Chuyên mục
NHỮNG BƯỚC CHÂN XANH

Thông tin về Hành Trình Những Bước Chân Xanh

Nụ cười trong sáng tươi vui ấy Hạnh phúc được san sẻ tiểu đội hạnh phúc Biến hình siêu nhân thôi 2-cau-be-vung-cao Buoc-chan-xanh bua-com-ngon Nu-cuoi-cua-em-be-vung-cao Rang-sang-tren-vung-cao Hanh-phuc-nay-la-gi-? Long Quang Lê cùng các em nhỏ Những bữa cơm ấm áp

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Lập liên minh đưa Tết Việt… ra thế giới

Có một liên minh vừa được lập, mục đích hỗ trợ để đưa các sản vật địa phương, đặc sản Tết 2021 đến gần hơn người dùng và đặc biệt là… ra thế giới. Họ đã và đang thúc đẩy thiết kế giỏ quà, các chương trình bán hàng, phương cách đưa hàng đến người dùng thế giới một cách nhanh nhất trong dịp Tết Tân Sửu này.

Liên kết thúc đẩy sản vật địa phương

Ngày 30/11/2020, một liên minh hỗ trợ phát triển sản vật địa phương với sự tham gia của Phiên chợ xanh tử tế, Công ty Tư vấn Mỹ thuật Trà Quế và nền tảng thương mại điện tử Foodmap.Asia chính thức “chào sân” dự án giỏ quà Tết 2021.

Đây là những sản vật bản địa, sản phẩm đoạt giải của cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp trong hành trình đồng hành cùng người nông dân Việt – nông sản Việt. Trong đó, đậu phộng truyền thống Cần Thơ, tôm khô rừng Cà Mau, mứt sơ ri Tiền Giang, cà phê đặc sản Lâm Đồng, rượu vang Phan Rang, khô bò xông khói Đồng Tháp, khô gà lá trúc, mứt hoa bụp giấm… đã được “khoác chiếc áo mới” cho mùa Tết.

Đại diện liên minh này cho biết, ý tưởng thúc đẩy các sản vật làng nghề, tài nguyên bản địa của Việt Nam và sản phẩm của các dự án khởi nghiệp nông nghiệp là mục tiêu chung của cả ba tổ chức. Và trong vai trò của mình, mỗi đơn vị sẽ đảm nhiệm một trách nhiệm vụ cụ thể để đưa các đặc sản đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là trong mùa Tết năm nay.

Trong đó, Phiên chợ xanh tử tế thực hiện các phiên chợ mỗi tuần và chợ Tết cuối năm. Trà Quế thực hiện việc “khoác áo mới cho đặc sản vùng miền” thông qua làm lại bao bì, câu chuyện và đẩy mạnh marketing. Foodmap.asia đưa các đặc sản lên các kênh thương mại điện tử trong và ngoài nước như Tiki, Lazada, Amazon…

Bà Nguyễn Thị Xuân Yến – Sáng lập viên Công ty Trà Quế, thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ cho biết, một trong những giá trị quan trọng nhất để ba đơn vị cùng ngồi lại với nhau là tìm kiếm sự phát triển bền vững. Nhưng muốn bền vững thì phải liên kết, cùng đề cao tính bản địa, phát triển nền sản xuất địa phương để nâng cao chất lượng cuộc sống của nghệ nhân dân gian.

“Chúng tôi kỳ vọng liên minh sẽ không dừng lại ở ba thành viên khởi xướng mà sẽ mở rộng thêm những đơn vị khác tham gia vào chuỗi giá trị này”, bà Nguyễn Thị Xuân Yến kỳ vọng.

Đặc sản địa phương được khoác “áo Tết”

Đưa đặc sản Tết ra nước ngoài

Mùa Tết năm nay dự báo sẽ có khó khăn cho doanh nghiệp khi nguy cơ của Covid-19 vẫn chưa được giải quyết. Đó cũng là lý do thị trường Tết đang khởi động chậm so với những năm trước. Bà Nguyễn Thị Yến Xuân cho biết, năm ngoái, ngay từ tháng 6 công ty đã bắt đấu khởi động các nghiên cứu thị trường, xu hướng người dùng để thiết kế giỏ quà sát nhất với nhu cầu nhưng năm nay, phải đến tháng 10 mọi thứ mới được triển khai. Và mãi đến nay mới có thể ra mắt “giỏ quà Tết 2021” đến doanh nghiệp.

Nhưng năm nay, kế hoạch không đơn thuần là đưa các sản vật địa phương, các đặc sản làng nghề cho nhu cầu biếu tặng dịp Tết của người Việt, liên minh “Giò quà Tết 2021” còn muốn đưa sản phẩm đến với người Việt ở nước ngoài.

Theo bà Vũ Kim Anh – Chủ nhiệm Phiên chợ xanh tử tế, các sản phẩm làng nghề, qua sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới của các thanh niên nông thôn đã tạo ra hệ sinh thái đặc sản mới của Việt Nam. Nhưng làm sao gia tăng hàm lượng mỹ thuật và tiêu chuẩn thế giới, kết hợp công nghệ bán hàng trực tuyến thì mới đưa các sản phẩm này đi xa hơn. “Chúng tôi tin rằng liên minh này sẽ tạo một đột phá mới cho công tác phát triển tài nguyên bản địa”, bà Kim Anh nói.

Cũng tin tưởng vào “đường ra thế giới” của các đặc sản Việt, ông Phạm Ngọc Anh Tùng – Nhà sáng lập Foodmap.Asi cho rằng, bài toán liên minh, liên kết, tạo ra sức mạnh chung chính là công thức để “ra thế giới” của nông sản Việt Nam. Và việc chọn tên doanh nghiệp khởi nghiệp là Foodmap.Asia với một kỳ vọng đưa doanh nghiệp ra toàn cầu.

Các đặc sản địa phương đang có cơ hội ra thế giới trong mùa Tết này

Không chỉ bán hàng trực tiếp, liên minh này đang làm việc với các sàn thương mại điệtn tử lớn như Amazon, Lazada, Tiki… để các loại đặc sản Tết này “lên sàn ra thế giới”. Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện nên mọi thứ chỉ mới ở mức thăm dò. Bởi cái khó của những người làm nghề truyền thống, đặc sản địa phương là phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Ra mắt Liên minh thúc đẩy sản vật địa phương, giới thiệu Giỏ quà Tết 2021

Tối 30/11, tại cà phê Regina, TP.HCM – Một liên minh hỗ trợ phát triển thị trường của các nghệ nhân và sản vật địa phương vừa được hình thành với sự tham gia của Phiên chợ Xanh – Tử tế (trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Công ty Tư vấn mỹ thuật Trà Quế (thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ) và Platform thương mại điện tử Foodmap.Asia.

Dự án đầu tiên của liên minh này, là “Giỏ quà Tết” của các nghệ nhân truyền thống Việt Nam mang tên “Đầu cơ nghiệp”.

Tại lễ ra mắt , đại diện liên minh này cho biết, ý tưởng thúc đẩy các sản vật làng nghề, tài nguyên bản địa của Việt Nam và sản phẩm của các dự án khởi nghiệp nông nghiệp là mục tiêu chung của cả ba tổ chức, đã được triển khai nhiều năm nay. Phiên chợ Xanh – Tử tế thực hiện các phiên chợ mỗi tuần và chợ Tết cuối năm. Trà Quế “khoác áo mới cho đặc sản vùng miền” thông qua việc làm lại bao bì, câu chuyện và đẩy mạnh marketing. Foodmap.asia giới thiệu các sản phẩm ngon và lành trên toàn bộ kênh thương mại điện tử trong và ngoài nước. Vì vậy, sự kết hợp của ba đơn vị này chính là sự cộng hưởng của các nỗ lực phát triển cho đặc sản Việt lên một giai đoạn mới: hội nhập toàn cầu.

NSUT Kim Xuân cùng các khách mời trong buổi ra mắt giỏ quà

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, hoa hậu Hương Giang cùng khách mời tại sự kiện

Dự án Giỏ quà Tết 2021: Đầu Cơ Nghiệp với thông điệp “Món ngon cũ, cách nhìn mới” mang đến những sản vật bản địa, sản phẩm đoạt giải của cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Nông nghiệp mà ban tổ chức đã tìm kiếm và khám phá trong suốt hành trình đồng hành cùng người nông dân Việt – nông sản Việt.

Với các sản phẩm, chẳng hạn như đậu phộng truyền thống Cần Thơ, tôm khô rừng Cà Mau, mứt sơ ri Tiền Giang, cà phê đặc sản Lâm Đồng, rượu vang Phan Rang, khô bò xông khói Đồng Tháp, khô gà lá trúc, mứt hoa bụp giấm….được làm độc đáo trong chiếc “áo mới” mùa tết.

Bà Nguyễn Thị Xuân Yến, sáng lập viên Trà Quế, thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ – đại diện nhóm điều hành dự án Giỏ quà Tết Đầu cơ nghiệp cho biết: “Một trong những giá trị quan trọng nhất để ba đơn vị cùng ngồi lại với nhau, là tìm kiếm sự phát triển bền vững. Muốn bền vững, thì liên kết là yếu tố quan trọng, cùng đề cao tính bản địa, phát triển nền sản xuất địa phương để nâng cao chất lượng cuộc sống của nghệ nhân dân gian, sản phẩm tự nhiên là yếu tố tiếp theo. Chúng tôi kỳ vọng liên minh sẽ không dừng lại ở ba thành viên khởi xướng mà sẽ mở rộng thêm những đơn vị khác tham gia vào chuỗi giá trị này”.

Là đơn vị tổ chức thực hiện chuỗi hành trình Khởi nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững trong suốt nhiều năm qua, bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc BSA, chủ nhiệm Phiên chợ Xanh – Tử tế chia sẻ: “Các sản phẩm làng nghề, qua sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới của các thanh niên nông thôn đã tạo ra một thế hệ đặc sản mới của Việt Nam. Nhưng quan trọng là làm gia tăng hàm lượng mỹ thuật và tiêu chuẩn thế giới, cộng với kết hợp công nghệ bán hàng trực tuyến thì mới đưa các sản phẩm này đi xa hơn. Chúng tôi tự tin rằng, liên minh này sẽ tạo một đột phá mới cho công tác phát triển tài nguyên bản địa”.

Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập Foodmap.Asia, Startup vừa giành nhiều giải thưởng thì tin rằng, bài toán liên minh, liên kết sẽ tạo ra sức mạnh chung chính là công thức để “ra thế giới” của nông sản Việt Nam. “Chúng tôi chọn tên doanh nghiệp khởi nghiệp của mình là Foodmap.Asia với một kỳ vọng toàn cầu. Nhưng gánh hàng hoá gì ra thế giới là một lựa chọn chiến lược: nông sản Việt. Đồng hành cùng ai, cũng là một câu hỏi lớn. Chúng tôi tự hào được tham gia vào đội ngũ những người tiên phong trên con đường hào hứng nhưng cũng nhiều thách thức này”.

Tham gia lễ ra mắt còn có sự hiện diện của đại diện các đối tác thực thi bán hàng của Amazon, Alibaba, TradingFoe và nhiều sàn thương mại điện tử trong nước cũng như các Đại sứ hàng Việt, doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và các nghệ nhân dân gian.

Hoa hậu Hương Giang, một Đại sứ hàng Việt cho biết, trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của những bạn trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả những người “tay ngang” tham gia mạnh mẽ, là một tín hiệu đáng mừng cho nông dân Việt Nam.

“Giỏ quà Tết” với sự chung tay của Trung tâm BSA, công ty Trà Quế và Foodmap.Asia… sẽ tạo ra những nét riêng biệt bởi mỗi đơn vị đóng góp một thế mạnh riêng. Trong đó, Trà Quế mạnh về thiết kế, BSA có nguồn tư liệu về những sản phẩm nông đặc sản địa phương, Foodmap.Asia sẽ làm cho những sản phẩm này tới đông đảo hơn với người tiêu dùng, không chỉ ở Việt Nam mà còn thế giới”, hoa hậu Hương Giang nói.

Trong khi đó, nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương cho hay, “Giỏ quà Tết” này rất phong phú và đa dạng, có các loại trà, rượu, cà phê, snack, đậu, hạt, mứt từ trái cây… Đây là những ý tưởng hay bám theo xu hướng ẩm thực tốt cho sức khỏe vì có nguồn gốc rõ ràng, từ khắp các vùng quê, nên tôi nghĩ rất phù hợp cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.

Từ câu tục ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp” – các nghệ sĩ và doanh nhân thế hệ 4.0 sẽ kể câu chuyện quà Tết rất mới với hai bộ sản phẩm nổi bật: Duyên lànhThịnh vượng.

Một số hình ảnh trong buổi tối ra mắt “Giỏ quà Tết 2021”

Giỏ quà Tết với nhiều phân khúc khác nhau, từ vài trăm ngàn trở lên

Phạm Xuân Thành, với sản phẩm tôm rừng Cà Mau cũng có trong “Giỏ quà Tết” năm 2021

Chuyên gia về ẩm thực Bùi Thị Sương tới sớm tìm hiểu các sản phẩm trong giỏ quà Tết năm nay

Nhiều loại đậu phộng truyền thống của Cần Thơ sẽ có trong giỏ quà Giỏ quà Tết của các nghệ nhân truyền thống Việt Nam mang tên “Đầu cơ nghiệp”

Các sản phẩm như mứt chuối phủ socola, khô gà lá trúc, khoai tây rong biển, mứt hoa bụt giấm…

Các loại rượu từ trái cây…

Khách tham quan được trực tiếp dùng thử những sản phẩm sẽ có trong giỏ quà Tết

Hoa hậu Hương Giang thử các sản phẩm

NSUT Kim Xuân, cùng ca sĩ Cẩm Vân và các khách mời

Một số sản phẩm người tiêu dùng dùng thử tại sự kiện

Hình ảnh chú trâu vàng trong Tết Tân Sửu 2021

Bên cạnh sản phẩm đặc sản địa phương, còn có những sản phẩm đạt thứ hạng cao trong cuộc thi khởi nghiệp của Trung tâm BSA

Nguồn: Báo BSA Online

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Nền tảng thương mại điện tử nông sản vô địch Startup Hunt 2020

Vượt qua 300 ý tưởng và dự án, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap.asia giành giải Nhất cuộc thi, nhận giải thưởng 100 triệu đồng.

Sáng 27/11, chung kết cuộc thi khởi nghiệp Startup Hunt 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số nông nghiệp” được diễn ra trong khuôn khổ chương trình Techfest 2020. Năm dự án được lọt vào vòng chung kết giới thiệu về sản phẩm và thuyết trình trước hội đồng giám khảo.

Kết quả chung cuộc, dự án nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap.Asia giành giải Nhất cuộc thi, nhận giải thưởng 100 triệu đồng. Đây là nền tảng giúp kết nối hộ nông dân nhỏ đến khách sạn và khu dân cư để cung cấp thực phẩm nông nghiệp, giải quyết được bài toán đầu ra sản phẩm cho người sản xuất một cách chắc chắn và ổn định.

Ban tổ chức trao giải Nhất trị giá 100 triệu đồng cho đại diện nhómBan tổ chức trao giải Nhất trị giá 100 triệu đồng cho đại diện nhóm

Dự án đi sâu vào hỗ trợ nhà sản xuất, người nông dân xây dựng câu chuyện và quy trình sản xuất, giúp các sản phẩm ổn định về chất lượng, nâng cao giá trị nông sản Việt. Tính tới thời điểm hiện tại, FoodMap.Asia đã liên kết và bán hàng cho hơn 300 nhà sản xuất, hộ nông dân với gần 1.000 loại nông sản đến từ hơn 40 tỉnh thành khắp cả nước.

Giải Nhì được trao cho dự án Digital Kingdom với giải pháp truy xuất nguồn gốc chất lượng chuỗi cung ứng áp dụng công nghệ Blockchain, nhận giải thưởng 50 triệu đồng.

Dự án NATA với giải pháp xử lý bùn thải chế biến thủy sản trồng dưa lưới và dâu tây hiệu quả, giành giải Ba trị giá 20 triệu đồng.

Giải Triển Vọng được trao cho dự án FAGO với nhật ký điện tử trang trại hỗ trợ chăn nuôi và dự án An Nhàn với ứng dụng quản lý nông nghiệp, tiết kiệm thời gian quản lý hàng hóa trong các đại lý vật tư phục vụ nông nghiệp. Hai dự án Triển Vọng nhận giải thưởng 10 triệu đồng.

Phát biểu tại chung kết, ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp cho biết, với chủ đề chuyển đổi số ngành nông nghiệp năm nay, những dự án xuất sắc tại cuộc thi được kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng khởi nghiệp tới thanh niên Việt Nam, tạo ra những giải pháp và giá trị mới, đóng góp chung cho việc tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư, quảng bá và tìm kiếm đối tác, truyền cảm hứng khởi nghiệp.

Nguyễn Xuân – Báo VNExpress

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Grand Opening – Cửa hảng trải nghiệm đầu tiên của FoodMap tại TPHCM

Ngay sau vòng gọi vốn đầu tiên nửa triệu đô-la Mỹ từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners, sàn nông sản trực tuyến FoodMap bắt đầu mở cửa hàng trải nghiệm theo mô hình O2O2O (online to offline to online).

Cua-hang-o-Tp-HCM
Cửa hàng ở Tp HCM

Sàn nông sản FoodMap Asia (foodmap.asia) công bố chính thức mở cửa hàng trải nghiệm đầu tiên ở quận Tân Phú, TP.HCM trong tuần tới. Đây là bước thử nghiệm mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho FoodMap trên thị trường.

Ra đời cuối năm 2018, FoodMap hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng.

Cua-hang-dau-tien-foodmap
Cửa hàng đầu tiên foodmap

Đội ngũ FoodMap trực tiếp đến làm việc với nông dân và nhà sản xuất nông sản trên cả nước để tìm hiểu các câu chuyện cụ thể của họ.

Tính đến nay công ty đã hợp tác với hơn 300 nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.

Việc nhận khoản vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên sẽ giúp FoodMap hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị mở rộng quy mô nhà cung cấp, sản phẩm lẫn khách hàng. Song song đó là chiêu mộ thêm các nhân sự chủ chốt để phát triển công ty chuyên nghiệp hơn.

Hiện công ty cũng phát triển ba nhãn hàng riêng, hệ thống các kênh truyền thông về nông sản, thực phẩm và các hệ thống quản lý nội bộ dùng riêng trong nông nghiệp như quản lý nông trại và truy xuất nguồn gốc nông sản. FoodMap lên kế hoạch tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo vào quý II.2021.

Gian-hang-foodmap-xin-chao
Gian hàng foodmap xin chào mọi người

Quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (trụ sở Singapore và Mỹ) quản lý nguồn quỹ 400 triệu USD, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư giai đoạn đầu năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Nam California (Mỹ).

Hơn 360 công ty đã nhận được đầu tư vì phù hợp với định hướng của quỹ. Thương vụ đầu tư vào FoodMap đánh dấu lần đầu tiên quỹ này tham gia thị trường Việt Nam.

Theo CEO Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, trên thế giới có những mô hình tương tự nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Đơn cử Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub… trong khi tại Việt Nam mảng này còn khá mới mẻ. “Thông thường ở mỗi quốc gia có 1-2 sàn nông sản lớn dẫn dắt thị trường, FoodMap Asia đặt mục tiêu trở thành một trong số đó tại Việt Nam,” theo ông Tùng.

Nguồn: Forbesvietnam

Đến tham quan cửa hàng ngay tại địa chỉ số 284/5B Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng

Trên Đường Băng

Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi.
————————————————————
Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần

tren duong bang

1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng như xe buýt. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn cả. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh, sống thọ. Nếu chọn đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Hãy ngồi trên xe buýt và suy nghĩ về mọi thứ mình muốn. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Anh Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, tức mày bị hoang tưởng, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ anh Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp anh Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ.

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng cho mình mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để bạn về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về nước làm ăn.

Trong tay mình nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy…làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

Số phận em, số phận cá lòng tong,
thôi thì em cứ nhao lên mặt nước.
Mấy chuyện linh tinh em phải rành mới được
Tò mò bữa ni ca sĩ X ăn gì
Cầu thủ A đi xế hộp hiệu chi
Đại gia nào, diễn viên B đang cặp?

Trên FB em, những thông tin dồn dập.
“Hum nai em buồn nhẹ mí bạn ơi
Hum nai lòng em lại chơi vơi
Làm sao đây để thoát nghèo, mí bạn?”

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
……
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh
.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap lọt Top 12 Chương Trình Wise Women Innovation Challenge 2018

Với mục tiêu truyền cảm hứng, hỗ trợ và thúc đẩy các founder nữ khởi nghiệp và tăng trưởng thành công, WISE Women Accelerator là chương trình tăng tốc khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam dành riêng cho phụ nữ được Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (gọi tắt là WISE) tổ chức hàng năm.

Với chủ đề “Startup nữ trong lĩnh vực công nghệ”, WISE Women Accelerator đã chọn ra Top 12 start-up tiềm năng và sáng tạo nhất từ số lượng lớn hồ sơ tham dự từ khắp cả nước, trong đó có FOODMAP. 12 đội xuất sắc nhất đã được tiếp nhận vào chương trình hỗ trợ chuyên sâu diễn ra từ tháng 7 tới tháng 10 với các hoạt động huấn luyện và được kết nối tới các chuyên gia, các cố vấn khởi nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, giúp các họ cải thiện và tinh chỉnh mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược tăng trưởng, và gọi vốn hiệu quả.

“Tôi thực sự ngưỡng mộ các cô gái vì sự dấn thân, quả cảm, mạnh mẽ và những gì các bạn đã làm được để làm cuộc sống này tốt đẹp hơn” – chia sẻ tâm huyết từ chị Từ Thu Hiền, WISE CEO sau đêm diễn ra Demo Day – WISE Accelerator 2018

Vào tháng 10 năm 2018 – FOODMAP cùng 11 gương mặt khởi nghiệp nữ xuất sắc nhất Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp Sáng tạo dành cho Phụ nữ (WISE Women Accelerator 2018) chính thức bước vào vòng chung kết, thuyết trình về doanh nghiệp/ dự án của mình trước Ban Giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để giành giải thưởng chung cuộc trị giá 10.000 đô la Mỹ.

WISE Women Accelerator 2019 được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Khởi nghiệp của chính phủ Thụy Sỹ (SwissEP) và Không gian Khởi nghiệp Sáng tạo (SIHUB). Chương trình nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ các đối tác của WISE, những tổ chức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh trong nước và quốc tế.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Ba năm làm Giám đốc tại Cầu Đất Farm, lăn lộn cùng với ruộng đồng, với nông dân cộng thêm những nền tảng về tự động hóa học được từ trường Bách Khoa, Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, đang từng bước góp phần đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử.

Mới đây trong một hội thảo, bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki, chia sẻ người trong ngành vẫn kháo nhau rằng đưa nông sản lên sàn là phạm trù cao nhất của thương mại điện tử. Trong bối cảnh đó, có một chàng trai sinh năm 1989, người Huế, đang miệt mài theo đuổi giấc mơ đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử và đã có những bước đi đáng khích lệ ở tuổi 29.

Phạm Ngọc Anh Tùng học chuyên ngành điện tử – tự động hóa tại Đại học Bách Khoa TPHCM. Năm học thứ 3, anh quyết định rời trường để theo đuổi đam mê trong lĩnh vực ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp cho các tập đoàn.

Cái duyên với nông nghiệp đã đưa anh đến với vai trò Giám đốc Cầu Đất Farm Đà Lạt trong 3 năm. “Ba năm học tập và trưởng thành trong môi trường thuần nông nghiệp, có cơ hội làm và tìm hiểu dưới góc nhìn vừa là nhà quản lí, vừa trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu đã cho tôi kinh nghiệm về đâu đó ngành và từ đó yêu, gắn bó luôn với nông nghiệp. 3 năm trải nghiệm ấy là cơ hội quý giá mà không phải người trẻ nào ở tuổi 25 đều có thể có được”, anh Phạm Tùng chia sẻ với Trí Thức Trẻ.

Cựu giám đốc thăm vườn

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 1.
Rời Cầu Đất Farm, anh Phạm Tùng có hơn một năm đi tới nhiều quốc gia trên thế giới, tham quan các mô hình nông nghiệp, lang thang ở các siêu thị lớn. Anh tới nhiều nơi nhưng hầu như không thấy bóng dáng thực phẩm, nông sản của Việt Nam.

Những suy nghĩ, trăn trở, cộng với “máu” tự động hóa sẵn, những trải nghiệm của bản thân trong nông nghiệp và tiềm năng của ngành đã thúc đẩy anh Phạm Tùng thành lập ra FoodMap cách đây 17 tháng.

FoodMap hiểu đơn giản là sàn bán nông sản, đặc sản, rau quả tươi và ra đời trong bối cảnh câu chuyện đưa lên trái cây, rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử vẫn còn mới, còn nhiều điều phải làm tại Việt Nam. FoodMap là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người sản xuất là nhà máy, người nông dân và cơ sở sản xuất nhỏ. Người tiêu dùng là hộ gia đình, các doanh nghiệp, siêu thị…. Mong muốn của nhà sáng lập là cắt bớt các khâu trung gian và xây dựng một sàn nông sản đáng tin cậy cho người tiêu dùng với những thông tin minh bạch, rõ ràng.

Theo suy nghĩ của nhà sáng lập FoodMap 29 tuổi, bài toán khó nhất của trong nông nghiệp Việt Nam không phải quy trình sản xuất, không phải là phân phối hay dư lượng chất bảo vệ thực vật trong nông sản… mà nằm trong 2 “key words” tối quan trọng.

Đầu ra – Nếu không giải quyết được thì mối quan hệ với nông dân chỉ là lâu đài trên cát

“Bài toán lớn nhất trong nông nghiệp không phải quy trình, không phải phân thuốc mà liên quan đến đầu ra. Nghĩa là phải bán được hàng cho nông dân, có đầu ra cho sản phẩm của họ. Nếu không giải quyết được đầu ra, mối quan hệ với người nông dân chỉ giống như lâu đài trên cát”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Cựu giám đốc Cầu Đất Farm
Cựu giám đốc Cầu Đất Farm

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 2.
Anh Tùng giải thích rằng, nông dân rất cần đầu ra với giá cả hợp lý. Họ không cần cao lắm nhưng phải có đầu ra ổn định.

Khi đã bán được hàng cho nông dân thì với “sức mạnh” của người mua, người mua có thể quay lại để đàm phán với nông dân về quy trình, chất lượng sản phẩm…. Do đó, phải bán được hàng cho nông dân thì mới giải quyết được các câu chuyện khác như an toàn sản phẩm, thu hoạch, bảo quản….

Nông nghiệp Việt Nam vốn nhỏ lẻ, manh mún nhưng lại sở hữu thời tiết phong phú, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trái. Theo anh Phan Tùng, chỉ cần cơ giới hóa, chưa nói đến hiện đại hóa, và giải quyết được bài toán về đầu ra thì nông nghiệp Việt Nam sẽ đi rất xa.

Nông sản khác với công nghệ vì có đặc sản, vùng này có mà vùng khác không thể có được. Anh Tùng ví dụ, công nghệ có thể áp dụng ở quốc gia này, quốc gia kia nhưng nói mang trái vải của Việt Nam đi trồng ở Nhật hay Mỹ thì khó thành. Do đó, nông nghiệp có tính độc đáo và đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam qua các sản phẩm độc đáo của Việt Nam.

Trở thành cánh tay nối dài của nông dân, đưa nông sản lên sàn Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Anh Tùng Phạm cho biết, FoodMap hiện nay đang làm việc với 2 nhà cung cấp. Thứ nhất là cá nhà cung cấp có tên tuổi sẵn, có thương hiệu sẵn. Thứ hai, là các nhà sản xuất không có tên tuổi, ví dụ như nông dân. Với các sản phẩm chưa có tên tuổi nhưng chất lượng tốt, FoodMap sẽ làm thương hiệu riêng như Nông sản Tốt lành để bán cho các đại lý, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…

Mới đây, FoodMap trở thành cánh tay nối dài với nông dân, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki. Cụ thể, FoodMap sẽ hỗ trợ những sản phẩm của các nông hộ chưa có nguồn lực, chưa có kinh nghiệm làm việc với các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki.

Anh Phạm Tùng tiết lộ, hiện FoodMap đang làm việc với vài chục doanh nghiệp để tiếp tục đưa nông sản lên sàn và doanh số tăng nhanh. Tuy nhiên, “FoodMap vẫn còn đang thận trọng” vì sàn nông sản vẫn còn là câu chuyện mới ở Việt Nam. FoodMap cũng đang xúc tiến để đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon để thế giới biết đến Việt Nam qua các đặc sản của đất nước hình chữ S.

“Tôi từng nói chuyện với rất nhiều người bạn nước ngoài, nếu chưa đến Việt Nam, họ không có một chút ấn tượng nào về nông sản Việt”, anh Phạm Tùng chia sẻ và hy vọng sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, bởi ngày càng có nhiều người trẻ áp dụng công nghệ để giải bài toán về nông sản.

FoodMap hiện đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân tại Đà Lạt, miền Tây… đồng hành cùng họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Với nông dân, FoodMap cũng có những tiêu chí rõ ràng như sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận uy tín hoặc với các nông hộ nhỏ FoodMap sẽ xem xét các điều kiện. Bên cạnh đó, FoodMap cũng có đội ngũ đánh giá độc lập. Và tiêu chí cuối cùng nhưng rất quan trọng là sản phẩm nhận được phản hồi tích cực của khách hàng.

Nhà sáng lập FoodMap có sự tin tưởng lạc quan vào việc xuất khẩu nông sản có thương hiệu Việt trong tương lai và anh tin điều trên có cơ sở.

“Tôi tin 4 yếu tố này sẽ đưa nông sản Việt đi xa”

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều sản phẩm thô. Và trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm có thương hiệu, có giá trị hơn. “Thương mại điện tử đang thuận tiện hơn. Nhiều người trẻ có kiến thức về công nghệ thông tin đang tham gia vào nông nghiệp hơn. Nông sản Việt đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng người ta không biết đó là sản phẩm từ Việt Nam. Và điều này sẽ dần thay đổi”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Nhà sáng lập FoodMap tin rằng nông sản Việt sẽ đi xa hơn vì 4 yếu tố sau:

Thứ nhất, việc truy xuất nguồn gốc đang được thực hiện và làm được tốt điều này, giá trị nông sản sẽ tăng lên.

Thứ hai, thị trường nội địa cho nông sản sẽ đi lên vì rõ ràng, người Việt đang nhận thấy những sản phẩm nông nghiệp trong nước rất tốt và muốn mua đồ trong nước.

Thứ ba, chính sách dành cho nông nghiệp sẽ cởi mở hơn. Ngoài du lịch và IT thì nông nghiệp là ngành rất tiềm năng của Việt Nam.

Thứ tư, nguồn vốn dành cho nông nghiệp ngày càng nhiều, từ nguồn vốn trong nước đến FDI.

Những cá nhân, tập thể, với 2 yếu tố sau, theo anh Phạm Tùng, sẽ có thể giúp giải bài toán về nông sản. Đó là những người hiểu về thị trường, về mặt hàng, đặt hàng, phân phối… và điều này cần thời gian, sự trải nghiệm, cọ sát. Thứ hai là hiểu về thương mại điện tử, bán hàng online. “Rất nhiều người Việt giỏi công nghệ, giỏi thương mại điện tử”, anh Phạm Tùng nhận định.

Cùng đội ngũ cộng sự, hiện giờ 10 người chính và cộng tác viên, FoodMap đang dần góp phần đưa nông sản chất lượng Việt tới tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế qua sàn thương mại điện tử.

Cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia, 5 năm một lần tại châu Á và đoạt giải Most Impactful Innovation/Sáng tạo có ảnh hưởng nhất. Tiếp xúc với hàng 500 startup đến từ các quốc gia khác, đồng nghĩa với việc startup 17 tháng tuổi này sẽ học hỏi được nhiều điều và đang tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nữa để đưa nông sản Việt đi xa.

Thế Trần

Theo Trí thức trẻ

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap làm việc với bà con nông dân và hợp tác xã Kiên Giang xúc tiến lên sàn TMĐT

Trong ngày 25-26 tháng 7 vừa qua, FoodMap Team đã có buổi làm việc và chia sẻ với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Kiên Giang về mô hình thương mại điện từ cho nông sản Kiên Giang.

gap-go-nguoi-nong-dan

 

Buổi gặp gỡ hết sức thân mật và chân tình. Các cô bác bà con rất nhiệt tình và đã trải lòng rất nhiều về những khó khăn và tình trạng căng thằng đầu ra của nông sản cũng như những nguyện vọng của mình.

Foodmap đã lắng nghe chân thành và đã lựa chọn ra một vài hộ dân và hợp tác xã đầu tiên cùng phối hợp để đưa nông sản lên sàn FoodMap.asia và các sàn TMĐT khác.

Sẽ rất sớm thôi những sản vật tươi ngon của vùng đất Kiên Giang đầy tiềm năng này sẽ theo những dấu chân các thành viên của FoodMap đến với đông đảo những người tiêu dùng khắp cả nước.

hanh-trinh-foodmap

Hẹn gặp lại bà con trong tháng 9 tới nhé ! Và đây cũng là hành trình mới của FoodMap làm việc với các hợp tác xã trên khắp cả nước !

Hy vọng FoodMap sẽ làm cánh tay nối dài cho nông sản Việt vươn xa !

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap đón xu hướng đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử và từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là những gì đội ngũ trẻ yêu nông nghiệp tại FoodMap đang nỗ lực thực hiện.

Do nhu cầu về thực phẩm tươi tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada và Tiki đã phối hợp với các đối tác đầu tiên ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

Phát biểu tại buổi tọa đàm Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19 hồi giữa tháng 5, phó tổng giám đốc quản lý sàn giao dịch thương mại Tiki Vũ Thị Nhật Linh cho biết Tiki đang thử nghiệm và “học” cách đưa nông sản, thực phẩm tươi sống lên sàn. “Những người làm trong ngành thương mại điện tử thường nói với nhau rằng nông sản là phạm trù cao nhất của thương mại điện tử,” bà Linh nói.

Hoạt động từ cuối 2018 đến nay và quy mô cũng chưa lớn, nhưng FoodMap – một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến – đã được cả Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

Website thương mại điện tử FoodMap chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện FoodMap xây dựng ba thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng).

Nhắm đến mục tiêu dùng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Việt, FoodMap đặt vấn đề truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc lên sàn cho mọi nhà sản xuất hoặc nông dân, đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Hồi tháng 9.2019, FoodMap được tổ chức Ricebowl (Malaysia) bầu chọn là startup tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực agri-tech (nông nghiệp công nghệ). Năm 2020 này họ đại diện Việt Nam tham gia vòng bình chọn ở khu vực Đông Nam Á.

Cũng trong tháng 9 năm ngoái, FoodMap đã vượt qua gần 600 đội từ các quốc gia khác để giành giải Sáng kiến có tác động lớn nhất (Most Impactful Innovation) tại vòng chung kết Asia Innovates 2019 do viện hàn lâm Kỹ thuật hoàng gia Anh và quỹ Newton tổ chức. Giải thưởng dành cho các startup, tập thể nhà nghiên cứu, viện khoa học có những phát minh, những giải pháp đột phá trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội.

Trao đổi với Forbes Việt Nam, nhà sáng lập FoodMap Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết trong năm qua, đội ngũ nhân sự gần chục người của công ty tập trung giải bài toán “con gà – quả trứng”: sàn giao dịch muốn có nhiều người dùng thì phải có nhiều sản phẩm và ngược lại. Tùng không xa lạ với giới khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ khi từng là giám đốc nông trại Cầu Đất Farm (Đà Lạt, Lâm Đồng) và hơn năm năm hoạt động trong lĩnh vực này.

 

di-cho-online

Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết đội ngũ FoodMap trực tiếp đến các hộ nông dân và nhà sản xuất để kể “các câu chuyện tử tế trong nông nghiệp”

Cách thông thường khi mạnh về tài chính là đắp tiền vào, tăng khuyến mãi để thu hút người dùng và trợ giá cho nhà sản xuất nhưng với FoodMap, đội của Tùng chọn cách “chạy chiến dịch” trong một khoảng thời gian nhất định cho những loại nông sản vùng miền nổi bật như mật ong tươi, dầu đậu phộng, đường thốt nốt, hồng treo gió… thông qua xây dựng câu chuyện liên quan đến quá trình làm ra sản phẩm, đầu tư kỹ lưỡng về mặt nội dung, hình ảnh, video…

Trung bình thực hiện 1-2 chiến dịch mỗi tháng, đến khoảng 15 chiến dịch thì FoodMap có được kha khá tệp khách hàng lẫn nhà sản xuất nhờ đủ độ hấp dẫn để thu hút người mua và thuyết phục được người bán là các nông dân hoặc nhà sản xuất. Đến nay công ty hợp tác với hơn 100 nông dân hoặc nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm từ hơn 20 tỉnh thành cho hơn 5.000 người dùng cuối và nhà bán lẻ.

Để giải quyết bài toán khó trong chuỗi cung ứng nông nghiệp nằm ở khâu hậu thu hoạch, giảm thiểu hàng dư hàng tồn, công ty chọn cách vận hành theo mô hình đặt hàng trước (pre-order), chiếm khoảng 30-35% sản phẩm bán ra, đồng thời cung cấp cho cả khách hàng B2B (70%) lẫn B2C (30%).

Nói về nhu cầu mua thực phẩm tươi trên kênh thương mại điện tử gia tăng tại Việt Nam gần đây, Tùng cho rằng một phần đến từ việc giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng cho thấy thị trường đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên cho sự phát triển của mảng kinh doanh thực phẩm tươi trên kênh trực tuyến.

“Các nhà đầu tư và quỹ tại khu vực Đông Nam Á đang quan tâm đến lĩnh vực này. Đặc biệt thị trường Indonesia đang cực kỳ sôi động, nhiều startup đã gọi vốn vòng series A hàng chục triệu đô. Có nhiều điểm tương đồng với Indonesia, thị trường Việt Nam thường có độ trễ khoảng ba năm,” theo quan sát của nhà sáng lập FoodMap.

Viện dẫn thực tế các startup mảng này ở Việt Nam mới hoạt động khoảng 1-2 trở lại đây và đều còn ở giai đoạn đầu đầu tư, Phạm Ngọc Anh Tùng cho rằng nếu startup Việt không “chạy nhanh”, nhiều khả năng vài năm nữa các công ty lớn tại các nước đi trước sau khi gọi vốn thêm vòng mới sẽ tiến vào thị trường mua lại các công ty Việt hoặc đầu tư riêng bằng tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế về kinh nghiệm vận hành.

Tùng cho biết FoodMap đang làm việc với một số quỹ đầu tư để gọi vốn vòng đầu tiên trong kế hoạch mở rộng quy mô. Đồng thời giải quyết các hạn chế hiện tại về nền tảng công nghệ, quy mô kho hàng và khâu vận hành.

“Dù có niềm tin vào việc xây dựng một sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt nhưng để thành công sẽ phải trải qua nhiều thử thách phía trước. Chúng tôi không đặt cược tất cả vào đó,” Tùng chia sẻ và bày tỏ tham vọng về mô hình sao biển của FoodMap: “Mỗi thương hiệu nông sản do FoodMap sở hữu là một dự án hoàn chỉnh để phát triển riêng, phục vụ tham vọng xuất khẩu nông sản Việt với giá trị cao hơn”.

Nguồn: Forbes Việt Nam