Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Top 7 Công Dụng Của Đường Thốt Nốt Mà Các Mẹ Thường Bỏ Qua

Những công dụng của đường thốt nốt dưới đây có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Đường thốt nốt được biết đến như là một sự thay thế vô cùng hoàn hảo cho đường cát trắng. Do hương vị thơm ngọt đặc biệt của nó, nó còn được gọi là “superfood sweetener” – chất làm ngọt siêu thực phẩm. Tuy nhiên, với vẻ ngoài màu vàng ánh đậm mà có thể nhiều người không thấy được độ hấp dẫn của nó. Nếu tìm hiểu kĩ hơn, những lợi ích đã được chứng minh dưới đây của đường thốt nốt sẽ khiến bạn phải bất ngờ đóĐường thốt nốt - Ảnh 1

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

1. Gia vị hỗ trợ đắc lực trong nhà bếp

Với hương vị ngọt thanh không gắt của mình, đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường cát trắng giúp các mẹ nấu những bữa ăn không những ngon mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt tốt hơn.Đường thốt nốt - Ảnh 2

Đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường cát trắng

2. Làm sạch cơ thể

Thật khó để tưởng tượng sự liên quan giữa đường thốt nốt với chức năng làm sạch cơ thể, nhưng đó là sự thật. Nó hút bụi và các hạt không mong muốn ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm sạch các đường hô hấp, phổi, ống dẫn thức ăn, dạ dày và ruột.Đường thốt nốt - Ảnh 3

Làm sạch các đường hô hấp, phổi, ống dẫn thức ăn, dạ dày và ruột

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ngoài việc làm sạch dạ dày, sự có mặt của chất xơ trong đường thốt nốt còn tạo điều kiện cho tiêu hóa. Nó kích hoạt các enzyme tiêu hóa và các chức năng như axit axetic trong dạ dày, do đó tăng tốc độ tiêu hóa và làm trơn quá trình, cuối cùng làm giảm căng thẳng cho ruột và đường tiêu hóa. Đồng thời ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, giun đường ruột và đầy hơi.

Xem thêm: Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!
Đường thốt nốt - Ảnh 4

Ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, giun đường ruột và đầy hơi

4. Ổn định mức năng lượng cho cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy mức đường hoặc sự gia tăng năng lượng đột ngột có thể là mối đe dọa lớn đối với các cơ quan nội tạng. Sự nâng cao đột ngột này có thể làm tăng huyết áp và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thận và mắt. Đường thốt nốt là một dạng carbohydrate phức tạp hơn đường trơn. Điều này có thể cung cấp cho bạn năng lượng mà không làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng của mình.Đường thốt nốt - Ảnh 5

Cung cấp cho bạn năng lượng mà không làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng

5. Giàu chất xơ & hàm lượng sắt

Không giống như đường cát trắng, đường thốt nốt chứa hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần giúp cung cấp một lượng khoáng chất tốt cho cơ thể, chủ yếu là sắt. Ngoài ra loại đường này còn giàu magiê, các chất chống oxy, canxi, kali và phốt pho. Trong một bài báo được xuất bản cho Tạp chí Y học Medscape , đường thốt nốt được khuyên dùng thay thế cho chất bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối với những người bị thiếu sắt. Ngoài ra nó nên được ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C . Điều này giúp trong việc hấp thụ sắt trong cơ thể.Đường thốt nốt - Ảnh 6

Được ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C

6. Làm đẹp da

Vì giàu hàm lượng khoáng chất và vitamin khác nhau, nhờ đó cung cấp dưỡng chất thích hợp cho da. Nuôi dưỡng đúng cách cho da, tạo nên một làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Đường thốt nốt cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về da khác nhau như mụn nhọt và mụn trứng cá.Đường thốt nốt - Ảnh 7

Điều trị các vấn đề về da khác nhau như mụn nhọt và mụn trứng cá

7. Dịu nhẹ các cơn đau

Do chứa nhiều hoạt chất tự nhiên mà đường thốt nốt tác dụng giúp làm dịu cơn đau do chứng bệnh đau nửa đầu hay đau khớp gây ra:
Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn. Còn đối với những người bị đau ở khớp, hãy pha thốt nốt cùng với gừng có thể làm giảm đau khớp một cách hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên uống một ly sữa cùng với đường thốt nốt cũng có thể giúp củng cố xương và ngăn ngừa các vấn đề về xương và khớp như viêm khớp.Đường thốt nốt - Ảnh 8

Củng cố xương và ngăn ngừa các vấn đề về xương và khớp

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Những Loại Đường Phổ Biến Mà Bạn Nên Biết

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình

Với sự tràn ngập các loại đường hay những chất làm ngọt ắt hẳn sẽ làm các mẹ bối rối khi chọn lựa vì không biết loại nào sẽ “ít hại” hơn (Vì về cơ bản, thông thường các loại đường đều có hại, nhưng ít hay nhiều tùy thuộc vào mỗi loại đường hay lượng đường được sử dụng).

Xem thêm: Đường là gì? Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Cùng Foodmap chúng mình tìm hiểu các loại đường được sử dụng phổ biến nhé (Lưu ý: phổ biến chưa hẳn đã tốt. Chúng mình sẽ dành một bài viết khác để nói về những loại đường tốt cho sức khỏe nhé)

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Đường tinh luyện 

Đây chắc là đường dễ tìm mua nhất và bảo quản được lâu. Vì giống như dầu ăn tinh luyện, muối tinh, chúng là bộ 3 phổ biến trên các kệ hàng thực phẩm công nghiệp. Đường tinh luyện hoàn toàn là đường, không có vitamin hay chất khoáng nào có lợi cho sức khỏe đi kèm vì nó là sản phẩm cuối cùng của quá trình chế biến và tinh chế mía hoặc củ cải đường.

Đường mà não bộ cần để hoạt động là glucose – đường có trong tinh bột, rau quả tự nhiên. Đường tinh luyện thuộc loại sucrose, làm hưng phấn não bộ tạm thời nhưng không phải là loại đường cần cho hoạt động của não.

Cơ chế hấp thu của đường tinh luyện cũng rất nguy hiểm. Đường được ngay lập tức hấp thụ vào máu và giải phóng năng lượng. Điều này có thể có hại cho một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường bởi đường tinh luyện có chỉ số đường huyết cao, khoảng 68.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 1

(Nguồn: Internet)

Đường mía

Đường thô là dạng đường trải qua rất ít công đoạn chế biến và không bị tinh chế như đường tinh luyện do đó nó giữ lại được một phần muối khoáng và vitamin. Khi ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ và không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Đường mía thô có thể trợ giúp cho các bệnh như hen suyễn, ho, cảm lạnh, và tắc nghẽn trong lồng ngực. Ở Ấn Độ người ta sử dụng đường mía thô cho 1 số món ăn nhẹ nhằm giúp sưởi ấm cơ thể trong mùa đông.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 2

(Nguồn: Internet)

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt là loại đường được làm từ cây thốt nốt, có màu nâu đặc trưng. Đây là loại đường đặc sản của Campuchia và vùng đất An Giang Việt Nam. Nó được biết đến như là một sự thay thế vô cùng hoàn hảo cho đường cát trắng. Do hương vị thơm ngọt đặc biệt, đường thốt nốt còn được gọi là “superfood sweetener” – chất làm ngọt siêu thực phẩm. Bản thân loại đường này có vị ngọt thanh, ngọt mát hơn đường mía thô, mùi thơm cũng dễ chịu hơn. Ngoài ra, đường thốt nốt cũng chứa một phần vitamin và khoáng chất do đó nó được dùng thay thế cho các chất tạo ngọt khác nhờ những công dụng với sức khỏe như làm sạch cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa,…

Xem thêm: Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 3

Đường phèn

Từ xa xưa, dân gian ta đã có câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình kết tinh đường từ cây mía. Đường phèn được bào chế bằng cách lấy đường trắng, pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, thêm hương vị. Vậy nên đường cát trắng càng nguyên chất, càng ít tạp chất thì việc chế biến đường phèn càng dễ dàng và thành phẩm đường phèn làm ra sẽ có chất lượng hơn.

Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu. Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và rất tốt đối với sức khỏe con người.

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết - Ảnh 4

(Nguồn: Internet)

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Đường Trắng – Chất Tạo Ngọt Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Cơ

“Nơi nào có nhà máy sản xuất đường tinh luyện, nơi đó có nhà thương điên.”

Đây là điều nghiệt ngã, nhưng đó lại là sự thật. Cùng tỉnh với nhà máy sản xuất đường tinh luyện là nhà thương điên. Điều này đúng trên toàn thế giới, không chỉ một quốc gia nhỏ lẻ nào.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 1

(Nguồn: Internet)

Có lẽ bạn cần biết về thông tin này:

  • Vào những năm 1976 – 1980, rất hiếm trường hợp bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi dưới 40 tuổi.
  • Nhưng trong thế giới ngày nay, rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi.
  • Trong năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.

Điều này cho thấy một thực trạng là thói quen ăn đồ ngọt hiện nay của các bạn trẻ đang trở nên đáng báo động. Kéo theo đó là những hệ lụy to lớn mà giới trẻ phải đối mặt khi sức khỏe ngày 1 xuống cấp.

Xem thêm: Đường có phải là một gia vị lành mạnh trong gia đình bạn?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tiêu thụ quá nhiều đường là bạn đang đến gần hơn với “cái chết trắng”.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 2

(Nguồn: Internet)

Vậy bạn suy nghĩ gì về sản phẩm đó? Ăn đường trắng vào cảm thấy dễ chịu, đó là do cơ thể chúng ta đã lấy khoáng chất trong cơ thể ra để trung hòa đường trắng (năng lượng rỗng). Việc tiết khoáng chất làm cơ thể dễ chịu.

Nhưng ăn đường trắng để hưởng sự dễ chịu đó thì không khác gì một em bé thấy vị khách lạ đến nhà, em bé được ăn rất nhiều đồ ngon, tưởng đâu thức ăn do khách mang tới. Bé đâu ngờ cả tuần sau cả gia đình mình sẽ phải ăn cơm với muối, vì thức ăn ngon đã đem hết ra đãi khách rồi.

Đường trắng cũng trá hình trong kem, kẹo, bánh, thực phẩm công nghiệp và trong cả những quả ô mai ngọt ngào mà nhiều vị phụ huynh dành tặng con mình.
Sự khác biệt trong lợi ích sức khỏe.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 3

(Nguồn: Internet)

Mặc dù cả hai loại đường mía thô và đường tinh luyện đều cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chế độ giải phóng năng lượng là khác nhau.

– Đường tinh luyện: Là một trong những hình thức đơn giản nhất của đường mía, đường được ngay lập tức hấp thụ vào máu và giải phóng một năng lượng. Điều này có thể chứng minh có hại cho một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. (Những người xấu đói là do lượng isulin tăng giảm đột ngột cũng do chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện)
Khi bạn ăn quá nhiều đường trắng, nó không những làm bạn trở nên béo phì mà còn gây hại não, tích lũy mỡ thừa, giảm trí nhớ…

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 4

(Nguồn: Internet)

– Đường mía thô: khi ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ và không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Đường mía thô cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Một lần nữa, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể.

Bạn có thể cảm nhận khi ngâm 1 cục đường mía thô, nó tan trong miệng và để lại một chút muối trên lưỡi. Và đây là muối khoáng tự nhiên được mía tổng hợp từ đất. Hơn nữa, đường mía thô là rất tốt trong vai trò là 1 tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Đường Có Phải Là Một Gia Vị Lành Mạnh Trong Gia Đình Bạn?

Đường là nguồn năng lượng chính của con người, cần nạp đủ lượng đường mỗi ngày để duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng đường dư thừa kéo dài, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, béo phì…

1. Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong suốt cả ngày, tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải và điều độ.

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ

(Nguồn ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).

Việc nạp lượng đường ít hơn hay nhiều hơn lượng cơ thể cần được khuyến cáo mỗi ngày đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Dấu hiệu sớm nhất của tình trạng này là cảm giác đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân.

Khi đó, nên uống ngay nước đường sẽ giảm tình trạng hạ đường huyết. Sau đó cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, tuyệt đối không bỏ bữa. Khi ăn thiếu chất đường kéo dài gây giảm năng lượng tiêu thụ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.

Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu (tiền đái tháo đường và đái tháo đường).

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

(Nguồn ảnh: Internet)

2. Nên nạp đường từ những thực phẩm nào?

Hiện nay, thực trạng thừa cân béo phì và các bệnh lý không lây liên quan đến dinh dưỡng như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư… ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn uống hàng ngày.

Theo đó, thực phẩm hàng ngày có thể tính toán quy ước tương đương lượng đường như sau:

1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal

1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường

1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)

1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)

Nên nạp đường từ những thực phẩm nào

(Nguồn ảnh: Internet)

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.

Nên nạp đường từ những thực phẩm nào

(Nguồn ảnh: Internet)

3. Lưu ý khi sử dụng đường hàng ngày

– Đối với những người ăn kiêng, cần giảm cân thì nên duy trì lượng bột đường tối thiểu nạp cho cơ thể hoạt động. Nếu bỏ bữa chính hoặc ăn không đầy đủ, ăn kiêng hoàn toàn mà không có chất bột đường thì cơ thể sẽ bị thiếu đường.

– Nếu ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm (gồm nhóm bột đường, nhóm béo, đạm, rau và trái cây) thì không cần phải sử dụng đường tinh (đường cát, bánh kẹo, nước ngọt…).

– Khi ăn lượng đường nhiều hơn so với nhu cầu (ăn nhiều cơm, nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt…) thì sẽ bị dư đường.

– Cách tốt nhất để cắt giảm lượng đường là chỉ cần tránh các thực phẩm chế biến và thay vào đó là thỏa mãn vị ngọt của bạn bằng trái cây.

– Nếu một thực phẩm đóng gói có chứa đường trong 3 thành phần đầu tiên, hãy tránh nó. Đặc biệt lưu ý là bạn phải đọc nhãn dinh dưỡng bởi vì ngay cả thực phẩm được ngụy trang là “thực phẩm tốt cho sức khỏe” cũng có thể được nạp thêm đường.

Lưu ý khi sử dụng đường hàng ngày

(Nguồn ảnh: Internet)

Hiện nay, khi chúng ta càng ngày càng sợ các loại đường hóa học, người ta tìm về chất ngọt thiên nhiên như đường thốt nốt, đường cỏ ngọt,… Chính vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn loại đường phù hợp, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn, đặc biệt là phải tìm được lượng đường phù hợp với cơ thể của bạn.

Nguồn: Vinmec

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Tại Sao Chúng Ta Nên Ăn Dầu Đậu Phộng?

Ăn nhiều mỡ, dầu động vật là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh ung thư nguy hiểm, như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày… Chính vì vậy, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như đậu phộng, đậu nành, olive,… ngày càng nhiều.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai thác các khía cạnh của dầu phộng bởi đây là một loại dầu không chỉ giúp chiên xào, tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Vậy những công dụng hữu ích của dầu đậu phộng nguyên chất là gì?

Dầu đậu phộng ngày nay càng được nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng nó trong những bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình.

Với những thông tin mà Foodmap tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về loại dầu bổ ích này.

Công dụng dầu đậu phộng

1. Dầu đậu phộng có nhiều vitamin E

Một muỗng canh dầu đậu phộng sẽ chứa 11% lượng vitamin E.

Vitamin E là tên của một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vai trò chính của vitamin E là hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại gọi là gốc tự do. Các gốc tự do có thể tổn hại cho các tế bào, gây ra các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim nếu số lượng của chúng tăng quá cao trong cơ thể. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số bệnh ung thư, đục thủy tinh thể và thậm chí có thể ngăn ngừa suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.

Trên thực tế, một phân tích của tám nghiên cứu bao gồm 15.021 người cho thấy giảm 17% nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi ở những người có lượng vitamin E ăn vào cao nhất so với những người có lượng ăn vào thấp nhất.

Hơn thế nữa, vitamin E giúp giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

Công dụng dầu đậu phộng

2. Dầu đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Dầu đậu phộng có nhiều chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và không bão hòa đa (PUFA), cả hai đều được nghiên cứu rộng rãi để làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi nồng độ cholesterol LDL và triglyceride trong máu cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay thế chất béo bão hòa bằng MUFA hoặc PUFA có thể làm giảm cả mức cholesterol LDL và triglyceride.

Một đánh giá của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy rằng giảm lượng chất béo bão hòa và tăng lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 30%.

Công dụng dầu đậu phộng

3. Dầu đậu phộng có thể cải thiện độ nhạy insulin

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Tiêu thụ bất kỳ chất béo với carbohydrate giúp làm chậm sự hấp thụ đường trong đường tiêu hóa và dẫn đến lượng đường trong máu tăng chậm. Tuy nhiên, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể đóng một vai trò lớn hơn trong kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi xem xét 102 nghiên cứu lâm sàng bao gồm 4.220 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay thế chỉ 5% lượng chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa dẫn đến giảm đáng kể lượng đường trong máu và HbA1c, một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu dài hạn.

Ngoài ra, thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa cải thiện đáng kể sự tiết insulin ở những đối tượng này. Insulin giúp các tế bào hấp thụ glucose và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không quá cao.

Các nghiên cứu khác trên động vật cũng cho thấy rằng dầu đậu phộng giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu của chúng.

Trong một nghiên cứu, những con chuột mắc bệnh tiểu đường được cho ăn dầu đậu phộng đã giảm đáng kể cả lượng đường trong máu và HbA1c. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột mắc bệnh tiểu đường được cho ăn chế độ bổ sung dầu đậu phộng đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.

TÓM LẠI: Dầu đậu phộng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Nó cũng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và hạ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, dầu đậu phộng cũng là một nguồn vitamin E tuyệt vời, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do có hại cho sức khỏe

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dầu phộng của FoodMap tại đây: https://foodmap.asia/products/dau-dau-phong-truyen-thong-100-nguyen-chat

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham Quan Vườn Chuối Laba Đà Lạt

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ, chuối Laba phát triển mạnh mẽ trên đất Đà Lạt và trở thành đặc sản của mảnh đất nơi đây với vị thơm ngon, dẻo đặc trưng. Chuối Laba được thích nghi trồng ở khá nhiều vùng khác nhưng vẫn không có nơi nào có được năng suất và chất lượng như ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Mời cả nhà tìm hiểu thêm về chuối Laba tại đây nhé!

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Tỏi đen là gì? Tỏi đen có phải là thần dược chữa bách bệnh?

Công dụng của tỏi đen sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy

Nghe nhắc đến tỏi đen nhiều, vậy bạn đã biết gì về “thần dược” này?

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 – 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

1. Bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesterol xấu

Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có khả năng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư.

Bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesterol xấu l Foodmap

(Nguồn: Internet)

2. Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng

Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó.

Ở tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng l Foodmap

(Nguồn: Internet)

3. Tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (chống oxy hóa tế bào)

Khả năng chống oxy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

Tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (chống oxy hóa tế bào) l Foodmap

(Nguồn: Internet)

4. Các tác dụng khác 

Dịch tiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Tỏi đen giàu S-allyl-L- cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết và tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Các tác dụng khác của rượu tỏi đen l Foodmap

(Nguồn: Internet)

Làm đẹp da, ăn ngon miệng: Tỏi đen chứa lưu huỳnh, giúp cơ thể sản xuất collagen “chiến đấu” với nếp nhăn. Tỏi cũng chứa một số lượng lớn polyphenol bảo vệ da. Tỏi đen có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn.

Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng điều hòa đường huyết.

Lời kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tỏi đen cũng như các công dụng vàng của nó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm tỏi đen hay các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác thật sự chất lượng, an toàn, uy tín có thể ghé ngang cửa hàng Foodmap nhé!