Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Cách xây dựng thương hiệu nông sản của người Nhật

Để xây dựng thương hiệu nông sản mang tính cạnh tranh cao, mỗi người nông dân Nhật Bản luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất để đảm bảo độ tươi, ngon, và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng khác là Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, giúp nông dân bảo quản hàng và điều chỉnh xuất hàng theo giá thị trường, tránh tình trạng rớt giá. “Nhờ các hợp tác xã làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây khi có giá cao không xảy ra như ở Việt Nam, thay vào đó nông dân Nhật Bản có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua các số liệu từ các tổ chức uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”. Liệu nông dân Việt Nam có nhận được sự hỗ trợ nào tương tự như Nhật Bản hay không?

Nguồn: Nghệ An TV

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Quy trình thu hoạch chuối Dole chuyên nghiệp

Tại Dole, mọi quy trình chủ yếu được thực hiện bằng tay để giảm tác động lên chuối và đều thông qua những quy định kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Chuyên mục
Tony buổi sáng

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan – Tin Tức VTV24

Trong mùa đông lạnh giá, âm tới chục độ C thế mà hàng ngày những vườn hoa tại Hà Lan vẫn cho ra sản phẩm đều đều, họ đã làm như thế nào?

Chuyên mục
Tony buổi sáng

Lược sử nông nghiệp Israel

Không có “rừng vàng, biển bạc”, Israel được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Điều gì đã khiến một quốc gia khắp nơi là sa mạc được coi là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước?

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

9x làm giàu từ thùng xốp trồng rau

Từ những thùng xốp ban đầu, sau 3 năm, Phong cùng cộng sự đã phát triển mô hình trồng rau trên sân thượng với doanh thu cả trăm triệu mỗi tháng.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Hưng Yên, khi còn là sinh viên Đại học Ngoại Thương, Đặng Văn Phong (sinh năm 1991) đã ấp ủ giấc mơ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ra trường, trước cuộc sống mưu sinh, chàng trai trẻ phố Hiến tạm gác ước mơ lập nghiệp để làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu.

Năm 2012, Phong tình cờ quen với một kỹ sư nông nghiệp và tham gia các dự án trồng rau sạch tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Khi đó, vấn đề rau an toàn được truyền thông đưa tin rầm rộ sau nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra. Phong trao đổi với anh bạn kỹ sư về khả năng cung cấp rau sạch tại các thành phố lớn.

Song, khi tìm hiểu kỹ nhu cầu tại một số khu vực dân cư, anh nhận thấy không ít người tiêu dùng đang chủ động nguồn rau sạch bằng cách tận dụng không gian sống nhỏ hẹp. Điều này khiến kế hoạch của anh thay đổi.

“Thay vì cung cấp nguồn rau sạch, mình sẽ cung cứng thiết bị vật tư trồng rau trên tầng thượng tại hộ gia đình”, Phong cho biết. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn, Phong nghỉ việc để tập trung cho dự án.

Ngoài việc tìm hiểu thêm kỹ thuật nông nghiệp, anh đã chủ động liên lạc với bạn bè, thầy cô giáo nhờ giới thiệu và tìm kiếm những người có đam mê với công việc trồng trọt. “Rất may mắn cho mình, có một số bạn từng tốt nghiệp chuyên ngành nông nghiệp nhưng đang làm trái nghề. Khi biết đến dự án, họ cũng rất hăm hở”, Phong cho biết.

Có ý tưởng, song khi bắt tay thực hiện mọi thứ không đúng như kế hoạch trước đó. Trong nhiều khó khăn ban đầu thì việc thuê xưởng là tốn chi phí đầu tư nhất bởi phải chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Phong cho biết do phải ủ phân, sản xuất đất trồng nên không ít chủ thuê đã từ chối ký hợp đồng dài hạn.

Bắt đầu từ những thùng xốp, khay nhựa chuyên dụng, đến nay, trung tâm của Phong đã thiết kế được giàn trồng có hệ thống tưới nước tự động, gắn bánh xe để tăng diện tích và tiện di chuyển. Anh cho biết để có những sản phẩm được thị trường chấp nhận như hiện nay là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo thử nghiệm và cải tiến của các kỹ sư nông nghiệp. Chưa kể đến việc tìm kiếm thị trường, thuyết phục khách hàng dùng thử.

Anh chia sẻ với một sản phẩm hoàn toàn mới thì không có gì là chắc chắn. Mặc dù sản phẩm nhận được sự ủng hộ của bạn bè, người quen. “Mọi người đều nỗ lực quảng bá nhưng độ lan tỏa vẫn hạn chế”, anh tâm sự.

Trong khi đó, sản phẩm gặp không ít vấn đề phát sinh qua quá trình chăm sóc. Nhiều trường hợp rau phát triển kém, một phần khách hàng chưa quen kỹ thuật hoặc do thời tiết, phần nhiều anh thừa nhận dịch vụ vẫn chưa hoàn chỉnh.

“Thời gian đầu khi còn dùng thùng xốp, do vật liệu không bền, trong quá trình vận chuyển lên sân thượng thùng xốp dễ bị vỡ, không ít lần anh em trong đội thi công ở lại cả ngày lau nhà cho khách vì đất rơi vãi”, Phong kể lại.

Do vậy, khi đó, gần như Phong không có đơn hàng, may mắn lắm cả tuần mới có một vài khách hàng gọi điện tư vấn. Không doanh thu, anh và mọi người trong trung tâm đều phải tự bỏ tiền túi để chi tiêu. Nhận thấy kênh bán hàng online nở rộ, anh đầu tư xây dựng website, lập fanpage, nhờ đó sản phẩm được quảng bá rộng rãi và lượng khách hàng bắt đầu tăng lên.

Thừa nhận kinh doanh luôn tính đến lợi nhuận, song, với chàng trai trẻ này mục tiêu mà anh đeo đuổi là giá trị xã hội. “Mình mong muốn nhiều hơn nữa người tiêu dùng sẽ được sử dụng rau an toàn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững”, anh cho biết.

Sau 3 năm, đến nay, trung tâm thi công nhà vườn đã có lượng khách hàng ổn định. Với đơn giá trọn gói 4 triệu đồng một sản phẩm, trung bình mỗi tháng cơ sở có vài chục đơn hàng cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng.

Chia sẻ về kế hoạch thời gian tới, Phong cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời, đầu tư máy móc đáp ứng lượng đất trồng cho những vườn rau an toàn khác. Ngoài ra, anh đang tính đến việc mở các chi nhánh tại các địa phương lớn của cả nước, do nhu cầu trồng rau sạch cũng đang rất lớn.

Nguồn: startup.vnexpress.net 

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

9X với ý tưởng khởi nghiệp ‘độc, lạ’ từ phân bò

Tận dụng phân bò, hai chàng trai ven biển xứ dừa Bến Tre đã xử lý thành công sản phẩm hữu cơ phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là mở ra cơ hội nuôi tôm sạch và giảm chi phí cho người dân góp phần bảo vệ môi trường.

Cơ hội nuôi tôm sạch

Hai chàng trai là Lê Quốc Dương và Võ Minh Tâm cùng 25 tuổi, đang làm việc tại UBND xã Bảo Thạnh (huyện Ba Tri, Bến Tre) đã chế thành công phân bò bằng phương pháp vermicompost để phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là nuôi tôm sạch.

Anh Lê Quốc Dương cho biết, phân bò ủ sinh học bằng phương pháp vermicompost sẽ tạo ra loại phân giàu chất dinh dưỡng, sạch mầm bệnh, có nhiều thành phần sinh dưỡng. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm để đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, tăng các loại sinh vật phù du, chân chèo thì phân ủ sinh học là nguồn tốt nhất vì giúp tạo màu nước chuẩn trước khi nuôi trồng. Bên cạnh đó, phân ủ chủ yếu là lớp mùn sẽ tạo cho đáy ao nuôi luôn tơi xốp và là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp phân giải thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường đáy.

Bắt đầu vào vụ nuôi chi phí sử dụng để cải tạo gây màu nước ao chiếm chi phí không hề nhỏ mà tiềm ẩn rủi ro cao. Trong vụ nuôi nguồn nước bị ô nhiễm, khi sử dụng phân ủ sinh học sẽ đảm bảo cân bằng lại hệ sinh thái ao nuôi giảm thiểu sự mất cân bằng vi sinh vật phân giải. Đồng thời, tạo môi trường tốt hơn cho vật nuôi và tạo được hệ sinh thái tự nhiên. Còn trùn quế kết hợp trong phân bò cũng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho tôm, tăng khả năng hấp thụ đạm, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Hoàng Nhủ, Trưởng ấp Thạnh Phú (Bảo Thạnh) cũng là người gắn bó với con tôm 7 năm nay ở vùng biển này. Ông Nhủ nuôi 3 ha, đang thử nghiệm phân bò của anh Dương sản xuất. Ông nhận xét, sử dụng phân bò có tác dụng gây màu nước cho tôm. Đồng thời, còn làm thức ăn cho tôm bót (con) và phát triển hệ tảo. Ông Nhủ tính toán, sử dụng phân bò xử lý ao và làm thức ăn cho tôm bót sẽ giảm nhiều chi phí. Cụ thể, ở công đoạn xử lý ao trước khi thả, nếu 1 ao diện tích 0,2 ha bón khoảng 30 bao vôi kèm với men vi sinh mới gây màu nước, tốn chi phí 1,2 triệu đồng/lần, còn nếu bón lần đầu không lên màu sẽ làm lần nữa, càng tốn thêm chi phí, còn bón phân bò một lần đã lên màu nước đẹp, giúp giảm chi phí trên 30%.

Anh Dương cho biết, địa phương ở ven biển, trên địa bàn xã có 250 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi tôm, còn làm nghề muối 600 ha, hiệu quả thấp nên hiện nay cũng đang quy hoạch 200 ha chuyển sang nuôi tôm.

Giảm ô nhiễm môi trường

Anh Lê Quốc Dương tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Còn anh Võ Minh Tâm tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia ở TPHCM cùng ra trường 2015 rồi cả hai về phục vụ quê hương, làm cán bộ xã Bảo Thạnh đến nay.

Năm 2016, anh Dương có dịp tham quan mô hình ủ phân dê ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) sử dụng phương pháp thổi khí bằng cách tận dụng gom phân lại ủ rồi bón cây ăn trái mang lại hiệu quả cao. Sau đó, về nhà cả hai bàn bạc, suy nghĩ ở địa phương mình có thương hiệu về bò thịt Ba Tri nhưng phụ phẩm thì không có giá trị, gây ô nhiễm môi trường bấy lâu nay mà chưa có biện pháp xử lý. Từ đó, cả hai quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án.

Hiện nay, đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) có số lượng khoảng 72.392 con, chiếm khoảng 48% tổng số đàn bò trong toàn tỉnh Bến Tre. Vì thế, sản phẩm thải từ phân bò rất lớn ước tính khoảng trên 3.000 tấn/tháng. Nhưng hình thức xử lý phân bò của người dân chủ yếu là phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và chờ thương lái đến thu gom. Sản phẩm thô chưa qua xử lý, kèm theo giá trị dinh dưỡng thấp dẫn đến giá thành rất thấp. Đặc biệt vào mùa mưa không thể phơi được người dân thường chất thành đóng gây ô nhiễm trầm trọng. Anh Tâm cho rằng, để cải thiện được chất lượng phân bò thô, tăng hàm lượng dinh dưỡng nên xử lý phân trước khi bán, có thế mới mang lại giá trị kinh tế cũng như nâng cao được giá trị phân bò, góp phần cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm vào mùa mưa. Đồng thời, tạo được thương hiệu riêng cho sản phẩm phân bò Ba Tri, nâng cao chuỗi giá trị Bò địa phương.

Hòa Hội

Nguồn: baomoi.com

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

‘Bác sĩ tôm’ khởi nghiệp từ 20.000 đồng ở công ty phòng trọ’

Thành lập công ty khi trong túi chỉ còn 20.000 đồng, nhưng anh Xuân đã làm giàu trên quê hương công tử Bạc Liêu và trở thành “bác sĩ tôm”.Những ngày này, Lê Anh Xuân – Giám đốc công ty Trúc Anh tại Bạc Liêu, đang tất bật cho mùa vụ mới. Vừa hướng dẫn công nhân làm ao, thả giống, anh Xuân còn hướng dẫn các kỹ sư nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm vi sinh đạt chất lượng cao, để giúp nông dân nuôi tôm theo công nghệ sạch, giảm thiểu sử dụng hóa chất.

Ông chủ 38 tuổi Lê Anh Xuân quê biển Quảng Xương (Thanh Hóa). Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tại Nha Trang, anh vào làm việc cho một công ty công nghệ rồi được đơn vị giao địa bàn Bạc Liêu, với vai trò là một kênh phân phối các chế phẩm vi sinh. Hàng tuần anh kết hợp với ngành thủy sản mở hội thảo về chủ đề nuôi tôm sạch cho nông.

Bác sĩ tôm’ khởi nghiệp từ 20.000 đồng ở công ty phòng trọ’

 

Sau 3 năm sống với người dân các tỉnh ven biển miền miền Tây, anh Xuân quyết định chọn Bạc Liêu làm quê hương thứ hai của mình khi trong túi chỉ còn 20.000  đồng. Vậy mà anh dám “liều mạng” treo biển “công ty Trúc Anh” trước cổng phòng trọ ở đường Trần Huỳnh, TP Bạc Liêu, do mình làm giám đốc kiêm nhân viên, rồi đến ấp Công Điền của xã Vĩnh Trạch (TP Bạc Liêu) thuê 7.600m2 đất để nuôi tôm công nghiệp.

“Gặp bạn bè ai cũng nói tôi khùng, dám liều mạng đánh cược với con tôm vì người nuôi tôm ở Bạc Liêu lâm từng lâm vào cảnh khốn đốn nhất, nhiều đầm tôm bị bỏ hoang do nuôi thua lỗ từ 5-10 trước”, anh Xuân nhớ lại.

Bac-si-tom

Vậy mà vụ tôm đầu tiên với 180.000 con giống, sau 3 tháng 27 ngày, Xuân thu được 4,6 tấn, tôm đạt kích cỡ bình quân 25 con/kg. Nhờ bán giá cao, vụ tôm này chàng kỹ sư trẻ thu lãi ròng gần 400 triệu đồng, đủ trả toàn bộ tiền thuê đất theo hợp đồng 5 năm. Vụ thứ 2 anh Xuân thả 200.000 con giống và trúng đậm như vụ đầu, bỏ túi lãi thêm nửa tỷ đồng.

Thấy Xuân nuôi tôm trúng đậm, nhiều nông dân trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không ngần ngại hướng dẫn những bí quyết, trong đó có phương pháp nuôi tôm sạch bằng các chế phẩm vi sinh do chính anh sản xuất kết hợp với việc xử lý nước, môi trường, đáy ao theo định kỳ.

Ngoài ra, với thức ăn cho tôm, anh Xuân còn trộn trùn quế với thảo dược. Buổi tối anh cho tôm ăn thêm tỏi trộn với rượu, bởi theo kỹ sư này thì đây là một loại kháng sinh tự nhiên, diệt được 70 loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm.

5 năm sau đó, vụ tôm nào Xuân cũng thu lãi vài trăm triệu đồng, quy mô kinh doanh được nâng lên. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh đã mở rộng thêm quy mô sản xuất các chế phẩm vi sinh và tôm giống sạch bệnh.

Anh Xuân cũng đầu tư 16 tỷ đồng xây tòa nhà nhiều tầng giữa đồng tôm để làm trụ sở công ty, tuyển dụng 70 nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học với đồng lương ổn định.

“Bác sĩ tôm” của nông dân

Sở hữu hơn chục ha đất ven biển Bạc Liêu và cầm trong tay tiền tỷ, nhưng anh Xuân như một nông dân thực thụ trong vùng. Ngoài việc cung cấp con giống chất lượng cao và quy trình nuôi tôm sạch cho nông dân, mỗi khi nghe hộ nào có tôm bị bệnh, anh đều đến tận ao để nghiên cứu, tìm ra bệnh và cách chữa trị miễn phí. Nông dân Bạc Liêu gọi anh là “bác sĩ tôm” của mọi nhà.

Hiện nay anh Xuân nuôi cả tôm sú và tôm thẻ cách biển Bạc Liêu khoảng 5 km. Trong đó, tôm sú anh thả với mật độ từ 20-30 con/m2, thu hoạch 5-7 tấn/ha/năm. Tôm thẻ  thả 100-300 con/m2, mỗi ha thu hoạch 20-30 tấn/vụ, và năm nào cũng lãi 3-4 tỷ đồng.

Sau 10 năm phát triển, công ty của anh Xuân đoạt hàng loạt giải thưởng vàng về chất lượng và công nghệ. Sản phẩm của công ty Trúc Anh được Chủ tịch nước tặng giải thưởng TOP 20 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013.

Cùng với việc tập trung sản xuất, nuôi trồng thủy sản, anh Xuân đã không ngừng học tập nâng cao kiến thức, và đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản.

Việt Tường

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Biến đam mê chăn nuôi thành sự nghiệp ở tuổi 24

Sinh ra trong một gia đình hoàn toàn không có truyền thống nông nghiệp, song như một cơ duyên, từ những dịp đến thăm và trò chuyện với những chủ trang trại lớn nhỏ, trong anh Nguyễn Thành Long- đoàn viên chi đoàn khu phố Tân Mỹ, phường Thái Hoà đã nhen nhóm niềm đam mê chăn nuôi tự bao giờ. Vượt qua nhiều gian nan, thử thách, giờ đây, nhà nông trẻ Long đã có trong tay một trang trại quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi chỉ mới bước sang tuổi 24.

Với ý chí dám nghĩ dám làm, quyết tâm theo đuổi ước mơ và sự hỗ trợ từ gia đình, anh Long bắt tay ngay vào gầy dựng trang trại chăn nuôi. Đó là vào năm 2008, khi anh mới 16 tuổi. Theo học trung cấp nghề bảo trì máy, tuổi đời lại còn quá trẻ, ban đầu, ngã rẽ này của anh Long nhận được nhiều lời khuyên cân nhắc từ phía gia đình. Nhưngtuổi trẻ đầy nghị lực, anh vẫn quyết tâm thuyết phục gia đình để được sống trọn với niềm đam mê đã chọn. Vạn sự khởi đầu nan, sóng gió đầu tiên tìm đến chủ trang trại trẻ ngay trong năm đầu lập nghiệp. Dịch bệnh thời gian đó đã làm thiệt hại nhiều gà, chim yến phụng và đàn heo 20 con. Sự khắc nghiệt của thử thách này khiến người thanh niên có lúc tưởng chừng như phải dừng bước. Thế nhưng, sức trẻ và ý chí đã giúp anh Long biến gian nan thành động lực, tiếp tục theo đuổi đam mê. Dành nhiều thời gian nhìn lại chặng đường đã qua, anh Long nhận ra nguyên nhân của sự thất bại trước đó là do đầu tư vào nhiều loại vật nuôi khi chưa có kinh nghiệm. 

Đứng lên từ vấp ngã, anh dành nhiều thời gian tự học hỏi từ nhiều kênh thông tin, không ngại tìm đến những nơi xa xôi để học tập. Chủ trang trại tại Đồng Nai, Bình Phước cho anh thêm kinh nghiệm chăn nuôi dê, đến Bến Tre, Cần Thơ, anh Long học hỏi được bí quyết chăm sóc đàn gà, bồ câu hiệu quả…Trang trại của anh bắt đầu từng bước được gầy dựng trở lại, đến nay đã có quy mô 4.000m2, kinh doanh nhiều loại con giống, gồm trên dưới 600 cặp bồ câu, 200 cặp chim yến, đàn dê 70 con và đàn heo rừng gần 70 con cùng nhiều gà, vịt…Nỗ lực sau những ngày tháng phấn đấu không ngừng cùng ý chí vững vàng của anh Nguyễn Thành Long đã mang về kết quả xứng đáng. Số vốn khoảng 50 triệu đồng ban đầu đã mang về thu nhập lên đến 200 – 300 triệu đồng/năm cho chủ trang trại trẻ. Anh Long chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào lập thân, lập nghiệp, ai cũng không tránh khỏi những thử thách, vấp ngã. Chính bản thân tôi cũng vậy. Tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ rằng hãy cố gắng vượt qua khó khăn, đừng bao giờ nản chí mà hãy mạnh mẽ, quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng”.
Cuộc sống đã ổn định, nhưng sống trọn với niềm đam mê chăn nuôi,hàng ngày,anh Nguyễn Thành Long vẫn tự tay chăm sóc trang trại. Một ngày của nhà nông trẻ bắt đầu từ 7 giờ sáng với công việc cho ăn uống, kiếm tra tình trạng đàn gia súc, gia cầm, dọn vệ sinh chuồng trại, đón tiếp và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm chất lượng. Bằng sự thông minh, tinh tế, nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Long đầu tư có chọn lọc từng loại vật nuôi, thay đổi, ưu tiên cho những con giống đang được giá để đảm bảo đầu ra đạt lợi nhuận cao nhất. Con giống từ trang trại của anh Nguyễn Thành Long đã cung cấp ra thị trường không chỉ trong tỉnh Bình Dương mà còn sang tận Đồng Nai, Bình Phước, TP.HCM. Khi đã thu về được lợi nhuận, anh tiếp tục đầu tư cho vật chất, phương tiện phục vụ kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong hình ảnh một nhà nông trẻ, anh Long được mọi người yêu quý bởi tính cách thật thà, ôn hoà và giản dị. Khi khoác lên người màu áo xanh, trong vai trò đoàn viên, anh Long đã cùng chi đoàn tích cực tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như tuyên tuyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, ra quân vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh… Trong vai trò nào anh Long cũng luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình. Chị Nguyễn Thanh Thu – Phó Bí thư phường Đoàn Thái Hoà nói về nhà nông trẻ Nguyễn Thành Long: “Trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh Long luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với chi Đoàn vận động đoàn viên tham gia hoạt động. Thành công trong sản xuất kinh doanh, anh còn tích cực động viên, sẵn sàng hỗ trợ cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp”.
Giờ đây, dù bận rộng với công việc, nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian cùng chi đoàn khu phố Tân Mỹ tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ tại địa phương tham quan mô hình trang trại, hướng dẫn tận tình về kỹ thuật chăn nuôi. Một số thanh niên tại địa phương đã học hỏi kinh nghiệm từ anh Long, bước chân vào nghề nông, gửi gắm kỳ vọng về một chặng đường thành công phía trước với sự hỗ trợ tận tình từ người đàn anh. Bằng những mối quan hệ có được trong nhiều năm qua, anh Nguyễn Thành Long cũng thường xuyên giúp đỡ, giới thiệu các đầu mối thu mua sản phẩm chăn nuôi đến các bạn trẻ mới tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để các bạn an tâm khi mới bước chân vào lập nghiệp. Tấm lòng chủ trang trại trẻ càng đáng trân trọng hơn khi trang trại của anh Long đã cung cấp hàng trăm con giống với giá thành thấp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Tới đây, khát vọng và đam mê luôn rực cháy, anh Nguyễn Thành Long vẫn nuôi ước mơ mở rộng quy mô trang trại, phát triển đàn dê và heo rừng. Không ngủ quên trên những gì đang có, nhà nông trẻ luôn phấn đấu từng ngày để đạt được điều anh mong muốn. Chặng đường sự nghiệp của anh Long với thành công đang có là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp tại địa phương nói riêng cũng như toàn thị xã. 

Nguồn: Chephamsinhhoc.net

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Bỏ lương 7 triệu, về quê trồng “siêu thực phẩm”, thu gần 1 tỷ

Bỏ công việc 7 triệu đồng/tháng ở vị trí kỹ sư điện công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Lưỡng về quê thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng vườn phúc bồn tử-1 loại cây được ví là “siêu thực phẩm”. Với hơn 1ha trồng cây phúc bồn tử, Lưỡng thu trên 900 triệu mỗi năm, giúp gia đình vươn lên làm giàu.

Học điện nhưng làm nông

Tốt nghiệp ngành điện tại Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh năm 2011, anh Lưỡng có công việc khá ổn định với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng vì gia đình có phần khó khăn, mẹ lại 1 mình chăm 1.000m2 cây phúc bồn tử. Thương mẹ nên chàng trai 8X Nguyễn Văn Lưỡng đã về Lâm Đồng tiếp quản vườn phúc bồn tử.

“Năm 2003 gần nhà tôi có công ty đến thuê đất trồng cây phúc bồn tử, sau đó họ thanh lý công ty và chuyển đi chỗ khác. Nhận thấy cây này có giá trị kinh tế cao nên gia đình tôi mua giống về trồng thử nghiệm 1.000m2. Phần tôi là con của gia đình có truyền thống làm nông, nhà lại neo người, bố mẹ đã già nên năm 2011 tôi quyết định bỏ làm điện ở TP. Hồ Chí Minh để về cao nguyên Lâm Đồng phụ mẹ trồng cây phúc bồn tử”, anh Lưỡng cho biết.

Gia đình của anh Lưỡng đã trồng 1 sào phúc bồn tử từ năm 2004, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng ngoài trời nên sản lượng và chất lượng thấp, khiến đầu ra của sản phẩm khó khăn, thường xuyên bị ép giá. Đến nay anh Lưỡng đã nắm trong tay kinh nghiệm, kỹ thuật nên trên 1ha phúc bồn tử có đầu ra ổn định, chất lượng sản phẩm cao, vươn lên thành gia đình khá giả trong vùng.

Anh Lưỡng tiết lộ, phúc bồn tử được ví là “siêu thực phẩm” thời hiện đại. Tại sao gọi quả phúc bồn tử là “siêu thực phẩm”? Là vì trong trái cây phúc bồn tử có nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng làm đẹp da, ngừa ung thư, tăng trí nhớ, sáng mắt và chống lão hóa rất tốt.

Mỗi ngày thu trên 10 triệu

Việc mở rộng vườn phúc bồn tử của mình lên 1,2ha đã khiến anh Lưỡng gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng mang lại cho anh nguồn thu đáng kể. Mỗi ngày đều hái 2 lần, nếu vào mùa rộ có thể hái 3 lần. Trung bình 1 ngày anh cùng công nhân của mình hái khoảng 50kg quả, với giá từ 220 – 280.000 đồng/kg thì mỗi ngày anh thu trên 10 triệu đồng từ quả phúc bồn tử.

Anh Nguyễn Văn Lưỡng chia sẻ, ban đầu do mới về làm nông anh chưa nắm được kỹ thuật rồi cách chăm sóc nên sản lượng quả phúc bồn tử không cao, cây hay bị bệnh, quả khá xấu, ảnh hưởng nhiều đến giá bán. Anh còn cho hay, cây phúc bồn tử là loại cây khá khó chăm sóc, cần có kinh nghiệm, kỹ thuật và sự tỉ mỉ khi làm. Vì là người có chí tiến thủ, anh Lưỡng đã lên mạng Internet đọc tài liệu, học hỏi cách chăm sóc của những người đi trước để biết được cách chăm sóc vườn phúc bồn tử của mình.

Hiện nay với 9.000m2 trồng cây “siêu thực phẩm” phúc bồn tử trong nhà kính, 3.000m2 trồng ngoài trời, anh Lưỡng chăm sóc khá nhàn nhã. Anh cho biết, vườn phúc bồn tử của anh trang bị hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt nên công nhân rất khỏe, chủ yếu là tỉa thân khô và hái quả hàng ngày. Hiện nay, do đã nắm rõ kỹ thuật trong tay, anh cùng 9 công nhân hoàn toàn tự tin chăm sóc vườn phúc bồn tử, hàng tháng cho thu nhập cao hơn hẳn những hộ trồng các loại cây khác.

Theo anh Lưỡng, cây phúc bồn tử chủ yếu mắc bệnh từ bọ cánh trắng, loài này chích lá và cuống trái khiến trái khi thu hoạch sẽ bị đen. Những trái này phải loại bỏ hoàn toàn. Nếu phát hiện bị bệnh phải xử lý ngay. Mỗi tháng anh bón phân hữu cơ 1 lần, còn trong hệ thống tưới nhỏ giọt đã có pha thêm phân bón và chất dinh dưỡng khác cho cây phúc bồn tử.

Vì là loài cây thân leo và khá mềm nên anh Lưỡng phải lắp hệ thống dây thép làm thành các giàn treo để gữ cây thẳng hàng và không bị đổ. Anh cho biết, cây có tuổi thọ trên 10 năm nên cho thu hoạch quả khá lâu và có thể cải tạo thân mẹ. Nếu trong 3 năm nhận thấy cây có dấu hiệu suy yếu, chỉ cần cắt ngang gốc cách đất 10cm để cây mọc mầm. Sau khoảng 6 tháng cây đủ lớn có thể cho thu hoạch tiếp. Với 1.000m2 cây phúc bồn tử, anh Lưỡng ước tính chi phí đầu tư hết khoảng 250 – 280 triệu đồng tùy từng thời điểm, trong đó nhà kính chiếm khoảng 150 triệu, giống 80 triệu, hệ thống tưới tự động và làm giàn khoảng 15 triệu đồng.

Hiện nay, anh Nguyễn Văn Lưỡng còn cung cấp giống phúc bồn tử cho một số hộ gia đình và bao tiêu sản phẩm cho họ. Với cách làm này, sản phẩm của anh đã có mặt tại các thành phố lớn trong cả nước như: Hà Nôi, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Hồ Chí Minh…Bên cạnh đó anh còn làm một số sản phẩm như rượu phúc bồn tử với giá bán khá cao, thử nghiệm làm mứt từ phúc bồn tử…Anh Lưỡng tiết lộ, mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 900 triệu đồng từ các sản phẩm phúc bồn tử.

Nguồn: danviet.vn

Chuyên mục
Thuỷ hải sản

4 mô hình nuôi cá sạch giúp nông dân đổi đời

Tận dụng lợi thế địa phương kết hợp tìm tòi về đặc tính của từng loại cá, nông dân nhiều nơi đã phát triển thành công các mô hình nuôi cá sạch, thu về hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Cá rô phi VietGAP ở Bắc Giang

Tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nuôi cá là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho bà con, trong đó, điển hình là mô hình cá rô phi của anh Thân Văn Việt ở xóm Quang Châu, xã Ngọc Châu. Để cá mạnh khỏe, cho chất lượng đồng đều, anh nhập cá giống từ trung tâm giống thủy sản tỉnh Bắc Giang và nuôi thả trong ao riêng suốt 2 tháng rồi mới chuyển sang ao nuôi cá thịt. Anh còn đầu tư hệ thống sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá thở khi thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi thời tiết.

Quy trình nuôi nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn tới môi trường giúp cá rô phi VietGAP khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất tốt. Hiện nay, với 1.200 ha nuôi thả cá rô phi, toàn huyện Tân Yên cung cấp khoảng 12.000 tấn cá cho thị trường. Với giá bán trung bình đạt 32-35 triệu đồng một tấn, sau khi trừ chi phí, bà con có thể lãi khoảng 40-50 triệu đồng trên mỗi ha.

Cá diêu hồng tại Hưng Yên

Cá diêu hồng cũng là loại cá thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Tại hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, các xã viên đã chuyển hướng sang sản xuất theo mô hình nuôi cá điêu hồng và cá thương phẩm theo chuẩn VietGAP.

Chị Thắm, một thành viên đã có 11 năm nuôi cá của hợp tác xã cho biết, khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá sạch, gia đình chị đã đầu tư lại từ ao nuôi, đường đi. Sau khoảng 5 tháng nuôi, cá diêu hồng bắt đầu cho thu hoạch với khối lượng 0,8-1,6kg mỗi con. Thương lái di chuyển vào tận đầu bờ để thu mua và vận chuyển cá đến các địa điểm tiêu thụ khắp tỉnh Hưng Yên cùng một số tỉnh phía Bắc.

Giá bán cá diêu hồng dao động ổn định quanh mức 40.000 đồng một kg. Ngoài ra, chị Thắm còn nuôi thêm cá trắm, cá chép, mang lại tổng thu nhập ổn định hàng năm không dưới vài trăm triệu đồng. Chị Thắm cho biết đến cuối năm 2017 dự định định mở rộng thêm 10 ha ao nuôi.

con-ca-vuoc

 

Nuôi cá vược nước lợ

Cá vược (cá chẽm) giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có thể nuôi thả ở cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Tận dụng các cửa sông, người dân thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phát triển mô hình nuôi cá vược VietGAP.

Cá vược sống trong môi trường nước lợ, sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Cá có thể đạt khoảng 3kg sau 2 năm nuôi. Theo anh Nguyễn Đức Văn, Giám đốc trung tâm nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng: “Cá vược Lập Lễ chỉ ăn cá tươi từ biển chứ không dùng cám công nghiệp cùng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên ít bệnh, cho chất lượng thịt thơm ngon”.

Với diện tích nuôi khoảng 210 ha, mỗi ngày, công ty của anh xuất bán khoảng 5 tấn cá cho hệ thống nhà hàng, khách sạn tại TP Hải Phòng và các tỉnh lân cận với giá dao động 150.000 – 200.000 đồng một kg.

Nuôi cá lồng trên sông

Từ nguồn nước hồ tự nhiên trong lành, nước chảy liên tục, nguồn thủy sản tự nhiên như cá tép dầu dồi dào, bà con nhiều nơi như vùng hồ thủy điện Hòa Bình (Sơn La, Hòa Bình), lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), đã tận dụng để nuôi cá lồng.

Để cá khỏe mạnh, người nuôi phòng bệnh cho cá bằng tỏi, ớt và bổ sung vitamin C, đồng thời các đoàn thuộc chi cục thủy sản thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chất lượng cá. Anh Phạm Văn Thịnh, Giám đốc công ty Cường Thịnh, đơn vị chăn nuôi thủy sản tại lòng hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Nếu chăn nuôi tốt, một lồng cá có thể đem lại lợi nhuận tới hàng trăm triệu đồng với sản lượng 2 – 2,5 tấn. Các loại cá lồng được thị trường ưa thích là cá lăng, cá mú nghệ, cá chiên, cá lóc bông, cá chép”.

Nguồn: vnexpress.net