Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt mà bạn sẽ phải bất ngờ

Cây thốt nốt là gì?

Cây thốt nốt là loài thực vật thuộc họ với cây dừa, cây có cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực ra hoa và được lấy nước làm đường. Hoa thốt nốt cũng vậy, được phân thành hoa đực và hoa cái, hoa thốt nốt đực không thể kết thành trái nên thường chỉ dùng để lấy nước.

Thân cây thẳng, có thể vươn cao tới 30m. tuổi thọ lên đến trên 100 năm. Theo sách “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”, thốt nốt có vòm lá rộng 3 m theo chiều ngang, thân cây to, trông giống thân cây dừa, được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây, thốt nốt đực không có quả.

Cây thốt nốt

Cây thốt nốt là gì?

Cây thốt nốt mọc ở đâu ở Việt Nam?

Theo cổng thông tin điện tử An Giang, thốt nốt gắn liền vùng đất Thất Sơn (vùng Bảy Núi) thuộc địa phận 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Nơi đây được mệnh danh là xứ sở của cây thốt nốt.

Cây có khả năng chịu được thời tiết nào?

Thốt nốt có khả năng chịu khô hạn, ngập nước, ưa sáng nhưng không chịu rét. Thốt nốt non ban đầu sinh trưởng chậm, càng lớn về sau càng mọc nhanh hơn.

Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết nào?

Tên gọi khác là gì?

– Bối đa

Theo sách “Gia Định thành thông chí”, thốt nốt còn có tên gọi khác là bối đa. Cây bối đa giống cây bồ quỳ (cây gồi), nhưng to hơn, cao vót không cành, ngọn lá mọc quanh tròn như cái lọng tỏa ra xung quanh, thân lớn có ba cạnh, ở cạnh ấy chấm nhỏ mọc ra, lá mọc đối nhau, suốt 4 mùa không rụng. Thân lớn dùng làm cung tên, nhánh nhỏ làm dây thừng, lá già để đan từng tấm dùng che mưa gió, lá non tước ra làm buồm, chiếu, dùng trong cả nước.

Cây thốt nốt An Giang

Bối đa còn là một tên gọi khác của cây thốt nốt

Ứng dụng của thốt nốt

Thốt nốt là cây có nhiều giá trị trong lĩnh vực y tế. Người dân trồng chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang, cô đặc sản xuất đường, chiết xuất ra dầu. Trong đó, đường thốt nốt hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu, còn dùng để chữa bệnh. 

Theo sách “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Nó có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, giải nhiệt, dịch nhựa thốt nốt lên men có tác dụng bổ dưỡng. Trong dân gian, cuống cụm hoa thốt nốt được nhân dân làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt trong xơ gan, lách to.

thốt nốt

Ứng dụng của cây thốt nốt

Ngoài ra, cây còn có nhiều công dụng bất ngờ được người dân ở nhiều nước ứng dụng như:

Hoa

Khi cây ra hoa, vào chiều và tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi cắt một đoạn đầu hoa bằng đốt ngón tay, để qua đêm thu được chừng 1 lít nước. Thứ nước thu được trước buổi sáng có vị ngọt mát; thứ nước thu được vào buổi tối hoặc để lên men sẽ bị chua, được người dân ở vùng duyên hải Maharashtra, Ấn Độ dùng như một loại đồ uống có cồn.

Nước thốt nốt khi thắng lên sẽ cho ra đường thốt nốt có vị ngọt dịu.

Mầm

Ở các bang Tamil Nadu và Andhra Pradesh, Ấn Độ, và ở Jaffna, Sri Lanka, người ta trồng cây thốt nốt rồi thu hoạch phần mầm dưới mặt đất để mang về luộc hoặc nướng ăn. Loại thức ăn này rất giàu chất xơ và bổ dưỡng.

Người ta cũng cắt phần vỏ cứng của hạt đã nảy mầm ra để lấy phần ruột giòn, có vị như củ năng ngọt.

thốt nốt

Lá thốt nốt được dùng lợp nhà, làm thảm, đan rổ, làm quạt, đan nón, làm ô hoặc dùng như giấy. Tại Indonesia, lá cây được dùng như giấy trong văn hóa cổ. Người ta chọn lựa lá có kích thước, hình dáng, độ già phù hợp rồi luộc trong nước muối cùng bột nghệ (đóng vai trò chất bảo quản). Sau đó lá được đem phơi khô. Khi đã đủ khô, bề mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt rồi đem cắt, đục lỗ ở góc. Mỗi lá được làm thành bốn trang giấy.

Cuống lá có cạnh sắc nhọn, có thể đóng thành hàng rào. Riêng phần vỏ của cuống lá có thể được tước ra dùng làm dây thừng. Ở vài vùng tại Tamil Nadu, Ấn Độ, lá cây thốt nốt được dùng khi chế biến bánh kolkata – một dạng bánh bột gạo.

Thân

Thân cây được dùng làm cột xây nhà, dầm cầu. Gỗ thốt nốt cứng, nặng, bền, có giá trị cao trong xây dựng.

Cây con được nấu làm rau ăn hoặc nướng hoặc nghiền làm bột.

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Tỏi đen là gì? Tỏi đen có phải là thần dược chữa bách bệnh?

Công dụng của tỏi đen sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy

Nghe nhắc đến tỏi đen nhiều, vậy bạn đã biết gì về “thần dược” này?

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 – 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

1. Bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesterol xấu

Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có khả năng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư.

Bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesterol xấu l Foodmap

(Nguồn: Internet)

2. Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng

Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó.

Ở tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng l Foodmap

(Nguồn: Internet)

3. Tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (chống oxy hóa tế bào)

Khả năng chống oxy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

Tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (chống oxy hóa tế bào) l Foodmap

(Nguồn: Internet)

4. Các tác dụng khác 

Dịch tiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Tỏi đen giàu S-allyl-L- cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết và tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Các tác dụng khác của rượu tỏi đen l Foodmap

(Nguồn: Internet)

Làm đẹp da, ăn ngon miệng: Tỏi đen chứa lưu huỳnh, giúp cơ thể sản xuất collagen “chiến đấu” với nếp nhăn. Tỏi cũng chứa một số lượng lớn polyphenol bảo vệ da. Tỏi đen có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn.

Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng điều hòa đường huyết.

Lời kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tỏi đen cũng như các công dụng vàng của nó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm tỏi đen hay các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác thật sự chất lượng, an toàn, uy tín có thể ghé ngang cửa hàng Foodmap nhé!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?

Rất ít người biết đến thông tin cần thiết đằng sau những số kí tự trên hoa quả nhập khẩu và những con số này có ý nghĩa có thể khiến người mua phải giật mình.

Mã số trên tem thường thấy trên mỗi trái táo, cam, kiwi… tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên trái cây nhập khẩu được gọi là PLU code (viết tắt của từ Price Look-up).

Nếu bắt đầu bằng số 8####

Trái cây có tem nhãn dán với năm chữ số và bắt đầu với chữ số 8 thì điều đó có nghĩa là một sản phẩm GMO (Genetically Modified Organism) – thực phẩm biến đổi gene.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây có mã code bắt đầu bằng số 8 – trái cây biến đổi gene.

Hiện nay, nông sản biến đổi gene đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác.

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng GMO với các vấn đề sức khỏe. Trong khi đó, những nghiên cứu khác chỉ ra nhiều mối tương quan đáng lo ngại như tổn thương nhiều cơ quan nội tạng và rối loạn sinh sản. Những nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe đang ngày càng trở nên khó bác bỏ.

Còn bắt đầu từ những số khác thì sao?

Bắt đầu bằng số 3###: Ứng dụng bức xạ i-on hóa.

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử ADN) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại…

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển.

Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Số 4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ,… theo liều lượng đúng quy chuẩn.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây nhập khẩu bắt đầu code mã 4.

Qua khảo sát tại siêu thị và một vài điểm bán lẻ nhập khẩu, nhìn chung các loại táo, cam, lê bán ở siêu thị đều thuộc nhóm tem 3### và 4###. Giá của loại quả dao động từ trên 300.000 – 400.000 đồng/kg, size quả tương đối nhỏ, không đồng đều.

Mã tem bắt đầu bằng chữ số 9####

Trái cây có mã code bắt đầu với số 9 – 100% hữu cơ không sử dụng chất hóa học.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây nhập khẩu bắt đầu mã code số 9.

Trái cây hữu cơ nuôi trồng tự nhiên, thu hoạch theo công nghệ sạch có giá không hề rẻ.

Nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà. Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được chứng nhận hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt.

(Theo Lao Động)