Hay còn gọi là cà phê chè. là loại cafe hạt hơi dài, vị của Arabica hơi chua xen lẫn với vị đắng nhẹ, màu nước nâu nhạt. Được trồng ở độ cao trên 600m, thích hợp với khí hậu mát mẻ, chỉ trồng chủ yếu ở Brazin, chiếm 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới. Quả cà phê Arabica được lên men sau thu hoạch (ngâm nước cho nở…) sau đó rửa sạch rồi sấy khô.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết uống cà phê Cà phê Arabica nguyên chất điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hạt Cafe Robusta
Còn gọi là cà phê Vối, có hàm lượng caffeine từ 2 – 4 %. Hạt nhỏ hơn Arabica, được sấy trực tiếp không cần lên men nên hương vị của cà phê Robusta luôn được đánh giá là kém cạnh hơn so với Arabica với chất vị đậm, chát và đắng hơn và độ chua cao hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới vì vậy nó có mặt ở nhiều nước hơn (Việt Nam chỉ trồng loại này), tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ toàn thế giới.
Cafe Culi
Còn gọi là Bi những hạt cà phê có hình dáng tròn trịa như hạt đậu, mùi hương thơm và vị đắng mạnh mẽ. Đặc biệt, lượng cafein trong hạt cà phê Culi cao hơn gấp nhiều lần so với những hạt cà phê Robusta, Arabica.
Cafe đột biến Culi tương đối hiếm, chiếm tỷ lệ khoảng 2-4% trong mùa vụ. Sau khi thu hoạch và sơ chế, hạt cafe Culi được tách khỏi phần vụ thu hoạch và bán riêng với mức giá cao hơn.
Hạt Cafe Moka
Hạt cà phê moka tương đối nhỏ, cứng, có hình dạng không theo quy luật và có màu từ vàng lục tới màu vàng nhạt. Có vị hơi chua một cách thanh thoát và khi uống thì mang một hương vị rất đặc biệt. Trong các họ cà phê thì giống cà phê Moka này khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dể bị sâu bệnh, cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuận chăm bón đặc thù, năng xuất lại rất ít. Cây cà phê Moka chỉ có thể trồng và sinh trưởng ở độ cao trên 1500m vì vậy cà phê Moka ở Việt Nam có giá bán đắt hơn những loại cà phê khác.
Với một số thông tin về các loại cafe thì bạn chắc hẳn sẽ tìm được một loại cafe mà mình thích và ưng ý nhất để cùng thưởng thức. Thông tin thêm là hiện Foodmap có cung cấp các loại hạt cafe nguyên chất cũng như các loại cafe hòa tan có tỉ lệ hạt cafe cao khiến bạn say mê đó.
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối). Và rất tự hào bởi Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta. Còn cà phê Arabica thường được trồng tại các nước như Brazil, Colombia, Mexico, Peru, Ấn Độ… trong đó nước đạt sản lượng lớn nhất là Brazil.
Hai dòng cà phê này đều đã có mặt từ lâu tại khắp các châu lục và được pha thành đồ uống với nhiều biến thể khác nhau. Nhiều nơi còn có những công thức pha trộn giữa hai loại cà phê để tạo ra những hương vị độc đáo. Hãy cùng so sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn và hương vị của chúng khác nhau như thế nào, pha trộn ra sao để tạo ra những ly cà phê hảo hạng?
So sánh cà phê Arabica và Robusta về đặc điểm sinh học
Cà phê Arabica
Cà phê Arabica được gọi là cà phê chè, là loại cà phê phổ biến nhất trên thế giới, chiếm hơn 60% tổng sản lượng cà phê hàng năm của thế giới. Arabica gồm hai dòng thông dụng nhất là Moka và Catimor, trong đó người ta uống nhiều Moka hơn là Catimor.
Đặc điểm sinh học của Arabica là ưa vùng khí hậu ôn đới với nhiệt độ từ 15-25 độ C và có độ cao trên 1000m, độ ẩm vừa phải. Chính vì thế mà Việt Nam không phải là vùng khí hậu có địa hình thích hợp để phát triển cà phê Arabica. Chúng thường được trồng ở khu vực các nước Nam Mỹ là nhiều nhất.
Quả cà phê Arabica có hình dáng bầu dục, mỗi quả có hai nhân hạt cũng mang hình bầu dục, hạt to hơn hạt của cà phê Robusta. Một số quả bị biến dạng thì chỉ có một nhân hạt duy nhất.
Cà phê Robusta được gọi là cà phê vối, là loại cà phê nhiều thứ hai thế giới, đứng sau cà phê Arabica. Tại Việt Nam có tới 90% sản lượng cà phê đến từ cà phê Robusta, giúp Việt Nam dẫn đầu thị trường cà phê xuất khẩu trên thế giới.
Robusta phù hợp trồng trọt tại những vùng có khí hậu nhiệt đới có mức nhiệt trên 25 độ C và độ cao dưới 1000m. Vì thế nên ở Việt Nam, cà phê Robusta được trồng nhiều nhất tại khu vực Tây Nguyên như các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum,…
Quả cà phê Robusta có hình tròn, mỗi nhân quả gồm hai hạt cà phê cũng hình tròn màu nâu vàng sáng.
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn
Khi so sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn, người ta sẽ cảm nhận và đánh giá dựa trên hương vị của mỗi loại. Cà phê Arabica có vị đắng dịu, hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết bởi hàm lượng caffeine trong hạt Arabica chỉ từ 1-2%. Cà phê Robusta có vị đắng nhẫn, một chút chua chua và hương thơm nồng hơn Arabica bởi hàm lượng caffeine trong hạt Robusta chiếm từ 2-4%.
Chính vì thế mà nhiều người ưa thích hương vị của Arabica hơn là Robusta vì sự tinh khiết nhẹ nhàng vừa phải của nó. Tuy nhiên, ở một số đất nước lại yêu vị chua và vị đắng nồng nàn của cà phê Robusta hơn. Ngày nay, để tạo nên những hương vị tuyệt hảo cho ly cà phê, người ta thường pha trộn cả hai loại cà phê trên với nhau theo những tỷ lệ nhất định. Ví dụ như cà phê Espresso của nước Ý thường sử dụng tỷ lệ Arabica:Robusta theo công thức 9:1 để lấy chút thanh chua của Robusta hòa quyện nâng tầm hương vị cho Arabica nguyên chất.
Cà phê thường được chế biến bằng máy rang xay cà phê theo công nghệ hiện đại, tạo ra những mẻ bột cà phê rang xay nguyên chất. Những thương hiệu đã khai thác được hương vị thơm ngon của cà phê Arabica và Robusta tại Việt Nam bao gồm: Trung Nguyên coffee, Nestle, Vina cà phê…. Những chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam gồm có Highlands coffee, Starbucks, Cà phê Cộng, Nguyen Chat Coffee & Tea….
Để mà so sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn thì rất khó lựa chọn. Mỗi dòng cà phê lại mang một hương vị đặc trưng không lẫn được với loại còn lại. Và vì thế nó phù hợp với khẩu vị và đánh giá của từng người dùng. Việc tận dụng những ưu điểm trong hương vị của mỗi loại kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên những ly cà phê thơm ngon đúng điệu và để lại dấu ấn khó phai trong lòng mỗi thực khách.
Sau khi thu hoạch, cà phê thường được chế biến bằng hai phương pháp đó là: chế biến khô và chế biến ướt. Phương pháp chế biến ướt thường được áp dụng cho những loại cà phê có giá trị kinh tế cao như Arabica. Cà phê Robusta thì thường được chế biến khô. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng phương pháp chế biến ướt cho cà phê Robusta. Vậy cách chế biến ướt cà phê Robusta được thực hiện như thế nào?
Tìm hiểu về cách chế biến ướt cà phê Robusta
Phương pháp chế biến ướt tạo ra sản phẩm cà phê có chất lượng cao hơn do được lên men bằng chính enzim của hạt hoặc sự tham gia của hệ enzim vi sinh vật. Tuy nhiên trong quá trình chế biến ướt, bạn cần phải liên tục theo dõi để tránh việc hình thành những hương vị không mong muốn do lên men quá mức. Nếu bạn muốn chế biến cà phê Robusta theo phương pháp này, hãy cùng tham khảo và thực hiện theo các bước như sau:
► Bước 1 – Phân loại cà phê: Trong quá trình thu hoạch, cà phê sẽ xuất hiện những quả đã khô do quá chín. Vậy nên sau khi thu hoạch, bạn sẽ phân loại để loại bỏ cà phê đã khô và chỉ lấy cà phê còn tươi. Bạn có thể phân loại bằng cách đổ cà phê vào bể nước, những hạt khô và lá rác sẽ nổi lên trên.
► Bước 2 – Loại bỏ vỏ: Chế biến ướt là phương pháp lên men hạt cà phê bằng chính enzim của chúng hoặc enzim từ vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên lớp vỏ của cà phê tương đối dày và khó phân hủy nên khi chế biến ướt có thể phát sinh những vị lạ ngoài ý muốn. Vậy nên bạn cần đưa cà phê Robusta qua máy nghiền để tách bỏ vỏ.
► Bước 3 – Tiến hành lên men hạt: Lên men hạt là quá trình loại bỏ chất nhầy. Chất nhầy này thường có trong phần thịt cà phê, tức việc loại bỏ chất nhầy cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ phần thịt hạt cà phê. Tuy nhiên nếu loại bỏ bằng cách chà sát thì sẽ rất mất thời gian đồng thời sẽ làm mất đi nhiều thành phần giúp phân hủy Pectin. Vậy nên bạn cần lên men theo trình tự như sau:
– Đầu tiên cho hạt cà phê vào nước để ngâm với tỉ lệ 1:1.
– Tùy thuộc vào nhiệt độ, nồng độ của các enzim quá trình lên men kéo dài từ 24 – 36 độ.
– Khi hạt không còn nhầy thay vào đó là hơi nhám, bạn sẽ vớt cà phê ra và rửa sạch lại một lần với nước.
► Bước 4: Làm khô hạt cà phê sao cho độ ẩm trong hạt đạt từ 12 – 13%.
Trên đây là cách chế biến ướt cà phê Robusta mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu còn những vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về cách chế biến cũng như rang xay cà phê Robusta, bạn hãy liên hệ với công ty rang xay cà phê chuyên nghiệp R&A để được phục vụ nhanh chóng. Xin cảm ơn!
Trong quy trình chế biến cà phê, mỗi giai đoạn đều có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng hạt cà phê thành phẩm. Vậy quy trình chế biến hạt cà phê gồm những khâu gì? Có những phương pháp sơ chế cà phê nào? Bài viết dưới đây sẽ mang bạn đến khám phá cận cảnh quá trình hạt cà phê khi vừa thu hoạch đến sấy khô.
Mỗi phương pháp chế biến cà phê có những ưu điểm và nhược điểm riêng, căn cứ vào tính chất của từng giống cà phê, người ta lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp. Các phương pháp chế biến hạt cà phê được thực hiện theo những quy trình, yêu cầu về kỹ thuật và máy móc cũng bất đồng.
Một Quả Cà Phê Có 7 Thành Phần
Theo cấu trúc từ ngoài vào trong, 1 quả cà phê sẽ có 7 thành phần như sau:
Vỏ: là lớp ngoài cùng của quả cà phê, vỏ cà phê thay đổi màu sắc trong suốt quá trình sinh trưởng, từ màu xanh khi trái non đến đỏ khi chín mọng. Một số giống cà phê khác, quả cà phê khi chín vỏ có màu vàng hoặc cam.
Thịt quả: là lớp thứ 2 từ ngoài vào, vị ngọt, chứa hàm lượng đường cao và chiếm từ 42 – 45% trọng lượng của trái cà phê chín. Thịt quả cà phê là thức ăn yêu thích của một số loại động vật như sóc, voi, chồn…
Lớp nhớt: là thành phần có chức năng bảo vệ hạt cà phê khỏi côn trùng gây hại khi quả chưa được thu hoạch, chiếm khoảng 20 – 23% trọng lượng quả cà phê chín.
Vỏ trấu: hạt cà phê sau khi sơ chế sẽ còn một lớp vỏ trấu cứng, thành phần này được giữ lại nhằm bảo vệ hạt cà phê trước những tác nhân gây hại trong thời gian đợi rang xay và được loại bỏ trước khi rang để tránh hạt cà phê bị cháy khét.
Vỏ lụa: sau lớp vỏ trấu là một lớp vỏ lụa rất mỏng màu trắng bạc, lớp vỏ lụa này là thành phần tạo nên hương thơm của hạt cà phê sau khi sơ chế.
Nhân xanh: là phần quan trọng nhất của quả cà phê, chịu trách nhiệm tích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình nẩy mầm của phôi. Một quả cà phê thường có 2 nhân (đối với một số trường hợp cá biệt sẽ có 1 hoặc 3 nhân).
Nhân xanh có thành phần hóa học phong phú, bao gồm các hợp chất tan trong nước như: caffeine, trigonelline, acid nicotinic, các cacbohydrat, một số protein, khoáng chất và các hợp chất không tan trong nước như: cellulose, polysacarit, lignin và hemiaullulose, lipid… Những thành phần hóa học này được xem là tiền thân của các hương vị và mùi thơm trong hạt cà phê rang và tách cà phê sau khi chiết xuất.
Đường tâm nhân: là nếp gấp bên trong nhân xanh.
Cấu tao hạt cafe
Bởi vì có nhiều thành phần khác nhau nên quả cà phê phải trải qua một quy trình chế biến cầu kỳ và tinh tế, đảm bảo được chất lượng và hương vị đúng chuẩn của hạt cà phê.
Các Phương Pháp Chế Biến Cà Phê
Phương Pháp Chế Biến Hạt Cà Phê Khô
Phơi khô tự nhiên là gì?
Phơi khô tự nhiên (Dry/ Natural/ Unwashed) là phương pháp chế biến cà phê tự nhiên, tận dụng ánh nắng mặt trời để làm khô hạt cà phê. Ưu điểm của phương pháp này là giúp hạt cà phê có vị ngọt, ít chua và hương thơm nồng. Nhược điểm là chất lượng hạt cà phê không đồng đều vì phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thời gian phơi khô lâu.
Quy trình chế biến cà phê khô
Bước 1: Thu hoạch quả cà phê.
Bước 2: Loại bỏ hạt non, lá, cành và các tạp chất ra khỏi quả cà phê thu hoạch.
Bước 3: Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời từ 25 – 30 ngày cho độ ẩm hạt cà phê giảm xuống 12 – 13 %.
Cà phê phơi khô tự nhiên
Bước 4: Trái cà phê đã phơi khô được xát bằng máy để loại bỏ vỏ ngoài, vỏ trấu khô, cho ra nhân cà phê thành phẩm.
Bước 5: Bảo quản hạt cà phê trong bao tải, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và đợi đến thời gian rang xay.
Phương Pháp Chế Biến Hạt Cà Phê Bán Ướt
Phương pháp chế biến cà phê bán ướt là gì?
Phương pháp chế biến hạt cà phê ướt (Semi-washed/ Honey/ Pulped Natural) là hạt cà phê được xát vỏ và loại bỏ một phần lớp nhớt trước khi phơi khô. Phương pháp này giúp hạt cà phê có vị chua vừa đủ, vị tròn đầy, thơm hương hoa quả hoặc trái cây rất phong phú. Nhược điểm, chất lượng hạt cà phê phụ thuộc vào nhiệt độ ánh nắng và kỹ thuật xát cà phê của người sơ chế.
Quy trình chế biến cà phê bán ướt
Bước 1: Thu hoạch cà phê, loại bỏ tạp chất.
Bước 2: Xát bỏ lớp vỏ cà phê và một phần lớp nhớt.
Bước 3: Phơi khô hoặc sấy bằng máy.
Bước 4: Bảo quản hạt cà phê đã sơ chế trong bao tải, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cận Cảnh Quy Trình Chế Biến Hạt Cà Phê
Phương Pháp Chế Biến Hạt Cà Phê Ướt
Phương pháp chế biến hạt cà phê ướt là gì?
Phương pháp chế biến cà phê ướt (Full-washed/ Washed/ Wet) phức tạp, sử dụng nhiều loại máy móc và tiêu hao một lượng nước đáng kể, thường được áp dụng khi chế biến cà phê Arabica. Với phương pháp này, quả cà phê sẽ được loại bỏ hoàn toàn vỏ và thịt quả trước khi phơi khô. Phương pháp chế biến cà phê ướt sẽ cho ra sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao, hương vị thơm ngon, có màu sắc và chất lượng đồng nhất. Cà phê được sản xuất bằng phương pháp chế biến ướt luôn có giá trị thương mại cao hơn so với các phương pháp khác.
Quy trình chế biến cà phê ướt
Bước 1: Thu hoạch và loại bỏ tạp chất của cà phê
Bước 2: Quả cà phê được cho vào máy xát, làm sạch hoàn toàn lớp vỏ, thịt và lớp nhầy.
Bước 3: Sau đó, nhân cà phê được cho vào các thùng lớn để ủ lên men bằng các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung, bước này có tác dụng làm sạch hoàn toàn lớp nhầy còn sót lại sau khi xát, đồng thời, hạt cà phê có độ chua cao và hương thơm hơn.
Bước 4: Nhân cà phê sau khi lên men sẽ được rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô, độ ẩm đạt chuẩn nhân cà phê là 12.5%.
Bước 5: Bảo quản nhân cà phê.
cách chế biến cà phê ướt
Mỗi phương pháp ứng dụng những quy trình chế biến hạt cà phê khác nhau. Quá trình này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị hạt cà phê. Vì vậy, các chuyên gia luôn cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ nhiều nguyên tắc khi chế biến hạt cà phê.
Nếu các bạn mua bơ tại các điểm không uy tín, khả năng cao quả bơ đã được cắt non, hoặc thương lái mua từ những người ăn cắp bơ, sau đó dùng chất kích thích để làm cho bơ chín. Trái bơ chín ép sẽ không ngon, độ dẻo rất thấp, có thể bị sượng. Sau đây là các bước được FoodMap Team cùng bà con nông dân áp dụng để ủ bơ chín tự nhiên, không sử dụng hóa chất kích thích chín. Đây là điều bắt buộc trong quá trình xử lí Bơ sau thu hoạch mà FoodMap Team phổ biến cho bà con nông dân để mang lại những trái Bơ Ngon Lành đến tay người tiêu dùng. https://www.youtube.com/watch?v=U416OjEokO8&feature=emb_title
Lựa chọn trái bơ đạt độ chín để cắt
Cắt cuốn trái bơ ngắn vừa đủ để an toàn vận chuyển
Ngâm bơ vào nước sạch khoảng 15p-30p
Lấy bơ để ra cho ráo nước
Phủ kín bơ, tránh gió và nắng. Ủ trong vòng 1 ngày
Bơ sau đó được giao về kho của FoodMap và giao đến khách hàng trong vòng 1-2 ngày. Khách hàng khi nhận bơ lưu ý bảo quản ở nơi thoáng mát (không bọc kín bằng túi nilon), tránh ánh nắng, tránh ẩm ướt. Để khoảng 2-4 ngày khi sờ thấy vỏ bơ mềm là bơ đã chín ngon và có thể thưởng thức.
Chúng ta hãy cùng điểm qua quy trình sản xuất của anh Khanh để thấy được hành trình của một hạt cà phê ngon đã phải trải qua như thế nào nhé :
Những cây cà phê giống Arabica ( Moka, Yellow Bourbon, Catimor,… ) chất lượng được trồng trên 1600m tại Cầu Đất trong trang trại của anh
Tuyển chọn những trái chín để đảm bảo độ đường của nhân xanh, điểm mấu chốt để có một hạt cà phê trọn vẹn hương vị
Tùy theo quy trình xử lí như Honey, Sơ chế ướt hay Natural,… mà trái cà phê được tách vỏ hay không Giàn nhà kính được đầu tư công phu để phơi cà phê đảm bảo được việc kiểm soát tốt nhất bớt phụ thuộc thời tiết.
Nhân được lựa chọn một lần nữa các hạt lỗi để đảm bảo độ đồng điều
Rang cà phê bằng máy rang hiện đại theo những “profile” khác nhau tùy theo các dòng cà phê
Sau khi rang bằng máy hiện đại, sản phẩm được đóng gói với thương hiệu MR KHANH COFFEE
Bước 1: Múc 4 hoặc 5 muỗng cà phê bột cho vào phin. Với cà phê nguyên chất, những bạn thích uống cà phê đậm thường nên cho cà phê chừng nửa phin.
Bước 2: Chế một ít nước sôi vào phin đủ cho cà phê trong phin nóng lên và nở ra, chờ một lát cho nước sôi thấm hết vào cà phê.
Bước 3: Sau đó chế tiếp nước sôi vào phin, cà phê nguyên chất gặp nước sôi sẽ nở bung.
Bước 4: Đậy nắp phin lại và bạn sẽ có 1 ly cà phê thơm ngon nguyên chất.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, cà phê nguyên chất nhỏ giọt xuống khá nhanh, không đậm đặc và tạo bot tan nhanh.Nếu uống cà phê sữa, bạn hãy cho sữa vào ly trước rồi tiến hành pha cà phê như trên. Cà phê nóng chảy từ phin xuống sẽ làm chín sữa và giúp việc trộn sữa vầ cà phê đều hơn.
Tỏi không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của các bà nội trợ mà nó còn là một loại thuốc nam chữa trị được nhiều bệnh thường gặp. Dưới đây du lịch SEN xin liệt kê 11 công dụng trị bệnh của tỏi.
1. CẢM CÚM
Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
2. ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU
Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
3. HO, VIÊM HỌNG
Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
4. THẤP KHỚP, ĐAU NHỨC XƯƠNG
Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. TIỂU ĐƯỜNG
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
6. HUYẾT ÁP CAO, TỤ HUYẾT KHỐI
10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
7. TỎI CHỐNG UNG THƯ
Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.
Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…
Stomach cancer, lung cancer, liver cancer …
Các nhà nghiên cứu đã tiến hànhcác công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
8. ĐẶC TÍNH SÁT KHUẨN
Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
9. GIẢM SƯNG TẤY, CHỮA VẾT THƯƠNG DO MUỖI ĐỐT
Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.
10. CÓ TÁC DỤNG GIỐNG NHƯ THUỐC KHÁNG SINH
Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoahọc vừa phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.
Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
11. CÓ VAI TRÒ NHƯ MỘT LOẠI VIAGRA
Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.
Các công dụng khác
Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.
Cùng với tỏi Lý Sơn, hành tím Lý Sơn cũng là một trong loại đặc sản được trồng nhiều nhất ở đất đảo Lý Sơn và trở thành một thương hiệu nổi tiếng bao lâu nay. Hành tím Lý Sơn là loại củ nhỏ đều không to như hành tím Trung Quốc. Vỏ màu tím nhạt, không hăng, cay dịu nhẹ mà đặc biệt là cực kỳ thơm ngon và thịt chắc.
Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng như một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học.
Về công dụng của hành, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh hành tím có công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe.
1. Loại bỏ cholesterol xấu
Hành tím giúp loại bỏ cholesterol xấu – vốn thường dẫn đến đột quỵ và các cơn đau tim ra khỏi cơ thể. Hành tím còn giúp duy trì hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa bệnh tim mạch.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Chất flavonoids tìm thấy trong hành tím hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn các khối u hình thành và phát triển, đồng thời thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhất là vào thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
3. Tốt cho gan, tim
Củ hành có chứa một lượng lớn lưu huỳnh nên là thực phẩm đặc biệt tốt cho gan. Ăn khoảng nửa củ hành tím mỗi ngày có tác dụng hạ mức độ cholesterol xấu LDL, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ
4. Ngừa thiếu máu, giảm viêm
Do chứa lượng sắt dồi dào nên khi cơ thể hấp thụ hành tím có thể giúp đối phó với chứng thiếu máu. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy gia vị này có tác dụng giảm các triệu chứng viêm khớp và gút rất hữu hiệu.
5. Ngừa ung thư
Hợp chất quercetin tìm thấy dồi dào trong hành tím đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và làm giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
6. Ổn định huyết áp, giảm sốt
Củ hành có công dụng hạ huyết áp một cách tự nhiên. Mặt khác, đánh tan các cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh. Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng có trong hành giúp thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi.
7. Chống loãng xương
Trong hành chứa các hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.
Các chất chống viêm có trong hành tím rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella và E.coli. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc chống bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
10. Tốt cho huyết áp
Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
11. Phòng chống ung thư ruột kết
Fructo-oligosaccharides kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
12. Táo bón và đầy hơi
Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.
13. Tiểu đường, lợi tiểu và làm sạch máu
Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của người bị bệnh tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, bệnh gút và viêm khớp.
14. Chữa ù tai
Trong một số nền văn hóa, người ta thường nhúng bông vào nước ép hành, sau đó chấm vào tai để chống lại sự ù tai.
15. Rụng tóc
Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tím trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này đơn quản mà hiệu quả những loại thuốc mọc tóc khác.