Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Hành trình số 3 : Những bước chân xanh – chặng đường Tắc-Pổ

Hành trình những bước chân xanh – chặng đường Tắc-Pổ đã khép lại với nhiều ý nghĩa thiết thực, chuyến đi của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết với hơn 20 con người từ Bắc-Trung-Nam về với vùng xa xôi Nam Trà My – Quảng Nam.

Tắc Pổ- một trong nhiều điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, nằm trên dãy núi Ngọc Linh, thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ngọn núi cao 2.598m, được mệnh danh là nóc nhà của miền Trung Việt Nam hay còn được gọi là đỉnh trời.

Từ 3h sáng, những con người đầy nôn nao, nhiều nhiệt huyết chúng tôi đã tập trung đầy đủ tại điểm xuất phát để khởi hành đến với điểm trường Tắc-Pổ. Sau hơn 5 tiếng trên chuyến xe với một hành trình xa xôi những cũng đầy tiếng cười, đoàn cũng đến được với chân đỉnh núi, mọi người bắt đầu tập kết nhu yếu phẩm và những phần quà cho các hộ dân, sau đó xuất phát leo lên đỉnh núi.

1km đầu mọi người còn nói chuyện râm ran, vui đùa cười giỡn. Băng qua 1 con dốc dài, qua những đoạn suối nằm sâu trong rừng trúc, mọi người đã thấm mệt và dần dần chỉ còn lại là những tiếng thở dốc. Thời tiết miền Trung mùa này nóng gắt, trời trưa dầm và nắng lên cao đỉnh đầu, quãng đường bắt đầu ghềnh dốc và cheo leo hơn. Cứ qua 1 con dốc là mọi người phải ngồi nghỉ mệt để lấy lại sức. Đi qua những con suối trập trùng, những thửa ruộng bậc thang nối nhau liên tiếp, các ngọn đồi bao la rộng lớn hiện ra trước mắt chúng tôi.

“Chưa bao giờ mình thấy những con dốc như vậy”, những giọng nói đứt quãng như đang mô tả 1 hành trình đầy chông gai của cả đoàn, rồi mọi người lại động viên nhau để đi tiếp, thì sau đó gần 2 tiếng mọi người cũng đến được điểm trường.

Vừa tới điểm trường cũng là lúc mọi người lo ăn cho buổi trưa, mỗi người một tay lăn vào bếp, món ăn quen thuộc vẫn là mì tôm trứng và ít rau tại Nóc Tắc-Pổ. Nghỉ ngơi một tí rồi mọi người lại chuẩn bị phân quà và set up điểm tổ chức, cả đoàn chung tay làm mọi việc đến 16h chiều, lúc đó mọi người dân trên Nóc đã tập trung đầy đủ.

Những trò chơi được tổ chức cho các bạn nhỏ, không khí rộn ràng hẳn lên, mọi người rất háo hức vì những hoạt động vui chơi như vậy ở đây vốn không nhiều. Những ánh mắt trẻ thơ trong trẻo, những nụ cười hồn nhiên như là nguồn động lực và niềm vui của cả đoàn, nó thật sự đem lại cho chúng tôi cảm giác an ủi và cảm thấy mọi thứ là xứng đáng sau một chặng đường dài.

Trời về chiều ở trên đỉnh thường hay trở mưa, mây đen ùn ùn kéo tới, gió bắt đầu nổi lên nhưng len lỏi trong chúng tôi là những hơi ấm vẫn đong đầy, nó là hơi ấm của sự sẻ chia, hơi ấm của tình người. Sau những hoạt động trò chơi thì những phần quà và nhu yếu phẩm được trao tận tay cho mọi người ở trên Nooc nhờ sự hỗ trợ của Cô Mít.

Những phần quà nhỏ nhưng lại chứa đựng sự sẻ chia lớn lao khi được trao đúng người, đúng thời điểm. Chúng tôi hạnh phúc không chỉ vì những thứ mình đã cho đi mà còn vì những cảm kích mà mình đã nhận lại được. Thật không gì bằng khi chúng ta trao cho ai đó thứ gì, và họ trao lại cho ta cảm giác mình đã vừa làm một việc đúng đắn và xứng đáng.

Đêm lại về trên Nooc, mọi người lại chuẩn bị món cháo gà cho buổi tối. Đêm trăng và cũng đầy sao, mọi người cùng ngồi lại đàn ca hát hò, tâm sự, chia sẻ cho nhau những trải nghiệm thú vị của ngày hôm nay. Sương tràn về trên Nooc, xung quanh đống lửa trại tất cả cùng quay quần hòa nhịp dưới một tiếng đàn.

Thoắt cái trời sáng, tiếng gà gáy, tiếng gọi nhau í ới làm tôi thức giấc, mặt trời còn ở sau dãy núi và màn sương tràn về đến chân lều, quang cảnh thơ mộng như cõi tiên. Mọi người tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc lúc bình minh.

Cả đoàn đi thăm từng nhà, giao lưu tìm hiểu cuộc sống của mọi người, chơi đùa với lũ trẻ con.
Mọi người dọn dẹp và thu dọn hành trang để xuống núi, tiếng chào tạm biệt của lũ trẻ con là thứ dường như níu chân từng người, nhất là những bạn lần đầu đi thiện nguyện cũng như lần đầu đặt chân tới đây.
Hành trình kết thúc trong niềm vui và sự phấn khởi của mọi người, đây cũng đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình đầy ý nghĩa về với trẻ em và người lao động ở những vùng miền xa xôi.

Cảm ơn sự đồng hành của Foodmap.asia và các nhà hảo tâm bốn phương.

Nhiếp ảnh gia : Lê Quang Long

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Điều gì đặc biệt đằng sau nhãn bắp cải của FoodMap?

Mấy ngày nay hội chị em trái cây nhà FoodMap đông vui hẳn vì sự xuất hiện của các em trái cây mới tươi ngon, độc lạ. Một trong số đó là bé Nhãn Bắp cải Vũng Tàu :

1. Nhãn bắp cải là gì?

Nhãn bắp cải được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với đặc trưng đất ở vùng này là đất cát, giàu hàm lượng kali nên đã tạo điều kiện giúp trái nhãn có độ ngọt tự nhiên. Hình dáng của chúng to và trong hơn giống nhãn khác, khi chín, vỏ chuyển sang màu nâu sậm và phần cuống lõm xuống trông giống chiếc xuồng (thuyền). Bên trong lớp vỏ mỏng là phần cơm vàng nhạt, dày dặn và thơm lừng.

Sở dĩ cho em ấy một sự ưu ái đặc biệt như vậy là vì loại quả này có vị ngọt từ nhãn xuồng lại cộng thêm lớp cơm dày và giòn như bắp cải. Thêm vào đó, thời điểm này cũng là lúc mùa nhãn chín cây nở rộ, bởi thế bất kì dân sành ăn nào cũng phải tranh thủ tìm chúng cho bằng được. Riêng với FoodMap, nhãn được lấy về từ vườn chú Sáu – một trong những nhà vườn đầu tiên trồng nhãn an toàn tại Vũng Tàu.

Hình ảnh hoàng hôn vườn nhà chú Sáu tại Vũng Tàu 

Chú Sáu đang giới thiệu sản phẩm cho FoodMap team 

2.Vì sao lại có tên là Nhãn Bắp Cải ?

Chú Sáu có chia sẻ: “Cái giống nhãn này gọi tên như vậy vì tép múi nó như bắp cải, mấy chú thấy hong, nhìn bắp cải sao là nó y như vậy, có thể bóc tách từng lớp như bắp cải, các loại nhãn khác mình không bóc tách như vậy được đâu con !”. Nghe đến đây, FoodMap Team mới thấy đúng là trái cây ở Việt Nam mình đâu hiếm của độc lạ, đâu đó rất nhiều ở Việt Nam, những người nông dân vẫn luôn miệt mài hằng ngày sáng tạo ra những thức trái cây mới để liên tục chuyển mình giữa một rừng trái cây ngoại nhập giá rẻ.

nhãn bắp cải

3. Nhãn Bắp Cải khác biệt như thế nào mà vẫn luôn hút khách người mua như thế ?

Nhãn bắp cải ngon nhất là khi chín cây, chúng sẽ có mùi thơm hấp dẫn cùng với độ ngọt lịm khác biệt. Tách vỏ ra, bạn sẽ thấy lớp cơm săn chắc, che khuất hẳn hạt bên trong. Thịt của giống nhãn này mọng nước nhưng lại có độ giòn sật nhai rất vui miệng.

Nhờ hương vị độc đáo, mới lạ mà từ khi vào mùa nhiều người đã săn lùng ráo riết nhãn bắp cải để kịp thưởng thức. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để tìm mua bởi vì đa phần chúng được cung cấp từ các nhà vườn địa phương với số lượng ít. Bên cạnh đó, mỗi vụ nhãn cho quả không nhiều nên thường chỉ được bán tại Vũng Tàu chứ chưa phân bố rộng ở nhiều nơi. Nhưng với nhiệm vụ phải luôn mang đến hương vị mới cho khách hàng,FoodMap Team vẫn quyết mình tìm cho bằng được. Đặc biệt hơn, Nhãn của chú Sáu chỉ có 1 mùa vụ trong năm từ tháng 8 đến tháng 10.

Dù giá thành có thật sự mắc hơn một chút so với nhãn thường song chất lượng của các em Nhãn Bắp Cải nhà FoodMap là không thể phủ nhận. được trồng an toàn và tạo bởi một người nông dân có tâm như chú Sáu thì cả nhà cứ an tâm sử dụng.

Quý bạn đọc có thể đặt mua trái cây ngay tại đây nhé: https://foodmap.asia/category/trai-cay-tuoi-ngon

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Hoa chim ruồi – loài hoa đẹp như chuyện cổ tích giữa đời thường

Thế giới xung quanh ta có vô số những điều kì diệu và bí ẩn. Thiên nhiên thường đem đến cho ta những điều hết sức kinh ngạc và internet chính là phương tiện để giúp chúng ta khám phá được những điều này.

Mới đây, một người dùng mạng xã hội Reddit có tên là OctopusPrime đã đăng tải một bức ảnh về một loài hoa lạ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và thích thú. Bông hoa này có màu xanh lá cây, và hình dáng của nó lại trông giống hệt một con chim ruồi nhỏ.

Bài đăng đã thu về 47500 lượt upvote và hơn 400 lượt bình luận chỉ sau một ngày. Hầu hết mọi người đều tò mò không biết đây là loài hoa kì lạ nào vì chưa từng nhìn thấy một lần nào trước đây.

“Ở Costa Rica có loài chim ruồi vô cùng nhỏ, kích thước của chúng tương đương với bông hoa này. Thậm chí có một số con còn nhỏ hơn vậy.”

“Lý do tiến hóa đằng sau hình dáng của bông hoa là gì? Hay đây chỉ là một sự trùng hợp kỳ quái?”

“Cây này là cây gì vậy, trông chúng thật xinh đẹp!”

“Thiên nhiên thật nhiệm màu!”

“Thoạt nhìn, tôi cứ tưởng đây là một đôi bông tai.”

Theo tác giả bài đăng, loài hoa này có tên là Crotalaria cunninghamii. Cô đã chụp bức ảnh này ở Exmouth, Úc. Do đây là tên khoa học rất khó phát âm và ghi nhớ, vậy nên mọi người đã gọi nó là hoa chim xanh hay hoa chim ruồi.

flower-like-hummingbird-green-birdflower-15-5d120c0c99347__700

Được biết, loài cây này có nguồn gốc từ phía tây của Australia. Loài cây này phát triển tốt ở những vùng nhiều cát, và đó cũng là lý do tại sao nó chủ yếu được tìm thấy ở những cồn cát dọc bãi biển. Loài hoa này còn được những người thổ dân địa phương dùng để điều trị nhiễm trùng mắt.

Cùng ngắm thêm những hình ảnh xinh đẹp của loài hoa này nhé!

flower-like-hummingbird-green-birdflower-2-5d120bec7a963__700
Chuyên mục
Trồng trọt

Trên Quýt Thơm Trĩu Cành, Dưới Thả Gà Ta, Lão Nông Thu Nửa Tỷ/Năm

Những ngày này, vườn quýt của ông Đặng Văn Lương thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn luôn tất nập xe chở quýt và đoàn tham quan tại vườn. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc vườn quýt kết hợp với chăn thả gà ta dưới gốc, gia đình ông Lương thu gần nửa tỷ/năm.

Quýt vàng Bắc Sơn là giống cây ăn quả bản địa. Cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, sinh trưởng tốt trong khe núi, thung lũng. Nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng tạo cho quýt Bắc Sơn có một hương vị đặc biệt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại quýt đang bước vào giai đoạn chín nhất, từ xa xa nhìn lại đã thấy màu vàng nổi bật của những chùm quýt căng mọng sáng cả một vạt rừng.

Ông Lương cho biết: Quýt vàng là giống quýt đặc sản tại đây. Ngày xưa các cụ cho rằng giống quýt này chỉ có trồng trong lân, khe núi ở độ cao 400 – 500m thì cây mới phát triển và cho quả mỗi năm. Nhưng ông đã quyết định trồng thử trên đất ở bìa rừng, vẫn là đất rừng nhưng không phải leo lên núi đá, xe máy, ô tô vào tới nơi, dễ dàng trong khâu vận chuyển và chăm sóc. “Cây quýt vàng rất phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, trồng quýt không khó, chỉ cần người chăm sóc áp dụng theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, ngừa bệnh, bảo đảm đủ lượng nước, phân bón cần thiết. Khi cây nuôi quả phải tưới đủ nước hàng ngày. Muốn cây tiếp tục cho năng suất cao ở các vụ sau, thu hoạch xong phải vệ sinh vườn, bón phân và cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi” – ông Lương dãi bày.

Ông Đặng Văn Lương bên vườn quýt sai trĩu quả của gia đình.

Năm 2000 với diện tích đất gia đình có, vợ chồng ông bắt tay vào di chuyển quýt từ rừng về gần nhà trồng. Ban đầu là vài trăm gốc rồi từ đó ông mở rộng dần dần. Toàn bộ vườn nhà ông đều được bón bằng phân chuồng, rác mùn và một số loại phân hữu cơ nên vườn quýt của gia đình lúc nào lá cũng xanh mướt. Ông Lương cho rằng, quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ông thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Để cây phát triển tốt, ông Lương sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân vi sinh với phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy. Được chăm bón đúng cách, quýt có vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng ông cũng đã phải trải qua những khó khăn, canh tác trên đất khá cằn, đất đá có độ dốc khá lớn nên ông đã cải tạo đất đá thành đất màu mỡ. Theo kinh nghiệm nhiều năm có được ông chia sẻ: “Không nên cuốc xới dưới gốc quýt vì rễ cây ăn lên bề mặt rất dễ bị đứt, chỉ nên phát cỏ và phải giữ độ ẩm cho cây. Bởi vậy muốn phát triển vườn quýt thì phải giữ được rừng”.

Hiện tại vườn quýt nhà ông có hơn 1000 gốc cho quả. Năm nay vườn quýt nhà ông không sai đều như năm ngoái. “Năm ngoái sai nhiều, năng suất cao nên năm nay cần nuôi cây, nuôi cành. Năm nào cũng bắt nó sai quả thì quá sức quá” ông Lương dí dỏm.

Đỉnh điểm nhất gia đình ông thu được 30 tấn/vụ, khách hàng chủ yếu là thương lái quen hàng năm trong tỉnh cũng như các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội….Hiện tại gia đình ông đang bán 30.000/kg đối với những quả to đều và đẹp mã, còn những quả kích thước nhỏ hơn thì giá dao động từ 20.000 – 25.000/kg. Trung bình một vụ quýt gia đình ông thu 400 triệu/vụ/năm.

Ngoài ra tại vườn quýt của gia đình ông Lương còn kết hợp chăn thả giống gà bản địa. “Thả gà dưới gốc vừa để cải thiện bữa ăn gia đình, vừa có thêm thu nhập, đồng thời gà thả dưới gốc giúp xới đất làm hạn chế cỏ mọc và cung cấp phân cho cây. Nhờ vậy mỗi năm gia đình ông cũng có thêm 20 – 30 triệu từ chăn nuôi gà thả vườn.

Thấy gia đình ông Lương thành công trong việc đưa cây quýt từ lân về gần nhà trồng nhiều gia đình tại địa phương cũng học tập và hiện nay cũng có vườn quýt cho thu nhập cao mỗi năm.

Theo Chang Liễu (Dân Việt)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản

Nuôi Cá Kết Hợp Trồng Cây Ăn Trái Lãi 500 Triệu Đồng/Năm

Ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Ông Bon kể, trước năm 2000, từng làm việc cho nhiều DN cho ngành lương thực lúa gạo ở ĐBSCL, làm công hoài mà chỉ đủ ăn. Sau đó ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1ha đất do cha mẹ để lại để cải tạo ao thực hiện nuôi cá. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi, ông đọc sách báo và xem tivi để học hỏi, đồng thời cũng tham quan nhiều nơi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp.

Ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc, ếch… lại lỗ hơn 250 triệu đồng nữa”, ông Bon tâm sự.

Sau nhiều cú làm ăn thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép và chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá.

Ông Bon nói: “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng, nuôi lươn không bùn…”.

Đặc biệt, 4 năm gần đây ông bén duyên với con cá thát lát thực hiện nuôi ghép với cá sặc rằn. Do các loại cá ăn các tầng khác nhau ở trong ao nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì sẽ có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào ông cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Hiện mỗi vụ ông Bon thả khoảng 60.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặc rằn giống, khi thu hoạch được hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặc rằn cho thu lãi hơn 400 triệu đồng. Theo ông, quá trình nuôi ghép cần chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt.

Hiện ông Bon còn thả nuôi gần 20.000 con cá bông lau ở vụ đầu tiên, với diện tích 2.000m2, cá được 3 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển tốt. Theo ông Bon, cá bông lau nuôi cực nhất là tìm mua con giống, vì đa phần con giống phải mua dựa vào đánh bắt ngoài tự nhiên, vả lại con giống khang hiếm giá 25.000 đồng/con. Thường cá bông lau đem về nuôi phải thuần dưỡng từ nước lợ sang nước ngọt mất vài tháng, sau đó mới thả nuôi. Loài cá này nuôi trong vòng 1,5 – 2 năm đạt trọng lượng 1,5 – 2,3kg/con, giá bán từ 190.000 – 220.000 đồng/kg.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Tuyền cho biết, cách làm của ông Bon cho thấy nếu nhanh nhạy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Mô hình của ông Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Nhiều năm liền ông nhận được nhiều bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi” .
LÊ HOÀNG
Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản Trồng trọt

Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Lợi Nhuận 75 Triệu Đồng/Ha

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.

Nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017 từ dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, nông dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại 50% giá con giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.

Sau 7 tháng thực hiện mô hình, kết quả năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg) và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 75 triệu/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn /ha và lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ trồng một vụ lúa và khi đó, những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ. Người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác 1 phải 5 giảm làm cho chi phí sản xuất lúa giảm.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, nông dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

Mô hình sản xuất tôm của ông Hồ Hoàng Vũ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò sản xuất trên 12 triệu con tôm giống và sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 500 triệu đồng.

Nông dân thực hiện mô hình ở 3 huyện đều đánh giá rất cao mô hình canh tác tôm – lúa, thích ứng với điều kiện tự nhiên địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP).

Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Hiện nay, diện tích nuôi tôm ở Đồng Tháp là hơn 708 ha, đã thu hoạch hơn 722 tấn.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Mẹo Hay Tránh Ngay Rau ‘Ngậm’ Hóa Chất

Làm sao để chọn được rau sạch không chất kích thích, không thuốc trừ sâu là trăn trở của hàng triệu gia đình Việt.

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn nhưng trước thực trạng thực phẩm bẩn bủa vây bữa cơm người Việt, chưa bao giờ công cuộc tìm rau sạch gian nan như hiện nay.

Thực tế, trong số gần 5.000 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm, phần lớn là do ăn phải rau, củ tồn dư lượng hóa chất vượt mức cho phép, chủ yếu là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Trường hợp nhẹ sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nặng có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư.

Do đó việc nhận biết rau ngậm hóa chất bằng cảm quan hết sức quan trọng, đóng vai trò như “màng lọc” trước khi đưa thực phẩm vào bữa ăn.

Nguyên tắc chung, nên ăn rau đúng vụ, không mua rau dập nát, rau dính bụi nhỏ li ti, rau phổng phao và đậm màu hơn bình thường, rau quá mướt. Nếu tồn dư lượng thuốc trừ sâu lớn, khi luộc lên rau vẫn có mùi lạ thì nên bỏ.

Khi rửa rau, nếu thấy nổi nhiều bong bóng, rau có thể nhiễm nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa.

Rau muống

Đây là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi chọn rau muống, không nên chọn rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm, thay vào đó chọn rau ngọn nhỏ, lá dẻo, khi ngắt có nhựa loang giữa 2 phần thân.

Với rau muống ngấm hóa chất, nước luộc rau sau khi để nguội sẽ chuyển màu xanh đen, có mùi hắc. Rau ăn có vị chát.

 Rau cải

Rau cải là món ăn ưa thích của nhiều loại sâu, nên nếu rau non mướt mắt, thân mập đều tăm tắp, không dấu vết sâu bệnh thì không nên mua.

Tương tự, nếu được bón nhiều đạm, rau cải luộc lên nước sẽ có màu xanh đen.

Các loại đậu

Tất cả các loại đậu như cove, đậu đũa… đều rất nhiều sâu. Để chọn được đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm, nên chọn quả vừa phải, không quá dài, nhiều lông tơ và không bóng láng, nhiều quả có vết sâu.

Dưa chuột

Cùng với các loại đậu, dưa chuột (dưa leo) là một trong những loại rau “ngấm” nhiều hóa chất nhất, nhiều nông dân cách 3-4 ngày lại phun thuốc trừ sâu một lần, để quả đẹp, chỉ cần phun thuốc kích thích trước khi hái 1 ngày.

Vỏ dưa mỏng nên các hóa chất dễ ngấm qua vỏ, gây ngộ độc ngay cả khi đã gọt vỏ. Do đó để lựa dưa sạch, không nên chọn những quả thon đều, xanh đậm bắt mắt.

Giá đỗ

Giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra. Trái lại, loại giá thân trắng phau, mập, ít rễ là do được ủ thêm phân bón lá.

 Mướp đắng

Chọn quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ nhiều gân li ti, tránh quả to, xanh mượt, thân phình to, láng bóng.

Cà chua

Ngoài chuyện bị phun thuốc trừ sâu, cà chua có thể bị ngấm một lần hóa chất khác nữa là thuốc làm chín.

Để chọn cà chua chín tự nhiên, an toàn, tránh mua khi thấy quả lấm tấm đốm trắng do lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích còn đọng lại. Nên chọn quả chín đều, cuống còn tươi, dính chắc vào, khi nắn tay thấy hơi mềm, bổ cà chua hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột chín đỏ.

Cà chua chín tự nhiên khi nấu sẽ có mùi thơm, mau nhừ hơn cà chua giấm thuốc.

Rau bí

Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích lá. Rau bí an toàn thường có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ. Ngược lại rau bí lá mềm, mỏng, màu xanh nhợt, khoảng cách các lóng dài không nên mua

Đ.Tâm(tổng hợp)

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Nhận Biết Dâu Tây Đà Lạt Và Dâu Tây Trung Quốc

Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.

Kỹ sư Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Đà Lạt rộ mùa dâu tây nên dâu Trung Quốc tạm lánh. Tuy nhiên, trước đó dâu Trung Quốc có mặt khá nhiều ở Đà Lạt, được dán mác dâu tây Đà Lạt sau đó được đưa đi các tỉnh thành khác bán với giá rất thấp. Chất lượng giữa hai loại dâu này rất cách biệt, nhưng ít người tiêu dùng nhận biết được. “Đây là hình thức đánh lừa xuất xứ và ăn cắp thương hiệu”, ông Hưng nhấn mạnh.

Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.

So sánh hình dạng các giống dâu tây Đà Lạt với dâu Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.

Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản. Các đặc điểm khác biệt giữa dâu Đà Lạt và dâu Trung Quốc thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống. Đến nay cơ quan chuyên môn chưa lấy mẫu dâu tây Trung Quốc để phân tích độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng dâu tây Đà Lạt qua đợt lấy mẫu phân tích tại nhà vườn vừa qua có 5% chưa thật sự an toàn về chất lượng thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch.

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt (các giống NewZealand, Pháp, Mỹ đá) và Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).

Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.

Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này cao gấp 5 lần giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn đang canh tác.

Dâu tây Đà Lạt: quả không đều, quả vừa phải, không quá to. Mềm, không nhẵn mịn. Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Dâu Đà Lạt mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt, mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh.

Dâu tây Trung Quốc: Độ đồng đều cao, quả to, quả có độ cứng, mịn. Màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Phần dài quả của dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen. Dâu tây Trung Quốc Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh.

Theo VNE

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT Nông sản ngon lành

Tản Mạn Hồng Treo Gió Ở Cầu Đất, Đà Lạt

Đà lạt đã vào thu, từng cơn gió miên man thổi căng tràn khắp các vùng đồi và thung lũng. Những con đường dã quỳ đã bắt đầu vàng rực theo bước chân người len lỏi vào những rẫy cà phê đang chuẩn bị cho những tháng cuối đón chờ mùa thu hoạch. Phía lưng chừng đồi, những bóng cây lêu khêu với những cành khô trụi lá cũng bắt đầu lấm tấm những sắc vàng xen lẫn đỏ. Mùa hồng* cũng đến rồi, những quả hồng đầu tiên đã chuyển đỏ. Và đó cũng chính dấu hiệu mùa chim chóc từ khắp nơi trở về Đà Lạt, ríu rít chuyền cành thưởng thức những quả ngọt đầu tiên kết tinh từ đất lành ban tặng.

Ở xa xa, cách trung tâm Đà Lạt khoảng hai mươi lăm cây số, một thị trấn nhỏ ở độ cao 1600m cũng đang trở nên tất bật. Những người nông dân ở Cầu Đất lại tất tả cho mùa vụ hồng mới trong nỗi mừng lo xen lẫn. Trong thần thoại Hy Lạp, những trái hồng chín được ví như những viên rubi đỏ mộng treo lủng lẳng trên cành, đó là biểu tượng của thứ hoa quả của thần linh. Thế mà có những lúc thứ trái cây ngon lành ấy giá chỉ còn ba, bốn nghìn một kí, người dân bỏ hoang không hái. Một màu đỏ buồn hắt hiu trải khắp thung lũng, sườn đồi. Giữa tiếng chim hót ríu rít, tươi vui là nước mắt người nông dân chan chứa.

hồng treo gió cầu đất

TẢN MẠN HỒNG TREO GIÓ CẦU ĐẤT, ĐÀ LẠT

Cách đây năm, sáu năm trước, một nhóm nông dân Đà Lạt hiền hòa hăm hở sang Nhật để học và nhận chuyển giao công nghệ làm hồng truyền thống của người Nhật từ chương trình hợp tác Việt Nhật do tổ chức Jica tài trợ. Và từ đó tới nay, nghề làm Hồng treo gió bắt đầu, đánh dấu cho một bước chuyển mình mới, làm phong phú và tăng thêm giá trị cho kho tàng đặc sản ngon lành của mảnh đất đặc biệt này.Những trái hồng trứng hay hồng vuông đồng được tuyển chọn kĩ, vì đây là những loại hồng thích hợp nhất, trái vừa đủ độ chín sau đó qua các công đoạn gọt, sấy , treo gió, mát xa và hông gần một tháng mới trở thành món Hồng treo gió ngon tuyệt hảo. Thực kì lạ, những trái hồng vàng ươm căng mộng mới treo lên đôi lúc còn rất chát** nhưng đến khi thành phẩm, vị chát đó mất hẳn thay vào đó là một vị ngọt rất đặc trưng.

Hồng treo gió Đà Lạt

Có lẽ Đà Lạt nói chung và Cầu Đất nói riêng việc làm Hồng treo gió có phần phức tạp và khó khăn hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Bởi vì Cầu Đất ‘ lên sương mù, xuống mù sương’  và cũng bởi vì những cơn mưa thường xuyên bất chợt làm độ ẩm ở đây luôn rất cao nên việc những mẻ hồng đang gần thu hoạch lại phải đổ bỏ vì nấm mốc là điều thường thấy. Đặc biệt ở các hộ dân làm nhỏ lẻ những nơi không đủ điều kiện để đầu tư nhà màng đảm bảo và điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm cũng như xử lí mốc trong không khí trong quá trình làm hồng treo gió***.Thế mới biết nghề làm hồng treo gió Cầu Đất không phải dễ dàng gì mà cũng lắm gian truân. Năm, sáu kí tươi mới được một kí Hồng treo gió nếu thuận lợi, còn đôi khi cả mùa cũng không lãi được bao nhiêu. Nhưng thành quả lại là những sản vật tuyệt phẩm làm lay động biết bao nhiêu con người sành ăn.

Hồng treo gió vỏ dai nhưng thật là mềm mại, từng trái hồng co lại màu hổ phách xé ra bên trong ứa từng giọt mật quyến rũ, mang trong mình một vị ngọt thanh cao ăn mãi không biết chán. Vị ngọt đó cứ luyến lưu mãi trong vòng họng, nhẹ nhàng tan chảy như thức tỉnh mọi giác quan. Hồng treo được bảo quản lạnh, để càng lâu màu sắc càng biến chuyển, những lớp phấn trắng bắt đầu xuất hiện đôi lúc nhiều người lầm tưởng là nấm mốc nhưng thực ra đó chính là những lớp phấn đường tự nhiên bên trong trái hồng kết tinh lại rồi hiện lên như lớp áo trắng tinh khôi, thuần khiết. Đối với nhiều người thì đây mới chính là thời điểm ngon nhất của Hồng treo gió.

Hồng treo gió Đà Lạt

Nghề làm Hồng treo gió kì thực đã có lịch sử rất lâu đời, thậm chí cả nghìn năm tuổi. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam tuy phương pháp làm có sự khác biệt đôi chút do tính chất thổ nhưỡng, điều kiện công nghệ cũng như các giống hồng bản địa khác nhau nhưng tựu chung giống nhau ở điểm đó là Hồng treo gió chính là sản vật tuyệt hảo kết tinh từ đất lành chất chứa bao tình cảm, tâm huyết của những con người làm ra nó.

Hồng treo gió Đà Lạt

Nhấp một ngụm trà, nhâm nhi một trái hồng giữa tiết trời se lạnh khi dịp Tết đến Xuân về, đôi lúc chỉ muốn cảm giác này cứ kéo dài ra thêm mãi.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm được đội ngũ Foodmap khảo sát:

Hồng Treo Gió – Túi 250Gram

Hồng Treo Gió – Hộp Đặc Biệt 250Gram

Hồng Treo Gió – Hộp Đặc Biệt 500Gram

Viết bởi: Tùng Phạm từ FOODMAP TEAM

(*) Hồng là cây họ thị lưỡng tính, tiếng Anh là persimmon hay Sharon fruit, tiếng Nhật là kaki (柿) và có nhiều loại. Khoảng tháng năm cây ra hoa rồi kết quả, đến mùa thu thì bắt đầu chín, sắc chuyển sang đỏ dần. Cây hồng có nhiều lợi ích, ở Nhật người ta lấy lá sắc uống thay trà, gỗ thì làm đồ gia dụng, quả thì ăn sống hoặc sấy khô. Quả hồng tươi rất nhiều vitamin A và C.

(**) Quả hồng sống chát là do chứa nhiều chất tannin nên còn được dùng làm thuốc chống mốc. Chất tanin sẽ chuyển thành đường khi quả chín nên quả càng chát thì sẽ càng ngọt về sau.

(***) Do có nhiều nguy cơ bị nấm mốc nên người dân thường rất hay ‘xông’ lưu huỳnh để loại bỏ nấm mốc. Về phương pháp làm thì không có gì sai vì ở Nhật quy trình làm vẫn có thể xông lưu huỳnh hữu cơ để diệt nấm mốc, đây cũng là cách làm phổ biến để lưu trữ các loại dược liệu và thảo mộc trên thế giới với liều lượng cho phép ( Lưu huỳnh hữu cơ vẫn nằm trong danh mục các chất trong tiêu chuẩn Organic USDA của Mỹ cho phép với liều lượng hợp lí ) nhưng thực tế nhiều người lạm dụng quá mức và thậm chí dùng lưu huỳnh vô cơ. Đây là điều có thật và cũng là sự việc đáng buồn.

 

 

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Hành Trình Hạt Mắc Ca Từ Queensland (Úc) Đến Việt Nam

Sản phẩm hạt mắc ca HappyNut của FoodMap.asia được nhập khẩu từ những trang trại mắc ca thuộc vùng Queensland, Úc. Nơi đây vốn nổi tiếng là vùng trồng mắc ca tốt nhất thế giới nhờ điều kiện khí hậu lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Quả mắc ca tươi có màu xanh, khi chín vỏ quả khô đi, chuyển dần sang màu nâu. Bên trong quả mắc ca không có lớp thịt mềm mà chỉ có hạt màu nâu sẫm, nhân hạt màu trắng sữa chính là phần chứa giá trị dinh dưỡng của hạt. Sau khi thu hoạch, hạt mắc ca được tách bỏ lớp vỏ mềm, phân loại và vận chuyển sang Việt Nam.

Khi về Việt Nam, mắc ca trải qua quá trình rang, đánh nứt vỏ và đóng gói thành phẩm. Những gói hạt mắc ca thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà FoodMap.asia giới thiệu đã được tuyển chọn kỹ càng để đảm bảo không chứa hóa chất, phẩm màu hay bất kỳ hương liệu nhân tạo nào, đúng như tiêu chí Ngon và LànhFoodMap.asia cam kết.

Nguồn: Video từ chuyến khảo sát của TBK & FoodMap tại Queensland – Úc

Biên tập bởi: FoodMap Team