Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Võ Văn Tiếng – Chàng Thanh Niên Trẻ Cùng Hạt Gạo Tâm Việt

Chàng trai 9X quyết tâm bám đồng, trồng lúa không hóa chất.

Chiến dịch hạt gạo Tâm Việt vừa rồi đã tạo điều kiện cho FoodMap Team có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng anh Võ Văn Tiếng – chàng thanh niên trẻ quyết tâm bám đồng trồng lúa không hóa chất, mời bạn cùng xem qua đoạn video mà FoodMap đã nói chuyện với anh ạ:

Xuất ngũ trở về, chàng thanh niên trẻ Võ Văn Tiếng ở Đồng Tháp quyết tâm trở thành nông dân, sản xuất gạo sạch, canh tác tự nhiên.
Những cánh đồng lúa của Tiếng tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp không sử dụng bất cứ loại phân bón, thuốc hóa học nào nhưng vẫn xanh tốt. Sau nhiều vất vả, anh đã xây dựng thành công nông trại sản xuất gạo sạch Tâm Việt, cung cấp các loại gạo ngon, không hóa chất cho thị trường.

Chia sẻ cơ duyên gắn bó với nghề nông, chàng thành niên trẻ không cảm thấy tiếc nuối với quyết định của mình. Xuất ngũ trở về, anh học và làm nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, du lịch… nhưng đều bỏ dở giữa chừng. Sau nhiều thông tin về thực phẩm bẩn, không an toàn, Tiếng quyết định làm nông nghiệp sạch và lựa chọn lúa là cây trồng chủ lực.

“Ở quê tôi, gia đình nào cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ hại cho lúa nhưng về lâu dài, nguồn nước và đất sẽ ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, tôi quyết tâm trồng lúa theo phương pháp thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường sức khỏe của mọi người“, chàng trai 9x cho biết.

Gạo st24 - gạo Tâm Việt

Khi bắt đầu lên ý tưởng thực hiện, nhiều người cho rằng điều này không thể thực hiện được. Ngay cả bố mẹ Tiếng cũng ngần ngại với quyết định của con trai và không đồng ý giao đất để canh tác.

Sau nhiều lần thuyết phục bố mẹ về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học với sức khỏe và môi trường, cuối cùng, bố Tiếng cũng chấp nhận cho con trai sử dụng mảnh ruộng của mình. Ngoài ra, địa phương cũng hỗ trợ mở rộng diện tích đất trồng lúa nên Tiếng có gần 40ha đất liền canh, liền cư để trồng lúa.

Thay vì sử dụng thuốc hóa học, Tiếng sử dụng phân hữu cơ và xây dựng hệ sinh thái đa dạng trong ruộng lúa với các loài cá, vịt. Đây là những loài “thiên địch” hữu ích giúp cây lúa phát triển tốt. Khi đàn vịt di chuyển trong ruộng lúa, côn trùng gây hại sẽ rơi xuống nước, trở thành thức ăn cho cá. Cách di chuyển tự nhiên của đàn vịt cũng khiến đất tơi xốp, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Tiếng cũng chú trọng vào độ nghỉ của đất, không trồng lúa liên tiếp để đất có thời gian phục hồi. Theo anh thanh niên trẻ này, nếu canh tác liên tục, đất sẽ cằn cỗi, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Gạo ST24 - Gạo Tâm Việt

Do vậy, một năm, anh chỉ trồng 2 vụ lúa để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Trong thời gian đất nghỉ, nước được đưa vào ruộng, lúa sót và rơm rạ sẽ nuôi bầy vịt và đàn cá. Chất thải của vịt và cá là “phân bón” tự nhiên làm tăng độ phì cho đất thay cho phân hóa học.

Vụ mùa đầu tiên, năng suất lúa đạt khoảng 4 tấn một ha, chỉ bằng phân nửa nửa so với các hộ dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên, nhờ đăng ký thương hiệu sản phẩm gạo Tâm Việt rồi xay lúa, đóng gói, bao bì ghi rõ sản xuất theo hướng tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học và chất bảo quản… nên giá bán cao gấp đôi so với các loại khác trên thị trường. Nhiều khách hàng sẵn sàng chờ vụ mùa sau để được thưởng thức gạo Tâm Việt.

Ước mơ làm nông nghiệp sạch của Tiếng đã chứng minh cho gia đình và bà con khác thấy rằng hạt gạo sạch không chỉ chất lượng mà còn có giá trị kinh tế cao.

Nguồn: báo Vnexpress.net

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị RÌ VIU Trái cây ngon

Tổng Hợp 7 Loại Bơ Ngon Phổ Biến Nhất Việt Nam

Bơ là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin bổ ích cho con người. Bơ cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cũng như chất xơ cho cơ thể. Hãy cùng Foodmap tìm hiểu xem có bao nhiêu loại bơ đang được bán trên thị trường hiện nay.

1. Bơ sáp

Bơ sáp được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Và tại Việt Nam, bơ sáp đang dần dần trở thành một giống bơ được ưa chuộng nhất. Do yêu cầu về thổ nhưỡng của bơ sáp trùng với khí hậu Việt Nam nên nó phát triển rất tốt tại đây. Bơ sáp được trồng nhiều ở các vùng núi Tây Nguyên, nơi có khí hậu tốt kèm với đất đỏ bazan.

Bơ sáp có hình dáng trứng gà, nhìn chúng trái bơ sáp không quá tròn và cũng không quá dài. Khi chín, quả bơ sáp căng mọng và cầm rất chắc tay. Vỏ ngoài của bơ sáp hơi sần và hơi bóng. Vỏ mỏng, phần thịt bơ bên trong màu vàng, hạt khá to. Phần thịt bơ khi ăn vào đúng thời điểm chín tới thường có vị ngọt nhạt. Bơ sáp có cảm giác khi ăn hơi trơn và cảm giác mềm trong khoang họng. Thông thường người Việt thường ăn bơ sáp với sữa đặc hoặc dùng làm sinh tố.

Bơ sáp2. Bơ 034

Đây là loại bơ bắt nguồn từ Lâm Đồng. Quả bơ dài nhìn bề ngoài khá giống bơ sáp nhưng hạt bé hoặc không hạt và hiện nay được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Về chất lượng trái đạt cơm vàng, hạt bé, trái dài từ 27 đến 32 cm, khối lượng từ 400 đến 600g, chín da xanh, độ dẻo và độ béo cao. Được đánh giá là cây bơ số 1 hiện nay ở khu vực Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Bo_034

3. Bơ Tứ Quý

Bơ Tứ Quý hay còn gọi là bơ trái vụ. Chúng có nguồn gốc ở Đắk Lắk và được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên. Hình dáng bơ thuôn dài, nhỏ ở phần cuống và to dần về dưới. Quả bơ này có trọng lượng từ 0,5 – 1,2kh/quả.

Phần vỏ của bơ khá mỏng, bóng trơn và không sần sùi. Đặc biệt, bơ có hạt quả nhỏ, thịt màu vàng nhạt thơm ngon.

Bơ Tứ Quý thường được dùng để biếu, làm quà tặng vì hình dáng của chúng trông bắt mắt. Một số món ăn chế biến từ bơ đó là salda rau củ, sinh tố bơ sữa, bơ dầm đá đường…Đừng bao giờ để tủ lạnh nhà mình thiếu đi loại bơ này nhé bạn.

Bơ tứ quý

4. Bơ Booth

Bơ Booth du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm trước và hay được gọi là “bơ bút, bơ búc”. Loại bơ này có vỏ dày hơn các loại bơ khác. Thịt bơ vàng đậm, thơm dẻo, không xơ, hạt nhỏ, ít dập nát, thời gian chín kéo dài đến 7 ngày so với 3 ngày ở bơ thường, nên tỷ lệ hỏng rất thấp.

Bạn cũng có thể chế biến bơ Booth với sữa, trái cây khác để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó.

bơ booth

5. Bơ Hass

Bơ Hass là một dòng bơ có mức độ phổ biến không kém cạnh bơ Booth. Trên thế giới, Bơ Hass đang chiếm lĩnh thị trường với 80% sản lượng bơ. Đây là giống bơ chủ chốt tại nước Úc và mang doanh thu gần 1 tỷ USD/năm cho người nông dân Mỹ.

Hiện bơ Hass đã được một số trang trại bơ tại Việt Nam đưa về trồng thử nghiệm. Bơ Hass có vỏ dày và cứng. Vỏ bơ Hass có màu xanh đậm và hơi sần sùi. Khi chín vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu tím còn thịt bơ chắc, thơm và có màu vàng.

bơ hass

6. Bơ Reed

Bơ reed cũng là một giống bơ có nguồn gốc từ Mỹ. Cũng tương tự như bơ Booth, Reed đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi. Khi đem về Việt Nam, bơ được thử nghiệm trồng ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả vẫn không thể bằng Booth.

Bơ Reed có trọng lượng lớn, kích thước trung bình cao nặng từ 300-500g tùy theo mức độ chăm sóc. Bơ Reed có vỏ màu xanh đậm, khi chín vỏ bơ chuyển từ xanh sang tím. Vỏ ngoài của bơ Reed thường dày, và có lởm chởm gai nhưng rất dễ lấy thịt.

Phần thịt bên trong bơ Reed có màu kem, ăn không béo, không có chất xơ nhiều, gắn khít với phần hạt bên trong. Hạt gắn khít nhưng cũng dễ bóc tương tự như các sản phẩm bơ khác.

bơ reed

7. Bơ Fuerte

Một dòng bơ phổ biến không kém bơ sáp khi đây được xem là giống bơ đầu tiên. Bơ Fuerte thuộc chủng Mexico. Tại Việt Nam, giống bơ này được trồng rất nhiều trên vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, quả bơ Fuerte có hình dán thon dài, vỏ rất mỏng, màu xanh sậm chứ không xanh nâu như các loại bơ khác. Tuy nhiên, bù lại bên trong quả bơ lại phần thịt khá ít do phần hột khá to.

Phần thịt bơ có màu vàng kem ngon, bùi bùi và có lượng sáp lớn – đây là giống bơ dùng làm bơ dằm. Ngoài ra, thịt bơ thường có mùi thơm bùi rất dễ chịu và thường được dùng để làm mặt nạ.

bơ fuerte

Bơ là loại thực phẩm được đánh giá cao vì những giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Cụ thể như lượng vitamin A, D, E, B5, B6…cùng hàm lượng khoáng chất dồi dào như Kali, Mangan, Kẽm, Đồng, Sắt. Tuy vậy, chúng ta cũng cần có những nguyên tắc ăn bơ để tận dụng hết những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe như:

– Ăn với lượng vừa phải: Bơ chứa nhiều chất béo, khoảng 250 đơn vị calo. Nếu ăn nguyên 1 quả bơ cùng thực phẩm béo khác thì sẽ khiến chúng ta tăng cân. Theo các chuyên gia thì chúng ta chỉ nên ăn 1/3 quả bơ mỗi ngày, tương đương 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

– Ăn cả phần thịt sát vỏ: Khi gọt bơ thì nhiều người thường bỏ đi phần thịt xanh đậm dưới vỏ. Thực tế đây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả bơ, và như vậy thì vô tình chúng ta đã bỏ đi phần quý giá nhất của loại trái cây này rồi. Bạn chỉ cần dùng tay để bóc vỏ bơ nhẹ nhàng nhé, nếu thịt bơ vẫn còn dính lại thì lấy thìa để lấy chúng ta.

– Phụ nữ cho con bú nên hạn chế ăn: Mặc dù hàm lượng vitamin B6 có trong bơ tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng với phụ nữ cho con bú thì không. Nếu mẹ ăn quá nhiều bơ thì tuyến vú sẽ chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng. Khi bé bú thì sẽ dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy.

Bơ cung cấp vitamin cho cơ thể

– Người bị dị ứng cũng không nên ăn: Một số người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng, đặc biệt những người dị ứng với chất latex – mủ cao su thì khi ăn bơ sẽ làm tăng mức độ lgE trong huyết thanh khiến cho tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn. Vậy nếu như khi ăn bơ thấy chóng mặt, buồn nôn, phát ban…thì không nên ăn và loại luôn chúng ra khỏi thực đơn hằng ngày của bạn.

– Hạn chế ăn khi có mắc bệnh về gan: Trong bơ chứa nhiều collagen, khi không sử dụng hết thì chúng sẽ tích tụ và gây hại cho gan. Bên cạnh đó, một số loại dầu trong bơ cũng không tốt cho hoạt động của gan. Nếu như bạn đang gặp vấn đề về gan thì không nên ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe nhé.

Foodmap đang có Bơ Sáp Đắk Lắk đang có giá hấp dẫn : 120k/ 3kg. Bạn tham khảo và đặt hàng tại đây nhé  : https://bit.ly/3rnc3ek

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt mà bạn sẽ phải bất ngờ

Cây thốt nốt là gì?

Cây thốt nốt là loài thực vật thuộc họ với cây dừa, cây có cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực ra hoa và được lấy nước làm đường. Hoa thốt nốt cũng vậy, được phân thành hoa đực và hoa cái, hoa thốt nốt đực không thể kết thành trái nên thường chỉ dùng để lấy nước.

Thân cây thẳng, có thể vươn cao tới 30m. tuổi thọ lên đến trên 100 năm. Theo sách “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”, thốt nốt có vòm lá rộng 3 m theo chiều ngang, thân cây to, trông giống thân cây dừa, được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây, thốt nốt đực không có quả.

Cây thốt nốt

Cây thốt nốt là gì?

Cây thốt nốt mọc ở đâu ở Việt Nam?

Theo cổng thông tin điện tử An Giang, thốt nốt gắn liền vùng đất Thất Sơn (vùng Bảy Núi) thuộc địa phận 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Nơi đây được mệnh danh là xứ sở của cây thốt nốt.

Cây có khả năng chịu được thời tiết nào?

Thốt nốt có khả năng chịu khô hạn, ngập nước, ưa sáng nhưng không chịu rét. Thốt nốt non ban đầu sinh trưởng chậm, càng lớn về sau càng mọc nhanh hơn.

Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết nào?

Tên gọi khác là gì?

– Bối đa

Theo sách “Gia Định thành thông chí”, thốt nốt còn có tên gọi khác là bối đa. Cây bối đa giống cây bồ quỳ (cây gồi), nhưng to hơn, cao vót không cành, ngọn lá mọc quanh tròn như cái lọng tỏa ra xung quanh, thân lớn có ba cạnh, ở cạnh ấy chấm nhỏ mọc ra, lá mọc đối nhau, suốt 4 mùa không rụng. Thân lớn dùng làm cung tên, nhánh nhỏ làm dây thừng, lá già để đan từng tấm dùng che mưa gió, lá non tước ra làm buồm, chiếu, dùng trong cả nước.

Cây thốt nốt An Giang

Bối đa còn là một tên gọi khác của cây thốt nốt

Ứng dụng của thốt nốt

Thốt nốt là cây có nhiều giá trị trong lĩnh vực y tế. Người dân trồng chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang, cô đặc sản xuất đường, chiết xuất ra dầu. Trong đó, đường thốt nốt hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu, còn dùng để chữa bệnh. 

Theo sách “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Nó có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, giải nhiệt, dịch nhựa thốt nốt lên men có tác dụng bổ dưỡng. Trong dân gian, cuống cụm hoa thốt nốt được nhân dân làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt trong xơ gan, lách to.

thốt nốt

Ứng dụng của cây thốt nốt

Ngoài ra, cây còn có nhiều công dụng bất ngờ được người dân ở nhiều nước ứng dụng như:

Hoa

Khi cây ra hoa, vào chiều và tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi cắt một đoạn đầu hoa bằng đốt ngón tay, để qua đêm thu được chừng 1 lít nước. Thứ nước thu được trước buổi sáng có vị ngọt mát; thứ nước thu được vào buổi tối hoặc để lên men sẽ bị chua, được người dân ở vùng duyên hải Maharashtra, Ấn Độ dùng như một loại đồ uống có cồn.

Nước thốt nốt khi thắng lên sẽ cho ra đường thốt nốt có vị ngọt dịu.

Mầm

Ở các bang Tamil Nadu và Andhra Pradesh, Ấn Độ, và ở Jaffna, Sri Lanka, người ta trồng cây thốt nốt rồi thu hoạch phần mầm dưới mặt đất để mang về luộc hoặc nướng ăn. Loại thức ăn này rất giàu chất xơ và bổ dưỡng.

Người ta cũng cắt phần vỏ cứng của hạt đã nảy mầm ra để lấy phần ruột giòn, có vị như củ năng ngọt.

thốt nốt

Lá thốt nốt được dùng lợp nhà, làm thảm, đan rổ, làm quạt, đan nón, làm ô hoặc dùng như giấy. Tại Indonesia, lá cây được dùng như giấy trong văn hóa cổ. Người ta chọn lựa lá có kích thước, hình dáng, độ già phù hợp rồi luộc trong nước muối cùng bột nghệ (đóng vai trò chất bảo quản). Sau đó lá được đem phơi khô. Khi đã đủ khô, bề mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt rồi đem cắt, đục lỗ ở góc. Mỗi lá được làm thành bốn trang giấy.

Cuống lá có cạnh sắc nhọn, có thể đóng thành hàng rào. Riêng phần vỏ của cuống lá có thể được tước ra dùng làm dây thừng. Ở vài vùng tại Tamil Nadu, Ấn Độ, lá cây thốt nốt được dùng khi chế biến bánh kolkata – một dạng bánh bột gạo.

Thân

Thân cây được dùng làm cột xây nhà, dầm cầu. Gỗ thốt nốt cứng, nặng, bền, có giá trị cao trong xây dựng.

Cây con được nấu làm rau ăn hoặc nướng hoặc nghiền làm bột.

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?

Rất ít người biết đến thông tin cần thiết đằng sau những số kí tự trên hoa quả nhập khẩu và những con số này có ý nghĩa có thể khiến người mua phải giật mình.

Mã số trên tem thường thấy trên mỗi trái táo, cam, kiwi… tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên trái cây nhập khẩu được gọi là PLU code (viết tắt của từ Price Look-up).

Nếu bắt đầu bằng số 8####

Trái cây có tem nhãn dán với năm chữ số và bắt đầu với chữ số 8 thì điều đó có nghĩa là một sản phẩm GMO (Genetically Modified Organism) – thực phẩm biến đổi gene.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây có mã code bắt đầu bằng số 8 – trái cây biến đổi gene.

Hiện nay, nông sản biến đổi gene đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác.

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng GMO với các vấn đề sức khỏe. Trong khi đó, những nghiên cứu khác chỉ ra nhiều mối tương quan đáng lo ngại như tổn thương nhiều cơ quan nội tạng và rối loạn sinh sản. Những nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe đang ngày càng trở nên khó bác bỏ.

Còn bắt đầu từ những số khác thì sao?

Bắt đầu bằng số 3###: Ứng dụng bức xạ i-on hóa.

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử ADN) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại…

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển.

Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Số 4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ,… theo liều lượng đúng quy chuẩn.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây nhập khẩu bắt đầu code mã 4.

Qua khảo sát tại siêu thị và một vài điểm bán lẻ nhập khẩu, nhìn chung các loại táo, cam, lê bán ở siêu thị đều thuộc nhóm tem 3### và 4###. Giá của loại quả dao động từ trên 300.000 – 400.000 đồng/kg, size quả tương đối nhỏ, không đồng đều.

Mã tem bắt đầu bằng chữ số 9####

Trái cây có mã code bắt đầu với số 9 – 100% hữu cơ không sử dụng chất hóa học.

Mã code trên trái cây: Sự thật đáng sợ?
Trái cây nhập khẩu bắt đầu mã code số 9.

Trái cây hữu cơ nuôi trồng tự nhiên, thu hoạch theo công nghệ sạch có giá không hề rẻ.

Nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà. Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được chứng nhận hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt.

(Theo Lao Động)