Nguồn gốc của Trung thu và ý nghĩa của Tết Trung thu là gì có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết này, FoodMap sẽ chia sẻ cho bạn về nguồn gốc của tết đoàn viên, phong tục ăn bánh trung thu, lễ hội rước đèn, ngắm trăng rằm tháng 8. Đọc ngay để hiểu thêm về đêm Trung thu nhé.
Nguồn gốc của Trung thu của Việt Nam
Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung Thu, đúng như tên gọi, là ngày giữa mùa thu, tức là ngày rằm tháng tám âm lịch. Nguồn gốc Tết Trung thu của Việt Nam chẳng ai biết có từ bao giờ, cũng không có sử liệu nào nói về nguồn gốc lễ hội Rằm tháng Tám.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào? Theo truyền thuyết xa xưa, nguồn gốc ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Đường, đời vua Duệ Tôn. Vào đêm rằm tháng tám, gió mát trăng tròn, trong lúc dạo chơi ngoài thành, nhà vua Đường gặp một vị tiên giáng trần dưới hình dạng một ông già áo trắng, đầu bạc phơ như tuyết.
Vị tiên đã làm phép tạo ra chiếc cầu vồng 1 đầu giáp mặt trăng còn đầu kia thì chạm đất, vua trèo lên cầu vồng để đi lên cung trăng dạo chơi trong cung Quảng. Trở về trần gian, nhà vua luyến tiếc cảnh trăng lãng mạn, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu.
Tết này sau được du nhập về Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu, người dân thường bày mâm cỗ trung thu, treo đèn hoa, múa hát, nhảy múa rất vui vẻ. Ở nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em tổ chức diễu hành đèn lồng, và các cuộc thi đèn lồng được tổ chức ở nhiều nơi.
Nhiều gia đình dọn cỗ riêng cho trẻ nhỏ, mâm cỗ ngày xưa thường có ông tiến sĩ giấy ở vị trí đẹp nhất, xung quanh là bánh trái… Bây giờ cứ đến Tết Trung thu, các địa điểm dân cư hay trung tâm mua sắm lớn đều tổ chức trang trí, sinh hoạt riêng dành cho trẻ em, là nơi được nhiều phụ huynh lựa chọn để đưa con vui chơi, chụp ảnh.
Theo các nhà khảo cổ, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ xa xưa và được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia ở chùa Đọi năm 1121, từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức tại kinh thành Thăng Long với những hoạt động đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Thời Lê – Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức tại phủ Chúa cực kỳ xa hoa, như trong Tang thương ngẫu lục mô tả.
Học giả P. Giran khi tìm hiểu nguồn gốc ngày Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa người Đông Á coi Mặt trăng và Mặt trời là một cặp. Họ tin rằng Mặt trăng cùng Mặt trời chỉ sum họp mỗi tháng một lần.
Thế rồi, từ ánh sáng kia, nàng trăng mãn nguyện bước ra và đón nhận được ánh sáng mặt trời – trở thành trăng non, trăng tròn, rồi bước vào một chu kỳ mới. Do đó, mặt trăng là âm, chỉ nữ và cuộc sống hôn nhân. Và ngày rằm tháng tám là đẹp nhất, lộng lẫy nhất nên người ta tổ chức lễ hội để đón mừng năm mới.
Theo quyển sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký đã viết rằngCứ vào mùa thu và tháng 8, người Lạc Việt tổ chức lễ hội, trai gái nếu thích nhau thì cưới nhau. Vì vậy, mùa thu là mùa cưới.
Việt Nam là nước nông nghiệp nên vào dịp tháng 8, khi gieo trồng xong, trời dịu, đây là lúcvạn vật an nhàn (bia chùa Đọi 1121), nhân dân tổ chức lễ hội để cầu mùa màng bội thu, hát và tận hưởng Tết Nguyên Đán
Ý nghĩa của Tết Trung thu
Tết Trung thu là ngày Tết dành riêng cho ai? Hàng nghìn năm qua, con người luôn tin rằng có mối liên hệ giữa sự sống và mặt trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, đoàn tụ, hội ngộ hay chia ly. Kể từ đó, trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn tụ, và Tết Trung thu còn được gọi là tết đoàn viên.
Vào ngày vui này, theo phong tục Việt Nam, mọi thành viên trong nhà đều muốn quây quần để cúng gia tiên. Khi màn đêm buông xuống, trần gian tràn ngập ánh trăng vàng, làng xóm quây quần uống chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng, bày bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, múa lân, rước đèn, trông trăng, phá cỗ,…
Ngoài ý nghĩa của Tết Trung thu đối với trẻ em cũng như người lớn là dịp vui chơi, Tết Trung thu còn là dịp xem trăng đoán mùa màng và vận mệnh đất nước. Nếu trăng thu có màu vàng thì năm nay sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu có màu xanh lục hoặc lam lam thì sẽ xảy ra thiên tai, còn nếu trăng thu có màu cam sáng thì quốc gia thịnh vượng.
Phong tục ngày Tết Trung thu Việt Nam
Phong tục chơi đèn lồng
Trung thu không thể thiếu hình ảnh những chiếc đèn lồng đủ màu sắc lung linh dưới ánh trăng vàng. Tết trung thu của người Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho hạnh phúc và bình yên. Một số được làm dưới dạng đèn lồng, sau khi viết điều ước, chúng sẽ thả trôi trên bờ sông để nâng cao lời cầu nguyện.
Đối với người Việt Nam, lồng đèn trung thu được làm cho trẻ em chơi trong dịp tết trung thu. Những chiếc đèn muôn hình vạn trạng kết từ bông hoa, chú cá, chú gấu bông… đẹp lung linh trong đêm giữa mùa thu.
Đèn lồng Việt Nam được làm thủ công từ tre và giấy gió, những nét thêu vô cùng độc đáo được vẽ bên ngoài đèn. Đèn lồng Việt Nam chính là biểu hiện của sự đầm ấm và hạnh phúc.
Phong tục tết trung thu về tục ngắm trăng
Vào dịp Tết Trung thu, hầu hết người dân Trung Hoa đều đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng tròn. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng đối với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện cho sự sum họp của các thành viên trong nhà.
Ở Việt Nam, mặt trăng có tầm quan trọng rất lớn đối với một đất nước có nền văn hóa lúa nước. Rằm tháng Tám là ngày đất trời đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng soi rõ mọi cảnh vật vào ban đêm.
Đó cũng là lúc mọi người làm việc nhàn nhã nhất, sau đó là thời gian để ngắm cảnh, thưởng trăng và hòa mình vào đất trời. Sau khi quây quần phá cỗ, các gia đình sẽ tập trung ngoài ban công hoặc tìm một chỗ trên cao để cùng nhau ngắm trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng, cha mẹ thường kể cho con nghe giai thoạiChú Cuội ngồi gốc cây đa.
Phong tục tết trung thu về phá cỗ
Vào ngày này mỗi gia đình Việt đều có mâm cỗ, bánh kẹo, quả thị, trái bưởi, dưa hấu,… tùy từng gia đình mà cách bày trí khác nhau. Khi ánh trăng lên đến đỉnh đầu cũng là lúc mọi người dừng tiệc và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.
Mâm cỗ Trung thu nhằm mục đích cúng trăng, tế trời đất, cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên.
Mâm cỗ Tết Trung thu
Vào dịp Tết Trung thu, các con đường và ngõ phố trở nên sống động với tiếng trống và điệu múa lân. Người Trung Quốc múa lân vào Tết Nguyên đán còn người Việt múa lân vào Tết Trung thu.
Thông thường, màn múa lân sẽ diễn ra vào thời gian đêm 14 rạng sáng 15. Đội múa lân gồm một người cầm đầu sư tử và chỉ đạo cả đội múa các động tác của con vật này theo nhịp trống. Sư tử tượng trưng cho điềm lành nên múa lân trong đêm Trung thu là cầu mong điềm lành sẽ đến với mọi nhà.
Múa lân trong Đêm hội Trăng rằm
Khắp làng quê, ngõ xóm hay phố phường vô cùng sôi động với tiếng trống lân và điệu múa lân. Thông thường, việc tổ chức múa lân diễn ra vào các đêm 14, 15, 16.
Phong tục cắt bánh trung thu
Dường như bánh ngày trung thu đã trở thành món bánh chỉ có trong Tết Trung thu và là thứ không thể thiếu của mọi người. Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa thuận trong gia đình.
Ban đầu, bánh trung thu có hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và trọn vẹn. Dần dà, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ do nghệ thuật và sự dễ dàng khi xếp vào hộp vuông, mỗi hộp đủ bốn chiếc. Ở mặt ngoài, mặt trên, ở giữa, vẽ một hình tròn bằng lòng đỏ giống như mặt trăng phát sáng…
Thông thường bánh trung thu sẽ được cắt với số lượng thành viên phù hợp trong gia đình. Miếng bánh được cắt càng đều thì gia đình càng hạnh phúc.
Quà tặng nhân dịp trung thu
Vào ngày Tết Trung thu, mọi người thường tặng nhau những món quà để thể hiện tình cảm, sự kính trọng dành cho người nhận. Dịp này, mọi người thường tặng nhau những món quà liên quan đến Tết Trung thu như bánh trung thu, đèn lồng, tiền lì xì…
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng có truyền thống tặng quà cho nhân viên, khách hàng, đối tác. Đôi khi họ mua bánh trung thu cho nhân viên của họ. Nhiều công ty có chế độ phúc lợi tốt còn tặng nhân viên hàng nghìn suất quà, đặt hàng nghìn hộp bánh và hoa hồng cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong công ty.
Tết Trung thu ở Việt Nam khác gì các nước châu Á?
Tết Trung thu ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc việc tổ chức Tết Trung thu rất đa dạng, họ cũng đón tết Trung thu cũng được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu ở Trung Quốc từ lâu đã gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ.
Tương truyền, thuở xa xưa, Ngọc Hoàng sai Hậu Nghệ đi bắn chín mạt để cứu mạng muôn loài và thưởng cho chàng một viên thuốc trường sinh. Hậu Nghệ mang về với ý định chia cho người vợ xinh đẹp Hằng Nga.
Nhưng một ngày nọ, người vợ tò mò mở chiếc hộp và nuốt một viên thuốc, sau đó bay lên trời và cuối cùng đáp xuống mặt trăng. Đến khi Hậu Nghệ trở về thì đã quá muộn. Kể từ đó, cặp đôi vĩnh viễn xa cách. Hằng Nga chỉ biết kết bạn với chú thỏ ngọc cũng sống cùng mình trên cung trăng.
Ở Trung Quốc, vào đêm trăng tròn sáng nhất, họ có nhiều hoạt động sôi nổi và đặc sắc như sum họp gia đình, ăn cơm sum họp. Sau đó là cùng nhau ngắm trăng, rước đèn, xem múa lân, thưởng thức bánh trung thu cùng nhau.
Tết Trung thu ở Campuchia
Người Campuchia không tổ chức Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mà vào giữa tháng 12. Người Campuchia gọi ngày lễ này làTết trông trăng. Vào ngày đó, khi ánh trăng bắt đầu nhô lên, mọi người sẽ thành kính cúng trăng với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc và hòa thuận.
Tết Trung thu ngày mấy tháng mấy dương năm 2023
Tết Trung thu năm 2023 sẽ là thứ sáu ngày 15 tháng 8 năm 2023 theo âm lịch, tức thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2023 theo dương lịch.
Mua bánh trung thu ngon ở đâu TPHCM?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều địa chỉ bán bánh trung thu sỉ và lẻ giá rẻ. Tuy nhiên, để an tâm dùng và biếu tặng, tốt nhất bạn nên lựa chọn những địa chỉ chất lượng và uy tín.
FoodMap là đơn vị cung cấp bánh Trung thu sỉ và lẻ chất lượng cao, mỗi hộp bánh gồm bánh, trà và rượu đều được FoodMap tuyển chọn kỹ lưỡng từ nguyên liệu đầu vào. Đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất.
Đến đây chắc các bạn đã biết nguồn gốc của Trung thu rồi đúng không nào. Cảm ơn vì bạn đọc bài viết của FoodMap, nếu có nhu cầu mua bánh Trung thu cho gia đình, doanh nghiệp, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn rõ hơn nhé.