Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản

Nuôi Cá Kết Hợp Trồng Cây Ăn Trái Lãi 500 Triệu Đồng/Năm

Ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Ông Bon kể, trước năm 2000, từng làm việc cho nhiều DN cho ngành lương thực lúa gạo ở ĐBSCL, làm công hoài mà chỉ đủ ăn. Sau đó ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1ha đất do cha mẹ để lại để cải tạo ao thực hiện nuôi cá. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi, ông đọc sách báo và xem tivi để học hỏi, đồng thời cũng tham quan nhiều nơi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp.

Ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc, ếch… lại lỗ hơn 250 triệu đồng nữa”, ông Bon tâm sự.

Sau nhiều cú làm ăn thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép và chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá.

Ông Bon nói: “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng, nuôi lươn không bùn…”.

Đặc biệt, 4 năm gần đây ông bén duyên với con cá thát lát thực hiện nuôi ghép với cá sặc rằn. Do các loại cá ăn các tầng khác nhau ở trong ao nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì sẽ có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào ông cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Hiện mỗi vụ ông Bon thả khoảng 60.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặc rằn giống, khi thu hoạch được hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặc rằn cho thu lãi hơn 400 triệu đồng. Theo ông, quá trình nuôi ghép cần chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt.

Hiện ông Bon còn thả nuôi gần 20.000 con cá bông lau ở vụ đầu tiên, với diện tích 2.000m2, cá được 3 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển tốt. Theo ông Bon, cá bông lau nuôi cực nhất là tìm mua con giống, vì đa phần con giống phải mua dựa vào đánh bắt ngoài tự nhiên, vả lại con giống khang hiếm giá 25.000 đồng/con. Thường cá bông lau đem về nuôi phải thuần dưỡng từ nước lợ sang nước ngọt mất vài tháng, sau đó mới thả nuôi. Loài cá này nuôi trong vòng 1,5 – 2 năm đạt trọng lượng 1,5 – 2,3kg/con, giá bán từ 190.000 – 220.000 đồng/kg.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Tuyền cho biết, cách làm của ông Bon cho thấy nếu nhanh nhạy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Mô hình của ông Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Nhiều năm liền ông nhận được nhiều bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi” .
LÊ HOÀNG
Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản Trồng trọt

Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Lợi Nhuận 75 Triệu Đồng/Ha

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.

Nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017 từ dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, nông dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại 50% giá con giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.

Sau 7 tháng thực hiện mô hình, kết quả năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg) và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 75 triệu/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn /ha và lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ trồng một vụ lúa và khi đó, những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ. Người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác 1 phải 5 giảm làm cho chi phí sản xuất lúa giảm.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, nông dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

Mô hình sản xuất tôm của ông Hồ Hoàng Vũ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò sản xuất trên 12 triệu con tôm giống và sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 500 triệu đồng.

Nông dân thực hiện mô hình ở 3 huyện đều đánh giá rất cao mô hình canh tác tôm – lúa, thích ứng với điều kiện tự nhiên địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP).

Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Hiện nay, diện tích nuôi tôm ở Đồng Tháp là hơn 708 ha, đã thu hoạch hơn 722 tấn.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Mẹo Hay Tránh Ngay Rau ‘Ngậm’ Hóa Chất

Làm sao để chọn được rau sạch không chất kích thích, không thuốc trừ sâu là trăn trở của hàng triệu gia đình Việt.

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn nhưng trước thực trạng thực phẩm bẩn bủa vây bữa cơm người Việt, chưa bao giờ công cuộc tìm rau sạch gian nan như hiện nay.

Thực tế, trong số gần 5.000 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm, phần lớn là do ăn phải rau, củ tồn dư lượng hóa chất vượt mức cho phép, chủ yếu là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Trường hợp nhẹ sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nặng có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư.

Do đó việc nhận biết rau ngậm hóa chất bằng cảm quan hết sức quan trọng, đóng vai trò như “màng lọc” trước khi đưa thực phẩm vào bữa ăn.

Nguyên tắc chung, nên ăn rau đúng vụ, không mua rau dập nát, rau dính bụi nhỏ li ti, rau phổng phao và đậm màu hơn bình thường, rau quá mướt. Nếu tồn dư lượng thuốc trừ sâu lớn, khi luộc lên rau vẫn có mùi lạ thì nên bỏ.

Khi rửa rau, nếu thấy nổi nhiều bong bóng, rau có thể nhiễm nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa.

Rau muống

Đây là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi chọn rau muống, không nên chọn rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm, thay vào đó chọn rau ngọn nhỏ, lá dẻo, khi ngắt có nhựa loang giữa 2 phần thân.

Với rau muống ngấm hóa chất, nước luộc rau sau khi để nguội sẽ chuyển màu xanh đen, có mùi hắc. Rau ăn có vị chát.

 Rau cải

Rau cải là món ăn ưa thích của nhiều loại sâu, nên nếu rau non mướt mắt, thân mập đều tăm tắp, không dấu vết sâu bệnh thì không nên mua.

Tương tự, nếu được bón nhiều đạm, rau cải luộc lên nước sẽ có màu xanh đen.

Các loại đậu

Tất cả các loại đậu như cove, đậu đũa… đều rất nhiều sâu. Để chọn được đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm, nên chọn quả vừa phải, không quá dài, nhiều lông tơ và không bóng láng, nhiều quả có vết sâu.

Dưa chuột

Cùng với các loại đậu, dưa chuột (dưa leo) là một trong những loại rau “ngấm” nhiều hóa chất nhất, nhiều nông dân cách 3-4 ngày lại phun thuốc trừ sâu một lần, để quả đẹp, chỉ cần phun thuốc kích thích trước khi hái 1 ngày.

Vỏ dưa mỏng nên các hóa chất dễ ngấm qua vỏ, gây ngộ độc ngay cả khi đã gọt vỏ. Do đó để lựa dưa sạch, không nên chọn những quả thon đều, xanh đậm bắt mắt.

Giá đỗ

Giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra. Trái lại, loại giá thân trắng phau, mập, ít rễ là do được ủ thêm phân bón lá.

 Mướp đắng

Chọn quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ nhiều gân li ti, tránh quả to, xanh mượt, thân phình to, láng bóng.

Cà chua

Ngoài chuyện bị phun thuốc trừ sâu, cà chua có thể bị ngấm một lần hóa chất khác nữa là thuốc làm chín.

Để chọn cà chua chín tự nhiên, an toàn, tránh mua khi thấy quả lấm tấm đốm trắng do lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích còn đọng lại. Nên chọn quả chín đều, cuống còn tươi, dính chắc vào, khi nắn tay thấy hơi mềm, bổ cà chua hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột chín đỏ.

Cà chua chín tự nhiên khi nấu sẽ có mùi thơm, mau nhừ hơn cà chua giấm thuốc.

Rau bí

Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích lá. Rau bí an toàn thường có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ. Ngược lại rau bí lá mềm, mỏng, màu xanh nhợt, khoảng cách các lóng dài không nên mua

Đ.Tâm(tổng hợp)

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Nhận Biết Dâu Tây Đà Lạt Và Dâu Tây Trung Quốc

Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.

Kỹ sư Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Đà Lạt rộ mùa dâu tây nên dâu Trung Quốc tạm lánh. Tuy nhiên, trước đó dâu Trung Quốc có mặt khá nhiều ở Đà Lạt, được dán mác dâu tây Đà Lạt sau đó được đưa đi các tỉnh thành khác bán với giá rất thấp. Chất lượng giữa hai loại dâu này rất cách biệt, nhưng ít người tiêu dùng nhận biết được. “Đây là hình thức đánh lừa xuất xứ và ăn cắp thương hiệu”, ông Hưng nhấn mạnh.

Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.

So sánh hình dạng các giống dâu tây Đà Lạt với dâu Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.

Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản. Các đặc điểm khác biệt giữa dâu Đà Lạt và dâu Trung Quốc thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống. Đến nay cơ quan chuyên môn chưa lấy mẫu dâu tây Trung Quốc để phân tích độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng dâu tây Đà Lạt qua đợt lấy mẫu phân tích tại nhà vườn vừa qua có 5% chưa thật sự an toàn về chất lượng thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch.

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt (các giống NewZealand, Pháp, Mỹ đá) và Trung Quốc. (Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng)

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).

Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.

Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này cao gấp 5 lần giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn đang canh tác.

Dâu tây Đà Lạt: quả không đều, quả vừa phải, không quá to. Mềm, không nhẵn mịn. Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Dâu Đà Lạt mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt, mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh.

Dâu tây Trung Quốc: Độ đồng đều cao, quả to, quả có độ cứng, mịn. Màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Phần dài quả của dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen. Dâu tây Trung Quốc Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh.

Theo VNE

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT Nông sản ngon lành

Tản Mạn Hồng Treo Gió Ở Cầu Đất, Đà Lạt

Đà lạt đã vào thu, từng cơn gió miên man thổi căng tràn khắp các vùng đồi và thung lũng. Những con đường dã quỳ đã bắt đầu vàng rực theo bước chân người len lỏi vào những rẫy cà phê đang chuẩn bị cho những tháng cuối đón chờ mùa thu hoạch. Phía lưng chừng đồi, những bóng cây lêu khêu với những cành khô trụi lá cũng bắt đầu lấm tấm những sắc vàng xen lẫn đỏ. Mùa hồng* cũng đến rồi, những quả hồng đầu tiên đã chuyển đỏ. Và đó cũng chính dấu hiệu mùa chim chóc từ khắp nơi trở về Đà Lạt, ríu rít chuyền cành thưởng thức những quả ngọt đầu tiên kết tinh từ đất lành ban tặng.

Ở xa xa, cách trung tâm Đà Lạt khoảng hai mươi lăm cây số, một thị trấn nhỏ ở độ cao 1600m cũng đang trở nên tất bật. Những người nông dân ở Cầu Đất lại tất tả cho mùa vụ hồng mới trong nỗi mừng lo xen lẫn. Trong thần thoại Hy Lạp, những trái hồng chín được ví như những viên rubi đỏ mộng treo lủng lẳng trên cành, đó là biểu tượng của thứ hoa quả của thần linh. Thế mà có những lúc thứ trái cây ngon lành ấy giá chỉ còn ba, bốn nghìn một kí, người dân bỏ hoang không hái. Một màu đỏ buồn hắt hiu trải khắp thung lũng, sườn đồi. Giữa tiếng chim hót ríu rít, tươi vui là nước mắt người nông dân chan chứa.

hồng treo gió cầu đất

TẢN MẠN HỒNG TREO GIÓ CẦU ĐẤT, ĐÀ LẠT

Cách đây năm, sáu năm trước, một nhóm nông dân Đà Lạt hiền hòa hăm hở sang Nhật để học và nhận chuyển giao công nghệ làm hồng truyền thống của người Nhật từ chương trình hợp tác Việt Nhật do tổ chức Jica tài trợ. Và từ đó tới nay, nghề làm Hồng treo gió bắt đầu, đánh dấu cho một bước chuyển mình mới, làm phong phú và tăng thêm giá trị cho kho tàng đặc sản ngon lành của mảnh đất đặc biệt này.Những trái hồng trứng hay hồng vuông đồng được tuyển chọn kĩ, vì đây là những loại hồng thích hợp nhất, trái vừa đủ độ chín sau đó qua các công đoạn gọt, sấy , treo gió, mát xa và hông gần một tháng mới trở thành món Hồng treo gió ngon tuyệt hảo. Thực kì lạ, những trái hồng vàng ươm căng mộng mới treo lên đôi lúc còn rất chát** nhưng đến khi thành phẩm, vị chát đó mất hẳn thay vào đó là một vị ngọt rất đặc trưng.

Hồng treo gió Đà Lạt

Có lẽ Đà Lạt nói chung và Cầu Đất nói riêng việc làm Hồng treo gió có phần phức tạp và khó khăn hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Bởi vì Cầu Đất ‘ lên sương mù, xuống mù sương’  và cũng bởi vì những cơn mưa thường xuyên bất chợt làm độ ẩm ở đây luôn rất cao nên việc những mẻ hồng đang gần thu hoạch lại phải đổ bỏ vì nấm mốc là điều thường thấy. Đặc biệt ở các hộ dân làm nhỏ lẻ những nơi không đủ điều kiện để đầu tư nhà màng đảm bảo và điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm cũng như xử lí mốc trong không khí trong quá trình làm hồng treo gió***.Thế mới biết nghề làm hồng treo gió Cầu Đất không phải dễ dàng gì mà cũng lắm gian truân. Năm, sáu kí tươi mới được một kí Hồng treo gió nếu thuận lợi, còn đôi khi cả mùa cũng không lãi được bao nhiêu. Nhưng thành quả lại là những sản vật tuyệt phẩm làm lay động biết bao nhiêu con người sành ăn.

Hồng treo gió vỏ dai nhưng thật là mềm mại, từng trái hồng co lại màu hổ phách xé ra bên trong ứa từng giọt mật quyến rũ, mang trong mình một vị ngọt thanh cao ăn mãi không biết chán. Vị ngọt đó cứ luyến lưu mãi trong vòng họng, nhẹ nhàng tan chảy như thức tỉnh mọi giác quan. Hồng treo được bảo quản lạnh, để càng lâu màu sắc càng biến chuyển, những lớp phấn trắng bắt đầu xuất hiện đôi lúc nhiều người lầm tưởng là nấm mốc nhưng thực ra đó chính là những lớp phấn đường tự nhiên bên trong trái hồng kết tinh lại rồi hiện lên như lớp áo trắng tinh khôi, thuần khiết. Đối với nhiều người thì đây mới chính là thời điểm ngon nhất của Hồng treo gió.

Hồng treo gió Đà Lạt

Nghề làm Hồng treo gió kì thực đã có lịch sử rất lâu đời, thậm chí cả nghìn năm tuổi. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam tuy phương pháp làm có sự khác biệt đôi chút do tính chất thổ nhưỡng, điều kiện công nghệ cũng như các giống hồng bản địa khác nhau nhưng tựu chung giống nhau ở điểm đó là Hồng treo gió chính là sản vật tuyệt hảo kết tinh từ đất lành chất chứa bao tình cảm, tâm huyết của những con người làm ra nó.

Hồng treo gió Đà Lạt

Nhấp một ngụm trà, nhâm nhi một trái hồng giữa tiết trời se lạnh khi dịp Tết đến Xuân về, đôi lúc chỉ muốn cảm giác này cứ kéo dài ra thêm mãi.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm được đội ngũ Foodmap khảo sát:

Hồng Treo Gió – Túi 250Gram

Hồng Treo Gió – Hộp Đặc Biệt 250Gram

Hồng Treo Gió – Hộp Đặc Biệt 500Gram

Viết bởi: Tùng Phạm từ FOODMAP TEAM

(*) Hồng là cây họ thị lưỡng tính, tiếng Anh là persimmon hay Sharon fruit, tiếng Nhật là kaki (柿) và có nhiều loại. Khoảng tháng năm cây ra hoa rồi kết quả, đến mùa thu thì bắt đầu chín, sắc chuyển sang đỏ dần. Cây hồng có nhiều lợi ích, ở Nhật người ta lấy lá sắc uống thay trà, gỗ thì làm đồ gia dụng, quả thì ăn sống hoặc sấy khô. Quả hồng tươi rất nhiều vitamin A và C.

(**) Quả hồng sống chát là do chứa nhiều chất tannin nên còn được dùng làm thuốc chống mốc. Chất tanin sẽ chuyển thành đường khi quả chín nên quả càng chát thì sẽ càng ngọt về sau.

(***) Do có nhiều nguy cơ bị nấm mốc nên người dân thường rất hay ‘xông’ lưu huỳnh để loại bỏ nấm mốc. Về phương pháp làm thì không có gì sai vì ở Nhật quy trình làm vẫn có thể xông lưu huỳnh hữu cơ để diệt nấm mốc, đây cũng là cách làm phổ biến để lưu trữ các loại dược liệu và thảo mộc trên thế giới với liều lượng cho phép ( Lưu huỳnh hữu cơ vẫn nằm trong danh mục các chất trong tiêu chuẩn Organic USDA của Mỹ cho phép với liều lượng hợp lí ) nhưng thực tế nhiều người lạm dụng quá mức và thậm chí dùng lưu huỳnh vô cơ. Đây là điều có thật và cũng là sự việc đáng buồn.

 

 

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Hành Trình Hạt Mắc Ca Từ Queensland (Úc) Đến Việt Nam

Sản phẩm hạt mắc ca HappyNut của FoodMap.asia được nhập khẩu từ những trang trại mắc ca thuộc vùng Queensland, Úc. Nơi đây vốn nổi tiếng là vùng trồng mắc ca tốt nhất thế giới nhờ điều kiện khí hậu lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Quả mắc ca tươi có màu xanh, khi chín vỏ quả khô đi, chuyển dần sang màu nâu. Bên trong quả mắc ca không có lớp thịt mềm mà chỉ có hạt màu nâu sẫm, nhân hạt màu trắng sữa chính là phần chứa giá trị dinh dưỡng của hạt. Sau khi thu hoạch, hạt mắc ca được tách bỏ lớp vỏ mềm, phân loại và vận chuyển sang Việt Nam.

Khi về Việt Nam, mắc ca trải qua quá trình rang, đánh nứt vỏ và đóng gói thành phẩm. Những gói hạt mắc ca thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà FoodMap.asia giới thiệu đã được tuyển chọn kỹ càng để đảm bảo không chứa hóa chất, phẩm màu hay bất kỳ hương liệu nhân tạo nào, đúng như tiêu chí Ngon và LànhFoodMap.asia cam kết.

Nguồn: Video từ chuyến khảo sát của TBK & FoodMap tại Queensland – Úc

Biên tập bởi: FoodMap Team

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

7 Loại Óc Chó Hàng Đầu Ở California – Mỹ

Theo FoodMap tìm hiểu, óc chó Mỹ có tận 37 giống khác nhau. Nổi tiếng nhất phải kể đến óc chó California vì nơi đây có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của cây óc chó. Nhưng bản thân óc chó California cũng có nhiều loại, và 7 loại dưới đây được biết đến nhiều nhất nhờ hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Thử xem bạn đã từng nghe qua bao nhiêu trong số 7 cái tên này nhé.

Chandler

Đại học California công bố giống óc chó Chandler vào năm 1979 và đặt tên theo Giáo sư W. H. Chandler của Khoa Cây Quả. Ngày nay, Chandler là giống được trồng phổ biến nhất ở California. Óc chó Chandler to, có hình bầu dục với lớp vỏ kín. Giống óc chó này nổi tiếng khắp thế giới và được đánh giá cao bởi hạt lớn, kết cấu mịn, nhân hạt sáng màu và trắng như ngọc. Chandler là loại óc chó nở hoa muộn và thu hoạch vào cuối tháng Chín đến giữa tháng Mười. Chúng còn là một trong những giống óc chó có sản lượng cao nhất.

Hartley

Vào năm 1915, giống óc chó Hartley được trưng bày tại Hội Chợ Thế Giới (World’s Fair) và đoạt ruy băng xanh trong hạng mục hạt nguyên vỏ cao cấp. Ngày nay, loại “óc chó cổ điển” này là loại óc chó nguyên vỏ chính được bán trên thị trường. Óc chó Hartley được thu hoạch từ giữa đến cuối mùa. Loại hạt với phần vỏ mỏng, kín này có thể được tách dễ dàng. Bạn có biết Hartley là loại óc chó duy nhất có thể đứng thẳng không? Đó là nhờ hình dạng tương đối bằng phẳng của đáy hạt.

Tulare

Óc chó Tulare là giống ngày càng phổ biến nhờ sản lượng cao. Là một giống mới so với 2 giống trên, Tulare có nguồn gốc từ một cây trồng bằng hạt trong chương trình trồng óc chó của Đại học California, dẫn dắt bởi Eugene Serr và Harold Forde vào năm 1967. Được đặt theo tên một Hạt (đơn vị hành chính) tại California’s Central Valley, óc chó Tulare được thu hoạch vào giữa mùa và đóng góp đáng kể vào sản lượng óc chó của tiểu bang này.

Óc chó Tulare được biết đến nhờ nhân hạt chất lượng cao với trọng lượng lên đến 7.5 grams. Nhân hạt sáng màu, phần lớn có dạng tròn và ở trong lớp vỏ kín.

Howard

Óc chó Howard đã tăng dần mức độ phổ biến kể từ khi được giới thiệu lần đầu vào khoảng 25 năm trước. Là một giống của Đại học California, loại hạt to, tròn, nhẵn này có lớp vỏ kín và được thu hoạch vào giữa mùa. Nổi tiếng với vỏ hạt sáng màu và bề ngoài hấp dẫn tự nhiên, óc chó Howard còn đặc biệt nhờ nhân hạt to và có hương vị nổi bật. Giống Howard được xếp vào 6 loại óc chó cao cấp nhất trồng ở California. 6 loại óc chó này chiếm 75% sản lượng óc chó toàn bang.

Payne

Óc chó Payne là một trong những giống cũ, được công bố vào năm 1898 bởi nghệ nhân làm vườn George C. Payne ở Hạt Santa Clara. Thường là giống được thu hoạch đầu tiên, óc chó Payne có kích thước nhỏ đến trung bình và có vỏ rất kín. Nhiều loại óc chó ngày nay có nguồn gốc từ giống Payne này.

Vina

Óc chó Vina được thu hoạch từ đầu đến giữa mùa và được những nông dân vùng Northen San Joaquin Valley ưa chuộng. Óc chó Vina là sản phẩm lai giữa giống Franquette và giống Payne. Hạt có kích thước trung bình đến lớn, có đầu nhọn, và trông gần giống óc chó Hartley nhưng phần đáy ít bằng phẳng hơn. Vỏ của chúng có màu nâu nhạt và khá kín. Óc chó Vina được biết đến với chất lượng và sản lượng cao.

Waterloo

Waterloo là giống “gia truyền” độc nhất. Trong tổng số 240,000 mẫu đất trồng óc chó ở California, chỉ có 534 mẫu trồng óc chó Waterloo. Riêng nông trại của gia đình Barton đã dành 31 mẫu cho giống óc chó này. Loại óc chó này đặc biệt vì nó rất giống loại Sorrento Italian vốn được đánh giá cao. Hạt óc chó Waterloo có hình dáng nhọn cả hai đầu rất kỳ lạ. Nó thường được xem là một trong những giống có vị ngọt nhất trồng ở California. Mùi vị của nó được đánh giá cao bởi các chuyên gia ẩm thực.

Tại Việt Nam, óc chó Chandler và Hartley là 2 giống óc chó Mỹ phổ biến nhất được bán trên thị trường. Bạn đã biết địa chỉ mua óc chó Chandler uy tín tại Việt Nam chưa? Mách nhỏ là FoodMap hiện đang mở bán óc chó Chandler nhập khẩu từ Mỹ 100%, không dùng phẩm màu, hương liệu, hay bất cứ hóa chất nào. Nhập mã “VUITETSUMVAY” lại còn được giảm thêm 5% (Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 31/01/2019).

MUA ÓC CHÓ CHANDLER MỸ TẠI ĐÂY

Nguồn bài viết: https://www.goldriverorchards.com/

http://lindennut.com/

Biên dịch bởi: FoodMap

Chuyên mục
Khoẻ đẹp mỗi ngày

6 Cách Làm Đẹp Với Dầu Hạnh Nhân

Bạn yêu thích hương vị của hạnh nhân? Bạn thường dùng hạnh nhân để làm bánh, nấu chè, hoặc rang muối để dành cho những bữa ăn nhẹ? Hạnh nhân không chỉ ngon miệng và tốt cho sức khỏe nhưng cũng được chị em phụ nữ yêu thích vì công dụng làm đẹp. Đó là nhờ hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin E trong hạt hạnh nhân.

Đặc biệt, dầu hạnh nhân có tác dụng làm sáng da, dưỡng ẩm da, chống lão hóa, giảm mụn, góp phần điều trị tóc khô xơ chẻ ngọn. Sau đây, FoodMap sẽ bật mí cho các bạn 6 cách sử dụng dầu hạnh nhân như một loại mỹ phẩm tự nhiên để chăm sóc da và tóc nhé.

1. Dùng dầu hạnh nhân để dưỡng ẩm da

Dầu hạnh nhân có thể được sử dụng như kem dưỡng ẩm hằng ngày. Loại dầu này giúp làm mềm da khô hoặc thô ráp và cũng tăng cường bảo vệ da. Bạn có thể chăm sóc da mặt bằng dầu hạnh nhân mà không cần sử dụng một loại hóa chất nào. Để dùng dầu hạnh nhân, tất cả những gì bạn cần làm là làm ướt tay bằng nước ấm và sau đó mát xa ½ muỗng cà phê dầu hạnh nhân lên mặt.

Bạn không cần rửa sạch lớp dầu này; hãy xem nó như một lớp dưỡng ẩm tự nhiên và để nó thẩm thấu qua da.

2. Dùng dầu hạnh nhân làm mặt nạ

Một cách khác để sử dụng dầu hạnh nhân là dùng làm mặt nạ chăm sóc da. Chỉ cần trộn các thành phần làm mặt nạ trong một hộp nhỏ để tạo ra một hỗn hợp sệt mà bạn có thể dùng tay thoa khắp mặt. Hãy đắp mặt nạ vào buổi sáng và để yên trong 30 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Dưới đây là những thành phần đơn giản mà bạn cần để tạo ra hỗn hợp đắp mặt:

– 1 muỗng canh dầu hạnh nhân

– 1 muỗng canh mật ong

– 1 muỗng canh nước cốt chanh

3. Dùng dầu hạnh nhân làm kem tẩy tế bào chết trên da mặt

Kem tẩy tế bào chết có thể giúp làm sạch da, loại bỏ lớp da chết và bất kỳ bụi bẩn nào. Tất cả những gì bạn cần làm là trộn 1 muỗng cà phê muối hoặc đường vào 1 muỗng cà phê dầu hạnh nhân và khuấy đều các thành phần cho đến khi có một hỗn hợp đặc. Nhẹ nhàng dùng các đầu ngón tay chà xát trên mặt rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Hãy nhẹ nhàng khi sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết này. Nếu bạn chà xát quá mạnh, da mặt bạn có thể bị kích ứng.

4. Dùng dầu hạnh nhân làm dầu xả

Nếu bạn muốn dùng dầu hạnh nhân làm dầu xả, chỉ cần lấy 1 muỗng cà phê dầu hạnh nhân và thoa lên tóc ướt. Dùng lược chải và ủ tóc sau khi bạn đã thoa đều dầu lên tóc. Đợi khoảng 30 phút để dầu hạnh nhân phát huy tác dụng kỳ diệu của nó rồi xả sạch bằng dầu gội.

Nếu bạn thực hiện điều này ít nhất một lần mỗi tuần, bạn sẽ sớm có mái tóc chắc khỏe.

5. Dùng dầu hạnh nhân cho tóc khô

Bạn cũng có thể dùng dầu hạnh nhân như bất kỳ loại dầu cho tóc nào khác. Chỉ cần rót khoảng nửa muỗng cà phê dầu vào lòng bàn tay bạn, xoa nó lên tóc bạn, và chải đầu để dầu phủ đều lên tóc. Bạn có thể dùng dầu hạnh nhân để giữ tóc trông bóng mượt và bảo vệ tóc khỏi bị chẻ ngọn.

Đừng dùng nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc mỗi hai ngày, nếu không tóc của bạn sẽ trở nên quá nhờn.

6. Dùng dầu hạnh nhân làm son dưỡng

Nếu bạn muốn dùng dầu hạnh nhân để chăm sóc đôi môi của mình, tất cả những gì bạn cần làm là thu thập một vài thành phần đơn giản để tự làm son dưỡng môi tại nhà. Bạn chỉ cần đun chảy các nguyên liệu trong một nồi hơi đôi (xửng hấp) ở nhiệt độ thấp nhất có thể, lấy chúng ra và đổ vào những ống dầu dưỡng rồi để nguội trong 24 giờ trước khi sử dụng. Bạn có thể dùng những thành phần sau:

– 1 muỗng canh bơ hạt mỡ (shea butter)

– 1 muỗng canh dầu dừa

– 1 + ½ muỗng canh dầu hạnh nhân

– 1 + ½ muỗng canh sáp ong

– Ống chứa son dưỡng có thể tích khoảng 0.15 oz (~4ml)

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có làn da tươi sáng và mái tóc chắc khỏe hơn. Đừng quên đón xem bài viết hướng dẫn cách làm dầu hạnh nhân tại nhà nhé.

Mách nhỏ là FoodMap hiện đang mở bán hạnh nhân nguyên vị không vỏ nhập khẩu từ Mỹ 100%, không dùng phẩm màu, hương liệu, hay bất cứ hóa chất nào. Nhập mã “VUITETSUMVAY” lại còn được giảm thêm 5% (Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 31/01/2019).

MUA HẠNH NHÂN MỸ NGUYÊN VỊ TẠI ĐÂY

Nguồn: https://www.wikihow.com/Make-Almond-Oil

Biên dịch bởi: FoodMap

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Những Sự Thật Thú Vị Về Hạt Mắc Ca

Bên cạnh vòng hoa choàng cổ và những quả dứa, hạt mắc ca cũng là hình ảnh gắn liền với đảo Hawaii. Trên thực tế, thật khó có thể tin được rằng loại hạt gắn liền với tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ này thực chất lại bắt nguồn từ Úc.

Những thổ dân từ Down Under đã thưởng thức hạt mắc ca trong hàng nghìn năm. Các nhà nghiên cứu ở châu Âu đã biết về hạt mắc ca từ đầu thế kỷ 19, nhưng chỉ đến năm 1857 một nhà hóa học người Úc gốc Scotland, John Macadam, mới dành thời gian tiến hành nghiên cứu về loại hạt này. Và hạt mắc ca đã vinh dự được đặt tên theo tên của nhà nghiên cứu ấy.

Cây mắc ca đầu tiên được trồng ở Hawaii vào năm 1882. Đất núi lửa màu mỡ cùng khí hậu ấm áp đã cung cấp điều kiện lý tưởng cho cây mắc ca phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, Hawaii là một trong những nơi sản xuất hạt mắc ca lớn nhất thế giới.

Ngoài việc trở thành biểu tượng của Hawaii, hạt mắc ca còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác:

1. Cây mắc ca ra quả trong vòng 5 đến 8 năm kể từ khi trồng. Cây có thể cao đến 12m và sống tới cả trăm năm.

Trang trại mắc ca ở Queenland – Úc

2. Cây mắc ca thích phát triển ở những nơi có khí hậu ấm áp. Đó là lý do vì sao bạn có thể thấy chúng được trồng ở Hawaii, Úc, Brazil, Nam Phi và California (Mỹ).

Trang trại mắc ca ở Queensland – Úc

3. Việc thu hoạch mắc ca rất dễ dàng. Khi đã chín và sẵn sàng để thu hoạch, hạt mắc ca sẽ rơi xuống khỏi cây và được nhặt trên mặt đất.

Thu hoạch mắc ca ở trang trại Queensland – Úc

4. Ngay cả khi dễ thu hoạch, mắc ca vẫn là loại hạt đắt tiền nhất thế giới. Ngoài việc được đánh giá cao về hương vị thơm ngon và hàm lượng chất béo cao, mỗi cây chỉ cho ra một số lượng quả giới hạn vào mỗi mùa.

Quả mắc ca khi còn xanh

5. Trong số bảy loài cây mắc ca, chỉ có hai loài cho ra hạt ăn được.

Nhân hạt mắc ca rất giàu dinh dưỡng

6. Hàm lượng chất béo trong nhân hạt mắc ca có thể lên đến 80%. Dầu chiết xuất từ hạt mắc ca không chỉ được dùng trong nấu nướng nhưng cũng được dùng trong mỹ phẩm.

Dầu mắc ca với nhiều công dụng

7. Mắc ca là loại hạt chứa nhiều calo nhất. 100 grams (khoảng 2/3 chén hoặc một nắm) hạt mắc ca chứa 718 calo.

So sánh lượng hạt cùng chứa 100 calo

8. Hạt mắc ca với màu trắng sữa và hương vị tinh tế được dùng làm nước sốt và phô mai thuần chay cho người sành ăn.

Phô mai thuần chay làm từ hạt mắc ca

9. Vẹt lục bình, loài vẹt có nguồn gốc từ Nam Mỹ thường ăn trái cây, các loại hạt và nhân hạt, sở hữu một chiếc mỏ lớn đủ mạnh để mở hạt mắc ca.

Vẹt lục bình đang dùng mỏ để tách hạt mắc ca

Bạn còn biết điều gì thú vị về loại hạt cứng nhất thế giới này? Hãy chia sẻ cùng FoodMap nhé.

Mách nhỏ là FoodMap hiện đang mở bán hạt mắc ca Úc 100%, không dùng phẩm màu, hương liệu, hay bất cứ hóa chất nào. Nhập mã “VUITETSUMVAY” lại còn được giảm thêm 5% (Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 31/01/2019).

MUA HẠT MẮC CA ÚC TẠI ĐÂY

Nguồn: http://servingjoy.com/fun-facts-of-macadamia-nuts/

https://www.finedininglovers.com/stories/macadamia-nuts/

Biên dịch bởi: FoodMap

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đẹp Dáng Sáng Da Nhờ Đường Thốt Nốt

Là loại đường thô, đường thốt nốt được dùng thay thế cho các chất tạo ngọt khác nhờ những công dụng với sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tật, chống nhiễm trùng hiệu quả. Nhưng không chỉ có vậy, đường thốt nốt còn là một loại “mỹ phẩm” giúp chị em đẹp dáng, sáng da.

Ngoài những lợi ích về sức khoẻ, đường thốt nốt còn được coi là loại mỹ phẩm làm đẹp cho các chị em. Vì vậy bạn hãy sử dụng đường thốt nốt để thay thế các loại mỹ phẩm làm đẹp đắt tiền.

Chữa mụn trứng cá

Sử dụng đường thốt nốt cũng sẽ rất tốt cho làn da của bạn. Nó làm cho làn da của bạn khỏe mạnh và quyến rũ. Nếu bạn có mụn trứng cá, hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày. Ngoài ra nó còn giảm sự xuất hiện của những đốm đen trên da. Thay vào đó bạn sẽ có được một làn da đẹp và hoàn hảo.

Chống lão hoá da

Đường thốt nốt chứa chất chống oxy hoá – chống lại các gốc tự do trong cơ thể và trì hoãn các dấu hiệu lão hoá như đốm đen và các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra đường thốt nốt còn chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ các tế bào chống lão hoá và các vấn đề liên quan đến da.

Giúp tóc luôn óng mượt

Đường thốt nốt chứa nhiều chất sắt và vitamin C – chữa tóc yếu và gãy rụng. Nó được coi là phương pháp tuyệt vời để giúp mái tóc luôn dài và óng mượt. Lấy đường thốt nốt trộn với hỗn hợp trái cây (Multani mitti), sữa bột và nước thành hỗn hợp, rồi bôi hỗn hợp này vào vùng chân tóc, sát da đầu, sẽ giúp tóc phát triển, nhờ đó sẽ giúp bạn sở hữu mái tóc luôn khoẻ mạnh và óng mượt hơn.

Thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân

Hàm lượng kali trong thốt nốt giúp giảm đầy hơi và giữ nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân cho chị em. Đường thốt nốt còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Vì thế, những ai đang có nhu cầu giảm cân có thể thỏa sức ăn đường thốt nốt.

Nuôi dưỡng da từ bên trong

Đường thốt nốt nhiều khoáng chất thiết yếu và vitamin. Nó đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên cho làn da của bạn, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm táo bón và làm sáng da. Để có những lợi ích của nó, bạn có thể trộn đường thốt nốt cùng nước ấm hoặc trà thay vì đường và uống nó mỗi ngày.

Ngoài những lợi ích của đường thốt nốt thì bạn cũng nên chú ý đến những tác dụng phụ khi tiêu thụ đường thốt nốt, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài nó sẽ dẫn đến các vấn đề khác nhau. Những người theo chế độ ăn giảm cân hay bị bệnh đái tháo đường, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng đường thốt nốt.

Bên cạnh việc sử dụng đường thốt nốt để chăm sóc da từ bên trong, bạn cũng cần sử dụng thêm các loại sản phẩm thực phẩm chức năng, kết hợp uống trong và bôi ngoài, có chứa chiết xuất từ nhau thai cừu. Ngay từ xa xưa, nhau thai cừu đã được công nhận có tác dụng, chăm sóc da, dưỡng da từ trong ra ngoài, chống lão hóa giúp tái tạo collagen, giảm nếp nhăn, hỗ trợ điều trị nám và tàn nhang, giúp da tái sinh từ sâu bên trong cơ thể, đồng thời phục hồi nhanh chóng những tổn thương của làn da do tác động xấu của môi trường.

Khánh Hương H+