Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Công Dụng Hành Lý Sơn

15 CÔNG DỤNG VÀNG CỦA HÀNH TÍM LÝ SƠN

Nguồn: chinhgoc.vn

Cùng với tỏi Lý Sơn, hành tím Lý Sơn cũng là một trong loại đặc sản được trồng nhiều nhất ở đất đảo Lý Sơn và trở thành một thương hiệu nổi tiếng bao lâu nay. Hành tím Lý Sơn là loại củ nhỏ đều không to như hành tím Trung Quốc. Vỏ màu tím nhạt, không hăng, cay dịu nhẹ mà đặc biệt là cực kỳ thơm ngon và thịt chắc.

 

Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng như một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học.

 

Về công dụng của hành, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh hành tím có công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe.

 

1. Loại bỏ cholesterol xấu

  • Hành tím giúp loại bỏ cholesterol xấu – vốn thường dẫn đến đột quỵ và các cơn đau tim ra khỏi cơ thể. Hành tím còn giúp duy trì hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa bệnh tim mạch.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

  • Chất flavonoids tìm thấy trong hành tím hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn các khối u hình thành và phát triển, đồng thời thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhất là vào thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.​

 

3. Tốt cho gan, tim

  • Củ hành có chứa một lượng lớn lưu huỳnh nên là thực phẩm đặc biệt tốt cho gan. Ăn khoảng nửa củ hành tím mỗi ngày có tác dụng hạ mức độ cholesterol xấu LDL, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ

 

4. Ngừa thiếu máu, giảm viêm

  • Do chứa lượng sắt dồi dào nên khi cơ thể hấp thụ hành tím có thể giúp đối phó với chứng thiếu máu. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy gia vị này có tác dụng giảm các triệu chứng viêm khớp và gút rất hữu hiệu.

5. Ngừa ung thư

  • Hợp chất quercetin tìm thấy dồi dào trong hành tím đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và làm giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

6. Ổn định huyết áp, giảm sốt

  • Củ hành có công dụng hạ huyết áp một cách tự nhiên. Mặt khác, đánh tan các cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh. Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng có trong hành giúp thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi.

 

7. Chống loãng xương

  • Trong hành chứa các hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.

 

8. Chống đông máu

  • Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterol và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

 

9. Chống viêm, nhiễm khuẩn

Các chất chống viêm có trong hành tím rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella và E.coli. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc chống bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

 

 

10. Tốt cho huyết áp

  • Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

 

11. Phòng chống ung thư ruột kết

  • Fructo-oligosaccharides kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.​

 

12. Táo bón và đầy hơi

  • Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

 

13. Tiểu đường, lợi tiểu và làm sạch máu

  • Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của người bị bệnh tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
  • Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, bệnh gút và viêm khớp.

 

14. Chữa ù tai

  • Trong một số nền văn hóa, người ta thường nhúng bông vào nước ép hành, sau đó chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

 

15. Rụng tóc

  • Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tím trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này đơn quản mà hiệu quả những loại thuốc mọc tóc khác.
Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

HÀNH TỎI LÝ SƠN – ĐẶC SẢN THIÊN NHIÊN NƠI ĐẢO XA

Vào một ngày hè nắng gắt, dưới cái nắng như cắt da cắt thịt của dải đất miền Trung khô cằn. Team Foodmap chúng tôi có dịp được đi thăm đảo Lý Sơn, với trung tâm hành chính Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nằm cách đất liền khoảng 18 hải lý và phải mất 35-40 phút đi tàu cao tốc thì mới đến được Đảo.

Khung cảnh từ đỉnh núi Thới Lới – Lý Sơn

Qua tiếp xúc của team Foodmap cùng người dân tại đất đảo, công việc chính của người dân nơi đây chính là đi biển đánh bắt cá và trồng hành tỏi. Diện tích đất phục vụ trồng tỏi chiếm đến hơn 30% đất ở và sinh hoạt của người dân (khoảng 330 hecta). Đất đai ở đây rất quý, cứ có chỗ nào trống là bà con dùng trồng hành tỏi.

Cánh đồng hành Lý Sơn xanh ngắt

Theo dân gian truyền lại, nguồn gốc của việc trồng hành tỏi trên đảo là do một phần yếu tố tín ngưỡng. Từ thuở sơ khai khi mới ra đảo, các cụ thường có thói quen dùng hành tỏi để xua đuổi tà ma hay rắn rết và lâu dần đã hình thành thói quen trồng hành, tỏi xung quanh nhà. Nhưng cũng nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, cây hành cây tỏi phát triển rất tốt và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thât là mối duyên trời ban, cây hành tỏi đã gắn bó với bao thế hệ người dân Lý Sơn cho đến hôm nay.

Kể đôi chút về hành tỏi Lý Sơn, theo tìm hiểu từ người dân Lý Sơn thì Hành tím Lý Sơn có vị cay, đậm, ngọt, tính ấm và đặc biệt chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cao. Chính vì vậy nên nó có nhiều tác dụng như: giải cảm, huyết đẩy khí, diệt khuẩn, khí đẩy huyết, hành làm thông khí… Cô chú còn bảo rằng,  Hành tím Lý Sơn ít hăng và cay, dễ ăn sống hơn.

Hành lý Sơn đang trong giai đoạn thu hoạch (Tháng 8)

Còn đối với tỏi Lý Sơn, đặc sản này được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, làm gia vị, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Tỏi Lý Sơn còn có tác dụng trong việc đầy lùi những cơn đau bụng hay cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

“ Cứ có đứa trẻ con nào trong nhà bị đau bụng, ba má chúng cứ cho ăn vài tép củ tỏi, thế là cơn đau cứ giảm dần ngay sau đó. Hồi giờ ông bà mình ăn sao thì giờ cứ làm như vậy thôi.’ Cô Tư vừa cười vừa kể mẹo cho chúng tôi. Sau khi nghe vậy, chúng tôi cầm củ tỏi trên tay, lọt vỏ từng tép tỏi và ăn một cách ngon lành, đó điều mà chúng tôi chưa từng thử đến trước đây. Đây quả là một trải nghiệm đẹp khi đến với hòn đảo tiền tiêu của đất nước.

Đến với hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp này, chúng tôi không thể bỏ lỡ chuyến thăm quan đến những địa danh nổi tiếng như Hang Câu, Chùa Đục, chùa Hang, hay cổng Tò Vò – địa danh được dân selfie săn đón để checkin. Đi qua những cánh đồng hành đang trong vụ mùa, chúng tôi bắt gặp rất nhiều hình ảnh đẹp về cảnh quan và con người nơi đây. Những cô bác ngồi nhổ hành hăng say trò chuyện; những chiếc xe máy được ‘độ’ lại, kéo tay ga nổ bạch bạch chở đầy ắp hành, và cánh ruộng hành xanh mơn mởn… Đấy là cảnh tượng khó quên mỗi khi chúng tôi nhớ về vùng quê thanh bình này.

Hồ nước trên đỉnh núi lửa Thới Lới

Nhiều điều thuận lợi là vậy, nhưng người dân nơi đây cũng đối mặt với không ít khó khăn và chông gai. Có thể nói thời tiết tại đây có sự khắc nghiệt và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Có mùa thì khô hạn đến cháy hạn cả cánh đồng tỏi, nguồn nước ngọt trên đảo cực kỳ khan hiếm. Còn vào mùa mưa gió bão bùng, hết đợt gió mùa rồi đến bão lớn, tàu thuyền phải nằm bờ cả mấy tháng liên tục, việc di chuyển từ đảo vào đất liền vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Thiên nhiên có ảnh hưởng nhiều đến đâu thì vẫn chưa phải là yếu tố chính. Theo những cô bác mà team Foodmap được gặp và trò chuyện, họ đều cho rằng nỗi lo lắng nhất của người dân ở đầy chính là tương lai của việc trồng cây hành, cây tỏi – là kế sinh nhai, là mồ hôi nước mắt của biết bao con người dân đảo. Với thực trạng diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp bởi việc xây dựng nhà cửa và công trình đường xá. Bên cạnh đó, việc hành tỏi xuất xứ không rõ nguồn gốc len lỏi, trà trộn vào tỏi Lý Sơn đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tỏi đặc sản và làm mất niềm tin của người sử dụng. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ bị mai mọt dần và người chịu thiệt hại nhiều nhất cũng chính là những nông dân trồng hành tỏi tại đây. Câu hỏi cấp thiết hiện tại là làm sao tìm được đầu ra ổn định cho nguồn hàng hành tỏi Lý Sơn, và làm sao bảo vệ thương hiệu truyền thống tỏi Lý Sơn của ông cha bao đời nay.

Qua chuyến đi thực tế này, team Foodmap và những người bạn mong muốn gửi đến mọi người những góc nhìn thực tế và gửi gắm tâm tư của người nông dân đến cộng đồng. Hy vọng qua những lời văn trên phần nào có thể cho bạn đọc hiểu và yêu thêm về đặc sản hành tỏi của hòn đảo xinh đẹp này.

Team Foodmap

Chuyên mục
YÊU NẤU ĂN

Món Ngon Từ Thốt Nốt

Đường thốt nốt truyền thống có thể dùng hằng ngày thay thế đường cát và mật ong khi pha nước cam, nước chanh hoặc khi nấu ăn. Sau đây là một số món ngon mọi người có thể làm từ đường thốt nốt tại nhà:

Cá cơm kho đường thốt nốt truyền thống: mùa hè là thiên đường của cá cơm. Cá cơm kho đường thốt nốt có màu vàng óng đẹp mắt, con cá kho rim xong sẽ cứng và vị ngọt thanh dễ chịu.

Thịt kho tàu đường thốt nốt truyền thống: thay vì phải caramel cháy đường cát không tốt cho sức khoẻ, đường thốt nốt có màu vàng tự nhiên sẽ giúp tăng hương vị và màu sắc cho món thịt kho tàu.

Bánh bò thốt nốt cốt dừa: đặc sản miền Tây, nguyên liệu khá dễ kiếm, dễ làm, chỉ có khó kiếm đường thốt nốt.

Flan thốt nốt

Bánh trôi thốt nốt

Các loại chè dùng đường thốt nốt vị sẽ ngọt thanh và màu sắc bắt mắt hơn: chè thốt nốt khoai lang, chè bưởi, chè trôi nước…

Mứt / trái cây rim đường thốt nốt ví dụ chuối rim thốt nốt ăn với sợi dừa bào, khoai ngào thốt nốt…

 

Dưới đây là 1 số video mà FoodMap Team tổng hợp về một số công thức, video nấu ăn những món ngon sử dụng đường thốt nốt truyền thống. Mọi người cùng đón xem nhé :

Bánh bò đường thốt nốt

Kho cá cơm đường thốt nốt

Chuối rim đường thốt nốt

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công Dụng Của Đường Thốt Nốt

NHỮNG  CÔNG  DỤNG  KHÔNG  NGỜ  CỦA  ĐƯỜNG  THỐT  NỐT TRUYỀN THỐNG

Top 7 công dụng của đường thốt nốt truyền thống

Người dân trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, còn dùng để chữa bệnh.

Thường đường thốt nốt được chế biến thành những miếng như đường phèn, hình tròn, đường kính khoảng 4cm, dày 2cm, có loại màu ngà vàng, có loại trắng. Những người sành ăn thường chọn loại màu ngà vì vẫn giữ được hương vị tự nhiên hơn loại trắng đã qua tinh chế.

Thốt nốt có tên khoa học là Berassus flabellifer L. thuộc họ Dừa Palmaceae,.Thốt nốt trong tiếng Khmer “Thnot” tức là cây dừa đường.Thân cây có thể cao trên 20m, có nhiều khoanh, trên ngọn có một tán lá xòe rộng.

 

 

cay-duong-thot-not

Cung cấp nhiều khoáng chất: đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Đây cũng là phương thuốc tuyệt vời cho phụ nữ bị thiếu máu. Đường thốt nốt là một nguồn giàu chất sắt và nếu phụ nữ thêm nó vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp họ cải thiện được tình trạng thiếu máu. Đây là thực phẩm cần thiết cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.

 

Khôi phục sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa: nghe có vẻ lạ nhưng đường thốt nốt có khả năng hoạt động như một tác nhân hỗ trợ tiêu hóa. Tại một số nơi ở Ấn Độ, người dân có thói quen nhâm nhi những cục đường thốt nốt nho nhỏ sau bữa ăn chính cho dễ tiêu. Loại đường này khi vào trong dạ dày sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và còn giúp tẩy sạch đường ruột.

 

Tốt cho da: đường thốt nốt cũng rất tốt cho da. Nó làm cho làn da khỏe mạnh. Nếu bị mụn trứng cá và mụn nhọt trên da, hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày sẽ thấy tác dụng của nó và sẽ có được một làn da đẹp và không tỳ vết.

 

Giàu chất dinh dưỡng: trong đường thốt nốt chứa rất nhiều chất sắt. Do đó, tiêu thụ thường xuyên sẽ làm gia tăng lượng huyết sắt tố và trị được chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng magiê lại có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh. Hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào trong loại chất ngọt tự nhiên này cũng giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, chúng còn giàu canxi, kali và phốt pho.

 

Bổ sung năng lượng: đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng. Do đó, chúng sẽ giải phóng nguồn năng lượng tích trữ dùng loại đường này thường xuyên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn sau khi tiêu thụ những món được chế biến từ đường thốt nốt.

che-bien-duong-thot-not

 

 

Chữa chứng đau nửa đầu: đau nửa đầu là bệnh xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Những hoạt chất tự nhiên có tác dụng trị bệnh hiện diện trong đường thốt nốt sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau do chứng bệnh này gây ra. Chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.

 

Hạn chế những tác động theo mùa trong năm lên cơ thể: đặc tính độc đáo này của đường thốt nốt thể hiện ở việc chúng có tác dụng làm giảm tình trạng nổi mụn nhọt ở mùa hè và dịu cảm giác lạnh giá của mùa đông. Vào mùa hè, loại thực phẩm này sẽ giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể. Trong khi đó, vào mùa đông, đường nốt thốt lại có tác dụng giữ ấm, giúp đỡ bị lạnh hơn.

 

Tốt cho trẻ em: nó là đường thô nên không có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé mà ngược lại còn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối  với trẻ sơ sinh. Một trong số những lợi ích sức khỏe đó là thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đường thốt nốt nên được tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu không sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm: các bé có thể “nghiện” đường thốt nốt do hương vị ngọt ngào của nó, từ đó có thể bị bệnh đường ruột, nếu lượng đường thốt nốt dư thừa quá nhiều còn có thể khiến bé mắc bệnh về da, nổi mụn. Ngoài ra, đường thốt nốt có hàm lượng calo khá cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, chỉ nên cho bé tiêu thụ ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

 

Ngăn ngừa táo bón: đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

 

Giúp xương chắc khỏe: đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho – những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giup xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

 

Ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn

tot-cho-suc-khoe-vang

Chống lại cảm cúm: do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

 

Tăng khả năng miễn dịch: đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

 

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Câu Chuyện Về Đường Thốt Nốt

VỊ QUÊ ĐƯỜNG THỐT NỐT – ĐẶC SẢN CỦA VÙNG ĐẤT AN GIANG

Khi đến thăm An Giang, ấn tượng khó quên trong lòng du khách là hình ảnh những hàng cây thốt nốt vút cao với những người nhanh nhẹn trèo lên đọt cây hứng từng giọt nước ngọt lịm vào những ống tre. Ghé qua những lò nấu đường ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có dịp chứng kiến tận mắt phương pháp làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng ; ta mới hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản không chỉ riêng của An Giang mà còn là của đất nước Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới.

canh-dong-cay-thot-not

 

Cánh đồng cây Thốt Nốt xanh ngắt tự bao đời

Cây thốt nốt tại An Giang có tên khoa học là Borassus Flabellifer là một trong những chi họ thốt nốt Borassus thuộc loại họ cau Arecaceae sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea….Thân gần  giống như cây dừa nhưng chúng cao và thọ hơn nhiều, nếu cây trên 100 năm tuổi có thể cao tới 30m. Lá thốt nốt có hình chân vịt dài khoảng 2-3m, cuống lá tựa như mo cau xếp xung quanh thân . Hoa nhỏ, mọc thành từng chùm dày đặc thuộc loại đơn tính. Quả lớn màu nâu hoặc màu hạt dẻ hình hơi tròn, xẻ ra bên trong có 3 múi . Gọt lớp bao lụa bên ngoài sẽ lộ ra múi bên trong có màu trắng hơi dẽo ăn rất ngon nên thường được mọi người ưa chuộng. Nếu kết hợp với nước thốt nốt lấy từ trên cây sẽ là một loại hình giải khát có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.

 

Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết nên quen. Loại cây này được sử dụng toàn bộ không sót một thứ gì : thân cây già trên 50 tuổi được đánh bóng để đóng bàn ghế, làm đũa.., lá dùng lợp nhà thay lá dừa  tại các phum sóc, trái làm nước giải khát còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho lên men để làm rượu thốt nốt gọi là rượu arac hoặc cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt. Ngoài ra nghệ nhân Võ văn Tạng  huyện Thoại Sơn còn dùng lá thốt nốt sấy khô ghép lại để tạo nên một loại hình tranh nghệ thuật bằng lá thốt nốt nổi tiếng trong và ngoài nước.

qua-thot-not

 

Quả cây Thốt nốt cũng là một nguồn thực phẩm ngon lành bổ dưỡng

Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng có một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa bên dưới cây thốt nốt. Đang thiu thỉu ngủ, ông ta bổng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông lồm cồm ngồi dậy dáo dác nhìn quanh vẫn không phát hiện được điều gì. Tò mò ông trèo lên cây xem thử mới biết rằng những giọt nước vừa rơi xuống xuất phát từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Vì vậy từ đó đến nay người dân vẫn giữ tập quán dùng ống tre làm phương tiện hứng nước thốt nốt từ trên cây xuống. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghỉ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.

 

Giải thích tại sao mà trước đây nước thốt nốt trước đây có mùi vị đặc trưng của khói xông, một người sống lâu trong nghề làm đường thốt nốt giải thích rằng : do ống tre chứa nước thốt nốt dễ bị hư hỏng do bị chất đường thấm vào và mối mọt hủy hoại khi qua mùa lấy nước nên người dân nãy ra sáng kiến dùng hơi nóng những lỗ thông gió nơi lò nấu đường để sấy khô các ống tre này. Vì vậy nước thốt nốt có mùi đặc trưng của hơi khói từ lò nấu đường này. Đến nay nông dân đã chuyển sang việc dùng ống cao su và bình nhựa để hứng nước còn ống tre thì chỉ phơi nắng nên mùi khói cũng mất theo.

 

Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Nước từ trên cây xuống phải được nấu để cô lại thành đường chảy ngay trong ngày bởi vì nếu để lâu thì dễ bị chua do quá trình lên men xãy ra bên trong nước thốt nốt. Lò được xây ngay bên trong nhà và có thể sử dụng nhiều nhiên liệu để chụm lửa như trấu, củi,than đá…. nhưng phổ biến vẫn là trấu bởi vì dễ tìm và giá thành hạ. Bí quyết ở chổ là nhìn độ sôi của đường là người thợ có thể biết được và điều chỉnh nhiệt độ của lò chính xác. Ngoài ra bằng trực giác người thợ chỉ cần nếm nước thốt nốt cũng có thể biết được hàm lượng của đường bên trong và có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.

duong-thot-not

 

Cô đặc đường bằng cách nấu lên và lọc bỏ tạp chất

Bước thứ hai là đường chảy sẽ được bàn tay của người thợ chế biến thành đường tán để có thể vận chuyển dễ dàng và bảo quản được lâu. Công nghệ này tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu. Đường chảy được cho vào nồi và nấu chảy lỏng ra để loại bỏ những tạp chất trong quá trình sơ chế trước. Nhiệt độ của đường không được quá 80⁰ C bởi vì nếu nhiệt độ quá cao thì đường sẽ bị caramen hóa và chuyển sang màu vàng sậm làm giảm chất lượng của đường. Người nấu phải khuấy liên tục và vớt lớp bọt lẫn những tạp chất bên trên lớp đường cho đến khi hơi nước bên trong đường bốc hơi và đường cô đặc lại thì mới ngừng. Đường lỏng được đổ thành từng tán hình trụ trong những khuôn được làm từ những lon sửa bò hay lon bia cắt thành hình vòng tròn đặt trên một nền phẵng. Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.Vì thế đường thốt nốt đã đi cùng với bè bạn khắp năm châu nhằm khẳng định đây là một đặc sản của vùng đất An Giang. Trong số những cơ sở làm đường nổi tiếng của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể kể đến cơ sở Ngọc Trang, Lan Nhi,…. Đường thốt nốt của cơ sở này đã xuất sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ….rất được người dân ở đây ưa chuộng bởi hương vị độc đáo của nó.

 

Trong những chuyến hành hương về miền Tây tham quan miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để cầu lộc mùa xuân, du khách thường hay ghé qua chợ Châu Đốc để mua 2 đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt và mắm Châu Đốc. Những tán đường được gói bằng lá thốt nốt hay trong bao nhựa được hút chân không trông rất bắt mắt trên các cửa hàng khiến du khách không thể nào bỏ qua khi ghé thăm chợ Châu Đốc. Loại đường này nếu ăn cùng với dưa gang ướp lạnh sẽ là món giải nhiệt tốt nhất trong mùa nắng hạn. Cắn một miếng đường, và một miếng cơm nguội sẽ tạo một cảm giác khó quên trong lúc đói lòng. Nếu muốn kho cá hoặc nấu chè đậu xanh thì chọn loại đường chảy chứa trong những hủ nhựa nhỏ xinh xắn. Lúc đó nồi cá kho hay nồi chè sẽ có một hương vị độc đáo khác hẳn khi nấu bằng đường cát trắng.Mắm Châu Đốc nổi tiếng trong và ngoài nước cũng là nhờ được chao bằng loại đường thốt nốt này. Hương vị của đường thốt nốt tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại mắm như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc….mà những nơi khác không thể nào sánh kịp. Ngoài ra du khách còn có thể mua nguyên cả buồng trái thốt nốt hay nước thốt nốt đóng chai đem về làm quà cho người thân. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên trong một lần ghé qua đất An Giang.

 

LÂM QUANG HIỂN

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Lợi ích trà chùm ngây đối với sức khoẻ

Trà chùm ngây là thức uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, có tác dụng giảm cân, trị bệnh, tốt cho người tiểu đường. Nhờ những vitamin và dưỡng chất có trong chùm ngây nên trà chùm ngây được nhiều người tin dùng. Tìm hiểu ngay chi tiết về lợi ích trà chùm ngây cùng FoodMap trong bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng từ trà Moringa (Chùm Ngây)

dinh-duong-tu-tra-chum-ngay

Trà chùm ngây (Moringa) lấy chất dinh dưỡng từ lá phần lá được sấy khô, có nhiều kali, canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, C và D. Trà cũng có hàm lượng axit amin thiết yếu, chất chống oxy hóa cao như beta-carotene, polyphenol và flavonoid như kaempferol và quercetin. Trà Moringa không chứa caffeine. 

>> Mua ngay: Mì chùm ngây vị chua cay loại cao cấp

Tác dụng của trà chùm ngây

1. Giảm cân

Trà chùm ngây (Moringa), với nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, cân bằng lượng đường và tăng mức năng lượng. Đó là lý do tại sao những người thừa cân nên thêm một tách trà chùm ngày vào chế độ ăn kiêng giảm cân. 

2. Tăng cường năng lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống không chứa caffein có thể giúp bạn tăng năng lượng, trà thảo mộc chùm ngây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Trong nhiều năm, loại trà này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Nam Á để tăng sức khỏe tổng thể, lại không chứa caffeine.

tra-chum-ngay-tang-cuong-nang-luong

3. Đặc tính chống viêm

Được biết đến chủ yếu như một chất chống viêm, Trà moringa được dùng để giảm viêm khắp cơ thể, giảm đau, đau dạ dày, đau đầu và sốt. Đây là một trong những lý do chính tại sao cây chùm ngây được coi là một phương thuốc chữa bệnh của người Hồi giáo.

4. Nguồn chất chống oxy hoá phong phú

mua mi chum ngay tai foodmap

Trà chùm ngây có khả năng chống oxy hóa cao, lợi ích này giúp chùm ngây chống lại các gốc tự do, căng thẳng, tổn thương tế bào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng  và hạt chùm ngây trong trà có chứa polyphenol, flavonoid và axit ascorbic.

5. Chăm sóc da

Với nồng độ vitamin C và bioflavonoid cao, trà moringa (chùm ngây) là một thức uống bổ dưỡng cho da. Được xem là một thức uống chống lão hóa giúp tăng sản xuất collagen, giảm các gốc tự do, làm giảm sự hình thành các nếp nhăn, cung cấp độ ẩm và sự trẻ trung của làn da. Bản chất chống viêm có trong chùm ngây giúp chống lại mụn trứng cá. 

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng axit ascobic cao và các chất chống oxy hóa khác làm cho loại trà này có hiệu quả giúp bảo vệ chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông thường. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa để làm chậm căng thẳng oxy hóa và hệ thống miễn dịch suy yếu.

7. Tốt cho bệnh tiểu đường

Một số tác dụng hạ đường huyết và cholesterol xấu nhất định được tìm thấy trong bột chùm ngây (moringa) và trà, có hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chùm ngây hoạt động bằng cách giảm cholesterol và ổn định huyết áp, kết quả là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống. Ngoài ra, axit chlorogen trong trà moringa tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường loại I và loại II.

8. Hỗ trợ tiêu hoá

rau-chum-ngay-ho-tro-tieu-hoa
Rau chùm ngây hay trà đều rất tốt cho tiêu hóa

Bản chất chống viêm từ trà cũng đồng nghĩa với tác dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và táo bón, và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.

Tác dụng kháng khuẩn củtrà chùm ngây giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột để đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ khả năng gây đầy bụng.

9. Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Chùm ngây chứa hàm lượng đáng kể kali, chất này được sử dụng hiệu quả như “thuốc” ổn định định huyết áp. Vì kali là một thuốc giãn mạch có thể làm giảm căng thẳng trong động mạch và mạch máu, việc đưa chùm ngây vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

10. Tốt cho phục hồi sức khoẻ người ốm

Vitamin C trong trà moringa (chùm ngây) không chỉ  tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Nồng độ axit ascobic cao thúc đẩy sản xuất nhiều collagen hơn và giảm thời gian đông máu. Chùm ngây giúp chữa lành vết thương nhanh hơn, đặc biệt đối với người đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh kéo dài. 

11. Tăng cường trí nhớ

Các chất chống oxy hóa có trong trà chùm ngây cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh, do đó trà moringa cũng được sử dụng như một chất tăng cường trí não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại trà này có khả năng điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi.

12. Cân bằng nội tiết tố

Trà moringa giúp điều chỉnh hormone nhờ khả năng chống oxy hóa cao. Lợi ích này được ứng dụng để điều trị để ngăn ngừa các biến chứng mất cân bằng hormone trong thời kỳ hậu mãn kinh. Trà cũng giúp điều chỉnh tuyến giáp và có thể giúp ngăn ngừa cường giáp.

Uống một tách trà chùm ngây mỗi ngày giúp giảm bớt chứng chuột rút kinh nguyệt, buồn nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng và đau nửa đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, theo y học dân gian nước ép từ lá chùm ngây có đặc tính giảm đau rất tốt đặc biệt là đau bụng kinh.

13. Đặc tính kháng khuẩn

Trà chùm ngây rất hiệu quả trong việc chống lại một số loại vi khuẩn, nghiên cứu cho thấy loài thảo dược này có tính kháng khuẩn mạnh. Sử dụng trà được chiết xuất từ cây chùm ngây giúp ngăn ngừa mụn nhọt, nhiễm trùng da, các vấn đề tiêu hóa phổ biến, tạp chất trong máu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thức uống này cũng được cho là giúp chống lại một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng, mùi cơ thể và các bệnh về nướu (viêm nướu). 

14. Tăng cường sinh lý

chum-ngay-cai-thien-sinh-ly
Chùm ngây cũng là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý

Cây moringa (chùm ngây) đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để tăng ham muốn tình dục ở nam và nữ. Trong y học dân gian, nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tình dục, rối loạn cương dương và tăng cường ham muốn tình dục.

15. Tốt cho người bị trầm cảm

Trà chùm ngây hoạt động như một thuốc chống trầm cảm vì đặc tính cân bằng mức serotonin và dopamine, là chìa khóa để cải thiện nhận thức và điều chỉnh tâm trạng. Theo một nghiên cứu năm 2012 , cây chùm ngây cho thấy khả năng điều trị và kiểm soát chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính rất hiệu quả.

16. Chăm sóc tóc

Trà thảo dược chùm ngây có hàm lượng sắt, vitamin C, vitamin B -complex và tất cả các axit amin thiết yếu từ protein. Những chất dinh dưỡng này, cùng với chế độ ăn uống lành mạn giúp thúc đẩy sự phát triển chân tóc và duy trì tóc khỏe, tác dụng ngăn ngừa gàu và tóc khô, điều tiết bã nhờn. Uống trà moringa mỗi ngày cũng rất có lợi để ngăn chẻ ngọn.

17. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Lá chùm ngây là một galactagogue (chất thúc đẩy tiết sữa) tự nhiên. Do vậy trà moringa đặc biệt phù hợp các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

>> Bánh Chùm Ngây Moringa – Vườn Nhà Mình

Tác dụng phụ của trà chùm ngây

su-dung-chum-ngay
Sử dụng chùm ngây không đúng cách hoặc quá nhiều dẫn tới phản tác dụng
Với những ai có cơ địa không thích hợp để uống loại trà này sẽ dẫn tới 1 trong những tác dụng phụ sau:
  • Chứng ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nguy cơ sảy thai, chùm ngây có thể gây co bóp và thắt chặt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mặc dù rất hiếm khi gặp phải những tác dụng phụ này tuy nhiên, chỉ nên uống với số lượng vừa phải.

Trên đây là những thông tin liên quan đến lợi ích của trà chùm ngây đối với sức khoẻ. Bên cạnh những tác dụng phổ biến mà FoodMap đã đề cập phía trên, trà chùm ngây còn giúp đẹp da, chữa nám da mặt,…Liên hệ với Foodmap để hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Dầu Đậu Phộng Nguyên Chất

CÁCH PHÂN BIỆT DẦU PHỘNG NGUYÊN CHẤT

Các nhà khoa học đang khuyến khích dùng dầu thực vật thay cho mỡ để phòng bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu dùng phải dầu kém chất lượng thì tác hại cũng không kém. Cùng Foodmap học cách phân biệt dầu phộng nguyên chất để lựa chọn cho mình đúng loại dầu phộng chất lượng, đáng tin cậy nhé!

phan-biet-dau-an

 

1. Phân biệt bằng cảm quan

Trước hết, khi nhìn vào Dầu phộng nguyên chất, chúng ta thấy dầu có màu vàng sánh, nếu lắc nhẹ chai, sẽ thấy bề mặt dầu chuyển động chậm hơn với cảm giác độ sệch cao hơn các loại dầu ăn thông thường.

Và khi mở nắp ra, Dầu phộng nguyên chất sẽ cho mùi rất đặc trưng của sản phẩm, mùi này sẽ trở nên thơm lừng cùng với hương vị béo ngậy sau khi dầu được khử với nén (hành tăm), hành, tỏi hoặc sả.

Đối với những người sành ăn, chỉ cần thông qua màu và mùi cũng đủ để phân biệt được dầu phộng nguyên chất với các loại dầu ăn khác. Ngược lại, nếu bạn không thường sử dụng thì nên tham khảo thêm cách nhận biết bên dưới nhé!

dau-dau-phong-nguyen-chat
Dầu phộng nguyên chất có màu vàng sánh, sệt hơn dầu thông thường

2. Dầu phộng nguyên chất chịu lạnh tốt hơn

Dầu phộng nguyên chất có điểm đông đặc ở nhiệt độ +1°C, điểm tan chảy ở nhiệt độ từ 1 đến 3°C. Đây là nhiệt độ đông đặc khá thấp so với các loại dầu ăn kém chất lượng khác như dầu cọ (15°C), mỡ động vật (32°C).

Dựa vào tính đông này, bạn có thể rót dầu ra chén và để vào ngăn lạnh (ngăn thực phẩm) ở nhiệt độ khoảng 3-5°C. Khi ở nhiệt độ này, bạn sẽ thấy các loại dầu ăn kém chất lượng (hoặc pha trộn) khác sẽ bị đông đặc lại khá nhanh, trong khi Dầu phộng nguyên chất vẫn ở dạng lỏng.

Đến đây thì bạn có thể đặt câu hỏi, vậy nếu dầu ăn kém chất lượng nhưng pha trộn thêm chất chống đông vào thì làm thế nào? Cùng xem tiếp nhé!

dau-dau-phong-chiu-lanh

3. Dầu phộng nguyên chất có tính đồng nhất cao

Nếu là Dầu phộng nguyên chất, tức thuần khiết thì rõ ràng có tính đồng nhất cao hơn hẳn so với dầu ăn đã bị pha trộn. Cho nên, nếu chúng ta rót hai loại dầu ăn – một loại là dầu phộng nguyên chất và loại còn lại là dầu ăn thường vào 2 chén, sau đó đặt hai chén vào ngăn đá ở nhiệt độ 0°C để cả hai cùng đông đặc, khi đó, chúng ta sẽ thấy dầu phộng nguyên chất có màu vàng, nhìn bề mặt óng ánh, (bóng loáng) và lấp lánh ánh sáng; còn dầu bị pha trộn thì có bề mặt xù xì, nổi lên những chấm trắng nhỏ li ti khá giống mỡ động vật.

dau-dau-phong-co-tinh-dong-nhat

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Câu chuyện về Hạt cacao

Hat-ca-cao quy-trinh-lam-ca-cao tuyen-chon-hat-ca-cao bot-ca-cao-sao-khi-che-bien

 

 

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Phân Biệt Sữa Dê Và Sữa Bò

Mùi sữa dê rất đặc trưng nên với những ai đã uống qua sữa dê thì rất dễ phân biệt chúng. Qua đây, FoodMap xin cung cấp cho bạn một số tips để với những ai chưa dùng thử nhưng vẫn có thể phân biệt sữa dê với sữa bò một cách dễ dàng nhé.

phan-biet-sua-bo-sua-de

Về mùi vị: 

Sữa dê có mùi khác với sữa bò. Mùi đặc trưng của sữa bò có thể dễ phân biệt đối với nhiều người vì đó là mùi bơ mà mình thường ăn. Sữa dê không thơm như mùi bơ, có thể gây khó chịu đối với một vài người.

Về màu sắc:

Về màu sắc cũng có sự khác biệt vì 2 màu sữa khác nhau. Sữa dê có màu trăng toát như màu giấy trắng, sữa bò có màu vàng ngà hơn. Rất dễ phân biệt nếu để 1 ly sữa bò và sữa dê cạnh nhau.

Về độ béo: 

Sữa dê để lạnh có sự sánh đặc hơn sữa bò để lạnh. Lớp váng béo của sữa dê cũng dày hơn và dễ đóng váng hơn. 

sua-de

Có thể pha sữa dê với sữa bò không? Làm thế nào để phân biệt?

Sữa dê có thể pha với sữa bò nhưng thường sử dụng để chế biến thành thành phẩm nào đó hoặc để thay đổi khẩu vị. Mùi sữa dê rất đặc trưng nên khi trộn với sữa bò sẽ không thể giữ được mùi đặc trưng đó được. Hơn nữa, chính vì màu sắc khác biệt giữa hai loại sữa nên khi trộn lại sẽ có lớp váng nối 2 màu, trong đó, màu ngả vàng là của sữa bò và sữa dê thì có màu trắng.

sua-bo

 

Chuyên mục
Khoẻ đẹp mỗi ngày YÊU NẤU ĂN

Các Món Ăn Từ Nấm

10 món ngon từ nấm SHIIKATE – nấm hương, đậm đà, bổ dưỡng, ngon đến khó tin!

 

Dưới đây là 10 món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến từ nấm hương.

1. Nấm hương xào dầu hào

Nguyên liệu:

Nấm hương
Dầu hào
Muối
Đường
Bột ngọt
Hành lá
Tỏi băm nhuyễn

Cách làm:

1, Ngâm nấm, làm sạch và vắt ráo

2, Một củ nấm cắt làm tư

3, Làm nóng chảo cho dầu vào rồi chiên thơm tỏi

4, Cho nấm vào xào

5, Thêm một ít nước, lượng muối thích hợp, một ít đường nhỏ, chỉnh lửa nhỏ nấu trong một lúc, cho đến khi nấm mềm, thêm dầu hào vào rồi đảo đều, tắt bếp và rắc hành lá lên.

2. Nấm hương khoai tây

Nguyên liệu:

Nấm hương
Khoai tây (lượng vừa phải)

Cách làm:

1, Nấm hương ngâm trong nước cho mềm. Khoai tây cắt thành từng miếng vuông nhỏ. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo.

2, Khi dầu nóng, xào gừng trên lửa lớn cho thơm vàng. Cho khoai tây vào và tiếp tục xào khoảng 1 phút. Cho nấm hương vào. Xào thật đều. Cho thêm nước, gia vị, và cà-rốt vào. Hầm khoảng 5 đến 10 phút. Cuối cùng cho nước bột vào rồi đậy nắp và tắt bếp hầm trong 1 lúc là được.

3. Nấm hương xào thịt

Nguyên liệu:

Nấm hương
Thịt (lượng vừa phải)

Cách làm:

1, Thịt nạc vai cắt nhỏ ướp với gia vị, mì chính cho ngấm. Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ, một phần ướp cùng thịt, một phần dùng để phi thơm. Hành hoa nhặt rồi rửa sạch phần trắng dùng để phi thơm, phần xanh thái nhỏ. Nấm hương ngâm cho nở đều rồi thái nhỏ.

2, Cho dầu vào chảo đun nóng, lấy phần hành khô và phần trắng của hành hoa vào phi vàng cho có mùi thơm

3, Cho thịt vào chiên sơ rồi cho nấm hương thái nhỏ vào đảo cùng thịt, xào đến khi có mùi thơm thì nêm gia vị vừa ý, tắt bếp rồi rắc hành vào. Món ăn có mùi thơm đặc trưng của hành và nấm, nhìn lại rất bắt mắt. Món này cho bé ăn trộn đều với cơm, bé ăn rất nhanh vì cực kỳ dễ ăn.

4. Đậu hũ thịt băm nhồi nấm hương

Nguyên liệu:

10gram của nấm hương khô
Thịt heo 150gram (3 phần mỡ, 7 phần nạc)
Đậu phụ 100gram (tầm nửa miếng)
Cà rốt 50gram
Rượu nấu
Muối
Nước bột mì.

Cách làm:

1, Nấm rửa thật sạch rồi ngâm trong nước ấm cho mềm, cắt bỏ chân nấm. Phần nước ngâm nấm để đó dùng sau.

2, Thịt rửa sạch thái nhỏ. Đậu phụ, cà rốt, băm vụn ra.

3, Thịt heo ướp cùng nguyên liệu ướp thịt đã chuẩn bị trong 20 phút.

4, Rắc chút bột nếp vào lòng nấm, sau đó nhồi hỗn hợp thịt tôm đã ướp vào.

5, Bắc nồi hấp, nước sôi cho nấm nhồi thịt vào hấp chừng 10 phút là chín.

6, Bắc chảo cho nước ngâm nấm, muối, tiêu, bột ngô, đường, nấu sôi, vừa nấu vừa khuấy cho thành hỗn hợp sanh sánh, nêm nếm vừa miệng.

5. Cơm rang nấm hương

Nguyên liệu:

Nấm hương khô 20g
Tôm tươi bóc vỏ 100g
Cơm trắng 1 chén
Trứng gà 1 quả.
Tỏi băm, gừng cắt sợi
Hành lá, ngò rí, ớt chuông xanh cắt hạt lựu
Muối, tiêu, đường, dầu mè, dầu ăn

Cách làm:

1, Tôm cắt hạt lựu, ướp với 1/4 muống muối, 1/4 muống tiêu, 1/3 muống bột ngọt, 1 muống tỏi băm và 1/2 muống gừng cắt sợi. Trứng đánh đều với 1/3 muống hạt nêm.

2, Nấm hương ngâm nở, bỏ chân, cắt lát mỏng.

3, Ớt chuông xanh, đỏ cắt hạt lựu. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ.

4, Trộn đều trứng với cơm. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho tôm và nấm hương vào xào chín, tiếp tục cho cơm vào đảo đều cho cơm săn và trứng chín, nêm dầu hào vào.

5, Cuối cùng cho hành lá, ớt cắt hạt lựu, gừng cắt sợi vào xào chín tới, rồi đảo đều, tắt lửa.

6. Nấm hương xào cà rốt mộc nhĩ

Nguyên liệu:

Một củ cà rốt
Một đóa nấm mộc nhĩ
Nấm hương
Một chút gừng
Nước sốt dầu hào và bột bắp

Cách làm:

1, Nấm mộc nhõ bỏ gốc lặt rửa sạch vẩy ráo nước.

2, Nấm hương ngâm nở rửa sạch.

3, Cà rốt bào vỏ, thái sợi dài.

4, Bắc chảo với một muỗng canh dầu ăn lên bếp phi thơm tỏi băm và gừng, cho nấm hương lên xào với chút muối, chút bột ngọt.

5, Múc nấm ra cho cà rốt lên xào với một muỗng canh dầu hào, chút bột nêm rồi cho nấm mèo cắt nhỏ vào. Sau cùng cho nấm hương đã xào vào trộn đều lên thêm chút tiêu cho thơm.

7. Nấm hương chiên

Nguyên liệu:

Nấm hương tươi 200 gr
Hạt tiêu đen
Bơ 1 miếng
Gia vị

Cách làm:

1, Nấm hương mua về rửa sạch, cắt bỏ cuống.

2, Dùng dao nhọn khắc các hình cánh hoa trên mũ nấm. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun chảy.

3, Khi bơ sôi, cho nấm vào chiên.

4, Lật đều 2 mặt cho đến khi nấm mềm, tiết ra nước thì rắc hạt tiêu và muối đều lên nấm.

5, Nấm chín, bắc ra xếp lên đĩa nào.

8. Bò xào Nấm Hương

Nguyên liệu:

Nấm hương (tươi hoặc khô, dùng nấm khô ngâm nước đến khi nở mềm)
Hành tây
Ớt sừng thái sợi
Rau cần
Gia vị : tỏi, tiêu, đường, nước tương, knorr, ít bột ngọt nếu thích dùng

Cách làm:

1, Thịt bò ướp với tỏi, đường, nước tương, knor

2, Cho dầu lên chảo, dầu nóng cho thịt bò vào xào nhanh

3, Cho dầu lên chảo dầu nóng cho nấm hương, hành tây, ớt sừng vào xào chín.

4, Bước này cũng cho thêm ít gia vị để nấm xào đậm đà hơn nhưng nêm thật nhẹ tay. Sau đó cho thịt bò đã xào ở bước trên vào trộn đều tắt bếp.

9. Cải thìa xào nấm hương

Nguyên liệu:

200 g cải thìa
50 g nấm hương
Dầu hào và gia vị

Cách làm:

1, Cải thìa rửa sạch, vẩy ráo nước

2, Nấm hương ngâm nở, rửa sạch

3, Bắc chảo với một muỗng canh dầu ăn lên bếp, phi thơm tỏi băm, cho nấm lên xào với chút muối, chút bột ngọt

4, Múc nấm ra cho cải lên xào với một muỗng canh dầu hào, chút bột nêm.

5, Cho nấm vào trộn đều lên thêm chút tiêu cho thơm.

10. Nấm hương xào ớt chuông

Nguyên liệu:

Nấm hương tươi
Ớt chuông
Dầu cải
Tỏi
Một ít muối

Cách làm:

1, Cắt sợi nấm hương và ớt chuông

2, Sau khi chảo dầu nóng, thêm một muỗng cà phê dầu cải rồi cho tỏi vào xào thơm.

3, Cho nấm và xào cho đến khi mềm lại, cho ớt xanh vào, sau đó xào cho đến khi nấm ra nước.

4, Thêm muối, không quá nhiều, đảo đều