Giống vải u hồng có nguồn gốc từ Hải Dương, là giống vải chín sớm có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích hợp với nhiều loại đất trồng như vùng đất nhẹ, đất pha cát, pha sét. Quả khi chín có màu đỏ hồng hình trái tim, cuống quả sâu xuống dưới, vải quả nhô cao nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ U (nên có tên là vải U Hồng).
Tìm hiểu về đặc điểm của vải u hồng
Giống vải này có đặc điểm phát triển ít, cành tăm hương, cành thưa. Lá to, dài và có màu xanh sáng. Cây sinh trưởng mạnh. Cuống hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ lớp lông màu nâu.
Quả mọc thưa và khoe quả. Thuộc nhóm giống có quả to trung bình, khối lượng 30-35 quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi còn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Năng suất cùng độ tuổi trung bình thường bằng 2/3 so với giống vải chính vụ, năng suất khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
CHỌN GIỐNG VẢI U HỒNG
Giống vải nhân giống bằng hạt, ghép và chiết cành. Chiết cành là phương pháp phổ biến nhất: Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 8 – 15 năm. Chọn cành khoẻ, đường kính 1 – 1,5 cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng, còn cây ghép thì có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhanh được cho quả.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VẢI U HỒNG
Chọn đất trồng vải u hồng
Giống vải u hồng là giống vải không kén đất bà có có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau nhưng quan trong bà con phải chọn những nơi đất dễ thoát nước, tránh ngập úng kéo dài.
Thời vụ và mật độ trồng vải
Thời vụ trồng vải từ tháng 3 – 4 và vụ Thu trồng tháng 8 – 9. Mật độ trồng là 5m x 5m là thích hợp nhất, với khoảng cách như vậy bà con có thể trồng 400 – 450 cây/ha.
Hố trồng và bón lót cho cây vải
Bà con đào hố trồng với kích thước như sau 50cm x 50cm x 50cm, trước khi trồng 1 tháng bà con bón lót khoảng từ 15 – 25kg phân chuồng u hoai mục + 1kg lân lấp kín miệng hố.
Trồng vải u hồng
Khi trồng bà con đào hố đã bón lót sẵn đặt cây giống vải u hồng xuống rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc theo hình chữ X, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc và bà con hãy tưới đẫm nước cho cây trồng.
Bón phân cho cây vải
Bón phân cho cây bà con chi làm các đợt như sau:
– Đợt 1: Từ tháng 9 – 12, bón 100% phân chuồng + 50% lượng đạm + 50% lượng lân.
– Đợt 2: Bà cón bón từ tháng 11 – 12, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 50% lượng đạm+ 40% lượng lân + 50% lượng kali.
– Đợt 3: Tháng 3 – 4, bón hết số phân cần bón trong năm. Từ năm thứ 4 trở đi bà con tăng lượng bón cho cây sao cho hợp lý.
CÔNG DỤNG HẠT CACAO MẬT HOA DỪA
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Dùng trực tiếp như một loại hạt, hoặc dùng kèm như một loại gia vị trong nấu ăn hoặc pha chế.
– Dùng kèm với café, sữa chua, sinh tố, kem lạnh, bánh quy …
– Dùng kèm như 1 loại gia vị trong món hấp, xào hoặc trộn xà lách …
Lợi Ích Của Chanh Dây
Lợi ích của Chanh dây :
► Tăng cường miễn dịch: Chanh leo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch với lượng dồi dào vitamin C (100 gram trái cây chứa 30 miligam vitamin C), chất chống oxy hóa và một số hợp chất khác giúp làm giảm các gốc tự do khỏi cơ thể, tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch.
► Tốt cho tiêu hóa: Chanh leo có chứa chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, giúp làm sạch ruột và giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Một ly chanh leo có thể giúp chữa khó tiêu trong những ngày ăn uống nhiều dịp Tết.
► Tốt cho tim mạch: Chanh leo rất giàu flavonoid và axit phenolic giúp bảo vệ trái tim của bạn. Nó cũng có khả năng kiểm soát mức cholesterol bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Cholesterol xấu gây tắc nghẽn các động mạch và làm tăng căng thẳng cho tim của bạn.
► Hỗ trợ giảm cân: Đây là một trong những loại trái cây hoàn hảo để giảm cân vì nó có lượng calo, chất béo và natri thấp. Mỗi khẩu phần chanh leo (100 gram) chỉ chứa 97 calo.
Bảo Quản Bơ Booth Sau Khi Chín
Khi đã ủ bơ chín rồi, thì làm sao giữ bơ được chín lâu hơn? Để FoodMap mách cho bạn nhé:
– Khi bơ chín (chín tới không phải chín quá) mà bạn chưa kịp ăn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh trái bơ chín đó rồi tiếp tục bọc xung quanh quả bơ 2 lớp giấy báo và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy trái bơ sẽ để được lâu hơn khoảng 4-5 ngày.
❌ Nếu không bảo quản tốt bơ sẽ bị làm sao?
Nếu như không được bảo quản tốt bơ sẽ rất dễ bị những vấn đề dưới đây:
Thối đầu, hoặc thối nửa quả luôn. Do bơ bị sốc nhiệt hoặc phần cuốn của bơ tiếp xúc với môi trường độ ẩm thấp dẫn đến phần đó thừa nước
Chín không đều do sốc nhiệt cao hoặc bơ yếu
Chín quá, chín đen
Bơ chín quá
Chín đen nửa quả
Một số biểu hiện khác: dập, nát…
Bơ sờ cứng bên ngoài nhưng bên trong đã chín
Bơ chín bình thường nhưng ở trong bị hỏng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
1. Bơ được chuyển từ Dak Lak ra HN, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vị trí này cũng khá là cao (mặc dù HN đang vào thu nhưng em nghe đk là vẫn còn nắng và khá nóng) dễ dẫn đến bơ bị sốc nhiệt
2. Bơ để chín quá sẽ dẫn đến thối thôi – cái gì chả vậy già quá thì phải… để chuẩn bị cho một quá trình tái sinh mới.
3. Không quan tâm, bảo quản không kĩ.
Lưu ý
Nếu bơ bị thúi đầu thì cắt bổ phần thúi đi thôi còn các chỗ bình thường vẫn ăn được.
Cắt đoạn thúi đi rồi ngâm mặt cắt vào nước muối khoảng 2phut để bơ không bị thâm.
Nhớ cắt bơ ra rồi mà nó chưa có chín thì bôi một lớp dầu ăn lên và úp nó lại rồi bọc vào giấy, túi giấy, túi nylon và ủ tiếp thôi.
Để FoodMap gợi ý cho bạn cách bảo quản và ủ bơ mà FoodMap thu thập được thông tin nhé:
Bạn nhớ là khi nhận được bơ thì hãy làm theo những bước sau đây nhé. Bơ ủ thường 4 – 5 ngày là ăn được rồi ạ.
1. Đem bơ đi rửa bằng nước nước sạch và ngâm bơ trong nước khoảng 10 phút
(Xả nước ngập bơ và ngâm trong 10 phút để bơ ổn định thân nhiệt)
2. Lau khô bơ, để ở nơi khô ráo, cho phần cuốn quay xuống dưới nhé, hạn chế để bơ đè lên nhau nhiều lớp. Có thể để bơ trong thùng cattong kín có đục lỗ, hoặc thùng xốp có đục lỗ và có nắp đậy nhé
(Để bơ nơi khô ráo, không để bơ chồng lên nhau hoặc để bơ chung với những trái bơ cu bị thối đầu vì như vậy bơ sẽ dễ bị lây nấm với các loại vi khuẩn vì quả bơ cũ)
3. Một ngày xịt nước cho bơ 2- 3 lần, hoặc lấy khăn ẩm (vắt kiệt nước) ủ lên và nhớ đổi măt bơ khi xịt hoặc ủ khăn. Ngày kiểm tra khăn 2 lần, nếu khăn khô thì tiếp tục làm khăn ẩm (nhớ là phải ráo hết nước) rồi đổi mặt bơ phủ lên mặt mới đổi. Và dùng 2-3 quả chuối chín, quả táo để cùng bơ nhé, chuối và táo sẽ thải ra khí ethylene chứa trong trái chín để giúp bơ chín đều và nhanh hơn
(Trái bơ đang chuyển sang giai đoạn chín, màu xanh chuẩn bị ngả sang màu xanh vàng và da bị nhăn vào một chút)
4. Để ý bơ xíu, nếu trái bơ đã chuyển sang trạng thái mềm mềm rồi thì triển nó luôn đi đừng để nó mềm quá là bơ đã bắt đầu bị chín quá ăn không ngon đâu
Không được để bơ trong tủ lạnh khi bơ chưa chín nhé , bơ chỉ chín ở nhiệt độ thường thôi (23-26 độ), để tủ lạnh rồi nó hông chín được là tiêu luôn đó. Nếu bơ có bị héo nhưng vẫn chưa hư đầu thì bạn cứ để bơ chín tiếp nhé. Vì bản chất của việc bơ bị héo là do phần cơm cần nước để chín nên đã lấy hết nước của phần vỏ nhé.
Cách làm này để bơ không bị mất nước, lại còn giúp trái bơ chín đều. Đảm bảo bơ chín mà vỏ vẫn căng bóng không thối đầu, không bị héo. Khoảng sau 4 ngày ủ bơ bắt đầu chín, và khi chín bơ chuyển sang màu xanh ngả vàng. Thường để khoảng 7 ngày thì bơ sẽ chín ngon hơn đó!
Cách pha Trà Olong
CÙNG FOODMAP XEM BỘ ẢNH RẤT DỄ THƯƠNG VỀ TRÀ CỦA MỘT NGƯỜI BẠN NHÉ ! VIDEO PHA TRÀ Ở BÊN DƯỚI NHÉ CẢ NHÀ !
Sau đây là một clip ngắn để giúp mọi người hiểu hơn về một cách pha trà olong nhanh chóng nhưng lại đảm bảo hương vị thuần nguyên của trà nhé.
Câu chuyện về Trà Olong
NGƯỜI XƯA CÓ CÂU : ” KHÁCH ĐẾN NHÀ KHÔNG TRÀ CŨNG BÁNH”. TỪ NGÀN XƯA, UỐNG TRÀ KHÔNG NHỮNG ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ THÚ CHƠI TAO NHÃ MÀ CÒN LÀ THỨC UỐNG DÙNG ĐỂ ĐÃI KHÁCH.
Trà ô long được trồng từ vùng nào?
Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Có một điều không phải độc giả nào cũng biết là tất cả các loại trà như trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long)… đều được chế biến từ loài này. Sau khi được hái về, tùy vào quy trình chế biến ở mức độ ô-xy hóa khác nhau mà ta sẽ có được những sản phẩm trà với tên gọi khác nhau. Như trà đen là trà được cho lên men hoàn toàn rồi sấy khô, trà xanh là trà tươi không cho lên men, trong khi đó trà ô long (còn gọi là trà đỏ) là trà xanh được lên men nửa chừng. Nhờ quy trình bán lên men, lượng men trong trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng như các vấn đề về gan và thận.
Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng.
Quy trình chế biến trà ô long
Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô Long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Những lợi ích từ trà ô long
Trà ô long là trà xanh được lên men nửa chừng nên giữ được hương vị thanh khiết riêng và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…
Theo Huyền Phạm – Dân trí
MĂNG KHÔ TÂY BẮC – QUÀ TẶNG ĐỘC ĐÁO NGÀY TẾT
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình có đến 3/4 diện tích đất canh tác là rừng, măng là giống mọc tự nhiên trong rừng. Măng mọc quanh năm ở các vùng triền đồi, núi nhiệt đới. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ, măng mọc nhiều chủ yếu ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi… Cứ vào những ngày cuối mùa hè, người dân trong bản lại rủ nhau vào rừng hái măng về ăn và đem bán. Măng trở thành món ăn thường trực trên mỗi mâm cơm và sau đó chế biến thành măng khô rồi đem bán.
Măng khô chế biến từ măng tươi được phơi kiệt và sấy khô hoàn toàn tự nhiên. Măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo, măng sẽ được nắng, màu sắc vàng rộm tự nhiên. Thời tiết không thuận lợi và ít nắng, người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô. Khi măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng, người ta mới xẻ măng ra thành từng miếng phơi thêm lần nữa, sau đó mới đem bán. Chính vì thế, măng khô thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khói bếp. Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và nguyên gốc. Dù là phơi nắng hay gác bếp, các sản phẩm măng khô ở tỉnh ta vẫn đảm bảo mùi vị, màu sắc đặc trưng, không thể lẫn được với măng ở những địa phương khác. Khác với măng tươi, măng đắng, măng khô được chế biến hết sức cẩn thận, hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên. Đặc biệt, do cách trồng và chế biến thủ công truyền thống, măng đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Măng được thu hoạch về, ngoài bán luôn thành măng tươi và chế biến măng đắng, người ta đem luộc rồi phơi măng để chế biến măng khô đem bán, nhất là vào giai đoạn gần Tết.
Theo tìm hiểu, măng ở tỉnh ta thường có 4 loại: măng trúc, nứa, vầu, bương. Trong đó, măng trúc nhỏ và nhọn, ăn giòn. Măng nứa và vầu mềm hơn. Thường có hai loại măng khô là măng khô lưỡi lợn và măng khô xé sợi. Măng lưỡi lợn là loại măng củ, được bổ miếng và sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và được hầm với thịt, xương, chân giò… Măng xé sợi là măng tươi được tước nhỏ thành những sợi mỏng rồi đem phơi khô, hong qua khói bếp nên có màu nâu đậm, mùi ngai ngái. Với loại măng này có thể ngâm với nước ấm qua đêm, rửa sạch cho lên bếp luộc chừng 15 phút, rửa lại bằng nước lã khoảng 3-4 lần là có thể sử dụng để chế biến món ăn, phổ biến nhất là măng xào miến với lòng gà.
Để chọn được loại măng khô ngon, an toàn, các bà nội trợ thường chọn loại măng có màu nâu vàng, đường vân tỉ mỉ, rộng bề, thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nếu là măng non lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
Đã từ rất lâu, măng tỉnh ta được nhiều người biết đến. Người ta mua măng về làm quà, đi biếu người thân hay dùng trong ngày Tết. Lên Hòa Bình mùa này, đặc biệt về các huyện như: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn chúng ta rất thích thú với những gùi măng được các bà con xếp thành hàng ở dưới nhà sàn, chuẩn bị đem ra chợ bán. Đó cũng chính là một trong những hình ảnh đặc sắc, đặc trưng của núi rừng Hòa Bình.
Để có được những sản phẩm măng khô thơm ngon, hấp dẫn như thế, chúng ta không thể không nhắc tới công việc hái măng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa biết bao nhọc nhằn, vất vả của bà con. Vì măng thường mọc ở địa hình khá phức tạp, do đó, bà con gặp khá nhiều vất vả. Những tai nạn do những gai tre đâm phải, trượt chân, té ngã trong lúc đi rừng hái măng vẫn xảy ra. Những bụi cây rậm rạp sau những đợt mưa cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như muỗi, rắn, rết, vắt… vì thế, bà con luôn phải luôn thận trọng với việc đi hái măng rừng.
Theo Mục Hương vị quê nhà của vovworld
Xuất xứ ở vùng Viễn Đông từ khoảng 2000 năm trước và được người Trung Quốc gọi là “Thuốc tiên bất tử”, kombucha là thức uống có nhiều lợi ích tuyệt diệu cho sức khoẻ.
Kombucha là thức uống lên men từ trà đen và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong) được sử dụng như một thực phẩm chức năng . Đồ uống này có các vi khuẩn và men làm kích thích quá trình lên men khi kết hợp với đường.
Sau khi lên men, kombucha chứa giấm, vitamin nhóm B, enzyme, probiotic (vi khuẩn và nấm men có tác dụng tích cực lên hệ tiêu hoá) và có hàm lượng cao axit (acetic, gluconic và lactic) với nhiều công dụng với sức khỏe.
7 lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của trà kombucha
Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược Thực phẩm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia nói rằng: “Kombucha có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và hồi phục sức khoẻ thông qua 4 đặc tính chính là thải độc, chống oxy hoá, tăng cường năng lượng và thúc đẩy hệ miễn dịch”.
Kombucha là thức uống lên men từ trà đen và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong) được sử dụng như một thực phẩm chức năng . Đồ uống này có các vi khuẩn và men làm kích thích quá trình lên men khi kết hợp với đường.
Sau khi lên men, kombucha chứa giấm, vitamin nhóm B, enzyme, probiotic (vi khuẩn và nấm men có tác dụng tích cực lên hệ tiêu hoá) và có hàm lượng cao axit (acetic, gluconic và lactic) với nhiều công dụng với sức khỏe.
7 lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của trà kombucha
Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược Thực phẩm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia nói rằng: “Kombucha có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và hồi phục sức khoẻ thông qua 4 đặc tính chính là thải độc, chống oxy hoá, tăng cường năng lượng và thúc đẩy hệ miễn dịch”.
1. Thải độc
Tính năng thải độc của kombucha thật sự hiệu quả. Nó có thể trung hoà độc tính trong tế bào gan.
Trong một nghiên cứu, mặc dù tiếp xúc với độc tố nhưng các tế bào gan vẫn được bảo vệ chống lại tổn thương oxy hoá và thực sự duy trì chức năng sinh lý thông thường.
2. Hỗ trợ tiêu hoá
Các chất chống oxy hoá trong loại trà cổ đại này giúp trung hoà các gốc tự do. Kombucha còn chứa hàm lượng cao các probiotic và enzyme có lợi.
Một số nghiên cứu cho thấy kombucha có khả năng phòng ngừa và làm lành các tổn thương ở ruột và vết loét dạ dày. Ngoài ra, kombucha có vi khuẩn nhưng là các loại có lợi, chống lại các vi khuẩn có hại trong bộ máy tiêu hoá.
Cho con giống SCOBY vào bình trà đã pha.
3. Bổ sung năng lượng
Khả năng kombucha bổ sung năng lượng cho người uống là do sắt giải phóng từ trà đen trong quá trình lên men. Kombucha cũng chứa caffeine (dù lượng rất nhỏ) và các vitamin nhóm B có thể tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.
4. Tăng cường miễn dịch
Nhờ khả năng kiểm soát các gốc tự do, kombucha làm cân bằng hệ miễn dịch. Có bằng chứng lâm sàng cho thấy quá trình lên men kombucha làm hình thành chất chống oxy hoá mạnh là D-saccharic acid-1, 4-lactone (DSL) giúp giảm mất cân bằng oxy hoá và các tình trạng ức chế miễn dịch.
Các nhà khoa học cho rằng DSL và vitamin C có trong kombucha là bí quyết giúp loại trà này chống lại các tổn thương tế bào, bệnh viêm nhiễm, khối u và trạng thái suy giảm miễn dịch.
5. Cải thiện khớp, giảm vết nhăn da
Kombucha chứa glucosamines giúp tăng cường hoạt động sản sinh ra axit hyaluronic hoạt dịch, từ đó duy trì collagen và chống lại các cơn đau khớp. Cùng cơ chế như vậy, nó cũng hỗ trợ duy trì collagen cho toàn bộ cơ thể và giảm nhăn da.
6. Phòng chống ung thư
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Các câu chuyện Ung thư (Cancer Letters) phát hiện axit glucaric có trong kombucha làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Báo chí còn đưa tin Tổng thống Reagan uống kombucha hàng ngày để hỗ trợ cho cuộc chiến chống ung thư dạ dày của mình.
7. Giảm cân
Từ năm 2005 đã có nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy kombucha cải thiện quá trình trao đổi chất và hạn chế sản sinh chất béo. Kombucha cũng có thể giúp giảm cân vì chứa hàm lượng cao axit acetic và các polyphenol.
Cách làm kombucha
Con giống SCOBY là nấm con giống, có cấu trúc như thạch jelly màu trắng đục. Đây không chỉ là một loại nấm mà là một hỗn hợp cộng sinh với các vi khuẩn và nấm men. Nó gần giống với nguyên liệu làm ra giấm.
Bạn có thể thêm các hương vị cho kombucha như chanh tươi, gừng. Bạn có thể thêm các loại nước ép này sau khi kombucha đã lên men xong, hoặc 1-2 ngày trước khi hoàn thành lên men để mùi vị đậm đà hơn.
Lưu ý sử dụng các loại hương liệu tự nhiên và ít đường.
Xem thêm video làm Kombucha ở đây nhé mọi người !