Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon RÌ VIU

Tết này, Emmo với chén rượu nồng say…

Rượu mơ là một loại rượu truyền thống có tự bao giờ. Mỗi dịp lễ Tết, hội hè, đây là thức uống quý dành tiếp đón khách hàng quan trọng, thâm tình. Rượu mơ thơm, chua nhẹ, ngọt hậu, uống vào nồng ấm như thắt chặt thêm tình thân hữu.

Nuoc-mo-truyen-thong

Truyện cổ tích về rượu Mơ,…

Để kể về câu chuyện truyền thống của Rượu mơ, chúng ta phải quay trở về ngày xưa với huyền tích chùa Lân cùng giấc mơ xưa của Đức Phật Hoàng. “Truyện xưa kể rằng, sau khi truyền lại ngôi báu, vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành. Trong đêm đầu tiên nghỉ tại chùa Lân, vua nằm mơ cưỡi trên lưng rồng vàng, rồng vươn cổ bay đi đưa vua lạc vào động lớn, phía dưới có hồ nước xanh nở đầy hoa sen vàng phía trên là ngút ngàn hoa quả chín sực nức hương thơm. 

Rồng vàng chở vua đi chơi trong hồ sen, trong động hoa quả rồi lại đặt vua lên đài sen tỏa ánh hào quang. Vua giật mình tỉnh giấc, mùi hương thơm hoa quả vẫn thoang thoảng đâu đây và kỳ lạ thay có bầy rồng đất từ đâu bò về, nằm kề bên. Vua nói đây là nơi rồng ở, bèn đặt tên chùa là chùa Động Rồng (tức Long Động Tự), phía sau chùa bạt ngàn hoa thơm, trái chín, đúng như giấc mơ kỳ ảo”. 

Vào độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây mơ trước sân chùa Lân và cả rừng mơ sau chùa chín vàng, thơm ngào ngạt. Người dân nơi núi Yên Tử hái mơ ngâm cùng đường và rượu trắng sau đó chưng cất, tạo nên một thứ rượu có hương thơm và vị ngon khác lạ so với những loại rượu khác, khiến những ai được một lần nếm thử cũng nhớ mãi. Từ đó mà rượu mơ ra đời, mang nét văn hóa truyền thống từ xa xưa.

tuyen-chon-qua-mo-ngon

Rượu mơ càng ủ, càng ngon tuyệt hảo

Rượu mơ mang nét truyền thống là vậy nhưng phải ủ bằng bí quyết gia truyền mới đạt được hương vị thơm ngon và tuyệt hảo nhất. Rượu EMMO được tuyển chọn từ những trái mơ má đào chín tới, cùng công thức gia truyền trăm năm, được ủ trong những chiếc chum sành hạ thổ, hấp thụ tinh hoa từ dòng đất Mẹ, đã kết tinh và cho ra một loại rượu thuần việt hảo hạng. Mang màu hổ phách sang trọng, mùi hương quyến rũ kết hợp vị chua thanh và ngọt hậu say mê. Nhấp một ngụm sẽ nhớ, nhấp hai ngụm sẽ mê, nhấp tới ngụm thứ ba thì nhất định phải mua về làm quà vì muốn chia sẻ thức uống quý này cho người thân, bè bạn.

san-pham-ruou-mo-foodMap

Rượu EMMO, tinh túy từ mẹ thiên nhiên và mang sắc nét dân tộc Việt

Rượu mơ EMMO với thiết kế độc đáo, mang nét cảm hứng từ họa tiết triều Nguyễn. Được chăm chút từ bên trong lẫn bên ngoài. Không chỉ là một loại rượu ngon đậm vị truyền thống, còn được thiết kế bên ngoài một cách độc đáo, sang trọng. Mỗi một set rượu được đóng gói tỉ mỉ đồng thời tặng kèm ly thủy tinh, rất phù hợp làm quà tặng cho người thân, bạn bè, người bạn như gửi một gói ân tình hương vị quê hương.

ruou-mo-trieu-nguyen

Ai đi xa rồi về cũng nhớ 

Ai gặp lại tình cũng đậm sâu.

Tết này mình cạn chén lâu, 

Em mơ với chén rượu say nồng… 


Cùng bạn hữu gần xa thưởng vị Tết 2022 nồng nàn với rượu EMMO độc quyền của FoodMap tại đây nhé!

Bạn có thể lựa cho bản thân những món quà Tết theo ý thích tại Phố Ông Đồ online của FoodMap tại đây.

Chuyên mục
Đặc sản ngon Hàng chất KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Mẹo hay nhà bếp RÌ VIU YÊU NẤU ĂN

5 bước muối kim chi bằng gói gia vị có sẵn

1. Làm sao muối kim chi gia vị đơn giản nhưng trọn vị?

Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc và nhanh chóng lan truyền sang Việt Nam. Mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm các video hướng dẫn làm kim chi trên internet, tạp chí và các tài liệu hướng dẫn nấu ăn. 

Tuy nhiên, qua tay mỗi người lại có mỗi hương vị khác nhau, để có một món kim chi hoàn hảo từ hương vị đến màu sắc, cần rất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị và chế biến. Hãy để bột gia vị làm kim chi giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

goi-gia-vi-kim-chiGói gia vị Gungon được chắt lọc tinh túy từ các gia vị truyền thống

Thành phần chuẩn ISO 22000

Với thành phần được làm từ đường, ớt, bột nếp rang, chất điều chỉnh độ acid (INS 270, INS 330, INS 575), bột gia vị (hành, tỏi, gừng) không chứa chất bảo quản, đạt chuẩn ISO 22000 an toàn cho người sử dụng. Kim chi muối lên sẽ ngon, an toàn, dậy hương, đó là lý do tại sao Gia vị muối kim chi hoàn chỉnh Gungon luôn là bột gia vị làm kim chi được lựa chọn hàng đầu. 

Đơn giản và tiện lợi

Nếu bạn không tự tin có thể muối được mẻ kim chi vừa miệng nhưng vẫn không muốn dùng kim chi bán sẵn ngoài thị trường. Với gói gia vị muối kim chi hoàn chỉnh Gungon, bạn có thể làm món kim chi nhanh, gọn mà không cần phải thêm bất cứ gia vị, chất lên men hay tạo màu nào khác, nhưng vẫn mang đến cho bạn món kim chi chuẩn vị được làm từ bột gia vị làm kim chi chỉ trong 5 bước dưới đây.

2. Thực hành ngay 5 bước muối kim chi đơn giản với gói gia vị sẵn

Tự tay muối kim chi tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Bước 2: Sơ chế:

  • Cà rốt, hành tây, hành lá và hẹ rửa sạch, gọt vỏ để ráo sau đó thái lát vừa ăn.
  • Bắp cải loại bỏ các lá bề ngoài bị héo hoặc dập và rửa sạch bề mặt.

khau-chuan-bi

Bước 3: Muối bắp cải

  • Cải thảo bạn xát muối vào từng lá, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
  • Sau đó để vào trong thau đổ nước sấp mặt cải.
  • Ngâm cải với nước muối trong 2-4 giờ để lá cải được mềm và giai, sau đó rửa sạch 4-5 lần với nước để không còn vị mặn của muối.
  • Giờ chỉ cần thái bắp cải thành đoạn miếng vừa ăn.

Bước 4: Ướp gia vị

  • Cho toàn bộ cải thảo cùng các nguyên liệu đã sơ chế vào thau.
  • Rồi thêm 1 gói gia vị muối kimchi hoàn chỉnh Gungo 60g.
  • Bạn dùng bao tay nilon để trộn đều nguyên liệu thấm đều gia vị.

Bước 5: Cất vào hũ và bảo quản:

  • Cho kimchi đã ướp gia vị vào hũ đậy kín nắp để trong nhiệt độ phòng 3-4 tiếng để kimchi được lên men tới vị chua vừa đủ.
  • Sau đó bảo quản trong tủ lạnh.
  • Khi cần dùng bạn chỉ cần gắp riêng 1 phần vừa ăn. Kimchi bảo quản tốt có thể sử dụng trong 1 tháng.

Bạn có thể chế biến món kim chi theo ý riêng với các nguyên liệu như cải thảo, dưa chuột, ngó sen, củ sen,…

Món ăn kèm hoàn hảo

Trong thời gian chờ đợi bột gia vị làm kim chi ngấm vào nguyên liệu, bạn có thể tranh thủ làm các công việc riêng của mình. Giờ bạn đã có món kim chi ngon cùng nhâm nhi trong bữa cơm với gia đình hay ăn kèm với các món ăn vặt khác. Dù bất cứ món ăn nào, kèm thêm miếng kim chi món ăn trở nên thật ngon và bắt miệng làm sao. Độ chuẩn vị từ bột gia vị làm kim chi  len lỏi vào từng thớ kim chi không những làm bữa cơm trở nên ngon miệng hơn mà còn làm không khí bữa ăn sôi nổi hơn.

Với cuộc sống nhộn nhịp vội vã hiện nay, những ngày quay cuồng với deadline, những bữa ăn hàng quán vội vàng để tiếp tục với guồng quay của cuộc sống, những cuộc hẹn tán gẫu với bạn bè. Bữa cơm nhà quây quần bên gia đình ngày càng trở nên ít đi. 

Hãy ghé Foodmap.asia, chọn cho mình gói gia vị muối kim chi hoàn chỉnh Gungon, hãy để bột gia vị làm kim chi giúp bạn chế biến dễ dàng hơn và có được trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon Khoẻ đẹp mỗi ngày RÌ VIU YÊU NẤU ĂN

Long nhãn Hưng Yên, món quà quý từ thiên nhiên.

Long nhãn Hưng Yên là đặc sản tiến Vua vì đây thức ăn bổ dưỡng bậc nhất và cũng là vị thuốc đông y chữa đa bệnh trong dân gian. Bên cạnh đó, vị thơm ngon thuần khiết của long nhãn có thể dùng để chế biến được nhiều món ăn ngon lành như chè sen, gà hầm, nước dưỡng nhan, …

long-nhan

Trên dải đất hình chữ S này, Hưng Yên là vùng đất có vị long nhãn ngọt, thơm và dẻo nhất. Ngày xưa, loại hạt đặc biệt này được ưu ái chọn để Tiến Vua như một sản vật quý. Chính vì thế, thương hiệu Long nhãn Hưng Yên nổi tiếng lẫy lừng khắp cả nước, được nhiều người tin dùng ưa chuộng và là sự lựa chọn số một trong thực đơn sức khỏe của mình. 

Long nhãn Hưng Yên được chọn lọc từ những trái nhãn căng mọng, nhiều nước, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt thanh và thơm đậm vị nhãn đặc trưng. Để bảo quản và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng, hương vị thuần khiết của đặc sản quê hương, người xưa đã kỳ công tách hạt ra khỏi cùi các quả nhãn, sấy các quả nhãn tươi để tạo nên những hạt long nhãn vàng ươm, dẻo, thơm ngon và ngọt tự nhiên, cách làm này vẫn được lưu truyền đến ngày nay và được xem như một bí kíp gia truyền tạo nên đặc sản Long nhãn Hưng Yên.

Mỗi năm người ta chỉ thu hoạch được một vụ long nhãn chín cây, thường rơi vào độ tháng 7 đến tháng 9. Vì hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao nên Long nhãn Hưng Yên trở thành đặc sản được người sành ăn săn lùng rối rít.

Điểm mặt đặt tên các món ăn hấp dẫn chế biến từ đặc sản Hưng Yên như: Canh long nhãn nấu lạc, long nhãn hầm bồ câu, chè trân châu long nhãn, chè hạt sen long nhãn, long nhãn nấu yến, ngâm rượu …đa số đây là những món dễ làm, có thể nấu cho gia đình dùng hằng ngày trong bữa cơm gia đình hoặc ăn thêm để tăng cường sức khỏe. 

 Long nhãn còn được người đời khuyên dùng để chữa các loại bệnh như hay quên, thần kinh kém, căng thẳng mệt mỏi, thần kinh suy nhược, suy nhược cơ thể, mất ngủ, …

che-long-nhan
Chè hạt sen long nhãn ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà

Với đa công năng và bổ dưỡng, từ xưa đến nay mọi người cũng thường xuyên dành tặng món quà quý từ thiên nhiên này đến người thân và bạn bè trong các dịp Tết Nguyên Đán, với ý nghĩa mang đến nhiều sức khỏe và tinh thần cho mọi người, điều đó cũng thể hiện được lòng thành kính và trân trọng đến người thân xung quanh. Người tặng cũng vui mà người nhận cũng thấy ý nghĩa. 

Trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 này, FoodMap đã chọn Long nhãn Hưng Yên là một trong những sản vật ý nghĩa trong giỏ quà Tết Vững Chãi – Vàng Son. Foodmap mong muốn đem nhiều điều giá trị về sức khỏe cũng như tinh thần đến tất cả mọi người trong năm 2022.

hinh-anh-long-nhan

Đội ngũ đã chọn lọc kỹ càng để mang đến cho mọi người dòng đặc sản Long nhãn Hưng Yên chất lượng nhất, có kiểm định an toàn thực phẩm vì lợi ích cộng đồng. Khi sử dụng long nhãn trong dịp Tết, mọi người có thể dùng ngay như các loại mứt, nhâm nhi ly trà tiếp khách đầu năm. Hoặc có thể chế biến thành các món ăn khác lạ ngày thường để làm phong phú ẩm thực ngày lễ lớn nhất năm.

Chắc chắn rằng, những ai chọn long nhãn Hưng Yên cho những dịp đặc biệt là một người rất tinh tế, am hiểu đặc sản vùng miền và trân trọng giá trị nông sản Việt Nam.

Để hiểu thêm về món quà tặng Tết Long Nhãn Hưng Yên, bạn có thể ghé xem tại đây trên Phố Ông Đồ của FoodMap ở địa chỉ Website FoodMap.Asia

Chuyên mục
Đặc sản ngon Đặc sản Việt RÌ VIU

Khám phá câu chuyện về dầu đậu phộng Quảng Nam

DẦU ĐẬU PHỘNG TRUYỀN THỐNG QUẢNG NAM – 100% NGUYÊN CHẤT

dau-dau-phong Dau-dau-phong-tot Dau-dau-phong-tot-cho-suc-khoe Tot-cho-suc-khoe nhung-chai-dau-dau-phong dinh-duong-tu-dau-dau-phong tai-sao-la-dau-dau-phong-? tac-dung-dau-dau-phong-la-gi ban-co-dang-dung-dau-dau-phong-khong san-pham-tu-me-thien-nhien dau-dau-phong-nen-duoc-su-dung-nhu-the-nao-? Cong-dung-bat-ngo-cua-dau-dau-phong tre-em-co-nen-su-dung-dau-dau-phong Dau-dau-phong-nen-mua-o-noi-quy-tinh

Chuyên mục
Đặc sản ngon RÌ VIU

Nhận xét của khách hàng về Gạo Ngon Tâm Việt – Gạo ST24

NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG VỀ GẠO ST24 – GẠO TÂM VIỆT?

Trước khi chạy chiến dịch, FoodMap Team đã tiến hành gửi mẫu khảo sát cho hơn 10 khách hàng thân thiết để phản ánh chất lượng gạo. Thật may mắn hầu hết điều cho cảm nhận tốt như gạo thơm, ngọt và dẻo. Đây là một động lực lớn để FoodMap Team mạnh dạn chạy chiến dịch gạo trong lần này. Cảm ơn những khách hàng đã tin yêu FoodMap trong thời gian qua!

Chuyên mục
Đặc sản ngon Hàng chất RÌ VIU

Nutrition Coach Thảo Nguyên – Review hồng treo gió Foodmap

Nutrition Coach Thảo Nguyên – Một trong những chuyên gia về dinh dưỡng đánh giá về sản phẩm Hồng Treo Gió Hoshigaki của Foodmap. Hãy cùng xem những đánh giá chân thật từ chị Thảo Nguyên cùng Foodmap nhé cả nhà

Xem video tại đây nhé!

Bạn nào muốn nếm thử hồng treo gió thì tìm hiểu Tại Đây nhé

Chuyên mục
Đặc sản ngon Hàng chất RÌ VIU

Clip Nóng Khui Sầu Riêng Chín Tự Nhiên Ngon Bá Cháy

Sầu riêng từ vườn sầu Ri6 của chú Hưng và cô Ánh tại Hợp tác xã Hưng Phát, huyện Đồng Phú, tính Bình Phước. Đợt sầu đầu mùa năm 2019, FoodMap khui thử trái mẫu để cả team cùng thưởng thức. Sầu ngon quá ngời quá đất luôn!!!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon Những sự thật thú vị RÌ VIU

Độc Đáo Ly Cà Phê 3 Miền

CÀ PHÊ TRỨNG – THỨC UỐNG ĐỘC ĐÁO NGƯỜI HÀ THÀNH

Nhắc tới cà phê Hà Nội, ngay lập tức bạn sẽ được kéo ngay tới quán cà phê Giảng và được giới thiệu về cốc cà phê trứng- thức uống độc đáo của người Hà Thành.

Cà phê trứng được khởi sinh sáng tạo bắt nguồn từ việc thiếu…sữa. Tương truyền cụ Nguyễn Văn Giảng từng là đầu bếp nổi tiếng tại khách sạn Metropole đã sáng tạo ra món cà phê đặc biệt này. Vào năm 1940, khi mọi thứ đều khan hiếm, ông trăn trở muốn tạo ra một thức uống ngọt ngào vị sữa và kem như Cappuchino, tuy nhiên, để làm ra một cốc cappuchino thời đó khá đắt đỏ với cà phê, kem, váng sữa…thì sao người Việt có thể uống nó hàng ngày được? Và ông đã trăn trở, liệu có thể làm món đồ uống hấp dẫn, không đậm đà như cà phê phin mà nhẹ nhàng, ngọt ngào được không? Liệu có thể tạo ra món Cappuchino Việt Nam với nguyên liệu khác, phù hợp với người Việt hơn không?

Và sau nhiều lần thử nghiệm của ông thì món cà phê trứng đã ra đời.

Cà phê trứng tại Giảng

Ảnh: Cà phê trứng tại Giảng

Nguyên liệu để làm cà phê trứng khá đơn giản, gồm trứng gà tươi, đường, sữa, cà phê. Lòng đỏ trứng được đánh bằng máy với sữa, đường rồi đổ lên cốc cà phê đen. Cốc cà phê trứng thường được giữ nhiệt bằng một chiếc tách để nước nóng và không phải là món có thể uống nhâm nhi vì để lâu sẽ dễ bị tanh. Khi cốc cà phê trứng nóng hổi được bưng ra, hãy cầm thìa khuấy nhẹ để kem trứng hoà quyện với lớp cà phê. Hãy nhớ cách uống là hãy dùng sự khéo léo của mình để làm thế nào uống sao cho hai thức uống này trộn vào nhau. Sự bông mềm mịn ngọt ngào tưởng chừng chẳng liên quan với vị đắng đen của cà phê nhưng khi uống rồi thì cảm nhận chắc chắn là sự pha trộn hoàn hảo đầy quyến rũ. Chả thế mà cà phê trứng là một trong những đồ uống trong TOP 17 loại cà phê đáng thử nhất trên Thế Giới, là cốc cà phê mở đầu cho sự khám phá hành trình văn hoá Việt Nam.

ĐẬM ĐÀ, CHẬM RÃI LY CÀ PHÊ MIỀN TRUNG

Ở miền Trung hay đặc biệt là thành phố Huế mộng mơ thì lại không sáng tạo một món cà phê nào cố hữu. Hay chăng muốn nói về cà phê miền Trung lại muốn nói về vị cà phê đậm đặc và cách thưởng thức tinh tế, chậm rãi đậm chất người miền Trung sống sâu đậm, nghĩa tĩnh.

Đà Nẵng nổi tiếng với cà phê Long

Đà Nẵng nổi tiếng với cà phê Long

Cốc cà phê thường rất ít và đậm đà hơn rất nhiều so với ly cà phê miền Nam và miền Bắc. Thường chủ quán hay phục vụ cà phê với phin pha trực tiếp rồi để cho khách ngồi chờ từng giọt cà phê rơi xuống cốc, chậm rãi, nhẹ nhàng. Một phin chỉ chắt lọc ra được tầm 1/5 cốc nhỏ. Sau khi chờ phin chảy xuống cốc hết thì người uống có thể hoà đường rồi bỏ một viên đá to đủ để làm lạnh chứ không để cà phê bị pha loãng quá nhiều, rồi ngồi nhâm nhi chút cà phê bên các quán cóc giản dị. Một điều khá thú vị là quán cà phê miền Trung thường ở gần các khu yên tĩnh, thanh bình được trang trí hết sức nhẹ nhàng. Vào quán, người miền Trung thường nói chuyện nhỏ nhẹ, chả bao giờ nói lớn bỗ bã, thỉnh thoảng ngồi im lặng ngắm thời gian trôi bên ly cà phê nhỏ giọt. Quán cà phê như quán thiền giúp người ta tĩnh tâm hơn, trầm ngâm, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm bên cốc cà phê đậm đà, như một thú vui thanh tao thường ngày vậy.

BẠC TẨY XỈU PHÉ – NGỌT NGÀO NHƯ NGƯỜI SÀI GÒN

Ở Hà Nội có cà phê trứng thì ở Sài Gòn, bạn bắt buộc phải thử một cốc bạc xỉu nhiều đá và sữa rồi. Bạc xỉu xuất phát từ cụm “bạc tẩy xíu phé” (bạc là màu trắng, tẩy là cái ly, xỉu là một chút, phé là cà phê), nghĩa là cà phê pha thêm chút sữa. Bạc xỉu cũng là thức uống sáng tạo của người dân lao động, và thật kì lạ cũng bắt nguồn từ việc…thiếu sữa tươi hồi trước. Sữa tươi vì là mặt hàng xa xỉ nên sữa đặc Ông Thọ hay Con Chim được thay thế. Tuy nhiễn sữa đặc pha nóng có vị hơi ngái nên người ta mới nghĩ ra việc thêm chút vị cà phê để át mùi ngái đó. Thế là món bạc xỉu được ra đời.

ly-bac-xiu

Cà phê Vợt Sài Gòn

Cốc bạc xỉu cũng rất đặc trưng với phong cách uống cà phê nơi đây. Khác với người Huế và Hà Nội, cách uống cà phê của người Sài Gòn hết sức hào sảng và họ coi cốc cà phê không chỉ là thức uống nhâm nhỉ mà còn là nước giải khát. Vì là giải khát nên cốc cà phê thường rất ngọt, gần như át hết vị đắng của cà phê và được cho rất nhiều đá. Cốc cà phê thường được pha rất loãng đựng ở ly cốc cao. Ở Hà Nội và Huế thường được phục vụ phin và cốc còn ở Sài Gòn thì cà phê chủ yếu sẽ pha sẵn và uống cà phê bằng…ống hút, nên nếu một người Hà Nội hay Huế vào Sài Gòn chắc sẽ có một cú sốc văn hoá nhẹ về văn hoá uống cà phê Sài Thành này. Và người Sài Gòn cũng không quen uống cà phê kiểu Hà Nội hay Huế vì cốc cà phê quá đậm và phong thái uống quá chậm rãi vậy.

Cốc cà phê được ví như một di sản văn hoá không chính thức của người Việt. Cốc cà phê phin đen đậm với từng giọt phin rơi chậm rãi xuống đáy cốc luôn là một hình ảnh gắn bó với người dân Việt từ xưa tới nay, tuy nhiên ở đó lại là những câu chuyện khác nhau tạo ra cà phê Việt mỗi vùng miền một màu sắc riêng, hết sức đa dạng, độc đáo. Và cách thưởng thức cà phê của người Việt mang phóng thái thư giãn luôn là hình ảnh không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Việt.

——————–

Nguồn: kentheroad

Chuyên mục
Đặc sản ngon RÌ VIU

Vải thiều để gần 3 tháng vẫn tươi ngon

Công nghệ CAS bảo quản vải thiều của Nhật Bản nếu được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi thì người tiêu dùng có thể thưởng thức loại quả này quanh năm, không còn phụ thuộc vào mùa vụ.

Quả vải đông lạnh sau khi để ra môi trường bình thường, lớp đá mỏng bọc quanh bắt đầu tan dần, lộ ra lớp vỏ tươi sáng. Khi bóc, vỏ vải vẫn có độ giòn róc như quả tươi hái từ trên cây.

Vải thiều được lấy ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) từ tháng 6, dù trải qua gần 3 tháng bảo quản đông lạnh nhưng cùi vải vẫn giữ được độ dẻo, bóc róc tay, mọng nước. Khi ăn, cùi vải vẫn có độ ngọt sắc, thơm như khi ăn quả tươi.

Dự án nghiên cứu quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS do Viện nghiên cứu Phát triển vùng, Bộ Khoa học – Công nghệ trực tiếp triển kha
Một lãnh đạo của Viện nghiên cứu Phát triển vùng cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thành công trong xây dựng hoàn thiện quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ do Nhật Bản chuyển giao, hỗ trợ nghiên cứu. Năm 2014, quy trình này đã bảo quản thành công 10 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trong mùa vải năm 2015, Viện nghiên cứu Phát triển vùng đã thử nghiệm bảo quản 20 tấn vải thiều tươi. Ngoài xuất khẩu sang Nhật Bản, một phần số vải bảo quản thành công được gửi đi chào hàng tại thị trường Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu.

Cũng theo vị lãnh đạo trên, ngoài mục tiêu xuất khẩu, công nghệ CAS sẽ là giải pháp kéo dài mùa vụ tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong nước. Dự kiến trong năm tới, công nghệ này sẽ được chuyển giao cho một số doanh nghiệp để ứng dụng trên diện rộng.
Giải thích vì sao quả vải vẫn tươi ngon, lãnh đạo Viện nghiên cứu Phát triển vùng, cho biết vải được bảo quản bằng công nghệ đông lạnh tươi. Khi chiếu xạ ở một môi trường nhất định, các tế bào quả vải được bảo vệ hoàn toàn. Sau khi thời gian rã đông, nghĩa là để ra ngoài điều kiện môi trường không khí bình thường, quả vải “hồi sinh” về màu sắc, chất lượng gần như vải tươi.

Qua thống kê, sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm 2015 đạt 195.000 tấn, có tổng doanh thu khoảng 2.900 tỉ đồng. Giá bán bình quân vải thiều năm nay đạt mức giá 15.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, ông Trần Quang Tấn cho biết, bình quân một kg vải tăng lên 1.000 đồng, người dân trồng vải ở địa phương này sẽ có thêm 118 tỉ đồng. Theo ông Tấn, nếu công nghệ CAS được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản vải thiều thì giá trị quả vải sẽ tăng cao. Cũng theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, trong tương lai nếu bảo quản được trong vòng 40 ngày, vải thiều Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận ở thị trường châu Âu.

Phan Hậu (Báo Thanh Niên)