Sau thành công của cửa hàng FoodMap đầu tiên tại TP.HCM. Ngày 15/1 vừa qua FoodMap đã tiếp tục khai trương cửa hàng thứ hai tại DakLak.
Gần 1000 lượt khách tham quan, mua sắm, trò chuyện, đội ngũ FoodMap cảm thấy rất ấm áp và hiểu hơn thương hơn những con người Buôn Mê mến khách, thân thiện.
Hy vọng FoodMap in Đăk Lăk sẽ trở thành địa điểm đáng tin cậy mua sắm các thực phẩm sạch, chất lượng của người dân nơi đây.
Hiện tại Foodmap Flagship Store Daklak đang hoạt động tại – Số 5 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Daklak !
Ra đời cuối năm 2018, FoodMap hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng.
Đội ngũ FoodMap trực tiếp đến làm việc với nông dân và nhà sản xuất nông sản trên cả nước để tìm hiểu các câu chuyện cụ thể của họ.
Tính đến nay công ty đã hợp tác với hơn 300 nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.
Việc nhận khoản vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên sẽ giúp FoodMap hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị mở rộng quy mô nhà cung cấp, sản phẩm lẫn khách hàng. Song song đó là chiêu mộ thêm các nhân sự chủ chốt để phát triển công ty chuyên nghiệp hơn.
Hiện công ty cũng phát triển ba nhãn hàng riêng, hệ thống các kênh truyền thông về nông sản, thực phẩm và các hệ thống quản lý nội bộ dùng riêng trong nông nghiệp như quản lý nông trại và truy xuất nguồn gốc nông sản. FoodMap lên kế hoạch tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo vào quý II.2021.
Quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (trụ sở Singapore và Mỹ) quản lý nguồn quỹ 400 triệu USD, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư giai đoạn đầu năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Nam California (Mỹ).
Hơn 360 công ty đã nhận được đầu tư vì phù hợp với định hướng của quỹ. Thương vụ đầu tư vào FoodMap đánh dấu lần đầu tiên quỹ này tham gia thị trường Việt Nam.
Theo CEO Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, trên thế giới có những mô hình tương tự nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Đơn cử Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub… trong khi tại Việt Nam mảng này còn khá mới mẻ. “Thông thường ở mỗi quốc gia có 1-2 sàn nông sản lớn dẫn dắt thị trường, FoodMap Asia đặt mục tiêu trở thành một trong số đó tại Việt Nam,” theo ông Tùng.
Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh nhé :
Khu vực trưng bày hàng Trà – Caphe – Socola
Khu trưng bày đặc sản địa phương