà Tết Nhâm Dần vừa ý nghĩa vừa hợp túi tiền

Tình hình kinh tế khó khăn do dịch Covid nên các hộp quà Tết sang trọng cao cấp không còn là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức hay cá nhân dành cho quà tặng lễ Tết nữa. 

Một món quà chân tình, chất lượng cho người dùng và mang nét đẹp văn hoá với giá cả phải chăng nay lại tạo nên ấn tượng sâu sắc hơn rất nhiều.

gio-qua-tet-2022-foodmap

Các hộp quà Tết có giá trung bình 400.000  – 600.000/hộp được tiêu thụ với số lượng rất lớn. Mọi doanh nghiệp, cá nhân có rất nhiều sự lựa chọn đa dạng về kích thước, số lượng và mẫu mã dành riêng cho từng đối tượng người nhận như người thân, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,…

Tuỳ vào ngân sách tài chính hay tâm ý của lãnh đạo hay văn hoá của từng doanh nghiệp mà những Tết Nhâm Dần 2022 này sẽ có lựa chọn món quà Tết phù hợp. Nét đặc sắc trong văn hoá người Việt trong việc biếu quà Tết luôn hướng chúng ta tăng sự gắn kết thân tình với nhau hơn qua từng năm, tổng kết một năm cũ và sẵn sàng bước qua một năm mới.

Từ những đón nhận tích cực của doanh nghiệp cũng như cá nhân, nông sản Việt đang từng bước được nâng tầm giá trị, được tiếp cận rộng rãi hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây sẽ là động lực cho các tổ chức kinh doanh đầu tư hơn chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, tăng gia sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng cơ hội xuất khẩu nông sản Việt mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Foodmap tự hào là đơn vị dẫn đầu và làm nên xu đưa Nông sản Việt lên các sàn thương mại điện tử, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt. Website thương mại điện tử FoodMap cung cấp các sản phẩm nông sản an toàn. Hiện FoodMap xây dựng ba thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (ví dụ như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà & cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng).

Nhắm đến mục đích dùng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Việt, FoodMap đặt vấn đề truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc cho mọi nhà sản xuất hoặc người nông dân, đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Đồng hành cùng doanh nghiệp mùa Tết 2022, Foodmap tin rằng sẽ đem đến những sản phẩm chất lượng và đặc sắc nhất trao tay quý đối tác, khách hàng.

Tham khảo các giỏ quà Tết Nhâm Dần của FoodMap tại đây.

 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN RÌ VIU TRẠM TIN FOODMAP

Phố Ông Đồ Online lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

“Phố Ông Đồ Online

Vững chãi “bình thường mới”

Quà Tết vị An Khang

Vàng son tô thịnh vượng.”

Thấy phố Ông Đồ là thấy Tết. Năm nay thật khác, giữ những biến chuyển của “bình thường mới”, với trăn trở lưu giữ nét đẹp và phát huy hình ảnh Phố Ông Đồ trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, FoodMap đã cho ra đời Phố Ông Đồ Online lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đón mọi người dạo chơi mua sắm nhân dịp Tết đến xuân về. 

Với những hạn chế tới nơi tụ tập đông người, Phố Ông Đồ Online tại FoodMap cho phép mọi người tham gia dạo chơi mua sắm trực tuyến không lo ngại về khoảng cách. Tại đây, có nhiều gian hàng về Nông sản Việt đặc sản được bán trong các gian hàng như:

  • Gian hàng ông Phú Hộ Kiến, nơi có các giỏ quà Tết đẹp nhất và sang trọng nhất cho dịp Tết Nhâm Dần 2022
  • Gian hàng chị Bảy Bưởi, nơi có những loại trái cây ngon nhất, chất lượng nhất
  • Gian hàng anh Ba Bánh Chưng, nơi có những chiếc bánh chưng, bánh tét đẹp nhất
  • Gian hàng ông Đồ Tư và anh em Phúc Lộc, nơi có những phụ kiện Tết đẹp lộng lẫy nhất và những bộ tò he xịn nhất.

Và đặc biệt: Gian hàng Dạo Chơi phố Ông Đồ – nhận lì xì may mắn chiếm được ưu ái nhiều sự quan tâm của mọi người

Pho-ong-do truyen-thong

1. Đặc sắc  game “Dạo chơi Phố Ông Đồ – Nhận lì xì may mắn”

Được mọi người hưởng ứng và thích thú nhất trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, game“Bốc lì xì nhận quà liền tay” FoodMap cho phép mọi người kết nối tương tác online, mời người thân và bạn bè tham gia game mini hái lộc nhận lì xì không giới hạn mỗi ngày, nhiều phần quà hấp dẫn không thể bỏ qua.

Có 2 hình thức để nhận quà từ gian hàng Mini game của Phố Ông Đồ:

Cách thứ nhất: Bốc lì xì bay, nhận ngay giải lớn

B1. Bốc lì xì bay ngẫu nhiên trên màn hình

B2: Mở lì xì và lưu giải thưởng vào tài khoản cá nhân

B3: Tạo đơn hàng tại Foodmap và áp dụng voucher để nhận thưởng 

Giải thưởng BỐC LÌ XÌ MAY MẮN

 *01 Giải đặc biệt KHỞI SỰ  HANH THÔNG: 01 xe máy điện Dat Bike cực chất trị giá lên đến 60 triệu đồng

*Hơn 1.000 giải thưởng KHỞI ĐẦU MAY MẮN: Hàng ngàn giải thưởng hiện vật từ FoodMap.Asia

*Hàng ngàn mã giảm giá 100%, 75%, 25%, voucher freeship khi mua hàng tại FoodMap.Asia

Cách thứ 2: Đua top nhận giải thưởng đỉnh cao

Mở càng nhiều lì xì, lên top càng nhanh. 

Giải thưởng cho người chăm chỉ ĐUA TOP

* Top 1: Một chiếc iphone 13 trị giá 25 triệu đồng cho người có điểm thưởng cao nhất

* Top 2: 5 Bộ quà Tết vững chãi – Vàng son phiên bản giới hạn 2022 trị giá 1,2 triệu đồng cho 5 người tiếp theo

* Top 3: 5 Nghe Bluetooth True Wireless F9 PRO Bluetooth 5.0 | Bản Quốc Tế cho xếp hạng từ 7 – 11

Với tổng giải thưởng lên đến 30 tỷ đồng, đây là cơ hội lớn nhất trong năm rủng rỉnh quà Tết tại Phố Ông Đồ. Chơi ngay tại đây nhé.

Boc-li-xi-may-man

2. Quà Tết ý nghĩa mang thông điệp “Vững chãi – Vàng son” đón năm con hổ.

Đi qua một năm với nhiều thay đổi, nhiều những sóng gió và khó khăn, chúng ta cùng chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm con hổ Nhâm Dần 2022:

Vững Chãi (steadiness): Xin chúc nhau bình an, mạnh khoẻ tinh thần và thể chất để luôn tự tin vào chính mình, vào cộng sự mình, vào doanh nghiệp mình để làm nền tảng đạt được thành công và thịnh vượng;

Vàng Son (glorious): Xin chúc nhau đạt được những thành tựu đáng hâm mộ, bền vững như vàng và son, như mùa lúa bội thu, như đàn chim mang niềm hân hoan về khắp chốn;

Tết này, cùng FoodMap gửi những lời chúc “Vững chãi – Vàng son” gửi tới cho gia đình và những người thân yêu. FoodMap mong muốn lan tỏa điều bình an, hạnh phúc và thịnh vượng đến mọi nhà thông qua các thức quà mang đậm tính đặc sản địa phương này.

 

3. “Mâm ngũ quả – Cầu sung vừa đủ xài” nổi bật tại Phố Ông Đồ Online

Với gian hàng Mâm ngũ quả trên Phố Ông Đồ online, mâm ngũ quả xum xuê để thờ cúng tổ tiên được lên sẵn, tươm tất, vừa tươi ngon vừa đậm đà bản sắc.  Tết này không còn phải lo lắng và vất vả chuẩn bị từng món nữa.

Các loại hoa quả được trưng bày trên Foodmap.Asia đều đã được kiểm định, chọn lọc từ đầu nguồn người nông dân nuôi trồng. Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Dạo quanh gian hàng “trái cây tươi ngon” tại Phố Ông Đồ người mua sẽ thấy đa dạng các loại trái cây nội địa, trái cây nhập khẩu, trái cây sấy và trái cây đông lạnh. FoodMap tự tin sẽ chiếm trọn tình cảm của mọi người khi dùng các sản phẩm trái cây chuẩn vị ngon đặc trưng khi đặt mua tại FoodMap. 

4. Gian hàng anh Ba Bánh chưng nổi bật ở Phố Ông Đồ – có chay có mặn.

Mọi người có thể ngay lập tức đặt mua được bánh chưng, bánh tét Làng Chuồn – Huế ngon nức tiếng ngay trên gian hàng anh Ba Bánh Chưng tại Phố Ông Đồ của Foodmap.

Tại sao bánh chưng, bánh tét lại là món ăn không thể thiếu trong các kịp cỗ hay lễ Tết?

Với các công đoạn làm nên chiếc bánh từ chọn lá, ngâm nếp, nấu đậu xanh, ướp thịt heo và đặc biệt khâu gói bánh, thì mỗi chiếc bánh làm ra mang trong nó ý nghĩa đặc biệt. Bánh chưng, bánh tét trao gửi thông điệp của sự yêu thương, đủ đầy,  tròn trịa và vô cùng linh thiêng khi được ông cha ta chọn làm vật cúng lễ.

Từ những thay đổi trong thói quen sinh hoạt ăn uống của người Việt hiện đại, thì bánh chưng, bánh tét chay thanh đạm, dù có thay đổi về nguyên liệu truyền thống nhưng vẫn giữ được vị nguyên bản thơm, dẻo, ngọt bùi của bánh. Đây cũng đang là sự lựa chọn rất được ưa chuộng trên gian hàng Tết 2022 của đa số người dân Việt.

Với đa dạng gian hàng Tết Nhâm Dần 2022, mua sắm an nhàn lại rất đậm vị Tết cổ truyền cùng Foodmap.asia bạn nhé.

Tham gia vui chơi và mua sắm trên Phố Ông Đồ của FoodMap tại đây

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN RÌ VIU TRẠM TIN FOODMAP

Quà tặng Tết – Gói trọn yêu thương, vẹn nguyên ấm áp

Cứ độ vào tháng 12 âm lịch, hương xuân lan tỏa khắp chốn tất cả các vùng miền, ta lại bắt đầu cảm nhận không khí ngày Tết đang về. Đi đâu cũng sẽ thấy cành mai vàng, cành đào tươi, lòng ta lại rộn ràng sốn sang chỉ chờ ngày về với gia đình. Người người nhà nhà đang tất bật mua sắm, sửa sang, trang trí lại tổ ấm của mình. 

Quà nào bằng gia đình sum vầy, cùng kể cho nhau nghe những nỗi niềm ta đã để dành, chật chờ những ngày này để giải bày cùng nhau. Niềm vui nào hơn khi ta được trao đi và nhận lại những món quà. Và tự bao giờ, những món quà Tết ý nghĩa đã đi vào phong tục truyền thống của người Việt Nam và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Việc trao tặng những món quà Tết cốt lõi không chỉ là để gìn giữ một nét văn hóa truyền thống đẹp mà còn là cách thể hiện tình cảm giữa những người thân, đồng nghiệp với nhau.

KEY-VISUAL-Gio-qua-Tet-y-nghia-Nham-dan-2022
KEY-VISUAL-Gio-qua-Tet-y-nghia-Nham-dan-2022

1. Giỏ quà Tết Sum Vầy

Quà to hay nhỏ, đắt tiền hay không cũng không quan trọng, mà cần nhất là tình cảm của ta trong những món quà đó. Điều quan trọng nằm ở cách tặng quà. Đằng sau những món quà nên đi cùng với thông điệp ý nghĩa trong dịp Tết. Trao đi những món quà là trao đi những tình cảm, nối lại sợi dây gắn kết giữa những người thân quen hay gửi đi sự tử tế trong dịp năm mới, không mưu cầu sự trao đổi vật chất, quyền lợi qua lại. Hộp quà Tết Sum Vầy sẽ là một gợi ý tuyệt vời để mỗi gia đình thắt chặt lại mối thâm giao.

Gio-qua-Tet-Sum-Vay-FoodMap
Giỏ quà Tết Sum Vầy – Được bán tại gian hàng giỏ quà Tết trên Phố Ông Đồ FoodMap- Tết Nhâm Dần 2022

2. Giỏ quà Tết vững chãi

Được tự tay lựa chọn và chuẩn bị quà tặng cho những người mà bạn trân quý thật sự là một điều rất ý nghĩa. Tặng quà Tết là một nét nghệ thuật cũng lắm công phu, bởi nó thể hiện sự chu đáo cũng như tấm lòng của người tặng. Người ta bỗng nhớ lại những ngày Tết của mấy mươi năm về trước. Hàng xóm trao cho nhau những món ăn tự nấu trong dịp Tết, người ở quê biếu người thành thị bó lá dong, vài con gà, dăm ba đồng bánh Chưng bánh Tét. Quà Tết hồi đó chẳng có gì đắt giá, toàn những món đồ nho nhỏ nhưng dễ thương làm sao, tình làm sao.

Giỏ quà Tết Vững Chãi - Tết Nhâm Dần - FoodMap
Giỏ quà Tết Vững Chãi – Tết Nhâm Dần – FoodMap

Lấy cảm hứng từ những nét giản dị, chân chất của làng nghề truyền thống Việt Nam, Hộp quà Tết Vững Chãi mang lại cho bạn trở về với cảm giác mộc mạc ngày xưa khi quà tặng được đóng gói trong giỏ mây tre thật tinh tế và thân thiện. Món quà trao đi gửi gắm biết bao câu chuyện, lời chúc, những chân thành mong cầu cho một năm mới tốt lành, tình cảm thắm thiết, vững bền.

3. Giỏ quà Tết Phúc Lộc

Gio-qua-Tet-Phuc-Loc-FoodMap
Gio-qua-Tet-Phuc-Loc-FoodMap

Phong bao lì xì cũng là một biểu tượng quà tết, mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Kín đáo, không so bì hơn thua, màu đỏ cho sự hy vọng, may mắn có lẽ là những điều khắc họa lên một nét đẹp trong phong tục ngày Tết. Tất cả con cháu trong gia đình tụ họp lại để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp, con cháu chúc ông bà bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra, trẻ em thì hay ăn chóng lớn… Mong rằng hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.

Hộp quà Tết Phúc Lộc gìn giữ ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và nhiều may mắn. Đây sẽ là một gợi ý hay cho bạn khi tìm những món quà cho gia đình trong dịp Tết sắp đến. 

Quà tết dù có to đến đâu, số tiền trong mỗi bao lì xì dù nhiều đến đâu, phải chăng cũng là những món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới. Ý nghĩa món quà Tết không nằm ở những gì mình thấy bằng mắt, mà những gì mình cảm nhận bằng tấm lòng. 

Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì, hay quà Tết vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam. Nếu có đôi điều cần thay đổi trong cuộc sống hiện đại, đã đến lúc chúng ta cần viết lại định nghĩa “quà”, đặc biệt trong dịp Tết. Đôi khi đó chỉ là những thứ nho nhỏ, đi cùng sự yêu thương và trân trọng, gói ghém nhiều tầng ý nghĩa về tinh thần trong tâm thức người Việt, để ngày Tết thực sự đong đầy tình cảm, vẫn vẹn nguyên ý nghĩa gia đình quây quần từ bao đời. Foodmap tin rằng, trao nhau tình cảm từ những nét bình dị nhất, là trao nhau những khoảnh khắc gắn kết không dễ tìm lại

Chúc cả nhà đón một mùa Tết bình an, đoàn viên và ấp áp.

Cả nhà có thể tham khảo và đặt các giỏ quà Tết Nhâm Dần của FoodMap tại đây.

Hoặc tự chọn cho mình các món quà nhỏ trong giỏ quà Tết tại Phố Ông Đồ online của FoodMap.