Chuyên mục
Nông nghiệp 4.0

Trồng Rau Bằng Container, Thu 3 Triệu Usd Mỗi Năm

Container chở hàng từ lâu đã được cải tiến để làm văn phòng, nhà ở hay thậm chí là hồ bơi. Nhưng việc biến container thành vườn rau “tự cung tự cấp” có lẽ là ứng dụng mang lại nhiều giá trị nhất.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Nhu cầu trồng cây trong thành thị luôn cao, nhưng các khu vườn trên sân thượng lại đòi hỏi thời gian thi công kéo dài và chi phí quá lớn với đại đa số người dân.

Ý tưởng: Tận dụng những container lạnh có khả năng cách nhiệt, Freight Farms trang bị thêm đèn và hệ thống tưới tiêu với khả năng theo dõi từ xa qua ứng dụng điện thoại.

Kết quả: Với doanh thu 3 triệu USD mỗi năm và huy động được 12,2 triệu USD vốn đầu tư, Freight Farms không chỉ thay thế được các vườn rau thành thị mà còn là cả nền nông nghiệp già cỗi.

—————————————————————

Những người nông dân thành thị

Tại một bãi đất trống gần sân bay Boston Logan tại Anh, một người đàn ông đang dùng 5 container để trồng hơn 30.000 chậu xà lách, rau thơm và nhiều loại rau khác.

“Tôi không dám tự nhận mình là một nông dân. Nhưng phải thừa nhận là làm nông thú vị hơn làm văn phòng rất nhiều”, Cooney, 61 tuổi, cựu kỹ sư công nghệ thông tin đã nghỉ hưu để chuyển sang trồng trọt toàn thời gian vào năm 2013 cho hay.

Được đánh giá là khu vực có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất trên cả nước, Cooney và 30.000 chậu rau của ông vẫn đang hoạt động rất tốt ngay tại trung tâm Boston và đem lại một nguồn thu nhập béo bở nhờ vào công nghệ trồng trọt hiện đại.

Từng được sử dụng để vận chuyển những miếng thịt thượng hạng vượt đại dương, những chiếc container lạnh của ông có khả năng tạo ra một không gian hoàn toàn cách biệt so với thế giới bên ngoài, bất chấp nắng nóng hay tuyết lạnh.

Trong mỗi container là một hệ thống đèn LED cung cấp ánh sáng cần thiết cho cây, đảm bảo cây trồng hấp thụ hoàn toàn năng lượng được cung cấp với chi phí thấp nhất.

Cũng như các trang trại hiện đại, toàn bộ cây trồng trong container được trồng bằng công nghệ thủy canh, hoàn toàn không sử dụng đất để loại bỏ tất cả nguy cơ dịch hại. Khoảng 12 phút một lần, dưỡng chất sẽ được đưa vào hệ thống để truyền tới mọi nơi.

Tránh được tác nhân hủy hoại cây trồng lớn nhất – môi trường, Cooney và vườn cây container của ông có khả năng tạo ra 4.000 tới 6.000 chậu cây mỗi tuần, gấp 80 lần nếu so với việc sử dụng cùng một diện tích đất để trồng rau theo phương pháp truyền thống.

Kinh tế học đằng sau những chiếc “container rau cải”

Với chất lượng không thể bàn cãi từ phương pháp trồng thủy canh, tất cả sản phẩm của Cooney đều được các nhà phân phối lớn mua lại ngay khi đủ tiêu chuẩn, sau đó được vận chuyển tới hệ thống nhà hàng cao cấp trong khu vực Boston.

“Rau cải của tôi có mùi vị ngon hơn, và hình dáng cũng khác hẳn so với các sản phẩm khác trên thị trường” – Cooney tự hào chia sẻ: “Các đầu bếp chỉ cần nếm thử một lần sẽ nhận ra sự khác biệt.”

Với giá mua là 60.000 USD cho những khách hàng đặt sớm, tất cả container đều được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, giúp Cooney nhanh chóng bắt tay vào sản xuất mà không cần phải lo nhiều về vốn.

Hiện 5 container này đang đem về cho nhà đầu tư 61 tuổi gần 15.000 USD mỗi tháng, trừ đi lãi suất ngân hàng, tiền thuê đất, tiền điện, nguyên vật liệu … hai vợ chồng Cooney vẫn còn dư một khoản kha khá để trả lương cho bản thân.

Nhưng mức thu nhập đó vẫn còn cơ hội phát triển khi Cooney ấp ủ dự định mở một cửa hàng tại chợ Boston, bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng với mức giá cao hơn so với thương lái thu mua hiện nay.

Freight Farms – Thương hiệu đằng sau giấc mơ của Cooney

Có thể thấy, công nghệ trồng rau trong container đang mở ra một tương lai rất thú vị cho người kỹ sư 61 tuổi Cooney, nhưng câu chuyện của thương hiệu cung cấp công nghệ cho ông cũng thú vị không kém.

Mọi chuyện bắt đầu với Brad McNamara, một nhà thầu có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế những vườn rau trên sân thượng.

Dù rất thích thú với những giá trị mà công trình của mình đem lại, nhưng Brad vẫn rất băn khoăn vì các dự án này có thể mất đến vài năm để xin giấy phép và thống nhất thiết kế với khách hàng, dẫn đến việc mỗi mô hình lại hoàn toàn khác nhau, không thể sao chép từ bên này sang bên khác.

Nhưng điều làm Brad trăn trở nhất là mức phí cực kỳ cao, từ 1,2 đến 2 triệu USD cho mỗi dự án, biến mô hình trồng rau trên sân thượng trở thành một trong những “thú vui xa xỉ” của giới nhà giàu.

Tất cả những điều trên đã dẫn đến sự ra đời của Freight Farms vào năm 2010, với mục tiêu đem lại giải pháp trồng rau hiệu quả nhưng chi phí bắt đầu và duy trì rẻ nhất có thể, và đặc biệt là khả năng sản xuất 24/24 bất chấp điều kiện thời tiết.

“Tại sao phải sáng chế thêm khi chúng ta đã có một “thùng chứa hàng” có khả năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt nhất, chưa kể một hệ thống vận tải sẵn sàng vận chuyển những thùng chứa kia một cách cực kỳ dễ dàng.” Brad cho hay.

Biết rằng chỉ có những người quan tâm đến môi trường mới thích thú với dự án trên. Brad McNamara cùng một người bạn là Jon Friedman đã kêu gọi 26.040 USD trên Kickstarters nhằm tạo ra bản mẫu có khả năng sản xuất 24/7 đầu tiên.

Vượt ngoài mong đợi, lời kêu gọi trên nhanh chóng nhận được hơn 30.000 USD để xây dựng một bản mẫu cỡ lớn để biến ý tưởng kia thành hiện thực.

Với giá bán lẻ khá cao, gần 85.000 USD/container được trang bị hoàn chỉnh, Freight Farms cam kết doanh thu gần 39.000 USD mỗi năm trên mỗi container với những lợi ích rất lớn cho khách hàng.

Trong vòng một năm, một container với diện tích gần 30 mét vuông có khả năng cung cấp tương đương với 12.000 mét vuông trồng trọt truyền thống. Không những thế, sản phẩm này chỉ sử dụng 37 lít nước một ngày, chỉ bằng 95% so với công nghệ cũ.

Tất cả cây trồng còn được đảm bảo không có chất hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ với khả năng cho ra lò từ 25 ký tới 50 ký xà lách mỗi tuần.

Hệ thống đèn LED tập trung cung cấp ánh sáng màu đỏ và xanh, những bức xạ quan trọng nhất trong quá trình quang hợp của cây, ngoài ra thì hệ thống cung cấp dưỡng chất cũng hoàn toàn tự động với khả năng báo cáo mọi hoạt động qua ứng dụng điện thoại.

Cuối cùng là thời gian trồng trọt, chỉ cần 7 tuần để khai thác lứa đầu tiên, chỉ bằng một nửa thời gian so với công nghệ truyền thống.

“Đa phần khách hàng của chúng tôi không có kinh nghiệm làm nông,” Brad cho hay: “Họ là những giáo viên, nhân viên văn phòng đã nghỉ hưu, những người trẻ muốn khởi nghiệp … nhưng tất cả đều có mong muốn trồng trọt ngay tại thành phố mà mình sinh sống.”

Với những khách hàng này, Freight Farms thường xuyên tổ chức “Ngày hội nông nghiệp” để cung cấp kiến thức, nguyên vật liệu, hướng dẫn từng bước để bắt đầu sự nghiệp làm nông. “Thành công của khách hàng là thành công của chúng tôi,” Brad chia sẻ: “Freight Farms sẽ thất bại nếu khách hàng không thành công.”

Với chỉ 20 nhân viên, Freight Farms hiện đem về hơn 3 triệu USD mỗi năm với mục tiêu cao cả của mình.

Doanh nghiệp này cũng rất thành công sau đợt huy động cộng đồng trên Kickstarters, những “containers rau cải” đã gọi thành công 5 vòng với tổng giá trị hơn 12,2 triệu USD, một tiềm lực chắc chắn để tiếp tục thay đổi phương thức trồng trọt của tương lai.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: startupinsider.net

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Chuyện Hài Hước Về Nguồn Gốc Cái Tên “Sầu Riêng” Ở Xứ Ta

Một người ngoại quốc tới Nam Việt từ đầu thế kỷ thứ XIX kể chuyện trong tập ký ức của ông là đời ông đã phải một mẻ khiếp sợ, ấy là ông đã bị bắt buộc ăn trái sầu riêng, nhưng ông cũng thú rằng hết sợ rồi quen và hết quen thành ra mắc nghiện. Ấy là nghiện ăn trái sầu riêng.

Năm ấy ông mới bước chân tới Sài Gòn còn gọi là Tây Cống, thì được mời tới dự tiệc tại dinh một vị đường quan. Vì xã giao ông phải tới, và muốn biết phong tục của xứ ta, ông lấy làm sung sướng mà tới. Người Trung Hoa cho ông trọ đã rỉ tai cho ông tường qua về xã giao của ta thế nào và khuyên ông phải ăn hết thảy những món ăn nào mà chủ nhân mời mình. Người ta mời mà mình từ chối, ấy là khách khinh chủ đấy.

Ông khách ngoại quốc sau khi y phục chỉnh tề, nhảy lên xe ngựa tới dinh dự tiệc. Thôi không thiếu một sơn hào hải vị nào, toàn những thức ăn mà ông chưa từng được thấy ở nước nhà bao giờ, chủ mời ông ăn món gì, ông đều không từ chối. Mà món gì cũng ngon thật, vì nó lạ miệng. Đến khi tráng miệng ông thấy gia nhân mang ra một dĩa lớn trên bày một thứ gì màu vàng nhợt, to bằng hột gà. Chưa để lên bàn ông đã ngửi thoảng thấy mùi giống như trứng hư hệt như phó-mát “ca-măm-be” của người Âu châu.

Một điều lạ khiến ông chú ý là sau khi các dĩa kia đã bày ở trước mặt quan khách thì gia nhân lại đặt ở giữa bàn một cái đỉnh đồng nhỏ trong đốt trầm và hương khói tỏa lên nghi ngút. Mùi trầm hướng đánh át hẳn mùi dĩa thức ăn tráng miệng kia. Chủ nhà trịnh trọng đứng lên mời khách chiếu cố xơi đồ tráng miệng. Ông khách ngoại quốc đưa mắt nhìn xem bạn đồng bàn ăn uống ra sao. Người ta làm gì ông cũng làm vậy. Ông thấy người ta thò năm đầu ngón tay vào cái bát bằng bạc đựng chút xíu nước, trên thả vài lá chanh rồi rửa năm đầu ngón tay để lấy đồ tráng miệng. Ông khách phương xa theo xã giao cùng thò tay dón lấy một miếng, cầm hơi rồi cho vào miệng. Mùi trầm thơm tho át cả mùi rượu, mùi thực phẩm. Ông nhai để nuốt. Nhưng chao ôi!

Ông thấy nó làm sao ấy. Trong miệng ông có một thứ ăn nhun nhũn, mềm mềm và cái mùi nó mấy lạ làm sao. Không ra mùi thịt ôi, chẳng giống mùi phó-mát, nó là một mùi khó tả. Đã cho vào miệng, ông nhai rõ nhanh rồi nín hơi lấy sức nuốt, nhưng ông càng cố gắng nuốt thì lương trí ông không cho, có cái gì nó giữ món ăn mới lạ ở cổ ông. Vẫn cầm hơi, ông ráng sức một lần nữa, đem hết sức bình sinh mà nuốt, mồ hôi toát ra ở trên trán. Thế rồi may mắn cho ông lúc khó khăn ấy, chủ nhân đến trước mặt ông, trịnh trọng hỏi ông ăn phẩm vật có ngon không. Để có thể trả lời, ông nuốt đến ực một cái, thế là cái của nợ ấy, từ mồm ông đã chui tọt vào bao tử ông rồi, khiến ông tươi tỉnh đáp lại lời chủ nhân: “Thưa ngài món ăn này thật là ngon, tôi chưa từng được thưởng thức bao giờ.”

Thấy khách nói vậy, chủ nhân theo lối Á Đông nhất định chiều quý khách, đến gần khẩn khoản mời ông cùng ăn nữa…

(Tranh trong “Văn hóa nguyệt san” số 7, tháng 10-11/1955)

Mồ hôi trán ông lại đổ ra, nghĩ đến phải ăn nữa, quả tim ông đập như trống đánh, hai tai ông ù lên, mắt ông hoa cả đi. Để khách không từ chối, chủ nhân trịnh trọng lấy một miếng để ăn và miệng mời khách. Ông khách của chúng ta thật khó nghĩ, không biết ăn làm sao nói làm sao. Thôi đành:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần ra sao?

Thế rồi như một cái máy, với một bộ mặt vui vẻ, ông thò tay lấy một miếng rồi đồng thời với chủ nhân, ông tươi cười cho vào miệng, để tươi tỉnh nhai rồi tươi tỉnh nuốt. Hết miếng này đến miếng khác, chủ và khách “xơi” hết cả đĩa! Ăn xong, mồ hôi ông khách ra ướt hết cả áo lót mình, như thể tắm dưới sông. Chủ gọi lấy nước chè tàu nóng rồi cùng khách uống và đàm thoại. Ông lấy làm lạ là sau khi uống nước chè tàu, ông thấy vị chè với vị trái cây kia hòa hợp với nhau tạo thành một hương vị đặc biệt, nó thoảng thơm ở trong miệng ông mãi và nó không ghê sợ, không lợm giọng như lúc đầu ông ăn. Ông hỏi chuyện chủ nhân về cái trái gì mà ngon vậy.

Chủ nhân cho mang ra một trái to bằng đầu người, vỏ xù xì mà ông gọi là “trái mít gai”, vì vị nó giống vị mít, hình nó giống hình trái mít. Khách là một nhà bác học chuyên về thảo mộc; ông đã chu du thiên hạ, tham dự nhiều đoàn thám hiểm nghiên cứu về cây cối năm châu. Trông thấy trái này, ông nhận ngay là một trái cây mà ông đã thấy mọc ở Mã Lai và thổ dân vẫn lấy để tế thần rồi mấy ăn. Chủ nhân hỏi khách có biết tên trái này là gì không? Nhớ đến tên mà thổ dân Mã Lai đã bảo ông, ông nói, với giọng người ngoại quốc mới học tiếng Việt:

Trái này là trái Dâu-riăng của người Mã Lai.

Chủ nhân và mọi người đều nhắc lại cái tên là lạ Dâu-riăng ấy. Rồi sau bữa tiệc “vô tiền khoáng hậu” ấy đối với nhà khoa học ngoại quốc kia, tiếng Dâu-riăng được truyền khẩu, một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn, nó đến chợ, nó qua mồm các người nông dân, và tới đầu thế kỷ hai mươi, cái tên thực thụ Mã Lai của trái ấy là Doerian hay Durian, qua một nhà thảo mộc học nói tiếng Việt thành ra Dâu-riăng rồi qua bao nhiêu năm nay đã có cái tên ngộ nghĩnh là Sầu Riêng.

Trái Sầu Riêng thuộc về loại cây bông (gòn) họ man-vát-sê và tên khoa học là Durio zibethinus, trong có nhiều chất bổ như bột (11%), đường ngọt (16%), đạm chất (7%), dầu béo (3%), khoáng chất (1%), và sinh tố A nữa.

Như vậy ăn trái Sầu Riêng kể ra rất bổ tuy cái vị nó bùi, nhưng mùi nó lạ lùng khiến cho ai đã quen thì ưa, và đã ưa đâm ra nghiện. Còn những ai chưa quen thì cho cái mùi ấy nó mạnh làm sao, nó khó ngửi làm sao, và ai có ăn trái ấy là theo “nhân tâm tùy thích”. Xin giữ lấy mùi ấy cho mình nếu muốn thưởng thức lấy toàn hương vị của nó thì phải biết uống nước chè tàu, phải biết ngâm thơ, và phải có nghị lực, theo như câu hát nơi đồng ruộng vùng Lai Thiêu thuộc tỉnh Thủ Đầu Một là nơi sản xuất ra nhiều Sầu Riêng:

Trái chi hương vị lạ đời,
Sầu Riêng ấy trái dễ mời khó ăn.

Nguyễn Công Huân

Bài viết “Lịch sử trái sầu riêng” đăng trên “Văn hóa nguyệt san” số 7, tháng 10-11/1955

FoodMap Team sưu tầm

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Hồng Treo Gió Đà Lạt – Cầu Đất

Hồng treo gió Hoshigaki theo quy trình Nhật Bản đang là một món ăn cực kỳ hot trên cộng động mạng. Quả hồng treo gió có độ ngọt vừa phải, cơm hồng dai dai, giòn giòn và bên trong đầy mật. Mời các bạn cùng team Foodmap đi chuyến khảo sát thực tế từ vườn hồng đến nơi sản xuất hồng treo tại Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Hồng Treo Gió Tại Đây

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Cách Phân Biệt Hạt Óc Chó Trung Quốc Và Mỹ

Hạt óc chó được mệnh danh là vua của các loại hạt nhờ vào dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Quả óc chó là một trong những loại hạt rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Quả óc chó có lịch sử lâu đời, phổ biến ở các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… Hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại óc chó Trung Quốc được gắn mác óc chó Mỹ khiến người dùng không thể phân biệt đâu là thật giả. Trong đoạn video này, FoodMap sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt óc chó Trung Quốc và Mỹ để các bạn có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hạt óc chó.

Các bạn hãy chia sẻ ngay đoạn video hữu ích này đến cho bạn bè và người thân của mình nhé!

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Cách Phân Biệt Hạt Dẻ Cười Trung Quốc Và Mỹ

Hạt dẻ cười rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn hàng được tiêu thụ trên thị trường nước ta hiện nay lại đến từ Trung Quốc. Hạt dẻ cười TQ rất nguy hiểm do sử dụng thuốc tẩy trắng clorin và màu nhuồm xanh để hạt có màu bắt mắt hơn. Các chất hóa học này rất độc hại cho người dùng và có khả năng gây ung thư. Vì vậy bạn hãy hết sức cận thận chọn mua tại những nơi có uy tín và truy suất nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

Trong đoạn video này, FoodMap sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt dẻ cười Trung Quốc và Mỹ. Các bạn hãy chia sẻ ngay đoạn video hữu ích này đến cho bạn bà và người thân của mình nhé!

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Hạnh Nhân Rang Bơ Trung Quốc Và Mỹ

Làm cách nào để phân biệt hạt hạnh nhân rang bơ trung quốc và hàng nhập khẩu mỹ?

Hạt hạnh nhân rang bơ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các bạn mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, giá rẻ thường sẽ là hàng kém chất lượng và nguy hiểm đến sức khỏe. Đa phần hạt hạnh nhân kém chất lượng đến từ Trung Quốc.

Trong đoạn video này, FoodMap hướng dẫn các bạn cách phân biệt hạt hạnh nhân rang bơ nhập từ Trung Quốc và hạnh nhân nhập trực tiếp từ Mỹ sau đó được gia công tại Việt Nam.

Chuyên mục
Phân biệt thật - giả

Phân Biệt Mắc Ca Trung Quốc Và Mắc Ca Úc

Hạt mắc ca ngày càng phổ biến đối với người dùng Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều mắc ca đang được bán trôi nổi trên thị trường không đạt tiêu chuẩn ATTP. Đa phần hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong video này, FoodMap sẽ hướng dẫn nhà mình cách phân biệt hạt mắc ca Trung Quốc và hạt Mắc Ca nhập khẩu trực tiếp từ Úc (được gia công tại Việt Nam). Hi vọng sau khi xem xong video, nhà mình có thể phân biệt được đâu là hạt kém chất lượng để có thể mua được hạt mắc ca đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đường Thốt Nốt Truyền Thống – Đặc Sản An Giang

Như chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều công dụng thú vị từ đường thốt nốt. Lợi ích của nó đối với sức khỏe người lớn thì không ai phải bàn cãi nữa, nhưng còn đối với các bé thì như thế nào? Liệu đường thốt nốt có phải là loại đường phù hợp cho tất cả mọi người?

đường thốt nốt cho trẻ em

Đường thốt nốt được lấy từ nhiều nguồn như cây thốt nốt (bối đa), cây cọ và dừa… So với các loại đường thông thường, đường thốt nốt giàu chất dinh dưỡng hơn rất nhiều, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác…

Đây là một loại đường thô, không hề gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Đối với trẻ sơ sinh, loại đường này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và tăng cường xương chắc khỏe. Tuy nhiều lợi ích là vậy, nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng đường thốt nốt vì bé có thể “nghiện” hương vị ngọt ngào của nó dẫn tới bệnh giun đường ruột, mắc một số bệnh về da, nổi mụn… Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

Điều trị cảm cúm

Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Đường thốt nốt điều trị cảm cúm

(Nguồn ảnh: Internet)

Tăng khả năng miễn dịch

Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

Đường thốt nốt giúp tăng khả năng miễn dịch

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa thiếu máu

Đường thốt nốt có hàm lượng chất sắt rất cao, một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Thêm đường thốt nốt vào thức ăn cho bé để cung cấp đủ lượng sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Đường thốt nốt ngăn ngừa thiếu máu

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa táo bón

Đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

Đường thốt nốt ngăn ngừa táo bón

(Nguồn ảnh: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho, những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giúp xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Đường thốt nốt giúp xương chắc khỏe

(Nguồn ảnh: Internet)

Lời kết

Không có thực phẩm nào là hoàn toàn tốt nếu như chúng ta không biết dùng nó đúng cách. Do đó, ăn quá ít hay quá nhiều đều có thể gây hại cho cơ thể, điều chúng ta nên làm là tìm ra liều lượng đúng và phù hợp cho mỗi người để cơ thể chúng ta có thể thích nghi và hấp thu tốt các dưỡng chất mà nó mang lại.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Những sự thật thú vị Trồng trọt

Bơ 034 – Giống Bơ Siêu Dài, Siêu Khủng

BƠ 034 – GIỐNG BƠ SIÊU DÀI, SIÊU KHỦNG

Trong thời gian gần đây, trên thị trường đang xuất hiện một giống bơ mới, thu hút tương đối nhiều sự quan tâm của bà con nông dân trồng bơ nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà các giống bơ khác không có, đó chính là giống bơ 034. Thế bơ 034 có những đặc điểm gì? Mời bà con mình cùng đọc qua những thông tin mà FoodMap đã tổng hợp để biết thêm về giống bơ 034 này nhé!

Bơ 034 là bơ gì?

Bơ 034 là giống bơ sáp chín muộn, được các kỹ sư và người nông dân đánh giá là giống bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện tại, giống bơ này đang được nhân giống tại sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng và xuất hiện chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Nhận thấy giống bơ này là giống trái mùa, chất lượng và năng suất ổn định, lại phù hợp trồng xen canh với cây cà phê nên người nông dân đã nhân giống để trồng trên diện tích lớn hơn. Thế hệ sau khi nhân giống cho ra đời những quả bơ có chất lượng tương tự như cây bơ mẹ nên giống bơ này ngày càng được nhân giống rộng rãi để cung cấp giống ra thị trường.

Hình dạng bên ngoài của giống bơ 034 nhìn khá thuận mắt, khi chín vỏ màu xanh bóng, dáng thuôn, có thể đạt độ dài từ 30 đến 40 cm. Cân nặng của quả khoảng từ 300g đến 800g, thịt quả chiếm tỉ lệ khá cao, từ 75% đến 82% cân nặng quả, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo ngậy khó lẫn với các loại bơ khác nên được đánh giá là giống bơ thơm dẻo vào loại I trong các giống bơ trái mùa.

bơ 034

Giống bơ này ra hoa kết trái quanh năm và thời điểm thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch hàng năm.

Bơ 034 có khả năng thích ứng tốt với hệ sinh thái của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu ở vùng Tây Nguyên thì giống bơ này phát triển rất mạnh khỏe, mang lại chất lượng cao và năng suất ổn định nên có thể nói đây là một giống bơ ưa khí hậu lạnh. Đồng thời, giống bơ này rất thuận lợi cho việc trồng xen canh với cây cà phê, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Thời điểm giống bơ 034 cho quả thì trên thị trường lại khan hiếm bơ nên thường thì bà con sẽ bán được giá thành cao.

giống bơ 034

Là một giống bơ có năng suất cao, nên hiện nay diện tích canh tác bơ 034 ngày một mở rộng. Chính vì điều đó, rất nhiều nguồn tin trái chiều đã xuất hiện về việc canh tác giống bơ này thế nào cho hiệu quả nhất.

Sau đây là một vài lưu ý để bà con nông dân canh tác giống bơ được hiệu quả:

Bo 034 là một giống cần nước, nhưng nếu nước quá nhiều sẽ làm bơ bị thối rễ và gây chết cây. Vì thế, khi canh tác giống bơ 034 ở những vùng đất trũng, bà con nên lên luống cao 0,5 đến 0,7 mét để tránh hiện tượng ngập úng.

– Lưu ý cứ 6 tháng lại tỉa cành cho cây bơ một lần, tạo hình tán cây theo hướng tự trụ (bốn cành bốn hướng) để cây bơ có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh hơn.

– Ngoài ra, để cây bơ phát triển tốt nhất, bà con nên trồng nổi cây trên mặt đất từ 15 cho đến 20 cm, không được trồng chìm.

Mua ngay bơ 034 tại FoodMap ngay nào!

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Kiếm Tiền Tỷ Trên Đất Sỏi

Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khi ông Mai Văn Rõ rời vùng quê biển Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn lên huyện miền núi Hoài Ân (Bình Định), một vùng đất hoang hóa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, người dân địa phương không ai dám nói ra, trong bụng cứ nghĩ ông “hâm”, ai đời đem tiền ném vào mông lung.

Không ai có thể ngờ, chỉ với 2 bàn tay trắng và lòng quyết tâm, ông Mai Văn Rõ, sinh năm 1962, đã bắt vùng đất cằn khô tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, Hoài Ân từng bị bỏ mặc giờ đang “đẻ” ra vàng.

“Gia đình tôi cũng có tàu cá đánh bắt khơi xa, thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã không gắn bó với biển, mà lại mê làm nông nghiệp. Do đó, tôi để cho thằng em nối nghiệp ông cha theo nghề biển, còn tôi tìm đường làm ăn với các loại cây trồng”, ông Mai Văn Rõ tâm sự.

Chuyện ông bỏ ngư theo nông khiến người dân làng chài cứ trố mắt ngạc nhiên, bởi họ nghĩ người của biển không biết gì chuyện làm ăn trên bờ, thất bại là cái chắc. Nhất là khi ông Rõ lên thôn Định Bình thuộc xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (vào năm 1993) khai hoang 1 hecta đất trồng mía, nhưng không thành công càng khiến những người dân làng chài Hoài Hương tin rằng mình nghĩ đúng.

Ông Rõ kể: “Khi tôi lên Định Bình chỉ có 2 bộ đồ và 2 bàn tay trắng. Tôi cùng 1 người bạn ra sức khai hoang được 1 hecta đất, khi ấy cây mía đang được ăn mạnh nên tôi chọn cây này để khởi nghiệp. Vùng đất ấy rất hoang sơ, nằm ở vùng sâu của thôn Định Bình.

Mía trồng lên tốt ngất, nhưng do khi ấy đường sá chưa thông nên vận chuyển mía đi bán ở nhà máy đường Phổ Phong, Quảng Ngãi khó lắm, tiền vận chuyển ăn hết, không còn lời lãi gì mấy. Nhắm thấy nếu trụ lại vùng đất này thì sẽ không có cơ hội phát triển lâu dài nên tôi đến tìm vùng đất khác”.

Làm xong vụ mía, ông Rõ tích góp được ít vốn và sắm được chiếc xe đạp. Ông cọc cạch đạp xe lên huyện trung du Hoài Ân, nơi đất đai bát ngát thăm dò. Ông Rõ “tia” vào 4 hecta đất đầm lầy ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nằm dưới chân đèo Gò Loi.

Từ lâu, người dân địa phương chẳng thèm ngó ngàng tới vùng đất khó này, ông Rõ liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất, sau đó ông trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Nhận thấy đất này có tiềm năng phát triển kinh tế, sau khi hết hạn hợp đồng 4 hecta, ông Rõ mua lại đất của người dân địa phương để tiếp tục công cuộc làm ăn.

Với số vốn 5-6 triệu đồng ban đầu mua được ít đất, ông trồng rừng, chăn nuôi, tích góp dần dần, có dư tiền ông lại mua thêm đất. Cứ thế đến nay ông Rõ đã có trong tay đến 10 hecta đất. Trong đó ông trồng khoảng 6ha rừng sản xuất, 400 gốc hồ tiêu và 2 hecta chè Gò Loi, ngoài ra còn nhiều diện tích làm chuồng tại chăn nuôi heo, gà.

“Ban đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên làm đâu trật đó. Nhưng đất đã mua, kiểu như đã “lỡ leo lưng cọp” nên tui không thể không làm. Vừa làm, tôi vừa đi khắp nơi để học tập từ những mô hình khác. Trồng rừng thì phải 6 – 7 năm sau mới có thu hoạch, muốn tồn tại phải “lấy ngắn nuôi dài”, vậy là tôi chăn nuôi kết hợp”, ông Rõ bộc bạch.

Lên “non” lập nghiệp được 3 năm, ông quay về quê cưới người vợ (bà Huỳnh Thị Học) cũng ở một vùng quê ven biển thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn. Khi có người bạn đời bên cạnh, ông Rõ như được chắp thêm cánh trong chuyện làm ăn. Không có tiền đầu tư 1 lần cho chăn nuôi, ban đầu ông Rõ động viên vợ nuôi vài ba con heo nái, đẻ ra bao nhiêu để lại nuôi tất. Hết lứa này đến lứa khác, đàn heo của vợ chồng tăng dần lên bốn năm chục con.

khoi nghiep nong nghiep kiem tien ty tu dat soi

Ông Mai Văn Rõ bên đàn gà gần 3.000 con

Song song, ông phát triển đàn gà, nuôi thêm đàn vịt. Rồi ông Rõ tiếp tục nghe ngóng, biết hồ tiêu đang vào thời thịnh, ông chọn diện tích đất bằng phẳng để phát triển loại cây này. Ông còn dành một số diện tích để trồng cây chè Gò Loi, một loại chè đặc sản của Bình Định với tâm nguyện đưa nó đi xa.

Sau hơn 20 năm “cày bừa”, vùng đất hoang hóa ngày nào giờ đã mượt xanh những cánh rừng keo, bạch đàn; bát ngát vườn hồ tiêu, vườn chè và những trang trại chăn nuôi gồm: 26 con heo nái lai sinh sản; mỗi lứa nuôi 300 con heo thịt hướng nạc; 150 gà mái đẻ cùng 2.700 con gà thả vườn; 400 con vịt… tổng thu nhập từ trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp nói trên mỗi năm khoảng 2,2 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông Rõ còn lãi gần 1 tỷ.

Theo ông Rõ, nếu ai không có ý chí làm giàu thì khó làm kinh tế trang trại thành công. Ngoài ra, còn phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì và sáng tạo. Nhất là muốn nắm chắc thành công còn phải liên tục học hỏi để nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi.

“Đối với đàn gà thả vườn, tôi luôn chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vacxin định kỳ. Còn đối với đàn heo, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vacxin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, tôi luôn nắm bắt thị trường, nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”, ông Rõ chia sẻ.

Ông không chỉ mãn nguyện về thành công đang có, mà vì cái đau đáu trong đầu ông về chuyện tìm mọi cách làm hồi sinh cây chè Gò Loi.

“Làm gì thì làm, nhưng trong đầu tôi không bao giờ nguôi ý nghĩ khôi phục lại diện tích và thương hiệu cây chè Gò Loi từng nổi tiếng trước đây. Đất đai ở Tân Thịnh khá màu mỡ, phù hợp với cây chè. Trước đây, cây chè trồng trên đất Gò Loi này nổi danh nhờ chất lượng thơm ngon. Tiếc là thời gian qua cây chè ở đây không được quan tâm nên dần dà bị phá gần hết”, ông Rõ trút lòng.

Với tâm huyết khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông Rõ đã rủ một số người dân ở thôn Tân Thịnh liên hệ mua 200.000 cây chè giống ở Thái Nguyên về trồng trên diện tích 10 hecta. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 30 hecta và sẽ mở cơ sở chế biến chè tại địa phương.

Nguồn: startupinsider.net