Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Dinh dưỡng từ trà Moringa chùm ngây

Dinh dưỡng từ trà Moringa chùm ngây mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ nguồi dùng. Bên trong trà chùm ngây túi lọc có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho da, cung cấp chất chống oxy hoá và hợp chất. Mời bạn tìm hiểu chi tiết cùng FoodMap trong bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng từ trà Moringa chùm ngây

tra chum ngay vuon nha minh

Trà chùm ngây (Moringa) lấy chất dinh dưỡng từ lá phần lá được sấy khô, có nhiều kali, canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, C và D. Trà cũng có hàm lượng axit amin thiết yếu, chất chống oxy hóa cao như beta-carotene, polyphenol và flavonoid như kaempferol và quercetin. Trà Moringa không chứa caffeine. 

>> Mua ngay: Thùng mì chay mix 2 loại mới: Mì chùm ngây vị chua cay và rong biển

Tác dụng của trà chùm ngây

1. Giảm cân

Trà chùm ngây (Moringa), với nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, cân bằng lượng đường và tăng mức năng lượng. Đó là lý do tại sao những người thừa cân nên thêm một tách trà chùm ngày vào chế độ ăn kiêng giảm cân. 

2. Tăng cường năng lượng

tra chum ngay tang cuong nang luong

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống không chứa caffein có thể giúp bạn tăng năng lượng, trà thảo mộc chùm ngây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Trong nhiều năm, loại trà này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Nam Á để tăng sức khỏe tổng thể, lại không chứa caffeine.

 

3. Đặc tính chống viêm

Được biết đến chủ yếu như một chất chống viêm, Trà moringa được dùng để giảm viêm khắp cơ thể, giảm đau, đau dạ dày, đau đầu và sốt. Đây là một trong những lý do chính tại sao cây chùm ngây được coi là một phương thuốc chữa bệnh của người Hồi giáo.

4. Nguồn chất chống oxy hoá phong phú

Trà chùm ngây có khả năng chống oxy hóa cao, lợi ích này giúp chùm ngây chống lại các gốc tự do, căng thẳng, tổn thương tế bào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng  và hạt chùm ngây trong trà có chứa polyphenol, flavonoid và axit ascorbic.

5. Chăm sóc da

Với nồng độ vitamin C và bioflavonoid cao, trà moringa (chùm ngây) là một thức uống bổ dưỡng cho da. Được xem là một thức uống chống lão hóa giúp tăng sản xuất collagen, giảm các gốc tự do, làm giảm sự hình thành các nếp nhăn, cung cấp độ ẩm và sự trẻ trung của làn da. Bản chất chống viêm có trong chùm ngây giúp chống lại mụn trứng cá. 

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng axit ascobic cao và các chất chống oxy hóa khác làm cho loại trà này có hiệu quả giúp bảo vệ chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông thường. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa để làm chậm căng thẳng oxy hóa và hệ thống miễn dịch suy yếu.

7. Tốt cho bệnh tiểu đường

Một số tác dụng hạ đường huyết và cholesterol xấu nhất định được tìm thấy trong bột chùm ngây (moringa) và trà, có hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chùm ngây hoạt động bằng cách giảm cholesterol và ổn định huyết áp, kết quả là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống. Ngoài ra, axit chlorogen trong trà moringa tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường loại I và loại II.

8. Hỗ trợ tiêu hoá

 

tra chum ngay ho tro tieu hoa

Bản chất chống viêm từ trà cũng đồng nghĩa với tác dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và táo bón, và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.

Tác dụng kháng khuẩn của trà chùm ngây giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột để đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ khả năng gây đầy bụng.

9. Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Chùm ngây chứa hàm lượng đáng kể kali, chất này được sử dụng hiệu quả như “thuốc” ổn định định huyết áp. Vì kali là một thuốc giãn mạch có thể làm giảm căng thẳng trong động mạch và mạch máu, việc đưa chùm ngây vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

10. Tốt cho phục hồi sức khoẻ người ốm

Vitamin C trong trà moringa (chùm ngây) không chỉ  tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Nồng độ axit ascobic cao thúc đẩy sản xuất nhiều collagen hơn và giảm thời gian đông máu. Chùm ngây giúp chữa lành vết thương nhanh hơn, đặc biệt đối với người đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh kéo dài. 

11. Tăng cường trí nhớ

Các chất chống oxy hóa có trong trà chùm ngây cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh, do đó trà moringa cũng được sử dụng như một chất tăng cường trí não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại trà này có khả năng điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi.

12. Cân bằng nội tiết tố

Trà moringa giúp điều chỉnh hormone nhờ khả năng chống oxy hóa cao. Lợi ích này được ứng dụng để điều trị để ngăn ngừa các biến chứng mất cân bằng hormone trong thời kỳ hậu mãn kinh. Trà cũng giúp điều chỉnh tuyến giáp và có thể giúp ngăn ngừa cường giáp.

Uống một tách trà chùm ngây mỗi ngày giúp giảm bớt chứng chuột rút kinh nguyệt, buồn nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng và đau nửa đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, theo y học dân gian nước ép từ lá chùm ngây có đặc tính giảm đau rất tốt đặc biệt là đau bụng kinh.

13. Đặc tính kháng khuẩn

Trà chùm ngây rất hiệu quả trong việc chống lại một số loại vi khuẩn, nghiên cứu cho thấy loài thảo dược này có tính kháng khuẩn mạnh. Sử dụng trà được chiết xuất từ cây chùm ngây giúp ngăn ngừa mụn nhọt, nhiễm trùng da, các vấn đề tiêu hóa phổ biến, tạp chất trong máu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thức uống này cũng được cho là giúp chống lại một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng, mùi cơ thể và các bệnh về nướu (viêm nướu). 

14. Tăng cuòng sinh lý

tra chum ngay vi chua cay giup tang cuong sinh ly

Cây moringa (chùm ngây) đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để tăng ham muốn tình dục ở nam và nữ. Trong y học dân gian, nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tình dục, rối loạn cương dương và tăng cường ham muốn tình dục.

15. Tốt cho người bị trầm cảm

Trà chùm ngây hoạt động như một thuốc chống trầm cảm vì đặc tính cân bằng mức serotonin và dopamine, là chìa khóa để cải thiện nhận thức và điều chỉnh tâm trạng. Theo một nghiên cứu năm 2012 , cây chùm ngây cho thấy khả năng điều trị và kiểm soát chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính rất hiệu quả.

16. Chăm sóc tóc

Trà thảo dược chùm ngây có hàm lượng sắt, vitamin C, vitamin B -complex và tất cả các axit amin thiết yếu từ protein. Những chất dinh dưỡng này, cùng với chế độ ăn uống lành mạn giúp thúc đẩy sự phát triển chân tóc và duy trì tóc khỏe, tác dụng ngăn ngừa gàu và tóc khô, điều tiết bã nhờn. Uống trà moringa mỗi ngày cũng rất có lợi để ngăn chẻ ngọn.

17. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Lá chùm ngây là một galactagogue (chất thúc đẩy tiết sữa) tự nhiên. Do vậy trà moringa đặc biệt phù hợp các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

>> Mua ngay: Mì chùm ngây chua cay gấp đôi chùm ngây

Tác dụng phụ của trà chùm ngây

 

tac dung cua mi chum ngay voi suc khoe

Với những ai có cơ địa không thích hợp để uống loại trà này sẽ dẫn tới 1 trong những tác dụng phụ sau:

  • Chứng ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nguy cơ sảy thai, chùm ngây có thể gây co bóp và thắt chặt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mặc dù rất hiếm khi gặp phải những tác dụng phụ này tuy nhiên, chỉ nên uống với số lượng vừa phải.

Trên đây là những chia sẻ về dinh dưỡng từ trà Moringa chi tiết nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu cần dùng trà chùm ngây thì có thể để lại bình luận bên dưới để FoodMap có thể tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Phát Triển Chuỗi Giá Trị Xanh Cho Cây Thiên Niên Kiện

Phát Triển Chuỗi Giá Trị Xanh Cho Cây Thiên Niên Kiện

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Mối Đen tươi

Nấm mối đen sở hữu một  hàm lượng dinh dưỡng rất cao, Được dùng nhiều trong các món chay  và có món chiên Xào khác. 

1.Thành phần dinh dưỡng  nấm mối đen

  • Nấm mối đen có nhiều vitamin và khoáng chất  như  sắt,  protein,  canxi  và nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ cơ thể,   ngăn ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả. 
  •  Hàm lượng photpho cao trong nấm  giúp hỗ trợ tim của người lớn tuổi. 
  • Nấm mối đen chứa nhiều vitamin các loại:  vitamin B1,   B2,  B3  có lợi cho máu. 
  • Là thực phẩm được liệt kê vào nhóm thực phẩm chống Oxy hóa,  chống viêm sưng,  và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. 
  • Nấm mối đen cũng là một trong những thực phẩm  có tác dụng trong việc thúc đẩy tiêu hóa đường ruột. 
  1. Lợi ích từ nấm mối đen
  • Nấm mối đen mang về rất nhiều lợi ích: 
  • Tăng sức đề kháng
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Chống Oxy hóa và quá trình lão hóa
  • Ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm
  • Ngăn ngừa ung thư nhờ  beta glucan  và acid Linoleic 
  • Giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhờ các enzim Lợi khuẩn
  • Tốt cho hệ tim mạch  và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
  • Nấm mối đen giúp giảm đau đầu,  mệt mỏi. 
  • Thực phẩm giúp giảm cân giữ dáng
  • Tăng hiệu quả trong việc giải độc và  tăng cường chức năng gan. 

3. Cách sơ chế nấm mối đen

Nấm mối đen chỉ cần  cắt bỏ phần gốc và rửa sạch bằng nước muối  là có thể đưa vào chế biến. 

Vi nấm loại thực phẩm dễ hút nước,  không nên rửa lâu,  Bóp mạnh hoặc ngâm nước  để tránh mất vị ngon và khiến nấm chỗ nên  mất độ dài 

4. Những món ăn từ nấm mối đen

Một số món ăn từ nấm mối đen được ưa chuộng hiện nay là: 

4.1 Nấm mối xào mướp hương

Mướp hương là một nguyên liệu cũng khá dễ tìm,   kết hợp giúp món ăn thêm đậm đà. 

Nấm mối đen rửa sạch,  cắt miếng vừa ăn. Mướp hương gọt vỏ,  rửa sạch và thái thành miếng.  làm nóng chảo,  phi thơm hành và cho mướp vào đảo đều tay, Cho nấm mối vào  và đảo trên lửa lớn,  đến khi nấm chín thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn  và thêm hành lá Thái khúc để làm tăng độ thơm cho món ăn. 

4.2 Cháo nấm mối

Cháo nấm mối là một món ăn đơn giản, Không mất nhiều thời gian. Nấm mối rửa sạch, xé sợi hoặc xắt miếng. 

Cho dầu lên chảo, phi thơm hành tỏi và cho nấm vào đảo chín cùng gia vị. Cho nấm đã xào chín vào cháo gạo đã nấu sẵn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và dùng cùng tiêu, hành lá. 

4.3 Canh bò hầm nấm mối

  • Nắm muối đen
  • 100g thịt bò

Phi thơm hành tỏi,  xào xơ thịt bò  và cho ít nước vào đun sôi. Cho nấm vào khi nước sôi  và đun thêm 2 phút rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

4.4 Nấm mối đen kho tiêu. 

Nguyên liệu chế biến gồm: 

  • Nấm mối đen
  • Thố đất. 
  • Nước dừa tươi 

Sau khi đã sơ chế  nấm sạch,  cho nấm vào xào sơ với gia vị và dầu ăn. Tiếp tục cho nấm vào thố đất,  ướp sẵn gia vị,  thêm ít nước dừa kho trong lửa lớn đến khi sôi,  vặn nhỏ lửa và để nấm gia vị rắc lên chút tiêu và hành lá là có thể dùng với cơm nóng

5. Giá và cách bảo quản nấm mối đen 

Nấm mối đen có giá không ổn định,  từ khoảng 400000₫ đến 1 triệu đồng/ kg. Là loại nấm được dùng cho xuất khẩu,   trong một số giờ cao điểm,  ví dụ vào các tháng có mùa chay  thì nấm rất dễ bị khan hàng  và dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa để phục vụ nhu cầu con người. 

Nấm được đóng gói theo nhiều dạng:  khai 200g,  Khay 500gram,  và hộp 1kg. Đây là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao,  nên  quy trình bảo quản cũng được thực hiện khá chắc chắn. 

Nấm thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh,  hoặc trong môi trường từ 3 đến 5 độ C. Thời gian bảo quản lâu nhất,  chỉ có thể lên tới 10 ngày. Nấm có giá trị dinh dưỡng như ban đầu vào khoảng năm ngày đầu tiên từ lúc hái.  Nếu để hết hạn sử dụng,  nấm sẽ giảm độ ngon,  và mất đi những dưỡng chất thiết yếu bên trong.

Cách sơ chế:

► Dùng kéo/dao bén tút nhẹ phần gốc thành mũi nhọn (nếu còn).

► Chỉ rửa sơ bằng cách đưa nhẹ nấm vào vòi nước rồi chà tay nhẹ sơ qua để trôi bụi, cát.

► Dùng nguyên nấm nhỏ hoặc cắt khúc dọc nấm to ra trước khi chế biến.

Lưu ý: Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Mối Đen tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Mối Đen tươi vô cùng đơn giản, dễ làm như làm các món xào, canh, soup… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Nấm nướng giấy bạc

► Bánh xèo nấm

► Mì xào nấm

► Súp nấm

► Cháo nấm

► Lẩu nấm

► Nấm kho thường hoặc kho với nước cốt dừa.

► Nấm xào tỏi/gia vị… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Mối Đen tươi tốt nhất

Mua về nếu cắt bịch ra rồi bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 3-5 độ theo thời gian sử dụng in trên bao bì (thường 8-10 ngày tùy loại). Tốt nhất 5 ngày đầu.

Khi lấy nấm ra để chế biến nhưng dùng không hết, nếu chưa ngâm nước bạn có thể cho phần nấm vào lại khay/hộp và bỏ lại vô tủ lạnh. Nếu đã ngâm/rửa nước bạn nên dùng hết để không bị nhũn nấm.

So với các loại nấm khác thì thời gian bảo quản của nấm mối ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn rất nhiều. Khi số lượng nấm nhiều sẽ dễ hỏng, dập vì thế bảo quản nấm mối đúng cách giúp bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng và an toàn. Khi mua nấm mối đen bạn nên lưu ý chọn loại nấm tươi, khô, mùi thơm đặc trưng tránh mua loại úng, dập, dập nát, có mùi ôi.

a.Cách bảo quản nấm mối đen tươi
Nấm môi đen tươi có mùi thơm, cây nấm khô không bị nhầy nhớt khi đến tay người tiêu dùng. Có thể nấm mối đen chế thành món ăn là tốt nhất tuy nhiên lượng nấm mối hiện tại rất ít. Để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản thời gian lâu hơn cần có biện pháp đúng.

Để bảo quản nấm mối đen được lâu khi mua về bạn nên cạo sạch phần đất. Nếu để ở nhiệt độ thường sẽ để được 8-10 giờ. Lưu ý thân nấm mối có một lớp phấn bên ngoài bảo vệ, và cấu trúc lớp vỏ ngoại giống như da người được hình thành dưới mục đích bảo vệ thân nấm mọc từ dưới đất mọc lên. Bởi vây, trong quá trình ta làm sạch nấm. Chúng ta cạo đất, rửa nước thì đã vô tình hủy hoại cấu trúc của nấm. Rất khó để bảo quản nấm lâu được. Để bảo quản tốt nhất không nên cạo lớp phấn của nấm mối đi. Muốn bảo quản lâu hơn có hai phương pháp:

Phương pháp 1:
Rửa sạch nấm, nhúng qua nước sôi khoảng 2-3 phút. Vớt ra để ráo nước sau đó để vào trong hộp kín và cho vào tủ lạnh sẽ bảo quản được 2-3 ngày.

Phương pháp 2:
Sau khi cạo sạch đất, nấm mối đen được để vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Phương pháp này bảo quản nấm từ 3-5 ngày.

b.Cách bảo quản nấm mối đen khô
Nấm mối đen khô đã loại bỏ hết phần nước của nấm nên không bị dập nát tuy nhiên khi chọn mua bạn nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, mùi thơm, không có mùi ẩm mốc.

Nấm mối đen khô được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc và côn trùng, động vật gây hại. Khi sử dụng, bạn ngâm nấm mối khô trong nước ấm khoảng 10 phút rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân và chế biến thành món ăn theo nhu cầu.

 

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng nấm Hồng Chi thái lát

Cách sử dụng Nấm Hồng Chi thái lát hiệu quả

 

cach-dung-nam-hong-chi

► Không rửa Nấm Hồng Chi thái lát trước khi nấu vì còn nguyên Bào Tử.

► Nấu lấy nước 1: Bạn lấy 5 – 7 lát, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi sôi là được.

► Phần dùng có thể cho ra ly để nguội và uống, phần nước chưa dùng bạn có thể bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất.

► Nấu lấy nước 2 và 3: Dùng lại hoặc có thể cắt nhỏ ra chút nữa và cũng cho vào nồi 1 lít nấu sôi như trên.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng Bào tử Nấm Linh Chi

Cách sử dụng Bào tử Nấm Linh Chi tiện lợi

CÁCH CHẾ BIẾN NẤM LINH CHI ĐỎ► Lấy 1 muỗng cà phê nhỏ Bào Tử cho vào nồi 1-1,5 lít nước và nấu sôi, phần dùng cho ra ly để nguội và uống.

► Phần chưa dùng bạn bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất vì Bào Tử giữ nóng càng lâu dược tính càng tốt.

► Nếu dùng ngay có thể nhích nhẹ 1 xíu cho vào ly và hòa cùng nước sôi mới nấu, khuấy đều rồi để nguội, khuấy lại trước khi uống.

Lưu ý:

 

luu-y-khi-dung-nam-linh-chi

► Bào Tử không tan trong nước, luôn khuấy thật đều mỗi khi dùng.

► Bạn nên nấu vào 10h tối và cho vào bình giữ nhiệt để dùng hôm sau là tốt nhất.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công dụng của bột cần tây Quảng Thanh

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Bí mật của loài ong

Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật. Trong bài viết, một số thông tin về loài ong này và cả thủ lĩnh của bầy: ong chúa sẽ được bật mí một cách rất chi tiết và thú vị.

Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ hay góc tường. Nếu bị ong đốt hẳn bạn sẽ không quên ghi hận với loại động vật này. Tuy nhiên, trên thực tế, ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Mỗi năm, nhờ có ong mà nước Mỹ có thể thu về 10 tỷ đô USD trong gieo trồng cây nông nghiệp. Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật.
Trong số hàng ngàn loài ong, có lẽ ong mật là được con người biết đến nhiều nhất.
Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 – 100 nụ hoa trước khi về tổ.
Một chuyến đi của ong thợ cũng phải qua 50 -100 bông hoa đang khoe sắc.
Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.
Một con ong suốt cuộc đời tạo ra lượng mật chưa bằng một thìa cà  phê.
Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Vào mùa đông, ong mật có thể sống được vài tháng.
Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.
Khi ong đốt người, người đau mà ong thì cũng bỏ mạng.
Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết. Nhưng khi tấn công các côn trùng khác, ngòi ong mật thường xuyên qua kẻ thù, và không lưu lại trên đó nên ong mật không bị mất ngòi và vẫn sống sót.
……. Và câu chuyện về bà chúa ong
Ong chúa thật sự có một cuộc sống vương giả. Không giống như ong thợ phải bay đi xa kiếm mật, ong chúa rất hiếm khi rời tổ.
Ong chúa và cuộc sống vương giả không rời xa tổ.
Trong tổ ong thường chỉ có đúng một ong chúa và bà hoàng này có kích cỡ nhỉnh hơn so với các ong thợ.Vai trò của ong chúa là đẻ trứng. Một ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng. Quả là một khả năng đáng nể!
Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.
Khi còn trẻ và có nhiều sức mạnh, ong chúa sẽ cảm nhận được con ong nào mới nở có thể trở thành ong chúa. Và tránh để bị chiếm ngôi, ong chúa sẽ theo dõi con ong non này và chích nó cho đến chết. Chỉ khi đã già yếu, khoảng hơn hai năm tuổi, ong chúa sẽ bị một con ong khác chiếm ngôi và kết thúc cuộc đời của nó.
Nếu lượng ong quá lớn, chúng có thể tách ra để tìm kiếm những vùng đất mới.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp khi dân số quá đông trong một tổ ong, con ong chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới, tự gây dựng nên một vương quốc mới của bà chúa ong.
Nguồn tham khảo : ehow
Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham quan trang trại Ong mật Rừng Tràm Long An

Mật ong tươi Hoa Tràm đến từ trại ong của chú Năm – là người đã có kinh nghiệm làm trại ong hơn 6 năm tại Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng. Được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh, trang trại ong của chú Năm nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của 1 chú ong trung bình bán kính khoảng 2-3km. Trong bán kính bay như vậy người nuôi ong không thể kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên ong mật sẽ lấy phấn hoa của tất cả các loại hoa trong quỹ đạo bay của chúng. Nên với địa hình như vậy, đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm ( được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên ) nên hoàn toàn không dính thuốc BVTV từ các loại hoa màu canh tác khác. Đây cũng chính là lí do FoodMap Team sau nhiều lần khảo sát nguồn cung mật ong từ nhiều nơi và quyết định chọn nơi này để làm chiến dịch mật ong lần này.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

10 Sự thật thú vị về ong mật

1. Ong mật  là những loài thụ phấn quan trọng cho hoa, trái cây và rau cải. Điều này có nghĩa là chúng giúp các thực vật khác phát triển! Con ong chuyển phấn hoa giữa hoa, giúp cây cho quả và hạt.

ong-mat-giup-thu-phan

 

2. Ong mật sống trong tổ ong. Các thành viên của tổ được chia thành ba loại:

Ong chúa:  Công việc của ong chúa lá sinh sản những quả trứng, trứng nở thành ong con. Ong chúa cũng sản xuất hóa chất hướng dẫn hành vi của ong khác. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn.

 

Ong thợ:  Tất cả đều là ong cái và vai trò của chúng là để kiếm thức ăn (hoa phấn và hoa quả từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ, làm sạch và luân chuyển không khí bằng cách đánh đôi cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người nhìn thấy bay quanh bên ngoài tổ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

cac-thanh-vien-ong-mat

Ong đực:  Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là kết hợp với ong chúa tạo ra con mới. Ong đực có thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn.

3. Lượng mật ong mỗi con ong hút về cả cuộc đời nó (từ 5 đến 6 tuần) chỉ được khoảng 1/10 muỗng cà phê.

mat-ong

 

4. Nếu ong chúa chết, ong thợ  sẽ tạo ra một ong chúa  mới bằng cách chọn một ấu trùng trẻ (những con côn trùng mới nở) và cho nó một thức ăn đặc biệt gọi là “sữa ong chúa”. Điều này cho phép ấu trùng phát triển thành một ong chúa mới có khả năng sinh sản.

au-trung-ong

5. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.

hoa-ong-mat-hut-mat

6. Mỗi con ong có thể phân biệt 170 mùi, có nghĩa là chúng có một khứu giác đặc biệt! Chúng sử dụng thông tin này để liên lạc trong tổ và để nhận ra các loại hoa khác nhau khi tìm kiếm thức ăn.

ong-mat-phan-biet-mui

 

7. Ong thợ sống  trung bình chỉ khoảng 5 đến 6 tuần. Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết.

tuoi-tho-ong-tho

 

8. Ong chúa có thể sống đến năm năm. Nó  bận rộn nhất trong những tháng hè, nó có thể đẻ2.500 quả trứng một ngày!

ong-chua

9. Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua  100 nụ hoa trước khi về tổ.

ong-tho-bay-bao-xa

 

10. Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.

van-toc-bay-cua-ong-tho

Nguồn : sưu tầm

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN NÔNG NGHIỆP 360 Nông nghiệp 4.0

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Anh Nguyễn Trung Duy (sinh năm 1979) ở xã Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã nghiên cứu áp dụng mô hình lấy vỏ cà phê, trấu, mụn xơ dừa và các phế phẩm nông nghiệp làm đất sạch, phục vụ canh tác cây trồng.

Bên cạnh đó, anh còn trồng rất nhiều cây cảnh có giá trị. Anh là người tiên phong ở địa phương làm giàu từ mô hình kết hợp này, với mức thu nhập mỗi năm 700 triệu đồng.

Mô hình sản xuất đất sạch

Đầu năm 2016, được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắc, anh Duy đã nghiên cứu làm đất sạch từ các phụ phẩm nông nghiệp, không tốn nhiều chi phí, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời còn tạo ra nguồn phân bón giá rẻ có thể thay thế từ 30-70% phân hoá học.

Theo anh, cứ 10 tấn vỏ cà phê thì thuê khoảng 8 công lao động từ khi ủ đến khi thành đất sạch, thời gian ủ 50 – 60 ngày. Trong khi đó, vỏ cà phê không được ủ thì phải mất gần 2 năm mới có thể đem bón cho cây.

Từ việc ứng dụng quy trình làm đất sạch, anh đã thu mua vỏ cà phê, cùi ngô, trấu trong huyện và mụn xơ dừa ở Bình Định, các tỉnh miền Tây để chế biến. Hiện anh đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ đất sạch Duy Nhất. Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn, giá bán 2,5 – 3 triệu đồng/tấn. Khách hàng chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai…, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Ông Y Thim Niê (ở Buôn Pan, xã Ea Yông) trồng hơn 2 ha cà phê, cho biết: “Từ khi sử dụng đất sạch của anh Duy, sản lượng cà phê nhân tăng lên đáng kể”.

Để biến những phụ phẩm nông nghiệp thành đất sạch, anh Duy còn sử dụng cả chất thải từ chăn nuôi, như phân heo, bò, dê, gà… ủ với men Trichoderma và than sinh học (được đốt từ trấu, lá cây, rác). Đối với những hộ chăn nuôi nhiều, anh đến tận nhà để ủ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài sản xuất đất sạch, anh Duy còn mở rộng vườn cây cảnh lên 1.000m2 với nhiều loại cây cảnh bon sai các loại được ưa chuộng như linh sam, hải châu… có giá trị kinh tế từ 3 triệu đồng lên đến trên 150 triệu đồng. Mỗi năm, từ cây cảnh sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Nguồn: TIẾN DŨNG

(Trường THPT Thực hành Cao Nguyên – Trường Đại học Tây Nguyên)