Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Chuyện về Atiso Đà Lạt

Atiso là giống cây ôn đới, vào cuối thế kỷ 19, được người Pháp mang đến Đà Lạt trồng. Đến năm 1985, Atiso được nghiên cứu và lai tạo ra nhiều giống mới, trong đó giống A85 được đánh giá cao. Cây Atiso có giá trị kinh tế cao. Tất cả thành phần của cây đều có giá trị, từ hoa, lá, thân, rễ… Trong đó, lá chính là thành phần nguyên liệu quý giá cho ngành dược phẩm, bởi chứa hàm lượng cynarine cao. Atiso, từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm đều có tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu; đặc biệt tinh chất cynarine từ atisô có tác dụng giúp đào thải cồn nhanh.

Chính vì vậy, giống cây này được coi là thần dược đối với gan và là biểu tượng của Đà Lạt.

tra-atiso-da-lat

(Nguồn: Internet)

Cây Atiso Đà Lạt là một loại thảo dược quý đối với sức khoẻ con người, atiso có tác dụng lợi mật, dưới tác dụng của hoạt chất trong cây atiso, mật không những không bài tiết nhiều hơn trong gan mà còn được thoát xuống túi mật nhanh hơn bình thường, nhờ đó, chất độc không có đủ thời gian để phá hoại lá gan.

cay-hoa-atiso

Atiso Đà Lạt là phương tiện hiệu quả hỗ trợ phòng chống biếng ăn, hỗ trợ điều trị đau bụng trong triệu chứng đường ruột quá nhạy cảm. Với người cao tuổi, Atiso Đà Lạt là liều thuốc hỗ trợ nhuận trường lý tưởng, an toàn khi dùng lâu dài.

Atiso Đà Lạt còn có công năng hỗ trợ hạ chất mỡ trong máu thông qua cơ chế tác dụng kép vừa mạnh về cường đô, hài hoà về tính hữu tương, một mặt Atiso ức chế uy trình tổng hợp cholesterol trong gan để ngăn không cho chất này bội tăng một cách đột biến.

tra-hoa-atiso

Hoa Atiso là loại hoa quý, vừa có thể làm thuốc, vừa có thể làm rau nhưng chỉ có 2 mùa trong năm, 1 mùa ngắn vào tháng 8 và mùa dài vào tháng 1 dương lịch. Để có thể sử dụng quanh năm và dễ dàng bảo quản, hoa Atiso được sắt khô dạng lát mỏng. ​​

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Rơm tươi (Búp)

Cách sử dụng Nấm Rơm tươi

cach-su-dung-nam-rom

 

Cách sơ chế:

► Dùng kéo/dao bén cắt nhẹ phần gốc.

► Chỉ rửa sơ bằng cách đưa nhẹ nấm vào vòi nước rồi chà tay nhẹ sơ qua để trôi bụi.

► Cắt đôi nấm ra trước khi chế biến.

Lưu ý: Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Rơm tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Rơm tươi vô cùng đơn giản, dễ làm như làm các món xào, canh, soup… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Nấm Rơm kho tiêu xanh

► Nấm xào chay

► Gà nấu nấm

► Súp nấm… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Rơm tươi tốt nhất

Mua về bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất, vì hạn sử dụng của Nấm Rơm chỉ 2 ngày. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 16-18 độ. Tốt nhất 2 ngày đầu.

Nếu chưa dùng ngay trong 2 ngày, bạn có thể trụng sơ qua nước sôi 1-2 phút, cho vào hộp rồi bỏ tủ lạnh và vẫn có thể giữ được thêm 2-3 ngày nữa. Nấm Rơm khá khó tính trong việc bảo quản.

Chuyên mục
Đặc sản ngon RÌ VIU

Nhận xét của khách hàng về Gạo Ngon Tâm Việt – Gạo ST24

NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG VỀ GẠO ST24 – GẠO TÂM VIỆT?

Trước khi chạy chiến dịch, FoodMap Team đã tiến hành gửi mẫu khảo sát cho hơn 10 khách hàng thân thiết để phản ánh chất lượng gạo. Thật may mắn hầu hết điều cho cảm nhận tốt như gạo thơm, ngọt và dẻo. Đây là một động lực lớn để FoodMap Team mạnh dạn chạy chiến dịch gạo trong lần này. Cảm ơn những khách hàng đã tin yêu FoodMap trong thời gian qua!

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

Quy trình canh tác gạo ST24 Tâm Việt

QUY TRÌNH CANH TÁC

Vụ mùa: 01 năm / 02 vụ.

Mô hình: Vườn ao ruộng chuồng

– Vườn: Cây tán cao, cây địa phương, cây ăn quả, cây thảo dược (sả)

– Ao: Ao nuôi cá, ao lọc nước

– Ruộng

– Chuồng: Chuồng vịt, gà, heo

mo-hinh-ket-hop

 

Quy trình sản xuất:

01. Xây dựng hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên trang trại Tâm Việt được quy hoạch – thiết kế hệ thống môi trường trú ẩn với bờ bao, mương nước, các tầng – tán cây bụi, cây dược liệu…đảm bảo cho các loài động, thực, vi sinh vật cùng tồn tại phát triển và cân bằng nhau. Dựng lên những hàng rào sinh học tự nhiên giúp tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa.

02. Xử lý nguồn nước

Ở khu vực có độ cao lớn nhất, bố trí ao lắng đầu nguồn, nước bơm từ kênh bên ngoài được lắng lại rồi mới xả vào ao thứ 2 (ao nuôi cá, và bèo). Tiếp tục được thả vào đường mương nước.
lọc nước hiệu quả của tự nhiên là lục bình, rau muống và sen. Trên các đường mương – Tiếng thả rau muống tự nhiên – hệ thống rễ của rau muống sẽ hút lọc các loại hóa chất tồn dư trong nước.

03. Xử lý cỏ dại

Trong xuyên suốt quy trình canh tác, nước được sử dụng để diệt ém cỏ dại (cỏ mầm, cỏ cây, và nhổ cỏ bằng tay) trong giai đoạn gieo sạ .

04. Xử lý sâu bệnh

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nền ruộng để phòng – khống chế bệnh đạo ôn cho lúa.
Sử dụng nước, vịt, cá để diệt các loại sâu, rầy hại lúa bằng cách tính toán lịch di cư – đẻ trứng trong vòng đời của sâu bệnh.

05. Nuôi đất

Nghỉ đồng, thay vì một năm 03 vụ, giảm còn 02 vụ để đất có thời gian nghỉ ngơi, và phân giải các chất hữu cơ. Trả lại rơm cho đất, bơm nước, vùi lấp tạo ra lượng sinh khối là môi trường và thức ăn cho các loại giun trùn, vi sinh vật giúp phân hủy và trả lại lượng hữu cơ tự nhiên.

Xả rút nước trong đồng ruộng trong thời gian canh tác và thời gian xả đồng, cá sẽ đi ăn một lượng lớn côn trùng, vi sinh vật và thải lại phân với hàm lượng đạm cao bổ sung cho đất trở thành một phần dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, điều tiết nước, thả vịt theo tuổi lúa vịt sẽ ăn ốc bươu, côn trùng và cũng sẽ thải lại một lượng phân, ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong phân vịt đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các các chủng vi sinh vật cải tạo môi trường đất.

Quan sát các giai đoạn lúa phát triển, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ sử dụng phân cá vi sinh để bổ sung.

ruong-lua

 

Chế biến:

– Chế biến tự xay xát , đóng gói gạo thủ công, hạt gạo không đẹp nhưng còn chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên của các vitamin.

– Không đánh bóng, làm mất hết lớp cám của hạt gạo.

– Không dùng chất bảo quản, chống mối mọt.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo vị cho hạt gạo.

quy-trinh-che-bien

 

Đóng gói, bảo quản:

– Đóng gói hút chân không, mở gói sử dụng trong vòng 2 tháng, đậy kín và để nơi thoáng mát.

– Hạn sử dụng: 03 tháng

 

gao-sau-khi-dong-goi-can-than

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ VỀ GẠO CANH TÁC TỰ NHIÊN LIỆU CÓ ĐÚNG?

NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ VỀ GẠO CANH TÁC TỰ NHIÊN LIỆU CÓ ĐÚNG?

Cùng Foodmap điểm qua vài phép so sánh giữa gạo canh tác tự nhiên và gạo thường nhé!

#1: Xét về độ an toàn

Đối với người tiêu dùng gạo là mặt hàng nông sản quan trọng, cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của con người. Do đó, cần đảm bảo gạo được sản xuất ra thị trường là nguồn nguyên liệu sạch, không chứa các loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Và dù là gạo canh tác tự nhiên hay gạo thường vẫn đạt chuẩn an toàn cho người tiêu dùng.

#2: Quy mô

Gạo thông thường được tổ chức sản xuất lớn, đại trà. Tuy nhiên, với loại gạo canh tác tự nhiên, do được sản xuất bằng phương pháp canh tác truyền thống nên chỉ ở quy mô nhỏ, tập trung.

#3: Phân bón

Đối với các loại gạo thông thường, vì được sản xuất với quy mô lớn nên để giữ cho hạt gạo vẫn có chất lượng tốt, năng suất cao, người ta thường sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhưng vẫn tuân theo quy định của Bộ y tế. Tuy nhiên, đối với gạo canh tác tự nhiên, được canh tác không qua dùng hóa chất, do đó, người nông dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và không sử dụng thuốc trừ sâu.

#4: Khả năng tiêu hóa

Nhờ được canh tác không hóa chất nên loại gạo canh tác tự nhiên có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn các loại gạo thông thường khác vì không có dư lượng độc hại còn tồn đọng trong đó.

#5: Bảo quản

Nhược điểm của phân bón hóa học là làm cho hạt cơm bị nguội bị se cứng và dễ thiu. Bạn hãy thử để riêng một chén cơm nguội với thời gian đủ dài (khoảng 18 tiếng) hay qua đêm ở nhiệt độ phòng (để thử độ thiu) hoặc trong tủ lạnh (để thử độ khô cứng). Nhưng, với loại gạo canh tác tự nhiên thì chỉ bị hơi khô một lớp mỏng bên trên còn bên dưới vẫn mềm, dẻo như mới nấu và thời gian ôi thiu cũng lâu hơn.

#6: Sự tiện lợi

Gạo thường được sản xuất đại trà nên bạn có thể dễ dàng mua chúng ở bất kì đâu dù là siêu thị, chợ, cửa hàng gạo hay tạp hóa,… Khác với sự thuận lợi đó, gạo canh tác tự nhiên lại khó tìm mua hơn ở những cơ sở uy tín với sự tràn lan của thị trường gạo hiện nay.

Thấu hiểu được nỗi niềm đó, từ hôm nay, tại Foodmap đã có Gạo ST24 – “GẠO NGON TỪ ĐẤT – GẠO CHẤT TỪ TÂM” nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngon – ăn sạch của người tiêu dùng Việt Nam hiện đại.

Chuyên mục
Khoẻ đẹp mỗi ngày Món chay Món chính

Khám phá món ngon từ hạt sen

CÁC MÓN ĂN TỪ HẠT SEN

Hạt Sen coi vậy nhưng rất dễ kết hợp và nấu trong những bữa ăn hằng ngày của gia đình, hãy để Foodmap bật mí giúp bạn một số món để bạn chuẩn bị cho gia đình bữa ngon tuyệt vời cuối tuần này nha! Dưới đây là một số món mà Foodmap vừa thu thập được nè, vừa dễ, vừa ngon lại vừa tiện lợi nữa đó!!!

Chè Hạt Sen

Với thời tiết nóng của Sài Gòn như hiện nay thì món chè hạt sen này là thức giải khát thú vị rất “đúng thời điểm”. Còn gì tuyệt hơn khi đi làm về căng thẳng mệt mỏi và có món chè này để dùng đúng không? Đây là món ăn mát, bổ và giúp ngủ ngon hơn nếu như bạn đang bị chứng mất ngủ đó!

Ngoài ra, nếu muốn đổi vị, bạn có thể nấu chè hạt sen với long nhãn nhé! Cách nấu món này cũng không hề phức tạp mà nó còn giúp bổ huyết dưỡng tâm an thần và làm nhu nhuận da nữa!

che-hat-sen

 

Cháo Hạt Sen Bạch Quả

Món chay nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng và độ thơm ngon hấp dẫn! Hạt cháo dẻo thơm, hạt sen chín mềm, bạch quả dai dai kết hợp độ giòn cà rốt và nấm tạo cho món cháo vị ngọt thanh tự nhiên. Hạt sen và bạch quả rất bổ dưỡng, kết hợp trong món cháo dễ ăn, thích hợp cho tất cả thành viên trong gia đình.

chao-hat-sen

 

Canh Hạt Sen Chân Giò

Một món ngon hấp dẫn bổ sung đầy đủ chất giúp tăng cường sức khỏe, do đó rất thích hợp tẩm bổ cho những người mới bị ốm xong. Dùng hạt sen để hầm chân giò và thêm một chút hương liệu thuốc bắc (tùy thích) là bạn sẽ có món canh thơm ngon bổ dưỡng.

canh-chan-gio-hat-sen

 

Canh Sườn Hạt Sen

Món canh thanh mát, giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Hạt sen giúp ngủ ngon, thêm bắp non, bông cải, cà rốt, nấm giàu vitamin các loại thích hợp cho mọi thành viên trong gia đình. Thật tuyệt khi thưởng thức nước canh trong veo mà ngọt xương cùng rau củ mềm, thịt sườn non thấm vị vào những ngày trưa nóng như thế này thì còn gì bằng!

canh-suong-hat-sen

 

Đậu Hủ Nhồi Hạt Sen

Nếu bạn đã ngán với những món chay quen thuộc rồi thì để Foodmap mách bạn món mới ăn thử nhé! Đó là món đậu hủ nhồi hạt sen nè. Nghe có vẻ lạ nhỉ, tuy là món chay nhưng hứa hẹn sẽ rất thơm ngon mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đó nha! Các bạn dùng thử rồi nhắn cho Foodmap biết với nha!

 

dau-hu-nhoi-hat-sen

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Những dược tính của sen mà bạn nên biết!

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Sen Huế cùng FoodMap

Mời các bạn thưởng thức bộ ảnh về Sen Huế mà FoodMap Team thu thập được nhé:

dam hoa sen hue

bong hoa sen

bong hoa sen hong

dam hoa

dam hoa sen ơ hue

hoa sen trang

dm hoa sen trang

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng Nấm Linh Chi Đỏ thái lát

Cách sử dụng Nấm Linh Chi đỏ thái lát hiệu quả

nam-linh-chi-do

 

► Không rửa Nấm Linh Chi thái lát trước khi nấu vì còn nguyên Bào Tử.

► Nấu lấy nước 1: Bạn lấy 5 – 7 lát, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi sôi là được.

► Phần dùng có thể cho ra ly để nguội và uống, phần nước chưa dùng bạn có thể bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất.

► Nấu lấy nước 2 và 3: Dùng lại hoặc có thể cắt nhỏ ra chút nữa và cũng cho vào nồi 1 lít nấu sôi như trên.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Bạch Tuyết tươi

Cách sử dụng Nấm Bạch Tuyết tươi

cach-dung-nam-bach-tuyet

Sơ chế nấm bằng cách:

► Dùng kéo/dao bén cắt nhẹ phần gốc (còn bám đất)

► Chỉ rửa sơ bằng cách bỏ vào thau nước, đảo nhẹ tay rồi để ráo.

► Tách lẻ thành từng chùm nhỏ hay từng cây nấm đơn lẻ.

LƯU Ý KHI SƠ CHẾ NẤM:

Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Bạch Tuyết tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Bạch Tuyết đơn giản, như làm các món xào, canh, lẩu, cháo, súp,… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Canh Nấm Bạch Tuyết với bí xanh/cà chua cay/thịt bò

► Thịt gà kho Nấm Bạch Tuyết

► Nấm Hải Sản chiên trứng/xào thịt

► Mì nấu nấm chay

► Lẩu Nấm Hải Sản

► Trứng chiên Nấm Hải Sản… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Bạch Tuyết tươi tốt nhất

Mua về nếu cắt bịch ra rồi bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 1-3 độ theo thời gian sử dụng in trên bao bì (thường 30 ngày tùy loại). Tốt nhất 10-20 ngày đầu.

cach- bao-quan-nam-bach-tuyet

Khi lấy nấm ra để chế biến nhưng dùng không hết, nếu chưa ngâm nước bạn có thể cho phần nấm vào lại túi và bỏ lại vô tủ lạnh. Nếu đã ngâm/rửa nước bạn nên dùng hết để không bị nhũn nấm.