Đây là một câu chuyện về lịch sử hình thành của nghệ thuật uống trà rất thú vị mà tụi mình tình cờ sưu tầm được. Mời các bạn xem thử nhé:
Danh mục: Yêu trà
Cách pha Trà Olong
CÙNG FOODMAP XEM BỘ ẢNH RẤT DỄ THƯƠNG VỀ TRÀ CỦA MỘT NGƯỜI BẠN NHÉ ! VIDEO PHA TRÀ Ở BÊN DƯỚI NHÉ CẢ NHÀ !
Sau đây là một clip ngắn để giúp mọi người hiểu hơn về một cách pha trà olong nhanh chóng nhưng lại đảm bảo hương vị thuần nguyên của trà nhé.
Câu chuyện về Trà Olong
NGƯỜI XƯA CÓ CÂU : ” KHÁCH ĐẾN NHÀ KHÔNG TRÀ CŨNG BÁNH”. TỪ NGÀN XƯA, UỐNG TRÀ KHÔNG NHỮNG ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ THÚ CHƠI TAO NHÃ MÀ CÒN LÀ THỨC UỐNG DÙNG ĐỂ ĐÃI KHÁCH.
Trà ô long được trồng từ vùng nào?
Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Có một điều không phải độc giả nào cũng biết là tất cả các loại trà như trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long)… đều được chế biến từ loài này. Sau khi được hái về, tùy vào quy trình chế biến ở mức độ ô-xy hóa khác nhau mà ta sẽ có được những sản phẩm trà với tên gọi khác nhau. Như trà đen là trà được cho lên men hoàn toàn rồi sấy khô, trà xanh là trà tươi không cho lên men, trong khi đó trà ô long (còn gọi là trà đỏ) là trà xanh được lên men nửa chừng. Nhờ quy trình bán lên men, lượng men trong trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng như các vấn đề về gan và thận.
Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng.
Quy trình chế biến trà ô long
Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô Long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Những lợi ích từ trà ô long
Trà ô long là trà xanh được lên men nửa chừng nên giữ được hương vị thanh khiết riêng và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…
Theo Huyền Phạm – Dân trí
Công thức trà sữa thơm ngon
I. Nấu trà:
II. Pha trà sữa:
** Công thức pha trà sữa đặc – dùng đá.
I. Nấu trà:
II. Pha trà sữa:
Cách pha trà xanh đúng điệu
Để pha được một ấm trà xanh đúng điệu, bạn có thể tham khảo các bước sau đây nhé :
1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.
2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt.
- Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
- Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.
- Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
- Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
- Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
- Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
Hoặc có thể xem qua video này nhé về cách pha trà đúng điệu, rất thú vị đấy :
CÔNG DỤNG:
– Thanh nhiệt cơ thể và giảm thiểu tình trạng nóng trong người do ăn quá nhiều đồ chiên xào.
– Hỗ trợ cho mắt, tăng cường hệ miễn dịch, chống mất ngủ và tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
– Bài thuốc an thần tự nhiên giúp ngủ ngon giấc, giảm căng thẳng và tốt cho đường tiêu hóa.
CÁCH DÙNG:
– Lắc cho đều trà và hoa.
– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3g; Lượng nước: 300 ml; Nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.
CÔNG DỤNG:
– Hỗ trợ giảm cân
– Ngăn ngừa lão hóa làn da
– Chống oxy hóa cơ thể
CÁCH DÙNG:
– Lắc cho đều trà và hoa.
– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3g; Lượng nước: 300 ml; nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.
CÔNG DỤNG
– Hỗ trợ cải thiện làn da.
– Thải độc tố.
– Giảm stress.
CÁCH DÙNG
– Lắc cho đều trà và hoa.
– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3 g; Lượng nước: 300 ml; Nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.