Chuyên mục
Đặc sản Việt

Câu Chuyện Về Đường Thốt Nốt

VỊ QUÊ ĐƯỜNG THỐT NỐT – ĐẶC SẢN CỦA VÙNG ĐẤT AN GIANG

Khi đến thăm An Giang, ấn tượng khó quên trong lòng du khách là hình ảnh những hàng cây thốt nốt vút cao với những người nhanh nhẹn trèo lên đọt cây hứng từng giọt nước ngọt lịm vào những ống tre. Ghé qua những lò nấu đường ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có dịp chứng kiến tận mắt phương pháp làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng ; ta mới hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản không chỉ riêng của An Giang mà còn là của đất nước Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới.

canh-dong-cay-thot-not

 

Cánh đồng cây Thốt Nốt xanh ngắt tự bao đời

Cây thốt nốt tại An Giang có tên khoa học là Borassus Flabellifer là một trong những chi họ thốt nốt Borassus thuộc loại họ cau Arecaceae sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea….Thân gần  giống như cây dừa nhưng chúng cao và thọ hơn nhiều, nếu cây trên 100 năm tuổi có thể cao tới 30m. Lá thốt nốt có hình chân vịt dài khoảng 2-3m, cuống lá tựa như mo cau xếp xung quanh thân . Hoa nhỏ, mọc thành từng chùm dày đặc thuộc loại đơn tính. Quả lớn màu nâu hoặc màu hạt dẻ hình hơi tròn, xẻ ra bên trong có 3 múi . Gọt lớp bao lụa bên ngoài sẽ lộ ra múi bên trong có màu trắng hơi dẽo ăn rất ngon nên thường được mọi người ưa chuộng. Nếu kết hợp với nước thốt nốt lấy từ trên cây sẽ là một loại hình giải khát có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.

 

Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết nên quen. Loại cây này được sử dụng toàn bộ không sót một thứ gì : thân cây già trên 50 tuổi được đánh bóng để đóng bàn ghế, làm đũa.., lá dùng lợp nhà thay lá dừa  tại các phum sóc, trái làm nước giải khát còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho lên men để làm rượu thốt nốt gọi là rượu arac hoặc cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt. Ngoài ra nghệ nhân Võ văn Tạng  huyện Thoại Sơn còn dùng lá thốt nốt sấy khô ghép lại để tạo nên một loại hình tranh nghệ thuật bằng lá thốt nốt nổi tiếng trong và ngoài nước.

qua-thot-not

 

Quả cây Thốt nốt cũng là một nguồn thực phẩm ngon lành bổ dưỡng

Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng có một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa bên dưới cây thốt nốt. Đang thiu thỉu ngủ, ông ta bổng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông lồm cồm ngồi dậy dáo dác nhìn quanh vẫn không phát hiện được điều gì. Tò mò ông trèo lên cây xem thử mới biết rằng những giọt nước vừa rơi xuống xuất phát từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Vì vậy từ đó đến nay người dân vẫn giữ tập quán dùng ống tre làm phương tiện hứng nước thốt nốt từ trên cây xuống. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghỉ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.

 

Giải thích tại sao mà trước đây nước thốt nốt trước đây có mùi vị đặc trưng của khói xông, một người sống lâu trong nghề làm đường thốt nốt giải thích rằng : do ống tre chứa nước thốt nốt dễ bị hư hỏng do bị chất đường thấm vào và mối mọt hủy hoại khi qua mùa lấy nước nên người dân nãy ra sáng kiến dùng hơi nóng những lỗ thông gió nơi lò nấu đường để sấy khô các ống tre này. Vì vậy nước thốt nốt có mùi đặc trưng của hơi khói từ lò nấu đường này. Đến nay nông dân đã chuyển sang việc dùng ống cao su và bình nhựa để hứng nước còn ống tre thì chỉ phơi nắng nên mùi khói cũng mất theo.

 

Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Nước từ trên cây xuống phải được nấu để cô lại thành đường chảy ngay trong ngày bởi vì nếu để lâu thì dễ bị chua do quá trình lên men xãy ra bên trong nước thốt nốt. Lò được xây ngay bên trong nhà và có thể sử dụng nhiều nhiên liệu để chụm lửa như trấu, củi,than đá…. nhưng phổ biến vẫn là trấu bởi vì dễ tìm và giá thành hạ. Bí quyết ở chổ là nhìn độ sôi của đường là người thợ có thể biết được và điều chỉnh nhiệt độ của lò chính xác. Ngoài ra bằng trực giác người thợ chỉ cần nếm nước thốt nốt cũng có thể biết được hàm lượng của đường bên trong và có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.

duong-thot-not

 

Cô đặc đường bằng cách nấu lên và lọc bỏ tạp chất

Bước thứ hai là đường chảy sẽ được bàn tay của người thợ chế biến thành đường tán để có thể vận chuyển dễ dàng và bảo quản được lâu. Công nghệ này tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu. Đường chảy được cho vào nồi và nấu chảy lỏng ra để loại bỏ những tạp chất trong quá trình sơ chế trước. Nhiệt độ của đường không được quá 80⁰ C bởi vì nếu nhiệt độ quá cao thì đường sẽ bị caramen hóa và chuyển sang màu vàng sậm làm giảm chất lượng của đường. Người nấu phải khuấy liên tục và vớt lớp bọt lẫn những tạp chất bên trên lớp đường cho đến khi hơi nước bên trong đường bốc hơi và đường cô đặc lại thì mới ngừng. Đường lỏng được đổ thành từng tán hình trụ trong những khuôn được làm từ những lon sửa bò hay lon bia cắt thành hình vòng tròn đặt trên một nền phẵng. Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.Vì thế đường thốt nốt đã đi cùng với bè bạn khắp năm châu nhằm khẳng định đây là một đặc sản của vùng đất An Giang. Trong số những cơ sở làm đường nổi tiếng của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể kể đến cơ sở Ngọc Trang, Lan Nhi,…. Đường thốt nốt của cơ sở này đã xuất sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ….rất được người dân ở đây ưa chuộng bởi hương vị độc đáo của nó.

 

Trong những chuyến hành hương về miền Tây tham quan miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để cầu lộc mùa xuân, du khách thường hay ghé qua chợ Châu Đốc để mua 2 đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt và mắm Châu Đốc. Những tán đường được gói bằng lá thốt nốt hay trong bao nhựa được hút chân không trông rất bắt mắt trên các cửa hàng khiến du khách không thể nào bỏ qua khi ghé thăm chợ Châu Đốc. Loại đường này nếu ăn cùng với dưa gang ướp lạnh sẽ là món giải nhiệt tốt nhất trong mùa nắng hạn. Cắn một miếng đường, và một miếng cơm nguội sẽ tạo một cảm giác khó quên trong lúc đói lòng. Nếu muốn kho cá hoặc nấu chè đậu xanh thì chọn loại đường chảy chứa trong những hủ nhựa nhỏ xinh xắn. Lúc đó nồi cá kho hay nồi chè sẽ có một hương vị độc đáo khác hẳn khi nấu bằng đường cát trắng.Mắm Châu Đốc nổi tiếng trong và ngoài nước cũng là nhờ được chao bằng loại đường thốt nốt này. Hương vị của đường thốt nốt tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại mắm như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc….mà những nơi khác không thể nào sánh kịp. Ngoài ra du khách còn có thể mua nguyên cả buồng trái thốt nốt hay nước thốt nốt đóng chai đem về làm quà cho người thân. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên trong một lần ghé qua đất An Giang.

 

LÂM QUANG HIỂN

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Đôi Nét Về Mít Tố Nữ

Mít tố nữ là một giống mít rất đặc biệt, nó nổi tiếng bởi những câu chuyện tương truyền xa xưa, rằng có nàng trinh nữ mang tên Tố Nữ đem lòng yêu chàng trai nghèo tên gọi Tố Nam. nhưng tình yêu của họ bị chia lìa đôi ngả. Sau đó vì quá đau buồn, nàng Tố Nữ qua đời và nơi nàng trinh nữ nằm xuống mọc lên một loại trái cây lạ, quả có vị rất thơm ngon, ngọt khác thường, dân làng đem nhân giống và đặt tên là mít tố nữ. Thủ phủ nổi tiếng của giống mít đặc biệt này là ở Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Về hình dáng bên ngoài, mít tố nữ có hình trứng dài, chiều dài từ 22cm – 50cm, bề ngang từ 10cm – 17cm, trọng lượng từ 1kg – 6kg nhưng thông thường dưới 2kg. Mít tố nữ có múi màu vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn, mùi vị giống mít ướt pha với mùi sầu riêng, vỏ dày, dẻo với gai dẹp. Thời gian cho quả của Mít tố nữ, mít bắt đầu cho ra trái từ 3 – 5 tuổi và có thể cho trái 2 lần mỗi năm. Mùa mít tố nữ chín kéo dài khoảng 6 tuần.

Múi mít tố nữ có thể ăn sống hoặc lăn bột chiên. Mít chiên có thể làm món ăn kèm với cơm trong khi mít xanh có thể dùng như một loại rau. Hột mít tố nữ cũng có thể đem luộc lên ăn được. Không như hột mít ướt, hột tố nữ không cần phải bóc vỏ.

mui-mit-to-nu

Đặc điểm chính của Mít tố nữ:

1. Quả nhỏ, cân đối, vỏ mỏng, mỗi trái có khoảng 30 múi

2.Quả nặng trung bình từ 0.8-6kg/quả, trung bình là 2kg

3.Quả khi chín có vỏ màu xanh tươi, khi chưa bổ vỏ có mùi thơm lừng phảng phất

4. Múi tròn, nổi gân, kết như một chùm dâu chín vàng, thơm lừng, thơm ngạt ngào

Nhìn chung hương vị của Mít tố nữ rất được thị trường ưa chuộng, quả mít có thể để được lâu sau thu hoạch, có thể để chín tự nhiên mà không cần xử lý hóa chất. Phần múi mít có màu sắc bắt mắt, ăn có mùi thơm ngạt ngào, thơm rất lâu.

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Câu Chuyện Măng khô Tây Bắc – Đặc sản núi rừng – An toàn sức khỏe

MĂNG KHÔ TÂY BẮC – QUÀ TẶNG ĐỘC ĐÁO NGÀY TẾT

Vào ngày Tết, trên mâm cơm cúng ông bà tổ tiên của người miền Bắc, bát canh măng khô nấu cùng  sườn lợn hay thịt ngan dường như đã là món ăn không thể thiếu.
canh-mang-kho-suon-heo

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình có đến 3/4 diện tích đất canh tác là rừng, măng là giống mọc tự nhiên trong rừng. Măng mọc quanh năm ở các vùng triền đồi, núi nhiệt đới. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ, măng mọc nhiều chủ yếu ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi… Cứ vào những ngày cuối mùa hè, người dân trong bản lại rủ nhau vào rừng hái măng về ăn   và đem bán. Măng trở thành  món ăn thường trực trên mỗi mâm cơm và sau đó chế biến thành măng khô rồi đem bán.

mang-rung-tay-bac

Măng khô chế biến từ măng tươi được phơi kiệt và sấy khô hoàn toàn tự nhiên. Măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo, măng sẽ được nắng, màu sắc vàng rộm tự nhiên. Thời tiết không thuận lợi và ít nắng, người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô. Khi măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng, người ta mới xẻ măng ra thành từng miếng phơi thêm lần nữa, sau đó mới đem bán. Chính vì thế, măng khô thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khói bếp. Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và nguyên gốc. Dù là phơi nắng hay gác bếp, các sản phẩm măng khô ở tỉnh ta vẫn đảm bảo mùi vị, màu sắc đặc trưng, không thể lẫn được với măng ở những địa phương khác. Khác với măng tươi, măng đắng, măng  khô được chế biến hết sức cẩn thận, hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên. Đặc biệt, do cách trồng và chế biến thủ công truyền thống, măng đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Măng được thu hoạch về, ngoài bán luôn thành măng tươi và chế biến măng đắng, người ta đem luộc rồi phơi măng để chế biến măng khô đem bán, nhất là vào giai đoạn gần Tết.

Theo tìm hiểu, măng ở tỉnh ta thường có 4 loại: măng trúc, nứa, vầu, bương. Trong đó, măng trúc nhỏ và nhọn, ăn giòn. Măng nứa và vầu mềm hơn. Thường có hai loại măng khô là măng khô lưỡi lợn và măng khô xé sợi. Măng lưỡi lợn là loại măng củ, được bổ miếng và sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và được hầm với thịt, xương, chân giò… Măng xé sợi là măng tươi được tước nhỏ thành những sợi mỏng rồi đem phơi khô, hong qua khói bếp nên có màu nâu đậm, mùi ngai ngái. Với loại măng này có thể ngâm với nước ấm qua đêm, rửa sạch cho lên bếp luộc chừng 15 phút, rửa lại bằng nước lã khoảng 3-4 lần là có thể sử dụng để chế biến món ăn, phổ biến nhất là măng xào miến với lòng gà.

Để chọn được loại măng khô ngon, an toàn, các bà nội trợ thường chọn loại măng có màu nâu vàng, đường vân tỉ mỉ, rộng bề, thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nếu là măng non lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Đã từ rất lâu, măng tỉnh ta được nhiều người biết đến. Người ta mua măng về làm quà, đi biếu người thân hay dùng trong ngày Tết. Lên Hòa Bình mùa này, đặc biệt về các huyện như: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn chúng ta rất thích thú với những gùi măng được các bà con xếp thành hàng ở dưới nhà sàn, chuẩn bị đem ra chợ bán. Đó cũng chính là một trong những hình ảnh đặc sắc, đặc trưng của núi rừng Hòa Bình.

mang-kho-rung-Tay-Bac

Để có được những sản phẩm măng khô thơm ngon, hấp dẫn như thế, chúng ta không thể không nhắc tới công việc hái măng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa biết bao nhọc nhằn, vất vả của bà con. Vì măng thường mọc ở địa hình khá phức tạp, do đó, bà con gặp khá nhiều vất vả. Những tai nạn do những gai tre đâm phải, trượt chân, té ngã trong lúc đi rừng hái măng vẫn xảy ra. Những bụi cây rậm rạp sau những đợt mưa cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như muỗi, rắn, rết, vắt… vì thế, bà con luôn phải luôn thận trọng với việc đi hái măng rừng.

Theo Mục Hương vị quê nhà của vovworld

Chuyên mục
Đặc sản Việt Kiến thức dinh dưỡng

Trà xanh thức uống kì diệu

Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn cà phê

Trà xanh từ lâu được mệnh danh là thực phẩm hàng đầu về hàm lượng chất chống oxy hóa như polyphenol, catechin, EGCG… giúp chống lại các gốc tự do gây hại tế bào, ngăn cản sự hình thành các yếu tố bất thường gây ung thư. Từ đó, trà xanh cũng được xem là thực phẩm phòng chống ung thư hữu hiệu cụ thể như ung thư đường ruột, buồng trứng, tuyến tiền liệt, phổi…

Ngoài ra, hợp chất chống oxy hóa cao trong trà xanh còn giúp các tế bào da khỏe mạnh không bị tổn thương bởi gốc tự do nên cũng ngăn ngừa lão hóa tốt hơn. Từ đó, tiêu thụ trà xanh thường xuyên được xem là cách đơn giản để trẻ hóa làn da hữu hiệu.

tra-xanh-chong-oxi-hoa

Trà xanh giúp giảm cân tốt hơn

Mặc dù cà phê cũng được cho là có tác dụng giảm cân nhưng hầu như phần lớn chúng ta ít khi nào chỉ uống mỗi cà phê đen mà thức uống yêu thích thường là cà phê có đường, cà phê sữa. Chính điều này sẽ gây hại không ít cho cân nặng, nhất là đối với những bạn dễ tăng cân.

Trong khi đó, trà xanh lại có tác dụng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể giúp hạn chế chất béo tích tụ dưới da cũng như mỡ ở vùng bụng. Ngoài ra, trà xanh lại là thức uống không chứa calo nên hoàn toàn an toàn cho cân nặng và mang lại vóc dáng thon gọn như ý hơn.

giam-can-voi-tra-xanh

Trà xanh chống hôi miệng

Trong khi cà phê được liệt kê vào danh sách hàng đầu các thực phẩm gây hôi miệng thì trà xanh lại có tác dụng ngược lại hoàn toàn. Trà xanh có tính chất kháng khuẩn mạnh nên dễ dàng tiêu diệt các vi khuẩn ẩn trú bên trong khoang miệng và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa nhiều tinh dầu thơm mát giúp mang lại hơi thở thơm tho hơn. Đó chính là lý do vì sao nhiều hãng cho tinh chất trà xanh mà không phải là cà phê vào trong kem đánh răng.

chong-hoi-mieng

Trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn cà phê

Tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của trà xanh đã được nhiều nghiên cứu công nhận. Chỉ cần bạn chăm uống trà xanh mỗi ngày hoặc vài lần trong tuần cũng đủ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh thông thường như cảm, cúm, viêm họng, ho…  Ngoài ra, nhờ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa nên trà xanh cũng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh và chống chọi lại nhiều bệnh tật hiệu quả hơn.

tra-xanh-he-mien-dich-tot

Trà xanh tốt cho sức khỏe xương

Một nghiên cứu gần đây của Úc cho biết rằng, do trà xanh có lượng catechin cao nên những người uống trà thường xuyên sẽ có xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cảnh báo là không nên uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống khoảng 200ml là đã đủ để bảo vệ sức khỏe xương như mong muốn.

Trà xanh là thức uống giúp giảm căng thẳng

Khi đang gặp vấn đề căng thẳng hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm thì một tách trà xanh sẽ hữu hiệu hơn nhiều so với uống cà phê. Mặc dù cà phê có tác dụng làm tỉnh táo tinh thần nhưng trong trường hợp cơ thể đang căng thẳng thì bạn nên tránh xa cà phê vì cà phê có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Trong khi đó, uống trà xanh để giảm căng thẳng lại là giải pháp được các chuyên gia khuyến khích. Bởi đây là loại thực phẩm tốt để chống trầm cảm, giảm căng thẳng và thúc đẩy tâm trạng trở nên tích cực hơn.

Trên đây là lợi ích của trà xanh mà bạn có thể nhận được. Qua đó, thỉnh thoảng hãy uống một tách trà xanh để nhận được đủ lợi ích chứ không nên uống trà xanh thường xuyên vì “cái gì nhiều quá thì cũng không tốt đâu” bạn nhé.

Nguồn: Lifehack

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Mắm – Vị của quê hương xứ sở

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Tỏi Lý Sơn có gì đặc biệt?

TỎI LÝ SƠN

Tỏi Lý Sơn là gì?

Có lẽ không có một sản vật nào ở huyện đảo Lý Sơn có thể thay thế cho cây tỏi để đại diện cho hình ảnh người dân Lý Sơn. Không cần phải qua chế biến bản thân cây tỏi Lý Sơn vẫn mang những nét đặc trưng riêng biệt không pha lẫn với bất kỳ giống tỏi nào khác trên thế giới . Vậy điều gì đã tạo nên một đặc sản mang nét đặc trưng riêng biệt cho cây tỏi ở Lý Sơn như vậy?

Chỉ được trồng tại đảo Lý Sơn , một huyện đảo nằm ở miền trung thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Với đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng được hình thành từ dung nham của những miệng núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Tự nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Lý Sơn một cảnh quang kỳ thú cùng với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng riêng biệt nên cây tỏi được trồng ở Lý Sơn có mùi hương và vị cay nồng tinh túy đặc trưng so với các loại tỏi khác. Nghề trồng tỏi được xem là nghề chính của người dân Lý Sơn bên cạnh nghề biển.

canh-dong-toi

Cánh đồng tỏi Lý Sơn xanh ngắt

Hiện nay, tỏi Lý Sơn đã trở thành đặc sản nổi tiếng đã trở thành thương hiệu và nhãn hiệu của vùng (tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận số 19213/QĐ-SHTT ngày 10/12/2007 và cuối tháng 3/2009). Do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.

 

ho-nuoc-thoi-loi

Hồ nước trên đỉnh núi lửa Thới Lới

Phân loại

Tỏi Lý Sơn thường: Củ tỏi có kích thước nhỏ vừa, tép đều, màu trắng, chắc, gồm nhiều tép nhỏ (mỗi củ tỏi Lý Sơn có nhiều tép hơn, do tép tỏi Lý Sơn nhỏ hơn khá nhiều so với tỏi vùng khác).

toi-ly-son-toi-thuong
Tỏi thường

Tỏi cô đơn: hay tỏi một tép hay tỏi “mồ côi” ở Lý Sơn. Loại tỏi cô đơn này hiện nay không trồng được nhiều tại đảo Lý Sơn, mà chủ yếu có là được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng. Thay vì “đẻ” ra nhiều tép tỏi để tạo thành loại tỏi bình thường, cây tỏi này “không đẻ” mà chỉ phát triển đúng một tép tỏi duy nhất. Bởi vì vậy dưỡng chất tập trung vào 1 tép này và khiến cho củ tỏi có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe. Cũng vì vậy mà hiện tại số lượng tỏi cô đơn Lý Sơn chính hiệu cực kỳ hiếm. Cả đảo 1 năm chỉ có vài tấn tỏi cô đơn.

toi-co-don
Tỏi cô đơn

Tỏi Lý Sơn cũng đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu ra những tính năng hỗ trợ sức khỏe kỳ diệu như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, làm giảm huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể lực…

Tìm hiểu thêm về Tỏi Lý Sơn tại Foodmaptại đây

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Thanh trà – thứ quả đặc sản thơm ngon, tao nhã của người cố đô

Trái thanh trà nhỏ và không mọng nước như bưởi nhưng lại thơm ngon, ngọt thanh, đượm vị.

Cố đô Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản nức lòng du khách thập phương. Ngoài cơm hến, tôm chua, bún bò, mè xửng, bánh canh, bánh bột lọc… còn có một thứ quả được nâng lên tầm thương hiệu của vùng đất này, đó là trái thanh trà.

Thanh trà trồng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, điển hình như các vùng Thủy Biều (Thành phố Huế), Phong Thu (huyện Phong Điền), Hương Vân (thị xã Hương Trà), Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Trong đó, thanh trà Thủy Biều được đánh giá là thơm ngon hơn cả.

Những vườn thanh trà cứ độ tháng 7 âm lịch bắt đầu chín thơm. Ảnh: Internet

Thanh trà Thủy Biều là đặc sản nổi tiếng ở Huế đã hàng trăm năm nay. Thuở xưa loại quả này là đặc sản tiến vua. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hàng năm, trái thanh trà – một đặc sản nổi tiếng của phủ Thừa Thiên – đều được tuyển chọn kỹ càng để dâng tiến vào cung vua.

Ngày nay, quả thanh trà trở thành biểu tượng đặc trưng của cố đô Huế. Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch thì những vườn thanh trà của vùng cố đô lại bắt đầu chín mọng, tỏa hương thơm dịu. Mùa thu hoạch thanh trà kéo dài khoảng 2 tháng và chỉ có duy nhất một mùa trong năm.

Nhìn bên ngoài, trái thanh trà nhỏ hơn quả bưởi, hình thon giống quả lê, da màu vàng nắng chứ không xanh. Trọng lượng quả nhỏ, trung bình khoảng từ 0,7kg đến 1kg.

Bù lại, quả có cùi thơm, múi vàng trong; tuy không mọng nước như một số loại bưởi nhưng lại cho vị ngọt thanh, thơm dịu, mát họng, ăn một lần có thể nhớ mãi.

Quả bưởi thanh trà đã được bóc vỏ. Nguồn: Internet

Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ quả cho tới lá, hoa. Nhiều người nhận xét vị ngon đặc biệt của quả bắt nguồn từ sự đan xen giữa hạn hán, bão lũ và mưa dầm xứ Huế cộng với chất đất bãi bồi và nguồn nước sông Hương mát lành. Vì thế nên mới tổng hòa được vị quả ngon đặc trưng, khó lẫn.

Thanh trà ngon là những trái vỏ mỏng, láng bóng và mang màu nắng. Nhờ ít nước nên thanh trà Huế có thể để dành ăn vài ba tháng. Để càng lâu, quả càng ngọt, hương vị đậm đà gần như vẫn được giữ vẹn nguyên.

Ngoài ăn quả tươi, người xứ Huế còn dùng thanh trà làm các món gỏi, đặc biệt là gỏi mực khô, gỏi tôm… Riêng để làm món gỏi mực khô, người ta đem mực khô nướng xé tơi cho vào chảo, đảo qua lấy hơi nóng, tiếp đó cho thanh trà đã tách tép vào. Hỗn hợp trộn đều cùng với chút nước mắm chanh ớt tỏi là đã có một món ăn thanh nhã, đượm vị, đậm chất Huế.

Với giá trị và tiềm năng kinh tế cao, thanh trà Huế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy Chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2008. Đặc biệt, năm 2014, thanh trà Thủy Biều đã lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam, là một trong 5 đặc sản Thừa Thiên – Huế xác lập kỷ lục châu Á.

Hiện thanh trà là một loại trái cây quý để làm quà tặng của người dân xứ Huế, là món hàng đặc sản để phục vụ khách du lịch, đồng thời cũng là món ăn biểu trưng đặc biệt của văn hoá ẩm thực cố đô.

Nguồn: Thế Đan – VnExpress

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Bơ 034 có ngon không?

Bơ 034 ăn có ngon không? Đây là câu hỏi khá thú vị mà nhiều người muốn ăn những trái bơ ngon quan tâm. Dựa trên việc khảo sát ý kiến của nhiều khách hàng đã sử dụng bơ 034 và các giải thưởng cũng như chứng nhận mà giống bơ này đã đạt được, thì FoodMap xin trả lời là RẤT NGON ạ!

– Thứ nhất: Bơ 034 đạt danh hiệu cuộc thi bơ ngon năng suất cao tại Lâm Đồng năm 2009.

– Thư hai: Tại lễ hội mùa bơ Đắk Nông năm 2018, một lần nữa bơ 034 lại được vinh danh là dòng bơ ngon.

– Thứ ba: Bơ 034 hiện đang được nhiều người sử dụng bình chọn là dòng bơ nội ngon và cao cấp tại Việt Nam

– Thứ tư: Bơ 034 đã được đánh giá là bơ ngon, dẻo và béo bởi rất nhiều những người sành ăn.

Bơ 034 đạt giải nhất hội thi Trái Bơ Ngon Đắk Nông năm 2018

Bơ 034 ngon hơn những giống bơ khác ở điểm nào?

Với những trải nghiệm đã tích góp được qua những chuyến khảo sát về các giống bơ khác nhau, hôm nay, FoodMap Team xin chia sẻ một vài cảm nhận riêng về chất lượng của bơ 034 so với các dòng bơ khác như sau:

Xét về hình dáng bên ngoài: Bơ 034 có màu xanh sáng bóng khi còn non và chuyển sang màu sẫm hơn khi đã chín. Hình dáng 034 khá đặc biệt, không giống với bất kì loại bơ nào. Nữ hoàng của các loại bơ sở hữu “3 vòng chuẩn”, đầu và thân thuôn dài, đuôi phình lớn để chứa hạt, nhưng hạt lại khá nhỏ, nhờ vậy nên tỉ lệ thịt (cơm) của quả bơ có thể lên đến 85% khối lượng.

Xét về màu sắc bên trong: Khi chín, thịt bơ 034 có màu vàng sáng và lan ra tận sát vỏ, dải màu chạy đều từ đầu đến đuôi trái bơ, không có vết thâm như một số dòng bơ thông thường (ở vài loại bơ, do trong thịt bơ có sớ nên khi chín sẽ xuất hiện các vết thâm chạy dài theo các sớ).

Xét về độ sáp của phần thịt: Độ sáp của 034 thì chẳng còn gì để bàn cãi, dẻo quẹo luôn, đặc biệt là cơm rất khô nên hỗn hợp sau khi dằm hoặc say rất mịn, đặc quánh và không bị chảy nước như các dòng bơ khác.

Xét về hương vị của phần thịt: Trong số các loại bơ mà FoodMap Team đã ăn thử, gần như chưa có loại nào có độ béo và bùi cao như 034. Cắn một cái là bạn đã cảm nhận được độ sáp rồi, nhai một cái nữa là độ béo ngậy nó lan toả, bao lấy cả vị giác. Nếu bạn thích ăn ngọt thì có thể chấm thêm sữa đặc có đường. Nói chung, ăn không (nguyên chất) hay thêm sữa cũng đều tuyệt vời cả!

FoodMap Team

Chuyên mục
Đặc sản Việt

NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG – MỘT MẢNH GHÉP VĂN HÓA VIỆT NAM

NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG – MỘT MẢNH GHÉP VĂN HÓA VIỆT NAM

Từng giọt mắm trong suốt, vàng nhạt, vị ngọt dịu, thơm nồng đã thấm đượm trong văn hóa người Việt cả ngàn năm nay. Thế nhưng có mấy ai biết đên nguồn gốc của nước mắm truyền thống người Việt ta ngày nay?

Hãy cùng FoodMap tìm hiểu đôi chút về gốc gác cổ xưa của nước mắm nhé. Liệu nước mắm có phải khởi nguồn từ phương Đông như nhiều người thường nghĩ?

TỪ NGÀN XƯA ĐÃ LÀ ĐẶC SẢN

Từ thế kỷ thứ II TCN, cư dân Carthage – một nước cộng hòa cổ ở Bắc Phi đã phát minh ra kỹ thuật ướp cá biển với muối, kết hợp với sức nóng mặt trời vùng Địa Trung Hải để tạo ra thứ nước mắm Carthage.

Năm 146 TCN, người La Mã thôn tính Carthage và chiếm luôn bí quyết làm mắm nơi đây. Họ xếp cá thành lớp xen kẽ với muối trắng, sau đó để lên men và trở thành một món ăn có mùi vị hấp dẫn, gọi là garum. Từ đó trở thành một phần quan trọng trong ẩm thực thời đó.

Tấm thảm được khai quật từ phần nền của một cửa hiệu bán garum ở Pompeii cho thấy sự phát triển cực thịnh của nước mắm thời La Mã (nguồn: namlimxanh)

Garum du nhập vào phương Đông thông qua “con đường tơ lụa” và có những biến đổi phù hợp với văn hóa từng nước. Đế chế La Mã sau đó sụp đổ khiến công thức làm nước mắm ở phương Tây chìm vào quên lãng. Các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng dần bỏ mắm và chuộng tương hơn vì phù hợp với khí hậu lạnh mùa đông.

Chỉ riêng tại Việt Nam, nước mắm vẫn phát triển và được lưu truyền rất mạnh mẽ. Theo đó, tuy không có nguồn sử liệu nào ghi lại thời gian và nơi khai sinh ra nước mắm chính xác nhưng chí ít mắm Việt cũng đã có tuổi đời hơn 1000 năm. Và sau bao nhiêu biến động và đổi thay thì cho đến ngày nay, nước mắm vẫn là tinh hoa ẩm thực Việt, là “quốc hồn quốc túy” của dân tộc.

NƯỚC MẮM LÀ LINH HỒN CỦA ẨM THỰC VIỆT

Nước mắm là gia vị, là nguyên liệu trong hầu hết các món ăn để tăng thêm hương vị và làm cho món ăn đậm đà và quyến rũ hơn. Có khi chỉ cần chan nước mắm lên chén cơm trắng hay bún gạo tươi là người Việt chúng ta đã có được một bữa ăn ngon miệng.

Nước mắm là một trong những thứ làm cho ẩm thực Việt Nam khác với ẩm thực nước khác. Các nước khác chỉ cần nhắc đến nước mắm là tự khắc sẽ nhớ ngay đến món ăn Việt, và có vẻ như bất kỳ món ăn nào chỉ cần có sự góp mặt của nước mắm kế bên là đều mang dáng dấp ẩm thực Việt Nam.

Nước mắm còn là biểu trưng cho sự đoàn kết và chia sẻ trong bữa cơm của người Việt. Ở đó, chén nước mắm đặt chính giữa mâm cơm, tuy ít, lại không phải là cao lương mỹ vị nhưng là món mà mọi người đều hướng đến, và cùng nhau chia sẻ.

Một chén nước mắm nguyên chất là kết quả của biết bao tâm huyết và công sức từ công đoạn chọn lọc cá tươi đến ủ chượp cá và muối ít nhất từ 8 đến 12 tháng hoặc hơn mới ra được hương vị thơm ngọt dịu không thể lẫn vào đâu được, độ sánh và màu vàng rơm hay cánh gián đặc trưng của nước mắm truyền thống.

Có những cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc có tuổi đời hơn trăm năm, được truyền qua biết bao nhiêu thế hệ cốt để giữ cái hồn truyền thống của cha ông. Có những người đã xuất ngoại lại vẫn quay về quyết tâm xây dựng từ đầu để mang nước mắm đúng vị nguyên chất ra cho bà con Việt ở nước ngoài. Lại có những người từ bỏ công việc ổn định lương cao để quay về xây dựng xưởng mắm với mong muốn lưu giữ hương vị truyền thống của quê nhà.

Cũng bởi nước mắm đã là truyền thống, là một phần văn hóa không thể tách rời của người dân Việt Nam, nên luôn có những con người luôn sẵn sàng dành cả tuổi trẻ để lưu giữ cái hồn của dân tộc như vậy.

Nguồn: Tham khảo từ Báo Người Lao Động

——————-

Nước mắm Thanh Hà với tuổi nghề hơn 100 năm vẫn còn sản xuất đúng theo quy trình làm nước mắm truyền thống giữ nguyên từng giọt mắm vàng ươm, sánh đượm vị ngọt dịu tự nhiên của cá biển.

Tham khảo ngay tại Foodmaphttps://foodmap.asia/products/nuoc-mam-truyen-thong-phu-quoc-thanh-ha

Chuyên mục
Đặc sản Việt

Sầu riêng chín tự nhiên – Vườn sầu Năm Hưng

Mời các bạn vùng FoodMap Team tham quan vườn sầu Năm Hưng xem có gì thú vị nhé!

Vườn sầu riêng của ba mẹ năm nay vừa 4 tuổi, là năm đầu tiên thu trái. Em đánh liều nói ba mẹ để lại vườn Sầu riêng vào để chạy một chiến dịch trên FoodMap. Mục tiêu là để ba mẹ không phải bán cho thương lái, để Sầu riêng được chín tự nhiên, an toàn cho người tiêu dùng. Thương lái mua Sầu là bao cả vườn, họ cắt hàng loạt rồi về ngâm thuốc cho kích thích cho chín. Ba mẹ cũng đánh liều với mình, không bán vườn cho lái nữa. Mình mở đặt hàng trước sớm, để bạn bè thích ăn Sầu có thể đặt trước. Đến khoảng đầu tháng 5 Sầu sẽ chín, mình về cắt Sầu phụ ba mẹ để mang đi giao. Duy đặt mục tiêu bán hết 5 tấn Sầu cho ba mẹ. Mong mọi người chia sẻ giúp Duy, để ba mẹ trồng Sầu mà không phải sầu nha hehe.

Thương mến

P/s: Vườn Sầu ba mẹ đang dần làm theo hướng hữu cơ, sử dụng phân vi sinh, và hoàn toàn không sử dụng thuốc diệt cỏ. Cứ mấy ngày lại phải vác máy đi phát cỏ, cực lắm.