Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Nhật kí chuyến thăm vườn sầu riêng Năm Hưng tại Đồng Phú, Bình Phước ngày 12-13/03/2019

Đồng hồ vừa điểm 3:00 p.m, anh em chúng tôi lập tức leo lên xe máy và thẳng tiến về Bình Phước. Hơn nửa tiếng đồng hồ len lỏi trong biển xe cộ trên con đường Điện Biên Phủ (TP. Hồ Chí Minh) dưới cái nắng như thiêu đốt da thịt, anh em chúng tôi cũng đã ra được đến đường Quốc lộ. Trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ chỉ còn là nắng, gió và những con đường dài tít tắp. “Nhanh thôi! Không thì về đến nơi chắc đêm luôn quá!” anh em tụi tôi hối nhau.

2 anh em trên 1 chiếc xe2 anh em và chiếc xe

Đi được chừng hơn một tiếng, anh em tôi tắp vào một quán nước ven đường nghỉ ngơi, uống vài ly nước mía cho tỉnh táo để rồi tiếp tục chặng đường còn lại. Mới chạy được thêm một xíu thì chúng tôi như bị mùi hương của những vườn điều đang chín rộ bên đường níu chân lại. Cao hứng, anh em tôi liền tắt máy, bước xuống xe để làm vài phô hình, quay vài video nhỏ làm kỉ niệm. Những trái điều chín có màu sắc rất sặc sỡ, nào là điều vàng, nào là điều đỏ, thập thò sau những tán lá xanh ươm, làm cho khu vườn như biến thành một bức tranh nhiều màu sắc. Mùi hương của những trái điều rất đặc biệt, chỉ cần nhìn cái màu sắc ấy, ngửi cái mùi hương ấy thôi, là tôi đã chảy cả nước miếng rồi! Chắc nhiều bạn vẫn chưa biết là trái điều có thể ăn được nhỉ, vì xưa nay, thường thì người ta chỉ ăn hạt điều. Tuy nhiên, trái điều ăn cũng ngon lắm à ngen. Cắn một cái là nước quả điều như tràn đầy khoang miệng, bao lấy vị giác bằng một vị chan chát nhẹ, ngọt và rất thơm, tôi cũng không biết phải miêu tả như thế nào cho đầy đủ, chắc có lẽ chỉ khi tự các bạn thử, thì các bạn mới có thể cảm nhận được hương vị độc đáo này. Dừng chân như vậy là đủ, chúng tôi lại lên đường, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

NHững trái điều vàng
NHững trái điều vàng

Những trái điều vàng non trong vườn điều

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã đến được rìa của tỉnh Bình Phước. Bình Phước chào đón chúng tôi bằng một màu xanh non mơn mởn của những rừng cao su bạt ngàn đang thay lá, tạo ra một bầu không khí vô cùng mát mẻ và dễ chịu, một bầu không khí mà chắc ít người dân thành thị nào có thể cảm nhận được. Giờ đây, khoảnh khắc lựa chọn đã đến, một là chúng tôi sẽ đi theo con đường trải nhựa, tuy có xa hơn nhưng là đường đẹp, bằng phẳng và dễ đi; hai là đi đường rừng, khá vất vả nhưng rút ngắn được quãng đường, tiết kiệm được chút thời gian. Vì lúc đó cũng đã hơn 6 giờ tối, nên anh em chúng tôi quyết định liều một phen, chọn đi theo đường rừng! Xung quanh chúng tôi lúc ấy chỉ còn bóng tối và vô vàn những cây xanh to lớn của khu rừng nguyên sinh nơi đây. Cứ vậy bám theo con đường mòn đầy đất đỏ ấy, “ổ gà, ổ voi” như rải kín mặt đường, khúc thì cát trắng, khúc thì đá dăm, nghĩ mà tội cho chiếc xe máy! Còn anh em tôi thì chỉ nơm nớp lo sợ, run rẩy, không biết có cọp beo, chó sói, rắn rết hay “ai đó” trong rừng này bắt anh em chúng tôi đi mất, không còn tìm được đường ra nữa!

Nửa tiếng kinh hoàng trôi qua, cuối cùng chúng tôi cũng đã thoát ra khỏi khu rừng ấy, anh em tôi liền thở phào nhẹ nhõm, ấy vậy mà vẫn chưa tới được nhà chú Năm Hưng. Chạy thêm khoảng 15 phút nữa, khi đồng hồ tôi vừa kêu “tít tít” báo hiệu 7 giờ tối thì chúng tôi đã đến được hộ của chú Năm Hưng. Hên cho chúng tôi là cô chú vừa mới từ vườn về tới, không là chúng tôi đã phải đứng ngoài đường rồi! Cô Ánh (vợ chú Năm Hưng) thật chu đáo khi đã chuẩn bị sẵn phòng ngủ để anh em tôi có chỗ nghỉ ngơi, khiến tôi cảm kích vô cùng. Bữa cơm tối tuy đạm bạc nhưng rất vui và thú vị, bầu không khí ấm cúng cứ như thể một bữa cơm gia đình thực sự vậy. Ăn uống dọn dẹp xong, chúng tôi nghỉ ngơi một chút rồi đi tắm, từng gáo nước mát lạnh dội xuống như cuốn đi cái nóng nực khó chịu của cả một buổi chiều chạy xe mệt mỏi. Ôi, cảm giác tắm xong thật thoải mái. Tranh thủ chuẩn bị sẵn đạo cụ cho công việc của ngày mai rồi chúng tôi bắt đầu chìm vào giấc ngủ, lấy lại năng lượng sau một ngày dài ròng rã.

Nhà chú 5 Hưng
đến nhà chú 5 Hưng

Đã đến được nhà chú Năm Hưng

Sáng ngày 13/03/2019, sau khi đã ấm bụng nhờ những tô bún đầy ắp thịt mà cô Ánh đã dậy sớm để nấu, chuyến hành trình vào vườn sầu riêng của anh em tôi chính thức bắt đầu. Cũng là đường rừng, nhưng ngắn và dễ đi hơn đoạn đường tối qua vì đây chỉ là rừng cao su được con người trồng nên có hàng, có lối đàng hoàng. Sau vài phút, vườn sầu nhà chú Năm Hưng đã hiện ra trước mắt chúng tôi, tôi đã khá bất ngờ vì vườn sầu ở đây chỉ toàn những cây sầu thấp và nhỏ nhưng lại đeo trên mình khá nhiều trái sầu to và nặng. Chú Năm Hưng cho hay, những giống sầu riêng ngày xưa thì cây khá cao và năng suất thấp, hái cũng cực mà để rụng thì nguy hiểm, nên bây giờ bà con nông dân chuyển qua trồng giống mới, thấp hơn, năng suất cao hơn và hương vị cũng thơm ngon hơn. Vườn sầu riêng khá rộng, cũng khoảng 3 ha (hecta) với hơn 700 cây sầu riêng như thế. Tuy nhiên, do vườn sầu này chỉ mới 4 năm tuổi nên chỉ khoảng 400 cây cho trái được thôi. “Cây nó mới 4 năm à mà ra hoa nhiều quá, chú sợ cây nó đuối với khi nuôi nhiều quả thì sầu riêng sẽ không ngon nên chú cứ phải vặt bớt hoa đi” chú Năm Hưng nói. “Tính sơ sơ thì mỗi cây sẽ cho khoảng chục đến 15 trái, mỗi trái thành phẩm sẽ khoảng 3 đến 4 kg tuỳ giống” chú Hưng nói thêm. Lần đầu nhìn thấy vườn sầu riêng như này, tôi thực sự bị choáng ngợp, hàng trăm cây sầu riêng thật và hàng trăm trái sầu riêng thật đang ở ngay trước mắt tôi, thật là thú vị! Hệ thống tưới tiêu trong vườn cũng được chú đầu tư kỹ lưỡng, giúp tiết kiệm lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Có một điều mà tôi thấy tương đối lạ là các gốc cây đều dính một lớp bột trắng và cỏ xung quanh gốc cây thì chẳng được làm sạch như các vườn khác. Hỏi ra thì mới biết, “Mấy cái trắng trắng đó là vôi á, vôi bột quậy với nước rồi trét lên cho cây khỏi bị bệnh, khỏi nấm với khỏi bị mối (con mối) nó tấn công, còn vườn cô chú để cỏ là vì không sử dụng thuốc diệt cỏ, chỉ phát bằng tay theo đợt, như vậy thì nó không có hoá chất độc hại làm ô nhiễm môi trường và nông sản của mình, đồng thời khi mình không xài thuốc diệt cỏ thì trong đất sẽ có những con vi sinh vật và vi nấm có lợi nè, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho đất và cho cây, nên cô chú mới để vậy, chịu khó lâu lâu phát bằng tay là được rồi”, cô Ánh chia sẻ. Cô cũng nói thêm “Dù gì thì mình cũng là người tiếp xúc với nó hằng ngày, mà mình còn xài ba cái hoá chất diệt cỏ thì mình cũng đang hại chính mình, nên thôi, trước tiên là bảo vệ chính mình, sau là bảo vệ người dùng nên cực xíu cũng không sao”. Thế đấy, đấy mới là những người nông dân chân chất, phúc hậu và đức độ, luôn luôn mong muốn đem những nông sản ngon nhất, sạch nhất đến cho bà con người tiêu dùng, đó cũng chính là những tiêu chí cao nhất mà FoodMap luôn tìm kiếm ở những sản phẩm cũng như những người nông dân của mình.

vườn sầu riêng của chú
vườn sầu riêng của chú

Vườn sầu Năm Hưng

Những trái sầu riêng đang lớn dần

Những trái sầu riêng Ri6 đang lớn dần

Chú đảm bảo giống tốt

Chú Năm Hưng vặt bớt bông để đảm bảo cây nuôi trái được tốt

Dạo một vòng quanh vườn, anh em tôi cũng đã lấy được đầy đủ tư liệu nên tranh thủ nghỉ chân dưới bóng mát của những cây sầu một chút. Cô Chú cũng ngồi tâm sự vài ba câu chuyện nhà nông với anh em tôi tầm độ năm mười phút rồi phải đi tắt hệ thống tưới. Sau khi hoàn thành mọi việc, chúng tôi cùng quay về nhà để chuẩn bị cho bữa trưa. Mặc dù bận rộn, nhưng cô Ánh vẫn dành thời gian chuẩn bị cho chúng tôi một nồi lẩu trứng vịt lộn rau đắng cực kì thịnh soạn. Thật sự mà nói, cô chú thương tụi tôi như con cháu trong nhà. Tình cảm mà những người nông dân dành cho chúng tôi trong mỗi chuyến đi thực sự là nguồn động lực rất lớn để FoodMap Team có thể đưa đến cho bà con mình những chiến dịch hay và bổ ích. Tụi con cám ơn cô chú rất nhiều, cám ơn tất cả những người nông dân đã hỗ trợ FoodMap Team trong sứ mệnh mà tụi con đang thực hiện. Một lần nữa, xin cám ơn vì tất cả!

cuộc trò chuyện với chúTranh thủ trò chuyện với Chú Hưng và Cô Ánh

Cũng như ngày bắt đầu chuyến đi, nghỉ được một lát, đúng 3 giờ chiều là chúng tôi lại lên xe quay về thành phố. Gần 20 giờ đồng hồ ở nơi đây sao trôi qua nhanh quá, mới xuống tối qua, bây giờ đã phải nói lời từ biệt. Mỗi giây, mỗi phút này đối với chúng tôi đều trở nên thiêng liêng, đáng quý vô cùng, mặc dù tiếp xúc không lâu nhưng tất cả chúng tôi đã như một gia đình, quyến luyến, bịn rịn không muốn rời xa. Nhưng anh em tôi vẫn phải đi thôi, đi để còn đem những điều tốt nhất, những điều tuyệt vời nhất đến với toàn bộ bà con trong đại gia đình FoodMap nhà mình và đi để còn tiếp tục chuẩn bị cho một chiến dịch hoàn toàn mới, một chiến dịch đầy GAI GÓC – CHIẾN DỊCH SẦU RIÊNG!

— Viết bài: Nhat Tran từ FoodMap Team —

Mời mọi người cùng thăm quan vườn sầu Năm Hưng với FoodMap Team nhé:

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Album Đi Thăm Nhà Vườn ở Đà Lạt, Lâm Đồng

Foodmap Team đi rất nhiều trong một tháng, thong thường cứ 1 tuần sẽ đi thăm nông trại, bà con một lần. Lúc Đà Lạt, lúc Đức Trọng, lúc Đơn Dương. Ngoài ra Foodmap có đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại Lâm Đồng. Cứ mỗi lần đi như vậy, Team học hỏi được rất nhiều thứ từ bà con nông dân, từ thực tiễn thị trường. Nông nghiệp Việt Nam tuy chưa thật sự tiên tiến, vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều nhưng đằng sau những bó rau, củ cải… điều có những câu chuyện rất hay mà cô bác chia sẻ.

Đi nhiều mới thấy, người Việt đôi lúc không hiểu hết các giá trị nông sản Việt. Đi càng nhiều, càng thương người nông dân nhiều hơn và FoodMap mong muốn là cầu nối để kết nối giữa các bạn với người nông dân gần hơn để từ đó hiểu nhau hơn và cùng nhau lan tỏa các giá trị của Nông sản Việt.

 

 

 

 

 

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

HÀNH TỎI LÝ SƠN – ĐẶC SẢN THIÊN NHIÊN NƠI ĐẢO XA

Vào một ngày hè nắng gắt, dưới cái nắng như cắt da cắt thịt của dải đất miền Trung khô cằn. Team Foodmap chúng tôi có dịp được đi thăm đảo Lý Sơn, với trung tâm hành chính Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nằm cách đất liền khoảng 18 hải lý và phải mất 35-40 phút đi tàu cao tốc thì mới đến được Đảo.

Khung cảnh từ đỉnh núi Thới Lới – Lý Sơn

Qua tiếp xúc của team Foodmap cùng người dân tại đất đảo, công việc chính của người dân nơi đây chính là đi biển đánh bắt cá và trồng hành tỏi. Diện tích đất phục vụ trồng tỏi chiếm đến hơn 30% đất ở và sinh hoạt của người dân (khoảng 330 hecta). Đất đai ở đây rất quý, cứ có chỗ nào trống là bà con dùng trồng hành tỏi.

Cánh đồng hành Lý Sơn xanh ngắt

Theo dân gian truyền lại, nguồn gốc của việc trồng hành tỏi trên đảo là do một phần yếu tố tín ngưỡng. Từ thuở sơ khai khi mới ra đảo, các cụ thường có thói quen dùng hành tỏi để xua đuổi tà ma hay rắn rết và lâu dần đã hình thành thói quen trồng hành, tỏi xung quanh nhà. Nhưng cũng nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, cây hành cây tỏi phát triển rất tốt và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thât là mối duyên trời ban, cây hành tỏi đã gắn bó với bao thế hệ người dân Lý Sơn cho đến hôm nay.

Kể đôi chút về hành tỏi Lý Sơn, theo tìm hiểu từ người dân Lý Sơn thì Hành tím Lý Sơn có vị cay, đậm, ngọt, tính ấm và đặc biệt chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cao. Chính vì vậy nên nó có nhiều tác dụng như: giải cảm, huyết đẩy khí, diệt khuẩn, khí đẩy huyết, hành làm thông khí… Cô chú còn bảo rằng,  Hành tím Lý Sơn ít hăng và cay, dễ ăn sống hơn.

Hành lý Sơn đang trong giai đoạn thu hoạch (Tháng 8)

Còn đối với tỏi Lý Sơn, đặc sản này được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, làm gia vị, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Tỏi Lý Sơn còn có tác dụng trong việc đầy lùi những cơn đau bụng hay cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

“ Cứ có đứa trẻ con nào trong nhà bị đau bụng, ba má chúng cứ cho ăn vài tép củ tỏi, thế là cơn đau cứ giảm dần ngay sau đó. Hồi giờ ông bà mình ăn sao thì giờ cứ làm như vậy thôi.’ Cô Tư vừa cười vừa kể mẹo cho chúng tôi. Sau khi nghe vậy, chúng tôi cầm củ tỏi trên tay, lọt vỏ từng tép tỏi và ăn một cách ngon lành, đó điều mà chúng tôi chưa từng thử đến trước đây. Đây quả là một trải nghiệm đẹp khi đến với hòn đảo tiền tiêu của đất nước.

Đến với hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp này, chúng tôi không thể bỏ lỡ chuyến thăm quan đến những địa danh nổi tiếng như Hang Câu, Chùa Đục, chùa Hang, hay cổng Tò Vò – địa danh được dân selfie săn đón để checkin. Đi qua những cánh đồng hành đang trong vụ mùa, chúng tôi bắt gặp rất nhiều hình ảnh đẹp về cảnh quan và con người nơi đây. Những cô bác ngồi nhổ hành hăng say trò chuyện; những chiếc xe máy được ‘độ’ lại, kéo tay ga nổ bạch bạch chở đầy ắp hành, và cánh ruộng hành xanh mơn mởn… Đấy là cảnh tượng khó quên mỗi khi chúng tôi nhớ về vùng quê thanh bình này.

Hồ nước trên đỉnh núi lửa Thới Lới

Nhiều điều thuận lợi là vậy, nhưng người dân nơi đây cũng đối mặt với không ít khó khăn và chông gai. Có thể nói thời tiết tại đây có sự khắc nghiệt và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Có mùa thì khô hạn đến cháy hạn cả cánh đồng tỏi, nguồn nước ngọt trên đảo cực kỳ khan hiếm. Còn vào mùa mưa gió bão bùng, hết đợt gió mùa rồi đến bão lớn, tàu thuyền phải nằm bờ cả mấy tháng liên tục, việc di chuyển từ đảo vào đất liền vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Thiên nhiên có ảnh hưởng nhiều đến đâu thì vẫn chưa phải là yếu tố chính. Theo những cô bác mà team Foodmap được gặp và trò chuyện, họ đều cho rằng nỗi lo lắng nhất của người dân ở đầy chính là tương lai của việc trồng cây hành, cây tỏi – là kế sinh nhai, là mồ hôi nước mắt của biết bao con người dân đảo. Với thực trạng diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp bởi việc xây dựng nhà cửa và công trình đường xá. Bên cạnh đó, việc hành tỏi xuất xứ không rõ nguồn gốc len lỏi, trà trộn vào tỏi Lý Sơn đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tỏi đặc sản và làm mất niềm tin của người sử dụng. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ bị mai mọt dần và người chịu thiệt hại nhiều nhất cũng chính là những nông dân trồng hành tỏi tại đây. Câu hỏi cấp thiết hiện tại là làm sao tìm được đầu ra ổn định cho nguồn hàng hành tỏi Lý Sơn, và làm sao bảo vệ thương hiệu truyền thống tỏi Lý Sơn của ông cha bao đời nay.

Qua chuyến đi thực tế này, team Foodmap và những người bạn mong muốn gửi đến mọi người những góc nhìn thực tế và gửi gắm tâm tư của người nông dân đến cộng đồng. Hy vọng qua những lời văn trên phần nào có thể cho bạn đọc hiểu và yêu thêm về đặc sản hành tỏi của hòn đảo xinh đẹp này.

Team Foodmap

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Khám phá quy trình sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc

Mời bạn cùng theo dõi các công đoạn sản xuất nước mắm truyền thống mà FoodMap đã có cơ hội ghi lại trong chuyến đi khảo sát:

 

Đầu tiên là công đoạn ướp và ủ chượp. Ngư dân sẽ ra khơi để đánh bắt cá trong khoảng từ 10 đến 15 ngày. Ngay khi lưới vừa được kéo cạp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, rửa, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Như vậy sẽ đảm bảo độ tươi tuyệt đối của nguyên liệu. Cá càng tươi sẽ cho ra chất lượng nước mắm càng cao và máu từ cá tươi sẽ giúp cho nước mắm có màu vàng cánh gián đặc trưng.

Ngư dân chuẩn bị ra khơi

Ngay sau khi trở về đất liền, chượp (cá sau khi đã ướp) được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén. Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn kéo dài từ 12 đến 15 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút lần đầu tiên, được gọi là nước mắm nhĩ. Ban đầu nước mắm cốt có độ đạm từ 35-42, tiếp đến là mắm long có độ đạm trên 20. Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại với nhau để tạo ra độ đạm phù hợp.

       Cá đã ướp trên tàu 

Vận chuyển cá từ tàu vào nhà thùng

Đổ chượp vào thùng để tiến hành ủ 

Chượp

       Các thùng gỗ bời lời tại nhà thùng Thanh Hà  

Mã số được ghi trên thùng chượp để đảm bảo thời gian rút mắm

Sau đó, các loại mắm đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi đóng gói theo quy trình tự động:

Quy trình chiết nước mắm vào chai tự động

Quy trình đóng nắp tự động

Nước mắm đã vào chai

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Khám phá hành trình 100 năm làm nghề nước mắm

100 năm – một khoảng thời gian đủ dài để thấm đượm tinh thần dân tộc trong từng giọt mắm vàng ươm, sánh đượm vị ngọt dịu tự nhiên của cá biển.

Nhắc đến Phú Quốc, ai cũng biết nơi đây nổi tiếng về loại nước mắm thơm ngon đặc trưng trên cả nước Việt. Nhưng có mấy ai thật sự hiểu được những giọt mồ hồi, công sức, những tâm tư, lo lắng ẩn chứa đằng sau đó. Dạo gần đây các kênh truyền thông đăng tải khá nhiều thông tin trái chiều về sản phẩm nước mắm truyền thống. FoodMap đã quyết định đến tận nơi để tìm hiểu về quy trình sản xuất của sản phẩm này, để trò chuyện với người ngư dân, với người làm nghề nước mắm truyền thống.

FoodMap trò chuyện cùng người ngư dân Phú Quốc

Chỉ khi đến đây, có dịp tận mắt chứng kiến quá trình làm nước mắm thủ công theo phương pháp hoàn toàn truyền thống, cùng trải nghiệm đi thuyền ra biển với ngư dân, theo chân các công nhân vào các nhà thùng ủ chượp, nếm thử vị nước mắm nhĩ vừa mới ra lò mới biết công việc này cũng lắm công phu, cũng đòi hỏi biết bao công sức chăm sóc, kiểm tra sát sao kỹ càng thì mới đạt được chất lượng thành phẩm như ý.

Chỉ riêng việc ra khơi để đánh bắt cá tươi đã tốn của ngư dân hẳn 10 tiếng ròng rã chạy trên biến, xấp xỉ 100 hải lý (khoảng 180 cây số). Thường một lần ra khơi như vậy họ sẽ đi khoảng từ 10 ngày đến nửa tháng. Ngư dân Phú Quốc không chờ đến khi quay trở lại đất liền mới ướp cá mà họ chuẩn bị sẵn kho muối trước khi lên đường để khi bắt được cá, cá sẽ được ướp ngay với tỉ lệ 3 cá 1 muối để đảm bảo nguyên liệu đạt độ tươi hoàn hảo nhất. Trong nhà thùng, mỗi thùng gỗ chứa sẽ có một mã riêng dán trên thân thùng để người nghệ nhân có thể theo dõi và tính toán chính xác thời gian ủ chượp cần thiết và thời gian nào là lúc để chắt ra những giọt mắm nhĩ đầu tiên.

FoodMap theo tàu ra cửa biển

Có thể nói qua bao nhiêu công đoạn, cuối cùng những gì tinh túy nhất của biển cả đều đã được chắt lọc trong từng giọt mắm nguyên chất. Cũng không sai khi nói rằng cái hồn của biển đều đã hiện hữu vào đấy cả, và công việc của những người nghệ nhân làm ra nước mắm là cả một nghệ thuật. Vậy mà buồn thay, cái nghệ thuật, cái truyền thống ấy đang dần bị mai một khi ngày càng nhiều hộ gia đình từ bỏ nghề của ông cha này để tìm kiếm một cái nghề đỡ bấp bênh hơn. Chị Ngân có chia sẻ với tôi rằng thời cực thịnh, người dân trên đảo sống chủ yếu dựa vào nghề làm nước mắm. Lúc bấy giờ, trên toàn đảo có đến hơn 200 nhà thùng lớn nhỏ khác nhau. Vậy mà chỉ cách đây 5 năm, số lượng nhà thùng giảm xuống chỉ còn gần 90 nhà thùng. Đáng buồn hơn nữa là con số ấy chỉ còn lại khoảng hơn 50 nhà thùng trong 2-3 năm trở lại đây. Sợ rằng con số ấy sẽ còn giảm nữa và truyền thống làm nước mắm sẽ lại ngày càng mai một dần…

Các thùng gỗ bời lời dùng ủ cá làm nước mắm

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

HÀNH TRÌNH MANG TRÁI HỒNG TREO GIÓ NGON LÀNH ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Quá trình thực hiện chiến dịch về Hồng treo gió được chuẩn bị từ hơn 3 tháng trước khi mùa hồng mới bắt đầu. Khu vực được chọn là vùng Cầu Đất – Đà Lạt vì nơi này FoodMap đã có quá trình làm việc và am hiểu người dân từ hơn 2 năm trước.

Quá trình lựa chọn và thuyết phục các nông hộ đạt yêu cầu để tham gia liên kết với Foodmap là rất khó khăn. Đặc biệt ở Đà Lạt vào thời điểm làm hồng treo gió thường xuyên có mưa làm độ ẩm tăng dẫn tới các hiện tượng nấm mốc nên người dân thường hay sử dụng lưu huỳnh trong quá trình sản xuất. Để thuyết phục được người dân thay đổi thói quen sản xuất, chấp nhận chi phí lớn hơn để sản xuất những sản phẩm thật sự chất lượng và an toàn, FoodMap đã cam kết bao tiêu sản phẩm giá cao hơn và đặt cọc trước cho người dân. Đồng thời đưa ra quy trình mới hoàn toàn không sử dụng lưu huỳnh và liên tục giám sát trong suốt mùa vụ hồng diễn ra trong 3 tháng để đảm bảo người dân thực hiện đúng quy trình.

FoodMap rất may mắn khi gặp được các bạn cộng tác viên, những con người sinh ra và lớn lên ở Cầu Đất tâm huyết với Nông sản an toàn hỗ trợ trong việc đưa thông tin và giám sát trong quá trình sản xuất.

Sau đây là một số hình ảnh và video của FoodMap trong hành trình tìm kiếm và giới thiệu Hồng treo gió – Ngon và Lành đến với mọi người:

Một số hình ảnh khác:

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Vườn bơ của bà con Lâm Đồng

Lâm Đồng đã vào hạ, những tiếng ve kêu râm ran khắp mọi nẻo đường và cả trong những khu vườn xanh đang trĩu quả. Khi mùa cà phê cuối vụ thì cũng là mùa bơ bắt đầu, những quả bơ lủng lẳng trên cành nom thật vui mắt.

Những năm gần đây cà phê và tiêu rớt giá thê thảm. Bà con vùng Lâm Đồng đã có nhà cưa bỏ cây cà phê. Nhiều vườn cà phê và tiêu bị bỏ hoang không người chăm sóc. Được người dân địa phương chia sẻ, năm nay giá hồ tiêu rớt “chạm đáy”. Tiền thu hoạch tiêu thậm chí không đủ thanh toán chi phí thuê người hái, nên nhiều hộ nông dân bỏ phế. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân tại Lâm Đồng may mắn lại thu được mùa bơ. Trước đây nhiều người nông dân Lâm Đồng đã trồng xem cây bơ vào vườn cà phê để tạo thêm thu nhập. Một vài nông dân cách đây 3-4 năm lại tiên phong ghép giống bơ 034 vào vườn. Đến nay nguồn thu từ những cây bơ 034 trĩu quả lại là nguồn cứu cánh cho bà con tại đây.

Những năm gần đây giống bơ 034 được nổi lên nhờ vào năng suất vượt trội, mà trái bơ lại cực kỳ ngon nên có giá cao hơn nhưng loại bơ khác. Bơ 034 chín đúng điệu thì thơm bùi béo ngọt, cắn một phát là có thể nhớ cả đời.

FoodMap Team đã dành rất nhiều thời gian đi khảo sát và tìm kiếm các nhà vườn khắp các vùng Lâm Đồng để tìm ra được những nhà vườn thật sự chất lượng và có khả năng đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn của Team đặt ra.

Rất may mắn Team đã tìm thấy, cũng như nhận được sự giúp đỡ, cộng tác và đón tiếp rất chân tình từ vườn Bơ bà con ở Lâm Đồng – đây cũng là là những hộ đi đầu trong việc canh tác bơ sạch đúng theo tiêu chuẩn VIETGAP, đủ thời gian cách ly cũng như quy trình xử lí sau thu hoạch hoàn toàn không dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Sau chuyến đi này, FoodMap Team lại có thêm những người anh, người chú, những người bạn mới cùng đồng hành trên con đường mang những Nông sản Ngon Lành đến người tiêu dùng. Những chuyến đi ý nghĩa mà mỗi một thành viên trẻ tuổi trong FoodMap Team điều sẽ mỉm cười hạnh phúc khi nghĩ về.

Mời mọi người xem 1 số hình ảnh được ghi lại trong những chuyến đi khảo sát và đánh giá vùng trồng của FoodMap Team để hiểu hơn về những vườn bơ Xanh – Sạch tươi ngon mà FoodMap đã chọn nhé :

Vườn bơ của bà con Lâm ĐồngTeam cùng bà con nông dân Vườn bơ của bà con Lâm Đồng

Trái già được hái và ngâm hoàn toàn nước sạch trong quy trình ủ chín trước khi vận chuyển

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Sen Huế cùng FoodMap

Mời các bạn thưởng thức bộ ảnh về Sen Huế mà FoodMap Team thu thập được nhé:

dam hoa sen hue

bong hoa sen

bong hoa sen hong

dam hoa

dam hoa sen ơ hue

hoa sen trang

dm hoa sen trang

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham quan trang trại Ong mật Rừng Tràm Long An

Mật ong tươi Hoa Tràm đến từ trại ong của chú Năm – là người đã có kinh nghiệm làm trại ong hơn 6 năm tại Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng. Được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh, trang trại ong của chú Năm nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của 1 chú ong trung bình bán kính khoảng 2-3km. Trong bán kính bay như vậy người nuôi ong không thể kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên ong mật sẽ lấy phấn hoa của tất cả các loại hoa trong quỹ đạo bay của chúng. Nên với địa hình như vậy, đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm ( được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên ) nên hoàn toàn không dính thuốc BVTV từ các loại hoa màu canh tác khác. Đây cũng chính là lí do FoodMap Team sau nhiều lần khảo sát nguồn cung mật ong từ nhiều nơi và quyết định chọn nơi này để làm chiến dịch mật ong lần này.

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham quan vườn điều – Quả điều có ăn được không?

Ai cũng biết hạt điều rồi nhưng trái điều thì hầu như rất ít người biết, nhất là người ở thành thị. Trên đường đi thăm vườn sầu riêng nhà chú Năm Hưng lần 2 tại Đồng Phú, Bình Phước, anh em FoodMap như bị mùi thơm của vườn điều bên đường níu lại! Tắt máy xe, anh em tôi ghé vào vườn điều để chụp vài tấm hình, quay vài video, và… ăn vài trái điều!

Trái điều hoàn toàn ăn được nha mọi người, mùi rất thơm, mọng nước, vị ngọt và hơi chát nhẹ! Mời mọi người cùng xem video nhé!