Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Bí mật của loài ong

Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật. Trong bài viết, một số thông tin về loài ong này và cả thủ lĩnh của bầy: ong chúa sẽ được bật mí một cách rất chi tiết và thú vị.

Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ hay góc tường. Nếu bị ong đốt hẳn bạn sẽ không quên ghi hận với loại động vật này. Tuy nhiên, trên thực tế, ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Mỗi năm, nhờ có ong mà nước Mỹ có thể thu về 10 tỷ đô USD trong gieo trồng cây nông nghiệp. Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật.
Trong số hàng ngàn loài ong, có lẽ ong mật là được con người biết đến nhiều nhất.
Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 – 100 nụ hoa trước khi về tổ.
Một chuyến đi của ong thợ cũng phải qua 50 -100 bông hoa đang khoe sắc.
Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.
Một con ong suốt cuộc đời tạo ra lượng mật chưa bằng một thìa cà  phê.
Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Vào mùa đông, ong mật có thể sống được vài tháng.
Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.
Khi ong đốt người, người đau mà ong thì cũng bỏ mạng.
Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết. Nhưng khi tấn công các côn trùng khác, ngòi ong mật thường xuyên qua kẻ thù, và không lưu lại trên đó nên ong mật không bị mất ngòi và vẫn sống sót.
……. Và câu chuyện về bà chúa ong
Ong chúa thật sự có một cuộc sống vương giả. Không giống như ong thợ phải bay đi xa kiếm mật, ong chúa rất hiếm khi rời tổ.
Ong chúa và cuộc sống vương giả không rời xa tổ.
Trong tổ ong thường chỉ có đúng một ong chúa và bà hoàng này có kích cỡ nhỉnh hơn so với các ong thợ.Vai trò của ong chúa là đẻ trứng. Một ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng. Quả là một khả năng đáng nể!
Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.
Khi còn trẻ và có nhiều sức mạnh, ong chúa sẽ cảm nhận được con ong nào mới nở có thể trở thành ong chúa. Và tránh để bị chiếm ngôi, ong chúa sẽ theo dõi con ong non này và chích nó cho đến chết. Chỉ khi đã già yếu, khoảng hơn hai năm tuổi, ong chúa sẽ bị một con ong khác chiếm ngôi và kết thúc cuộc đời của nó.
Nếu lượng ong quá lớn, chúng có thể tách ra để tìm kiếm những vùng đất mới.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp khi dân số quá đông trong một tổ ong, con ong chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới, tự gây dựng nên một vương quốc mới của bà chúa ong.
Nguồn tham khảo : ehow
Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham quan trang trại Ong mật Rừng Tràm Long An

Mật ong tươi Hoa Tràm đến từ trại ong của chú Năm – là người đã có kinh nghiệm làm trại ong hơn 6 năm tại Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng. Được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh, trang trại ong của chú Năm nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của 1 chú ong trung bình bán kính khoảng 2-3km. Trong bán kính bay như vậy người nuôi ong không thể kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên ong mật sẽ lấy phấn hoa của tất cả các loại hoa trong quỹ đạo bay của chúng. Nên với địa hình như vậy, đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm ( được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên ) nên hoàn toàn không dính thuốc BVTV từ các loại hoa màu canh tác khác. Đây cũng chính là lí do FoodMap Team sau nhiều lần khảo sát nguồn cung mật ong từ nhiều nơi và quyết định chọn nơi này để làm chiến dịch mật ong lần này.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

10 Sự thật thú vị về ong mật

1. Ong mật  là những loài thụ phấn quan trọng cho hoa, trái cây và rau cải. Điều này có nghĩa là chúng giúp các thực vật khác phát triển! Con ong chuyển phấn hoa giữa hoa, giúp cây cho quả và hạt.

ong-mat-giup-thu-phan

 

2. Ong mật sống trong tổ ong. Các thành viên của tổ được chia thành ba loại:

Ong chúa:  Công việc của ong chúa lá sinh sản những quả trứng, trứng nở thành ong con. Ong chúa cũng sản xuất hóa chất hướng dẫn hành vi của ong khác. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn.

 

Ong thợ:  Tất cả đều là ong cái và vai trò của chúng là để kiếm thức ăn (hoa phấn và hoa quả từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ, làm sạch và luân chuyển không khí bằng cách đánh đôi cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người nhìn thấy bay quanh bên ngoài tổ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

cac-thanh-vien-ong-mat

Ong đực:  Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là kết hợp với ong chúa tạo ra con mới. Ong đực có thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn.

3. Lượng mật ong mỗi con ong hút về cả cuộc đời nó (từ 5 đến 6 tuần) chỉ được khoảng 1/10 muỗng cà phê.

mat-ong

 

4. Nếu ong chúa chết, ong thợ  sẽ tạo ra một ong chúa  mới bằng cách chọn một ấu trùng trẻ (những con côn trùng mới nở) và cho nó một thức ăn đặc biệt gọi là “sữa ong chúa”. Điều này cho phép ấu trùng phát triển thành một ong chúa mới có khả năng sinh sản.

au-trung-ong

5. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.

hoa-ong-mat-hut-mat

6. Mỗi con ong có thể phân biệt 170 mùi, có nghĩa là chúng có một khứu giác đặc biệt! Chúng sử dụng thông tin này để liên lạc trong tổ và để nhận ra các loại hoa khác nhau khi tìm kiếm thức ăn.

ong-mat-phan-biet-mui

 

7. Ong thợ sống  trung bình chỉ khoảng 5 đến 6 tuần. Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết.

tuoi-tho-ong-tho

 

8. Ong chúa có thể sống đến năm năm. Nó  bận rộn nhất trong những tháng hè, nó có thể đẻ2.500 quả trứng một ngày!

ong-chua

9. Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua  100 nụ hoa trước khi về tổ.

ong-tho-bay-bao-xa

 

10. Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.

van-toc-bay-cua-ong-tho

Nguồn : sưu tầm

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN NÔNG NGHIỆP 360 Nông nghiệp 4.0

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Anh Nguyễn Trung Duy (sinh năm 1979) ở xã Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã nghiên cứu áp dụng mô hình lấy vỏ cà phê, trấu, mụn xơ dừa và các phế phẩm nông nghiệp làm đất sạch, phục vụ canh tác cây trồng.

Bên cạnh đó, anh còn trồng rất nhiều cây cảnh có giá trị. Anh là người tiên phong ở địa phương làm giàu từ mô hình kết hợp này, với mức thu nhập mỗi năm 700 triệu đồng.

Mô hình sản xuất đất sạch

Đầu năm 2016, được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắc, anh Duy đã nghiên cứu làm đất sạch từ các phụ phẩm nông nghiệp, không tốn nhiều chi phí, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời còn tạo ra nguồn phân bón giá rẻ có thể thay thế từ 30-70% phân hoá học.

Theo anh, cứ 10 tấn vỏ cà phê thì thuê khoảng 8 công lao động từ khi ủ đến khi thành đất sạch, thời gian ủ 50 – 60 ngày. Trong khi đó, vỏ cà phê không được ủ thì phải mất gần 2 năm mới có thể đem bón cho cây.

Từ việc ứng dụng quy trình làm đất sạch, anh đã thu mua vỏ cà phê, cùi ngô, trấu trong huyện và mụn xơ dừa ở Bình Định, các tỉnh miền Tây để chế biến. Hiện anh đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ đất sạch Duy Nhất. Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn, giá bán 2,5 – 3 triệu đồng/tấn. Khách hàng chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai…, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Ông Y Thim Niê (ở Buôn Pan, xã Ea Yông) trồng hơn 2 ha cà phê, cho biết: “Từ khi sử dụng đất sạch của anh Duy, sản lượng cà phê nhân tăng lên đáng kể”.

Để biến những phụ phẩm nông nghiệp thành đất sạch, anh Duy còn sử dụng cả chất thải từ chăn nuôi, như phân heo, bò, dê, gà… ủ với men Trichoderma và than sinh học (được đốt từ trấu, lá cây, rác). Đối với những hộ chăn nuôi nhiều, anh đến tận nhà để ủ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài sản xuất đất sạch, anh Duy còn mở rộng vườn cây cảnh lên 1.000m2 với nhiều loại cây cảnh bon sai các loại được ưa chuộng như linh sam, hải châu… có giá trị kinh tế từ 3 triệu đồng lên đến trên 150 triệu đồng. Mỗi năm, từ cây cảnh sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Nguồn: TIẾN DŨNG

(Trường THPT Thực hành Cao Nguyên – Trường Đại học Tây Nguyên)

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Nông nghiệp 4.0

Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới và tại Việt Nam không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn là vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Đặc biệt những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn và thúc đẩy các hướng nghiên cứu mà dưa lưới là một trong số đó. 

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương, …
Ở nước ta, hiện có nhiều loại dưa lưới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sản xuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độ đường (Brix) cao từ 15-18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối vi khuẩn. Chu Phấn và Taki là hai giống đã được khảo nghiệm và đánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Taki có độ Brix cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Một số giống dưa lưới được lai tạo phổ biến như Dưa Vân là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòa Pháp lai tạo và sản xuất; dưa lưới Hami (Cucumis melo var. saccharinus) có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc…

                           Một số giống dưa lưới phổ biến tại Việt Nam 

Công nghệ trồng dưa lưới của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM

Dựa trên những kết quả nghiên cứu của thế giới về chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật bấm ngọn, chế độ tưới, mật độ trồng, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc AHTP – Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) đã có những nghiên cứu đưa ra quy trình canh tác, đồng thời áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất dưa lưới sạch, năng suất gấp 3 thông thường và được các hệ thống siêu thị ưa chuộng. Quy trình trồng dưa lưới tại AHTP nghiên cứu trong nhà màng trên giá thể, áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao và sẵn sàng chuyển giao với các khâu căn bản là giống, cây con, giá thể, trồng và chăm sóc.

Chuẩn bị cây con và giá thể

Sử dụng khay ươm cây thường bằng vật liệu xốp (50 lỗ/khay) để gieo hạt. Giá thể gieo hạt là mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin), phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng) đã được xử lý bằng tricoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, rồi cho vào đầy lỗ mặt khay và tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Sau đó tưới nước giữ ẩm hằng ngày, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất thì phun phân bón lá Growmore 30-10-10, nồng độ 1 g/lít nước.
Cách vào giá thể trong khay xốp gieo hạt.              Hạt dưa lưới sau gieo 5 ngày.
 Cách vào giá thể trong khay xốp gieo hạt.                         Hạt dưa lưới sau gieo 5 ngày.

              

                                                Mụn xơ dừa và hồ chứa để xử lý.

Dạng trồng bằng túi nilon trắng kích thước 40 cm x 40 cm, đục lỗ ở đáy túi.              

Trồng và chăm sóc

Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. Mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu, đạt 2.500-2.700 cây/1.000 m2; mùa mưa trồng hàng kép đạt 2.200 – 2.500 cây/1000 m2.

          

Dạng trồng bằng túi nilon trắng                                   Dạng trồng luống có kích thước cao 30 cm,
kích thước 40 cm x 40 cm, đục lỗ ở đáy túi.                rộng 30 cm và dài 20 – 30 m.
Tưới nước: sử dụng giếng khoan hay nước sông suối, pH từ 6 -7, không mặn, không phèn.
Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển là K, N, P, S, Ca, Mg. Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt có nồng độ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thủ công. Mỗi cây để lại từ 1 – 4 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính từ 2 – 4 cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

         

                           Sử dụng ong mật thụ phấn cho dưa lưới trồng trong nhà màng.

             

Bấm ngọn chính khi cây được 23 – 25 lá.                       Bấm ngọn bên, bấm chừa lại 2 lá.

Loại sâu hại dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là bọ trĩ (Thrips palmi Karny) và bọ phấn (Bemisia tabaci). Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, gây hại nặng giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ phấn hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, hút nhựa làm cây có thể bị héo, ngã vàng và chết; truyền các bệnh virus. Để phòng, trừ có thể dùng bẫy dính; thiên địch nhện nhỏ (Amblyseius cucumber), bọ xít (Orius sauteri và Orius strigicolly), phun thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh vườn trồng, v.v…

              

Thành trĩ (Thrips palmi Karny).                                      Thành trùng Bọ phấn (Bemisia tabaci).

Một số bệnh phổ biến gây hại dưa lưới như bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle hại lá, thân, cành ngay từ thời kỳ cây con; bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis, gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là lá; bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm Mycosphaerella melonis, gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả, gây nứt, chảy nhựa, cây có thể bị khô chết. Cách phòng trừ là vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh, tiêu diệt cỏ dại, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối N-P-K; phun thuốc kịp thời khi phát hiện bệnh,…

        

Triệu chứng của bệnh phấn trắng                        Triệu chứng của Mycosphaerella melonis.(Erysiphe cichoracearum).

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt dựa trên kết quả thực tế tính trên 1.000 m2, thời gian của 1 vụ trồng là 70 ngày.
Hai khoản đầu tư quan trọng là cơ sở vật chất:
• Nhà màng: 400.000 đồng/m2 x 1000 m2= 400.000.000 đồng. Khấu hao trong 10 năm.
• Hệ thống tưới nhỏ giọt: 30.000.000 đồng. Khấu hao trong 5 năm.

(Số liệu thời điểm nghiên cứu nên mang tính tham khảo)

Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch 

Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng về cảm quan cũng như dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quan; dễ bị tổn thương cơ học khi vận chuyển đi xa,… Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến thời gian bảo quản và tỉ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm bề mặt.
Để khắc phục, một số biện pháp xử lý trên cây ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dưa sau thu hoạch. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) có tác dụng làm tăng độ ngọt của dưa lưới nhờ kích thích cơ chế phản hồi tự bảo vệ của cây và tăng nồng độ các chất thẩm thấu trong đó có glycinebetaine, tăng hoạt tính các enzyme chịu hạn và tăng hàm lượng đường. Mặt khác, chất điều hòa sinh trưởng aminoethoxyvinylglycine (AVG) cũng được nghiên cứu và ứng dụng để làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc của quả. Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao cũng xử lý bằng H2O2 ở nồng độ 1-5 ppm khi dưa bắt đầu tạo lưới.
Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.

          

Thời điểm nứt cuống – 58 ngày.                               Thời điểm đứt cuống – 65 ngày.

Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.
Ở Nhật Bản, trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng 14 ngày; bảo quản ở 2oC trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên 20oC trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt.
Việt Nam có rất ít nghiên cứu công nghệ bảo quản dưa lưới sau thu hoạch. Thực tế là dưa được tiêu thụ trong thời gian ngắn, thường bảo quản ở nhiệt độ thường nên thời gian bảo quản ngắn, chất lượng giảm nhanh, không vận chuyển và tiêu thụ được ở thị trường xa.

Nghiên cứu dưa lưới qua thông tin sáng chế

Theo cơ sở dữ liệu sáng chế (SC) Wipsglobal, đăng ký SC liên quan đến dưa lưới đầu tiên vào năm 1935, đến năm 2013 có 332 SC liên quan đến kỹ thuật trồng trọt – thu hoạch – bảo quản dưa lưới, tập trung nhiều nhất là từ năm 2000 đến nay với 270 SC, chiếm 81% tổng lượng SC (BĐ1). Các nước có nhiều đăng ký SC liên quan đến dưa lưới là ba nước châu Á gồm Trung Quốc (CN) – chiếm tới 56% tổng lượng SC, kế đến là Hàn Quốc (KR), Nhật Bản (JP), rồi đến Mỹ (US) và Nga (RU) (BĐ2). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới chiếm 69% và liên quan đến thu hoạch và bảo quản chiếm 31% trên tổng lượng SC (BĐ3). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới tăng mạnh theo thời gian thể hiện sức hút của dưa lưới đối với các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng. SC về các phương pháp thu hoạch, bảo quản có tăng giảm qua các thời kỳ, tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, lượng SC thuộc lĩnh vực này tăng đột biến (BĐ4) cho thấy tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch dưa lưới để đáp ứng nhu cầu bảo quản, phân phối trên thị trường.

Theo các diễn giả trong buổi “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 07/2014 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM (CESTI) với chuyên đề “Sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao – Mô hình nhà kính nhà lưới (nhà màng)” cho biết thị trường dưa lưới thế giới cũng như trong nước cầu lớn hơn hẵn cung. Hiện chỉ có vài công ty ở phía Nam sản xuất dưa lưới nhưng quy mô nhỏ và tiêu chuẩn sản xuất chưa cao nên chưa thể đáp ứng cho các thị trường như Nhật Bản (giá gấp đôi trong nước) mà chỉ có thể cung cấp một phần nhu cầu trong nước, tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị.

BĐ 1: Tình hình đăng ký bảo hộ SC liên quan dưa lưới từ năm 2000-2013

BĐ 2: Các nước có nhiều đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa lưới

BĐ 3: Đăng ký bảo hộ SC               BĐ 4: Phát triển đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa 

liên quan đến dưa lưới                                        lưới theo lĩnh vực

theo lĩnh vực 

    

* Nguồn: ANH THY – CESTI, theo STINFO.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Nông nghiệp 4.0

Những ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong nông nghiệp

Điện toán đám mây, máy bay không người lái hay đeo thẻ điện tử cho gia súc là những công nghệ hiện đại đang được nhiều nước ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao. 

Ứng dụng tưới tiêu trên Smartphone

Một trong những công việc quan trọng của người nông dân là đảm bảo lượng nước phù hợp cho cây trồng, đặc biệt trong điều kiện không có mưa. Loạt ứng dụng trên điện thoại di động tên là ‘tưới tiêu thông minh’ đã giúp họ giải quyết được vấn đề này.

Ứng dụng này sử dụng công nghệ định vị GPS, dự đoán lượng nước cây cần, phân tích dữ liệu trên cơ sở tính toán điều kiện thời tiết, lượng mưa của địa phương và lập trình để đưa ra công thức lượng nước phù hợp nhất theo từng thời điểm trong mỗi ngày cho cây trồng.

Điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mây được ứng dụng và phát triển ở nhiều ngành, nhiều khu vực khác nhau, và cũng rất phổ biến trong nông nghiệp. Theo thống kê, hiện trên 30% nông trại khu vực Châu Âu và Châu Mỹ đã sử dụng công nghệ này, bao gồm những lưu trữ dữ liệu tồn kho, lịch trình sử dụng thiết bị, mô hình thời tiết và năng suất cây trồng…

Các thông tin được lưu giữ trên máy chủ và người sử dụng có thể đồng bộ hóa dữ liệu của họ trên các máy tính hay các loại máy móc khác nhau, tận dụng những phần mềm tùy chỉnh để có những nhận định chính xác về những gì đang diễn ra trong các nông trại của họ.

Máy bay không người lái

Máy bay không người lái trong Nông nghiệp CNC thường được thiết kế hình dạng như trực thăng hay đĩa bay loại nhỏ và có thể được kích hoạt tự động qua GPS.

Trên máy bay có gắn các cảm ứng và máy ảnh được đặt chế độ chụp tự động, ngẫu nhiên, cho phép quan sát, theo dõi các điều kiện của đất, nước, cây trồng ở góc độ mắt thường không nhìn thấy được và đưa ra những cảnh báo khi cần thiết.

Các loại cảm ứng, bao gồm cảm ứng đo nồng độ Nitơ

Nitơ là một thành phần quan trọng trong phân bón, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Khi hấp thụ Nitơ từ phân bón, cây trồng sẽ xử lý và chuyển khí Nitơ ra ngoài không khí.

Tuy nhiên lượng Nitơ trong phân bón không được cây hấp thụ hết sẽ không thể tự bay đi mà đọng trong nước ngầm, không chỉ gây ra hậu quả xấu như biến đổi khí hậu mà còn có nguy cơ làm chết cá và các động thực vật thủy sinh khác. Hơn thế quá nhiều Nitơ cũng khiến cây trồng yếu đi.

Vì thế người ta đã sáng chế ra nhiều loại cảm ứng Nitơ được gắn các cảm biến quang học đo sức khỏe của cây, giúp nhà nông sử dụng lượng phân bón phù hợp.

Bộ cảm biến sẽ bắn các tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ ra cánh đồng và đo lượng ánh sáng cây trồng phản chiếu lại. Ánh sáng phản chiếu càng mạnh nghĩa là cây càng khỏe và ngược lại, ánh sáng yếu tức là cây cần thêm phân bón.

Ngoài ra là hàng loạt cảm ứng được sử dụng trong thời gian gầy đây giúp việc đánh giá, quản lý cây trồng và gia súc dễ dàng hơn rất nhiều, chẳng hạn cảm ứng đo độ ẩm, không khí, hướng gió, thành phần đất…

Thẻ điện tử

Ngày nay ở nhiều trang trại, người ta thường cấy lên người gia súc các thẻ điện tử để quản lý gia súc. Các thẻ này có chip nhận dạng tần số vô tuyến, kết nối với các ăng-ten đặt trên các khay thức ăn giúp người nông dân nắm được chi tiết mỗi gia súc đã ăn được bao nhiêu và ăn lúc nào.

Thông thường khi gia súc thay đổi chế độ ăn chính là dấu hiệu sức khỏe của chúng có gì đó không ổn. Tương tự như vậy, người ta lắp máy đếm bước vào mắt cá chân của bò để biết được chúng đã đi dạo hay đứng yên bao lâu, đây là dấu hiệu khá quan trọng cho thấy bò đang nóng và cũng có thể chỉ ra các vấn đề về sức khỏe của bò.

Việc nắm được tình trạng sức khỏe bò, đặc biệt phát hiện ra ngay khi bò bị những bệnh như lở mồm long móng, bò điên, bệnh lây nhiễm… có ý nghĩ rất lớn, giúp người nông dân có thể cách ly và xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng tới cả đàn gia súc.

Bột chịu hạn 

Loại bột này có cơ chế giống như tã (bỉm) của em bé, hiện được sử dụng khá rộng rãi ở những khu vực thường gặp hạn hán hay quá khô như Mexico, các nước Nam Mỹ, các nước vùng sa mạc.

Một cục bột có thể hấp thụ và giữ một lượng nước lớn gấp 500 lần thể tích của nó. Cụ thể, 10 g bột từ loại nhựa polymer có thể hút cạn 1 lít nước. Khi ngậm đủ nước, các hạt nhựa này chuyển thành dạng keo đục, giữ nước bên trong và nước không hề bị bốc hơi hay ngấm xuống đất mà chỉ giảm đi khi có rễ cây cắm vào tiêu thụ.

Sau khi hết hạn sử dụng, hạt tinh thể này tan ra và không hề ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Sử dụng loại bột này cũng giúp tăng lượng cây trồng trên cùng một diện tích đất lên đến 300%.

Công nghệ nhà kính

Đây là một trong những loại công nghệ được áp dụng phổ biến nhất trong nông nghiệp, bạn có thể dễ dàng gặp nhà kính ở các nông tại từ châu Á đến Âu, Mỹ, Phi, Úc.

Nhà kính thường có các cạnh và mái được làm bằng nilon, nhựa hoặc kính, có khả năng tự nóng lên do bức xạ nhìn thấy được của mặt trời (tia cực tím, tia tử ngoại, tia UV) khi đi qua lớp kính trong suốt bị hấp thụ bởi thực vật, đất đai và những vật thể khác bên trong nhà kính, nhiệt từ những bề mặt nóng bên trong được giữ lại bởi tường kính và làm không khí bên trong ấm lên.

Hơn thế, cây cối và cấu trúc bên trong nhà kính sau khi được làm ấm lại bức xạ một lần nữa nhiệt năng của chúng trong dải quang phổ hồng ngoại, và tác động lên nhiệt độ, môi trường bên trong nhà kính.

Nuôi trồng trong nhà kính có thể cho năng suất cao gấp 50 lần so với nuôi trồng trong môi trường truyền thống ngoài trời.Dễ thấy nhà kính có rất nhiều ưu điểm, như tránh được điều kiện khí hậu bất lợi, đảm bảo luôn giữ được môi trường ổn định cho cây trồng vật nuôi, chống côn trùng, bệnh tật lây lan…

Đặc biệt chỉ cần kết hợp với một số ứng dụng công nghệ khác như công nghệ gene, nhân giống, quang học, cảm biến…

Công nghệ đèn LED

Bên cạnh nhà kính, đèn LED cũng là một trong những công nghệ được sử dụng ngày càng nhiều trong nền NNCNC.

Chúng ta đã biết, ánh sáng có nhiều tác động đến tốc độ sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.

Do đó, người ta sử dụng công nghệ đèn LED để điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho cây trồng, vật nuôi tùy theo thời điểm nhất định, nhằm kích thích tăng trưởng, tăng giá trị dinh dưỡng, giảm nồng độ Nitrat trong rau quả, hay để ươm giống cây, thu hút côn trùng gây hại mùa màng, chiếu sáng dẫn dụ trong đánh bắt hải sản, thay đổi nhịp sinh học nhằm kích thích sinh trưởng đối với vật nuôi…

Các ứng dụng công nghệ sinh học

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành tận dụng được nhiều hiệu quả của công nghệ sinh học. Có thể nói Nông nghiệp CNC bao gồm một phần ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, với mục đích tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao hơn.

Chẳng hạn công nghệ vi nhân giống cho phép lựa chọn và thuần hóa thực vật, công nghệ chuyển gene thực vật để phát triển trong môi trường cụ thể với sự hiện diện hay không hiện diện của hóa chất, hay kỹ thuật chuyển gen kháng sâu bệnh vào thực vật, do đó không cần phải sử dụng quá nhiều chất bảo vệ thực vật …

Có hàng triệu ứng dụng công nghệ sinh học lên các đối tượng gia súc và cây trồng đã được sử dụng trong nền Nông nghiệp CNC hiện nay.

* Nguồn: Đ.K. Hà

 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Tỏi Lý Sơn – “Vua” của các loài tỏi

Tỏi Lý Sơn – “Vua” của các loài tỏi

Nguồn: Internet

Nhiều người thường gọi huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là “Vương quốc tỏi”. Ở “vương quốc” này, tỏi đã trở thành một thương hiệu lớn, nổi tiếng trên cả nước và được mệnh danh là “Vua của các loài tỏi”.

Cửa hàng tỏi tại đảo

Theo người dân địa phương, tỏi Lý Sơn có vị thơm đặc biệt, chất dinh dưỡng cao, có nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, nâng cao sức khỏe. Hiện nay có nhiều loại tỏi trồng ở nơi khác được một số người mang đến Lý Sơn để bán với mục đích “ăn theo” tỏi Lý Sơn. Do đó, nhiều người khi đến đảo Lý Sơn đã mua nhầm tỏi thường vì không phân biệt được với tỏi Lý Sơn.

Du khách ghé mua tỏi Lý Sơn

Mới đây, trong dịp thăm quan Lý Sơn, chúng tôi được nghe những người gắn bó với nghề trồng và buôn bán tỏi lâu năm ở Lý Sơn chỉ cách phân biệt loại tỏi Lý Sơn này với các loại tỏi khác. Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, một người đã gắn với nghề trồng tỏi hơn 50 năm qua ở Lý Sơn cho biết: “Nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy củ tỏi Lý Sơn có kích thước từ 2cm đến 5cm, vỏ trơn, láng, vân nhỏ màu vàng nhạt ít nổi lên trên bề mặt. Trong khi các loại tỏi khác có kích thước to hơn, vân màu vàng đậm hơn. Bộ rễ tỏi Lý Sơn nhiều và chiếm diện tích hơn. Cùi rễ to, nhô ra bên ngoài, cọng rễ tỏi thật có màu đen hay vàng đậm, cọng to và dai”.

Tỏi Lý Sơn

Còn theo chị Nguyễn Thị Hóa, một người nhiều năm buôn bán tỏi cho khách du lịch tại huyện đảo Lý Sơn, ở đây có loại tỏi cô đơn, hay còn gọi là tỏi một tép. Loại tỏi này được hình thành từ sự đột biến gen trong quá trình sinh trưởng. Trên một sào trồng tỏi, chỉ thu hoạch được tối đa được vài ba ký tỏi cô đơn. Vì vậy, tỏi cô đơn thường có giá bán rất cao, khoảng 1,2 triệu đồng/kg.

Chị Hóa cho biết: “Tỏi cô đơn có vị thơm nồng, nhưng không gây hôi ở miệng sau khi ăn. Loại tỏi này màu trắng, nhỏ hơn đầu ngón tay út, hình bầu dục. Tỏi cô đơn cũng được xem là dược liệu quý, có thể chữa nhiều bệnh như: Cảm cúm, dạ dày, tim mạch, thận… Chính vì sự khác biệt này mà giá của loại tỏi này ở mức cao”.

Tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào ngày 10/12/2007. Hiện nay ở Lý Sơn có khoảng 300 ha đất được thường xuyên sử dụng để trồng tỏi, với sản lượng đạt khoảng 3.000 tấn/năm.

Nguồn: Ngọc Lê

Để hiểu hơn về tỏi Lý Sơn, mời các bạn cùng FoodMap đến tham quan huyện đảo Lý Sơn nhé:

Bạn có thể tham khảo link mua hàng tại đây.
Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản – Những Bước Đột Phá

Nhật Bản được xem như cái nôi của sự phát triển công nghệ thế giới. Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản chính là tấm gương sáng mà một đất nước đi lên từ cây lúa như Việt Nam cần noi theo. Chúng ta cùng xem những điều thú vị và những bước đột phá của nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản nhé.

Khởi nguồn của nền nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản

Tại Nhật, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi ở Nhật Bản lại quá dốc để tiến hành canh tác. Nông nghiệp tại đây dường như gặp khó khăn hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nhật cũng là nước phải hứng chịu nhiều trận bão dữ dội và tuyết rơi trong năm khiến cho hoạt động nông nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Mặc dù khó khăn bội phần, nhưng con người ở đây lại vô cùng tuyệt vời khi biết cách đưa công nghệ vào hoạt động trồng trọt. Nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản dần trở thành bản sắc khi nhắc đến đất nước này.  Từ những mô hình trồng rau nhà kính đến công nghệ chăn nuôi bò sữa khép kín, tất cả đều được ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại giảm tối đa sức lực cho người lao động. Chính nhờ thế mà dù có gặp khó khăn về địa hình và thời tiết thì nông nghiệp Nhật Bản cũng phát triển top đầu trên thế giới. Diện tích đất canh tác không lớn nhưng hiệu quả và năng suất thu về thì đáng kinh ngạc.

Đột phá nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản

Theo tin tức nông nghiệp thế giới, Nhật Bản phát triển nông nghiệp theo hướng khoa học công nghệ cao, bền vững có sản lượng và chất lượng đứng top đầu thế giới.

Ibaraki là một trong những tỉnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản. Đây là vùng có diện tích đất đồng bằng lớn nhất hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển và sản xuất nông sản sạch. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã đóng góp tới 110tỷ USD/năm (hơn 50% GDP toàn vùng) mặc dù tổng dân số tỉnh Ibaraki chỉ khoảng 3 triệu người.

Sự hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản được thể hiện ở chỗ chỉ 3% dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho hơn 1278 triệu dân. Ngoài ra, hàng năm Nhật Bản vẫn xuất khẩu một lượng nông sản sạch cho các thị trường quốc tế.

Đến thăm những trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản, đập vào mắt chúng ta là không gian sạch đẹp như một công viên. Ghé thăm bên trong là những nhà kính nuôi trồng thử nghiệp giống cây trồng mới: dưa hấu vuông, dâu tây mini, cà chua đa sắc màu… Các giống cây trồng mới được nghiên cứu và lai tạo dựa trên nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng giúp tăng nhiều lần giá trị của nông sản.

Việt Nam cần học hỏi gì từ nền nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản?

Trước tiên, cần khẳng định hướng đi của nông nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, tối ưu công suất lao động và tăng năng suất, chất lượng thu hoạch. Như vậy, Việt Nam cần có cơ chế khoa học công nghệ hiện đại để có thể phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, chúng ta cần học hỏi và hợp tác để chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản làm nông nghiệp không hề vất vả, họ giống như những ông chủ của một doanh nghiệp, mượn sức máy móc để nâng cao hiệu suất và giảm tải gánh nặng cho con người. Nếu Việt Nam muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì hướng đi nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bảnchính là hướng đi đúng đắn mà chúng ta cần noi theo.

* Nguồn: Theo tinnongnghiep.com

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Câu chuyện về bác nông dân người Hàn Quốc

NGƯỜI ĐÀN ÔNG DÀNH CẢ THANH XUÂN ĐỂ NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG CẢ NGHÌN MÉT VUÔNG RAU SẠCH THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

Tất cả các loại rau quả gì trong trang trại của người đàn ông này đều được trồng theo phương pháp hữu cơ. Điều thú vị mà ông mang đến cho mọi người chính là khu vườn chẳng cần đến thuốc trừ sâu hay phân hóa học vẫn bội thu mỗi mùa.

Khi quyết định trồng rau theo phương pháp hữu cơ, ông Youngsang Cho – người Hàn Quốc đã nghĩ rằng, điều mong muốn không chỉ là cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình và cộng đồng, mà chính là lan tỏa những việc làm tử tế, những điều ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người xung quanh. Đến thời điểm hiện tại, trang trại của ông rộng khoảng 1,5 mẫu với hơn 60 giống rau củ quả tươi tốt, cho năng suất cao, ông cảm thấy hài lòng trước những nỗ lực không biết mệt mỏi suốt nhiều năm.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách nông nghiệp hữu cơ JADAM, mang đến cho mọi người rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây mà ông đã tích lũy, học hỏi được. Trong cuốn sách ấy, ông Youngsang Cho đã chứng minh cho mọi người biết rằng, hầu hết tất cả các loại cây trồng đều phát triển tươi tốt và cho năng suất cao khi trồng thuần hữu cơ.

Cha của ông là Hankyu Cho cũng đã từng là thành viên trong phong trào nông dân tự nhiên Hàn Quốc vào năm 1967. Cha ông, ông và các con hiện nay đã tiếp nối những kinh nghiệm từ truyền thống, cách làm đất, bón phân, trị sâu bệnh hữu cơ, chọn giống hữu cơ để cho ra những sản phẩm rất tuyệt vời.

Ông Youngsang Cho cho biết, ông đã mất hơn 2 thập kỷ để vượt qua những khó khăn về làm nông nghiệp sạch, từ kiểm soát sâu bệnh, côn trùng đến cách lựa chọn phân bón phù hợp cho từng giống cây. Thời gian bắt đầu làm vườn, ông Youngsang Cho ưu tiên trồng ớt, các loại rau cải vì gia đình ông rất thích ăn kim chi. Ông đã nghiên cứu thành công veiẹc chọn giai đoạn để cắt tỉa cành, bón phân ra sao giúp cây tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng là luôn “đối đãi” tốt với đất, giúp nguồn đất không bị bạc màu.

Điều ông Youngsang Cho khiến mọi người khâm phục bởi ông không cần sử dụng đến phân bón hóa học, thuốc kích thích nhưng sản lượng thu hoạch được trung bình vẫn thường cao hơn các trang trại khác gấp 3 – 4 lần. Ông cũng từng chia sẻ, bí quyết không chỉ nhờ chọn giống, bón phân mà còn là những kinh nghiệm trong việc kiểm soát cỏ dại và nhiệt độ của đất.

Ông Youngsang Cho chia sẻ rằng, việc kiểm soát côn trùng, sâu bệnh luôn là vấn đề lớn trong nông trại hữu cơ. Thuốc trừ sâu không chỉ đắt mà còn không hiệu quả, khiến cây kháng bệnh nhanh, tình trạng sâu bệnh ngày càng tăng nhanh, đất trồng dễ cằn cỗi. Vì vậy, với kinh nghiệm là một người từng tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, ông đã tự làm thuốc sâu tự nhiên. Ông cũng rất vui khi chia sẻ cách làm thuốc trừ sâu bệnh này đến tất cả mọi người.

Các con của ông đã bị thuyết phục với phương pháp trồng hữu cơ. Họ tự hào vì đang sở hữu cả trang trại trồng rau quả sạch. Hàng năm, ông chỉ tập trung trồng cây, trồng rau từ tháng 1 – 4. Thời gian còn lại trong năm, gia đình ông dành để đi du lịch cùng nhau, đồng thời chia sẻ những bài thuyết trình, bài giảng về cách trồng rau hữu cơ mà ông đã áp dụng thành công.

Bằng tất cả niềm đam mê và sức lực của mình, ông mong muốn lan tỏa việc trồng cây hữu cơ đến với thật nhiều người trên thế giới. Bởi một thực tế hiện nay, nông dân đang trở thành người tiêu dùng cho các máy móc nông nghiệp, vật liệu nông nghiệp và thuốc trừ sâu. Các “công nghệ” nông nghiệp chỉ mang lại lợi nhuận cho công ty nông nghiệp. Công nghệ càng tốn kém, các nông dân càng nhanh chóng từ bỏ nông trại, có thể là phá sản vì chi phí cho nông gnhiệp ngày càng tăng.

Vì vậy, ông Youngsang Cho mong muốn phát triển một ngành nông nghiệp thuần túy, không sử dụng các loại máy móc nông nghiệp, phát triển theo hướng truyền thống, sử dụng phân bón tự sản xuất, thuốc trừ sâu tự nhiên, đưa ra những giải pháp tốt cho đất, giúp con người có nguồn thực phẩm sạch và môi trường thêm bền vững.

Theo Jadam

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Trang trại nấm của cử nhân công nghệ

Bỏ công việc nhiều người mơ ước ở TP Hồ Chí Minh, chàng cử nhân Công nghệ – Viễn thông Nguyễn Quốc Uy về Gia Lai mở trang trại nấm.

Thành công đã đến với Uy nhờ lòng đam mê và tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ…

Quyết định táo bạo

Sinh năm 1982, Nguyễn Quốc Uy tốt nghiệp khoa Công nghệ – Viễn thông (ĐH Tôn Đức Thắng). Ra trường, Uy ở lại TP Hồ Chí Minh làm việc thêm 5 năm- mà như Uy nói: “Đó là thời gian em kết nối giao lưu, học hỏi công nghệ và tìm kiếm trước đầu ra cho sản phẩm nấm sạch sau này”.

Ông chủ Nguyễn Quốc Uy

Nhà Uy ở Gia Lai. Bố mẹ Uy đã từng làm nấm từ những năm chín mươi của thế kỷ trước, sau đó bỏ nghề vì tuổi cao sức yếu. Chính điều này đã thúc giục chàng kỹ sư đi đến quyết định táo bạo: Về Gia Lai, khôi phục và phát triển nghề làm nấm của gia đình.

Uy cho biết: “Quyết định về quê mở trang trại nấm, em có rất nhiều thuận lợi như: Bố mẹ đã từng có kinh nghiệm làm nấm trước đó để sẵn sàng truyền lại cho em. Bản thân em 5 năm ở TP Hồ Chí Minh cũng đã tìm hiểu, học hỏi được công nghệ làm nấm tiên tiến. Hơn nữa, hai người em ruột của em tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học nên cũng hỗ trợ em rất nhiều. Đất thì đã có sẵn từ vườn nhà…”. Vậy là, cái tên “Trang trại nấm Mang Yang” chính thức ra đời từ năm 2010.

Hiện trang trại nấm của Uy rộng 1.300 m2, chia làm 10 trại với các loại nấm như nấm linh chi, nấm mèo, nấm rơm, nấm dai, nấm bào ngư… Trong đó, nấm mèo nhiều nhất với sản lượng 8- 10 tấn khô mỗi vụ. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm cũng rất rộng như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước đối với nấm mèo, nấm linh chi. Còn với những loại nấm tươi ăn ngay, tiêu thụ chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum, Bình Định…

Nấm mèo- sản phẩm chủ lực của trang trại nấm Mang Yang

Hỏi về doanh thu, Uy cho biết: Nấm mèo mang lại doanh thu lớn nhất bởi với giá thị trường khoảng 90.000 đồng/kg nấm khô, mỗi vụ 8 – 10 tấn khô thì thu về được gần 1 tỷ đồng, nấm linh chi thì khách hàng đặt mới cấy trồng. Nấm dai 35.000 đồng/kg thì tùy vụ làm nhiều hay ít…

Không chỉ trồng nấm, trang trại nấm Mang Yang còn làm bì phôi đối với loại nấm dai, bán cho nhiều hộ gia đình khác, hướng dẫn họ cách làm nấm sạch và hiệu quả. Đến mùa thu hoạch, trang trại thu mua toàn bộ sản phẩm với giá thị trường…

Với quy mô trang trại và doanh thu như trên, trang trại nấm Mang Yang của uy luôn có 8 – 10 lao động thường xuyên với mức lương đảm bảo đời sống cho người lao động.

Vậy là, với một quyết định táo bạo, với lòng nhiệt tâm và say mê học hỏi, với sự trợ giúp của gia đình, Uy đã thành công với ước mơ của mình.

Công nghệ và giấc mơ thương hiệu

“Khi vừa từ TP Hồ Chí Minh về, quyết định mở trang trại làm nấm, không ít người tỏ vẻ “tiếc” cho em – một kỹ sư đang có việc làm ổn định ở một thành phố lớn. Chỉ có gia đình là hiểu và luôn đồng hành, ủng hộ em trong công việc”- Uy tâm sự.

Ngay từ đầu, gia đình đã ủng hộ để đầu tư những thiết bị công nghệ được cho là tiên tiến ở thời điểm đó, ví như hệ thống tưới nước chẳng hạn: Cứ đến giờ nhất định trong ngày là hệ thống tự mở nước tưới, đủ thời gian ở trại này thì tự động ngắt và chuyển sang tưới trại khác, cho đến trại cuối cùng.

Theo Uy: “Tuy đầu tư ban đầu là lớn so với quy mô trang trại và hoàn cảnh của em, nhưng hệ thống tưới tự động này tiết kiệm được công lao động, tiết kiểm nước trong điều kiện khó khăn về nước tưới mùa khô, đảm bảo tưới đều và tưới đủ. Đặc biệt, người lao động không phải vào trại nấm, đảm bảo an toàn trong việc quản lý dịch bệnh…”.

Sản phẩm nấm linh chi đóng gói

Tất cả các công đoạn từ đầu đến lúc đóng gói sản phẩm, công đoạn nào sử dụng được máy móc, trang trại đều đã trang bị và sử dụng có hiệu quả. Chỉ những công đoạn mà máy móc không thể can thiệp, mới sử dụng cách làm truyền thống.

Nói về sản phẩm của mình, ông chủ trẻ của trang trại nấm Mang Yang khẳng định chắc nịch, rằng sản phẩm đảm bảo sạch, chí ít là đạt tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên chỉ là chưa được chứng nhận mà thôi.

Anh Nguyễn Văn Thanh– Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Nông nghiệp tỉnh Gia Lai- cũng là khách hàng thường xuyên của trang trại nấm Mang Yang, nhận xét: Sản phẩm nấm của trang trại được sản xuất theo đúng các quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên để được người tiêu dùng công nhận, rất nên tiến hành làm thủ tục để sản phẩm được chính thức công nhận VietGAP. Khi đó, người tiêu dùng mới hoàn toàn yên tâm. “Tôi sẽ hướng dẫn trang trại các bước làm thủ tục để sản phẩm của trang trại được chứng nhận VietGAP”- anh Thanh nói.

* Nguồn: NNVN