Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho gia đình?

MỖI NGÀY BẠN Ở DÀNH ĐƯỢC BAO NHIÊU THỜI GIAN CHO GIA ĐÌNH???

Đã bao giờ, bạn xem xét và suy nghĩ về thời gian bạn dành cho công việc và gia đình??? Quả thật đây là câu hỏi không chỉ làm bạn phải đắn đo suy nghĩ, mà team FoodMap cũng phải đau đầu rất nhiều. Ai cũng mong muốn dành những điều tốt nhất đến gia đình, chăm sóc bản thân, gia đình qua từng bữa ăn, nhưng không phải ai cũng có thể dành thời gian cho việc đó, ngoài việc nấu nướng, làm bữa ăn ngon thì công đoạn đi chợ cũng mất rất nhiều thời gian và liệu những loại rau, củ bạn mua có đảm bảo sạch và an toàn.

Vì cũng như các bạn, từng thành viên trong team FoodMap ai cũng muốn dành những điều tốt, những bữa ăn ngon và an toàn cho gia đình thân yêu của mình. Hiểu được điều đó, team FoodMap đã ngồi lại cũng nhau và lên các ý tưởng cho sản phẩm tiếp theo vừa đáp ứng nhu cầu tiện lợi, đảm bảo an toàn mà giá cả lại hợp lý. Thùng Rau Ngon Lành đã ra đời.

THÙNG RAU NGON LÀNH – SỰ ” BỔ SUNG” HOÀN HẢO CHO THỰC ĐƠN NHÀ BẠN !!

Ngoài việc mang ý nghĩa cung cấp giải pháp tiết kiệm thời gian và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, FoodMap còn mong muốn mang đến cho các khách hàng các loại thực phẩm đảm bảo an toàn, ngon và lành. Để làm được điều đó là cả một quá trình lâu dài, tìm kiếm, khảo sát, hợp tác liên kết với các hộ nông dân. Vì thế, trong chiến dịch lần này, FoodMap đã liên kết cùng các hộ nông dân trồng rau, củ quả sạch canh tác theo hướng hữu cơ tại Đà Lạt, để mang đến cả nhà Thùng Rau, Củ Quả đậm chất Đà Lạt và đảm bảo tiêu chí Ngon – Lành của FoodMap.

Tại sao chỉ là “bổ sung” ??

Vì đơn giản các loại rau, củ quả được cung cấp bởi Foodmap bắt buộc phải được khảo sát trước và đảm bảo an toàn trước khi đến tay các khách hàng yêu quý. Vì thế chắc chắn thực đơn rau mỗi tuần sẽ không thể có đầy đủ tất cả các loại rau, củ quả mà khách hàng cần, chỉ mong sẽ bổ sung được các loại rau sạch trong từng bữa ăn của khách hàng. Những điều lớn lao đều đến từ những việc nhỏ nhất, rất mong nhận sẽ nhận được sự ủng hộ, yêu quý của tất cả các khách hàng để team Foodmap có thêm động lực ngày một hoàn thiện hơn nữa cho Thùng Rau Ngon Lành cũng như trên hành trình tìm kiếm và kết nối các nông sản Việt Nam chất lượng.

Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát thực tế :

Khảo sát vườn rau Xà Lách, Cải Bẹ trắng và Cải Xoăn. Các loại rau Ngon-Lành này sẽ xuất hiện trong menu rau của FoodMap nhé!!

Vườn Cà chua, bật mí đây là một trong những “Đặc sản Ngon Lành” sẽ thường xuyên có mặt trong chiến dịch lần này

Trải nghiệm một ngày được làm nông dân để hiểu được sự khó khăn của các cô, các chú, càng thấy thương và trân quý hơn các loại Rau, củ quả mà chúng ta ăn hàng ngày.

Đặt hàng Thùng Rau Ngon Lành tại đây: http://34.143.225.177/product-description/thung-rau-cu-qua-da-lat-ngon-lanh/

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt Nghiền cà phê

Quy trình sản xuất Mr Khanh Coffee Arabica

Chúng ta hãy cùng điểm qua quy trình sản xuất của anh Khanh để thấy được hành trình của một hạt cà phê ngon đã phải trải qua như thế nào nhé :

Những cây cà phê giống Arabica ( Moka, Yellow Bourbon, Catimor,… ) chất lượng được trồng trên 1600m tại Cầu Đất trong trang trại của anh 

Tuyển chọn những trái chín để đảm bảo độ đường của nhân xanh, điểm mấu chốt để có một hạt cà phê trọn vẹn hương vị

Tùy theo quy trình xử lí như Honey, Sơ chế ướt hay Natural,… mà trái cà phê được tách vỏ hay không Giàn nhà kính được đầu tư công phu để phơi cà phê đảm bảo được việc kiểm soát tốt nhất bớt phụ thuộc thời tiết.

Nhân được lựa chọn một lần nữa các hạt lỗi để đảm bảo độ đồng điều

Rang cà phê bằng máy rang hiện đại theo những “profile” khác nhau tùy theo các dòng cà phê

Sau khi rang bằng máy hiện đại, sản phẩm được đóng gói với thương hiệu MR KHANH COFFEE

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Tìm hiểu thêm về Trà xanh

TÊN GỌI MATCHA

Bột trà xanh là cách gọi theo tiếng Việt, nhưng không diễn tả đúng giá trị và ý nghĩa thực sự của Matcha

✔️Matcha (Mạt trà):

Là sản phẩm của cả một quy trình sản xuất nghiêm ngặt tại Nhật Bản bao gồm nhiều công đoạn từ chăm sóc cây, nguồn nước, thời tiết, độ che phủ, độ tuổi cây trà, quá trình thu hái, chọn lựa búp trà, thời gian thu hoạch trà tại nông trại…. tới nhà máy sơ chế, hấp nóng nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh, quá trình oxy hóa, tách bỏ gân, cuống lá, công nghệ sàng lọc màu, phân loại màu lá trà, sấy hơi, sấy khô, tới quá trình vận chuyển, lưu trữ từ aracha, tencha, độ mịn và các bí quyết sản xuất. Những lá chè chọn sử dụng để chế biến thành Matcha Nhật được che ánh nắng mặt trời ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch. Các búp chè ngon nhất sẽ được chọn để xay thành bột mịn.

✔️Bột trà xanh:

Hiểu đơn giản là lá trà tươi thông thường, qua sơ chế và nghiền thành bột, đưa vào sử dụng.Theo người Nhật. thưởng thức matcha sữa mỗi ngày sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư thái và cảm nhận những điều tuyệt vời về cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn kỹ khi quyết định mua một sản phẩm matcha nào đó, matcha Nhật Bản chất lượng khác xa các loại matcha giả được quảng cáo xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan…những sản phẩm giả mạo thường được dùng màu nhân tạo và chất tạo vị để bán tràn lan với giá thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Câu Chuyện Về Đường Thốt Nốt

VỊ QUÊ ĐƯỜNG THỐT NỐT – ĐẶC SẢN CỦA VÙNG ĐẤT AN GIANG

Khi đến thăm An Giang, ấn tượng khó quên trong lòng du khách là hình ảnh những hàng cây thốt nốt vút cao với những người nhanh nhẹn trèo lên đọt cây hứng từng giọt nước ngọt lịm vào những ống tre. Ghé qua những lò nấu đường ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có dịp chứng kiến tận mắt phương pháp làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng ; ta mới hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản không chỉ riêng của An Giang mà còn là của đất nước Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới.

canh-dong-cay-thot-not

 

Cánh đồng cây Thốt Nốt xanh ngắt tự bao đời

Cây thốt nốt tại An Giang có tên khoa học là Borassus Flabellifer là một trong những chi họ thốt nốt Borassus thuộc loại họ cau Arecaceae sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea….Thân gần  giống như cây dừa nhưng chúng cao và thọ hơn nhiều, nếu cây trên 100 năm tuổi có thể cao tới 30m. Lá thốt nốt có hình chân vịt dài khoảng 2-3m, cuống lá tựa như mo cau xếp xung quanh thân . Hoa nhỏ, mọc thành từng chùm dày đặc thuộc loại đơn tính. Quả lớn màu nâu hoặc màu hạt dẻ hình hơi tròn, xẻ ra bên trong có 3 múi . Gọt lớp bao lụa bên ngoài sẽ lộ ra múi bên trong có màu trắng hơi dẽo ăn rất ngon nên thường được mọi người ưa chuộng. Nếu kết hợp với nước thốt nốt lấy từ trên cây sẽ là một loại hình giải khát có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.

 

Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết nên quen. Loại cây này được sử dụng toàn bộ không sót một thứ gì : thân cây già trên 50 tuổi được đánh bóng để đóng bàn ghế, làm đũa.., lá dùng lợp nhà thay lá dừa  tại các phum sóc, trái làm nước giải khát còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho lên men để làm rượu thốt nốt gọi là rượu arac hoặc cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt. Ngoài ra nghệ nhân Võ văn Tạng  huyện Thoại Sơn còn dùng lá thốt nốt sấy khô ghép lại để tạo nên một loại hình tranh nghệ thuật bằng lá thốt nốt nổi tiếng trong và ngoài nước.

qua-thot-not

 

Quả cây Thốt nốt cũng là một nguồn thực phẩm ngon lành bổ dưỡng

Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng có một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa bên dưới cây thốt nốt. Đang thiu thỉu ngủ, ông ta bổng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông lồm cồm ngồi dậy dáo dác nhìn quanh vẫn không phát hiện được điều gì. Tò mò ông trèo lên cây xem thử mới biết rằng những giọt nước vừa rơi xuống xuất phát từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Vì vậy từ đó đến nay người dân vẫn giữ tập quán dùng ống tre làm phương tiện hứng nước thốt nốt từ trên cây xuống. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghỉ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.

 

Giải thích tại sao mà trước đây nước thốt nốt trước đây có mùi vị đặc trưng của khói xông, một người sống lâu trong nghề làm đường thốt nốt giải thích rằng : do ống tre chứa nước thốt nốt dễ bị hư hỏng do bị chất đường thấm vào và mối mọt hủy hoại khi qua mùa lấy nước nên người dân nãy ra sáng kiến dùng hơi nóng những lỗ thông gió nơi lò nấu đường để sấy khô các ống tre này. Vì vậy nước thốt nốt có mùi đặc trưng của hơi khói từ lò nấu đường này. Đến nay nông dân đã chuyển sang việc dùng ống cao su và bình nhựa để hứng nước còn ống tre thì chỉ phơi nắng nên mùi khói cũng mất theo.

 

Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Nước từ trên cây xuống phải được nấu để cô lại thành đường chảy ngay trong ngày bởi vì nếu để lâu thì dễ bị chua do quá trình lên men xãy ra bên trong nước thốt nốt. Lò được xây ngay bên trong nhà và có thể sử dụng nhiều nhiên liệu để chụm lửa như trấu, củi,than đá…. nhưng phổ biến vẫn là trấu bởi vì dễ tìm và giá thành hạ. Bí quyết ở chổ là nhìn độ sôi của đường là người thợ có thể biết được và điều chỉnh nhiệt độ của lò chính xác. Ngoài ra bằng trực giác người thợ chỉ cần nếm nước thốt nốt cũng có thể biết được hàm lượng của đường bên trong và có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.

duong-thot-not

 

Cô đặc đường bằng cách nấu lên và lọc bỏ tạp chất

Bước thứ hai là đường chảy sẽ được bàn tay của người thợ chế biến thành đường tán để có thể vận chuyển dễ dàng và bảo quản được lâu. Công nghệ này tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu. Đường chảy được cho vào nồi và nấu chảy lỏng ra để loại bỏ những tạp chất trong quá trình sơ chế trước. Nhiệt độ của đường không được quá 80⁰ C bởi vì nếu nhiệt độ quá cao thì đường sẽ bị caramen hóa và chuyển sang màu vàng sậm làm giảm chất lượng của đường. Người nấu phải khuấy liên tục và vớt lớp bọt lẫn những tạp chất bên trên lớp đường cho đến khi hơi nước bên trong đường bốc hơi và đường cô đặc lại thì mới ngừng. Đường lỏng được đổ thành từng tán hình trụ trong những khuôn được làm từ những lon sửa bò hay lon bia cắt thành hình vòng tròn đặt trên một nền phẵng. Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.Vì thế đường thốt nốt đã đi cùng với bè bạn khắp năm châu nhằm khẳng định đây là một đặc sản của vùng đất An Giang. Trong số những cơ sở làm đường nổi tiếng của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể kể đến cơ sở Ngọc Trang, Lan Nhi,…. Đường thốt nốt của cơ sở này đã xuất sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ….rất được người dân ở đây ưa chuộng bởi hương vị độc đáo của nó.

 

Trong những chuyến hành hương về miền Tây tham quan miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để cầu lộc mùa xuân, du khách thường hay ghé qua chợ Châu Đốc để mua 2 đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt và mắm Châu Đốc. Những tán đường được gói bằng lá thốt nốt hay trong bao nhựa được hút chân không trông rất bắt mắt trên các cửa hàng khiến du khách không thể nào bỏ qua khi ghé thăm chợ Châu Đốc. Loại đường này nếu ăn cùng với dưa gang ướp lạnh sẽ là món giải nhiệt tốt nhất trong mùa nắng hạn. Cắn một miếng đường, và một miếng cơm nguội sẽ tạo một cảm giác khó quên trong lúc đói lòng. Nếu muốn kho cá hoặc nấu chè đậu xanh thì chọn loại đường chảy chứa trong những hủ nhựa nhỏ xinh xắn. Lúc đó nồi cá kho hay nồi chè sẽ có một hương vị độc đáo khác hẳn khi nấu bằng đường cát trắng.Mắm Châu Đốc nổi tiếng trong và ngoài nước cũng là nhờ được chao bằng loại đường thốt nốt này. Hương vị của đường thốt nốt tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại mắm như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc….mà những nơi khác không thể nào sánh kịp. Ngoài ra du khách còn có thể mua nguyên cả buồng trái thốt nốt hay nước thốt nốt đóng chai đem về làm quà cho người thân. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên trong một lần ghé qua đất An Giang.

 

LÂM QUANG HIỂN

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Câu chuyện về Hạt cacao

Hat-ca-cao quy-trinh-lam-ca-cao tuyen-chon-hat-ca-cao bot-ca-cao-sao-khi-che-bien

 

 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Câu chuyện về hạt cà phê

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Đôi Nét Về Mít Tố Nữ

Mít tố nữ là một giống mít rất đặc biệt, nó nổi tiếng bởi những câu chuyện tương truyền xa xưa, rằng có nàng trinh nữ mang tên Tố Nữ đem lòng yêu chàng trai nghèo tên gọi Tố Nam. nhưng tình yêu của họ bị chia lìa đôi ngả. Sau đó vì quá đau buồn, nàng Tố Nữ qua đời và nơi nàng trinh nữ nằm xuống mọc lên một loại trái cây lạ, quả có vị rất thơm ngon, ngọt khác thường, dân làng đem nhân giống và đặt tên là mít tố nữ. Thủ phủ nổi tiếng của giống mít đặc biệt này là ở Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Về hình dáng bên ngoài, mít tố nữ có hình trứng dài, chiều dài từ 22cm – 50cm, bề ngang từ 10cm – 17cm, trọng lượng từ 1kg – 6kg nhưng thông thường dưới 2kg. Mít tố nữ có múi màu vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn, mùi vị giống mít ướt pha với mùi sầu riêng, vỏ dày, dẻo với gai dẹp. Thời gian cho quả của Mít tố nữ, mít bắt đầu cho ra trái từ 3 – 5 tuổi và có thể cho trái 2 lần mỗi năm. Mùa mít tố nữ chín kéo dài khoảng 6 tuần.

Múi mít tố nữ có thể ăn sống hoặc lăn bột chiên. Mít chiên có thể làm món ăn kèm với cơm trong khi mít xanh có thể dùng như một loại rau. Hột mít tố nữ cũng có thể đem luộc lên ăn được. Không như hột mít ướt, hột tố nữ không cần phải bóc vỏ.

mui-mit-to-nu

Đặc điểm chính của Mít tố nữ:

1. Quả nhỏ, cân đối, vỏ mỏng, mỗi trái có khoảng 30 múi

2.Quả nặng trung bình từ 0.8-6kg/quả, trung bình là 2kg

3.Quả khi chín có vỏ màu xanh tươi, khi chưa bổ vỏ có mùi thơm lừng phảng phất

4. Múi tròn, nổi gân, kết như một chùm dâu chín vàng, thơm lừng, thơm ngạt ngào

Nhìn chung hương vị của Mít tố nữ rất được thị trường ưa chuộng, quả mít có thể để được lâu sau thu hoạch, có thể để chín tự nhiên mà không cần xử lý hóa chất. Phần múi mít có màu sắc bắt mắt, ăn có mùi thơm ngạt ngào, thơm rất lâu.

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

Phương pháp pha chế Cà phê phin AZZAN

Cùng Color Man trải nghiệm cà phê tại AZZAN nhé:

PART 1

PART 2

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Vườn Mận Người Thái Đầu Mùa

Khi những đợt lạnh cuối cùng của tiết trời đông đổ bộ vào miền núi Tây Bắc thì cũng là lúc mùa thu hoạch mận Hậu duy nhất trong năm bắt đầu. Mặc dù được trồng nhiều ở các vùng Sơn La, Lào Cai nhưng dường như mận Mộc Châu vẫn nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Bởi có lẽ, Mộc Châu với khí hậu mát lạnh quanh năm, cùng bầu không khí trong lành được thiên nhiên ưu ái ban tặng giữa núi non xanh kỳ vĩ đã nuôi dưỡng nên biết bao sản vật nổi tiếng như chè xanh, sữa bò và đương nhiên không thể thiếu mận Mộc Châu.

 

Từ những năm 1980 đến nay, mận Hậu đã trở thành một trong những nông sản đặc trưng đại diện cho vùng cao nguyên xinh đẹp tươi xanh này. Từ trung tâm của thị trấn Mộc Châu, đi dọc theo con đường xã Tân Lập khoảng 20km là bạn đã có thể bắt gặp cả một đồi mận bạt ngàn. Mận Hậu Mộc Châu, với vị ngọt chua thanh dịu, ăn kèm với muối tôm hoặc muối chẳm chéo của người Tây Bắc, quả là không thể nào cưỡng lại được.

 

Những cây mận ở vườn cô chú người Thái mà FoodMap có dịp đến thăm được trồng thưa hơn những vườn khác nhiều, tuy tốn nhiều diện tích hơn nhưng lại rất tốt cho cây vì cây có không gian và dưỡng chất để phát triển thoải mái, do đó mới có thể cho ra những trái mận căng tròn, đỏ mọng như vậy.

 

Mời các bạn xem một số hình ảnh của FoodMap trong chuyến đi khảo sát và hợp tác với bà con nông dân tại đây nhé:

 

Mận khi còn xanh

Những quả mận tháng 4 đa số còn xanh

 

Gặp gỡ người nông dân tại vườn Mận

Cô người Thái rất vui tính, cũng là chủ vườn FoodMap Team đi khảo sát

 

Cây mận hơn 50 tuổi

FoodMap Team bên gốc mận cũng được hơn chục năm tuổi

https://www.youtube.com/watch?v=D9G2UJ3Cpg0&feature=emb_logo

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Đặc Điểm Của Vải U Hồng Tây Nguyên

Giống vải u hồng có nguồn gốc từ Hải Dương, là giống vải chín sớm có tốc độ sinh trưởng nhanhít sâu bệnh, thích hợp với nhiều loại đất trồng như vùng đất nhẹ, đất pha cát, pha sét. Quả khi chín có màu đỏ hồng hình trái timcuống quả sâu xuống dưới, vải quả nhô cao nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ U (nên có tên là vải U Hồng).

Tìm hiểu về đặc điểm của vải u hồng

trai vai u hong

Giống vải này có đặc điểm phát triển ít, cành tăm hương, cành thưa. Lá to, dài và có màu xanh sáng. Cây sinh trưởng mạnh. Cuống hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ lớp lông màu nâu.

Quả mọc thưa và khoe quả. Thuộc nhóm giống có quả to trung bình, khối lượng 30-35 quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi còn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Năng suất cùng độ tuổi trung bình thường bằng 2/3 so với giống vải chính vụ, năng suất khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

CHỌN GIỐNG VẢI U HỒNG

chon giong vai

Giống vải nhân giống bằng hạt, ghép và chiết cành. Chiết cành là phương pháp phổ biến nhất: Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 8 – 15 năm. Chọn cành khoẻ, đường kính 1 – 1,5 cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng, còn cây ghép thì có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhanh được cho quả.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VẢI U HỒNG

Chọn đất trồng vải u hồng

dat trong vai

Giống vải u hồng là giống vải không kén đất bà có có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau nhưng quan trong bà con phải chọn những nơi đất dễ thoát nước, tránh ngập úng kéo dài.

Thời vụ và mật độ trồng vải

Thời vụ trồng vải từ tháng 3 – 4 và vụ Thu trồng tháng 8 – 9. Mật độ trồng là 5m x 5m là thích hợp nhất, với khoảng cách như vậy bà con có thể trồng 400 – 450 cây/ha.

Hố trồng và bón lót cho cây vải 

Bà con đào hố trồng với kích thước như sau 50cm x 50cm x 50cm, trước khi trồng 1 tháng bà con bón lót khoảng từ 15 – 25kg phân chuồng u hoai mục + 1kg lân lấp kín miệng hố.

Trồng vải u hồng

Khi trồng bà con đào hố đã bón lót sẵn đặt cây giống vải u hồng xuống rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc theo hình chữ X, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc và bà con hãy tưới đẫm nước cho cây trồng.

Bón phân cho cây vải 

Bón phân cho cây bà con chi làm các đợt như sau:

– Đợt 1: Từ tháng 9 – 12, bón 100% phân chuồng + 50% lượng đạm + 50% lượng lân.

– Đợt 2: Bà cón bón từ tháng 11 – 12, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 50% lượng đạm+ 40% lượng lân + 50% lượng kali.

– Đợt 3: Tháng 3 – 4, bón hết số phân cần bón trong năm. Từ năm thứ 4 trở đi bà con tăng lượng bón cho cây sao cho hợp lý.