Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Cách phân biệt bơ sáp và bơ nước hữu ích cho bạn

Bơ là một trong những loại trái cây nhiệt đới điển hình mà luôn được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống bơ khác nhau như bơ 034, bơ Hass, bơ booth, bơ tứ quý,.. nhưng trong số đó, giống bơ sáp 034 luôn là lựa chọn số 1 của người tiêu dùng. Vậy phải làm sao để có thể nhận biết được sự khác nhau của các loại bơ này và có thể giúp bạn lựa chọn đúng loại bơ mình mong muốn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó

1.Sơ lược về trái bơ

Chắc hẳn trái bơ là loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống chúng ta bởi nguồn dưỡng chất dinh dưỡng cực kì dồi dào mà bơ đem lại. Bên cạnh đó, bơ hiện đang là nguồn lực về thương mại cực lớn không chỉ cho bà con khu vực canh tác mà còn cho cả đất nước bởi ngày nay số lượng bơ xuất khẩu ra nước ngoài ngày một nhiều đem lại giá trị về kinh tế cực lớn cho cả nước

Thị trường bơ hiện nay rất đa dạng bở càng ngày càng có nhiều loại bơ. Nhưng nổi bật trong số đó là quả bơ sáp 034 bởi độ ngon, dẻo, thơm. Bơ 034 được ví như “ Vua “ của các loại bơ bởi những giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại. Tuy nhiên hiện nay, nhiều lái thương lợi dụng sự đa dạng của bơ đã trà trộn những loại bơ kém ngon hơn nhưng lại bán bằng với giá của bơ chất lượng, cụ thể là quả bơ sáp. Vậy nên là người tiêu dùng thông minh, chúng ta nên bỏ túi cho mình một vài kiến thức chuẩn để lựa chọn bơ tốt nhé.

2.Mẹo vặt đơn giản giúp phân biệt các loại bơ

Bơ đem lại nguồn dưỡng chất cực lớn cho người tiêu dùng, không chỉ tốt cho mắt, giảm nguy cơ về tim mạch, ổn định huyết áp mà còn là cánh tay đắc lực cho chị em phụ nữ trong quá trình chăm sóc da mặt, trị mụn,.. Bơ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời là thế nhưng chọn bơ đúng chất lượng thì mới có được những lợi ích đó. Sau đây sẽ là một vài mẹo vặt dân gian nhưng rất đúng để giúp ta chọn được những quả bơ thơm ngon:

Vỏ và hình dáng bên ngoài

HÌnh ảnh bơ sáp thon dài nhưng cũng có vài trái có hình tròn, vỏ bơ màu xanh, hơi sần, trên vỏ có những lốm đốm vàng là đặc trưng dễ nhận biết nhất của bơ sáp. Phần đầu bơ dài, hạt nhỏ nên phần thịt bơ khá nhiều. 

Bơ nước nước thì lại có kích thước lớn hơn, có vỏ màu nâu ánh tím, khác với bơ sáp thì bơ nước vỏ trơn láng mượt hơn và không nhăn như bơ sáp. So với vẻ bề ngoài thì trái bơ nước to tròn và đẹp hơn quả bơ sáp

Cách phân biệt bơ sáp và bơ nước

(Nguồn ảnh: Internet)

Kích cỡ trái bơ

Để kiểm tra xem phải bơ sáp hay không thì trước tiên bạn hãy cầm quả bơ lên, nếu cảm thấy nặng, chắc tay thì chắc chắn đó là quả bơ sáp. Vì phần ruột bên trong sẽ khá chắc nên khi lắc nhẹ có thể nghe thấy tiếng hạt đập vào phần thịt bơ.

Cảm nhận đơn giản mà bạn dễ nhận biết nhất chính là cảm giác nặng tay khi cầm quả bơ. Khi nhìn quả bơ nước ta thấy khó phân biệt hơn nhưng khi cầm vào bạn sẽ thấy hơi nhẹ, cảm giác không được chắc tay lắm dù cho kích thước có lớn hơn quả bơ sáp có kích thước lớn hơn

Còn quả bơ sáp thì cầm nặng tay thấy rõ vì thịt bơ sáp dẻo, đặc mịn, lắc nhẹ trái bơ có thể nghe được tiếng hạt bơ chuyển động bên trong.

Cách phân biệt bơ sáp và bơ nước

(Nguồn ảnh: Internet)

Phần cuống bơ

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của bơ đó chính là phần cuống. Bơ sáp có phần cuống hơi lõm vào bên trong, ấn tay vào sẽ cảm thấy hơi mềm mềm. Nếu thấy cuống bơ to, mập thì đó là bơ còn non, còn khi thấy cuống khô thì bơ đã già

Ngược lại thì bơ nước có phần cuống lồi ra chứ không lõm vào như giống bơ sáp.

Phần thịt của quả bơ

Một trái bơ đánh giá là chất lượng thì phần thịt là yếu tố quan trọng nhất. Cắt quả bơ ra nếu thấy thịt bơ vàng đậm, càng màu vàng thì bơ càng dẻo. Ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị thơm béo ngậy đặc trưng thậm chí ngay cả khi bạn ăn không kèm với gia vị nào, thật sự chỉ có giống bơ 034 mới có

Còn trái bơ nước thì lại có màu vàng nhạt, ăn vào cảm giác như nước đang bắn ra trong miệng, không có vị béo như bơ sáp, vị khá nhạt khi ăn vào bạn nên thêm ít đường thì ăn bơ sẽ ngon hơn

Cách phân biệt bơ sáp và bơ nước

(Nguồn ảnh: Internet)

3.Cách chọn bơ sáp ngon không bị sượng

  • Ưu tiên chọn những quả bơ có phần cuống nhỏ, phần thịt ở đỉnh quả bơ. Nếu cuống còn tươi xanh thì quả bơ còn khá nón, quả bơ vừa chín tới có cuống hơi khô. 
  • Những quả bơ tròn thì có hạt rất to nhưng thịt ít, ít có xơ, những quả bơ dài thì hạt nhỏ, phần thịt nhiều hơn nhưng xơ cũng khá nhiều.
  • Bạn có thể lắc quả bơ để nghe âm thanh bên trong, nếu nghe, nếu âm thanh nhỏ thì bơ đã già, nếu nghe tiếng hạt lớn thì lúc này bơ còn sống
  • Điều quan trọng là nên chọn mua bơ ở lúc bơ vừa chín tới vì lúc này cuống bơ không bị dập nát, ăn vào rất ngon

4.Cách ủ bơ chín tự nhiên đảm bảo sức khỏe

Điều đầu tiên là chọn bơ vừa chín tới, nếu bơ quá non thì không thể chín nếu ủ được. Sau khi mua về ngâm trong nước lạnh 15’ để cấp nước cho quả bơ, xong rồi thì vớt ra cho vào rổ, để cuống bơ hướng lên. Sau đó lấy khăn bông nhúng nước rồi phủ kín đều cả rổ bơ, khoảng 6-7 tiếng thì thay khăn một lần. Sau 4-5 ngày thì bơ chín

Nếu muốn chín nhanh hơn thì bạn cho bơ vào túi giấy ( không dùng túi nilon nhé), cho thêm 2 trái chuối sứ chín tự nhiên vào rồi khóa túi lại không để không khí lọt vào. Lúc này, ethylene trong chuối sẽ làm bơ chín tự nhiên trong khoảng 2 ngày

Trường hợp bơ chín nhưng ta ăn không kịp, bạn dùng giấy báo khô gói chặt rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giúp bơ giữ được thêm 3-4 ngày nữa

Đặc biệt, một sai lầm mà chúng ta hay mắc phải đó chính là ủ bơ trong bịch nilon, sẽ làm bơ bị chín dập bên trong, bơ sẽ bị úng, phần thịt sẽ không ngon và bị sượng

5.Lưu ý khi ăn bơ sáp

Bơ đem lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe nhưng đừng vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều bơ. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn nửa trái bơ là cơ thể đã hấp thụ được chất dinh dưỡng từ bơ rất tốt. Nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ phản tác dụng, gây chóng mặt, buồn nôn,..

Đặc biệt, những bệnh nhân có vấn đề về gan không nên ăn bơ, vì trong bơ có những chất không tốt cho gan, sẽ làm tình trạng gan trầm trọng hơn.

6.Mua bơ sáp ở đâu chất lượng

Ngày nay bơ là loại trái cây rất phổ biến nhưng để bạn nên chọn mua được những quả bơ 034 chất lượng thì bạn nên tới những các siêu thị lớn, cửa hàng nông sản uy tín để đảm bảo sức khỏe cho chính chúng ta. Giá bơ sáp hiện nay xét chia theo từng loại: bơ 034 loại size 2-3 có giá khoảng 60.000 – 65.000/kg, size 3-4 có giá khoảng 50.000 – 55.000/kg và có thể chênh lệch tùy thời điểm đầu mùa vụ hay cuối mùa vụ

Tóm lại, ăn bơ rất tốt nhưng đúng người đúng thời điểm sẽ phát huy hết lợi ích mà bơ đem lại. Và đặc biệt, biết cách phân biệt và chọn mua cho mình những quả bơ đúng nhu cầu của mình thì bạn phải có kiến thức cơ bản về những quả bơ. Hi vọng những thông tin trong bài viết sau đây là công cụ hữu ích để giúp bạn lựa chọn cho mình những quả bơ ngon bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Ăn nho bị mập? Liệu có đúng?

Nho là một loại trái cây phổ biến và bổ dưỡng nên rất được lòng các gia đình ở Việt Nam, chúng thường được dùng để ăn tráng miệng trong những bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra, về mặt ứng dụng, nho còn được dùng để làm rượu vang, mứt, nước trái cây, tinh dầu, giấm,…

Ăn nho bị mập Liệu có đúng?

Và vì nho khá ngọt nên có nhiều người khi ăn rất lo ngại sẽ bị mập? Liệu có đúng?

Như bạn đã biết, calo là đơn vị năng lượng cần thiết cho cơ thể để thực hiện các hoạt động mỗi ngày. Khi không có calo, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ lượng mỡ dự trữ để bù vào lượng calo bị thiếu hụt. Tuy nhiên, nho nằm trong nhóm những loại quả có lượng calo ở ngưỡng trung bình – thấp với hàm lượng calo khoảng 60 – 70 cho một khẩu phần 100 gram. Ngoài ra, hầu hết lượng calo trong nho đến từ carbohydrate dưới dạng đường và chất xơ. Chỉ một phần trăm calo đến từ chất béo và đây là chất béo có lợi cho sức khỏe. Đường ở dạng fructose cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Nhờ vậy mà bạn vừa được giảm cân vừa có năng lượng để làm việc!

Ăn nho bị mập? Liệu có đúng?

Ngoài ra, nho còn một số lợi ích sức khỏe khác như:

Nho là một nguồn polyphenol tốt

Tất cả các giống nho có chứa polyphenol. Polyphenol là các hợp chất cung cấp cho nho và một số loại cây khác có màu sắc rực rỡ. Họ cũng cung cấp bảo vệ chống lại bệnh tật và thiệt hại môi trường.

Polyphenol được biết đến là chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Vỏ và bột nho chứa nhiều polyphenol nhất. Họ cũng có khả năng chống oxy hóa cao nhất.

Nho rất tốt cho bạn, phần lớn nhờ vào hàm lượng polyphenol của chúng. Polyphenol có thể ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, ung thư, alzheimer, phổi, tim,…

Cải thiện trái tim khỏe mạnh

Nho hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh

Ăn nho để có trái tim khỏe mạnh. Các polyphenol trong nho có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Ngoài việc quét sạch các gốc tự do, người ta còn nghĩ rằng nho có tác dụng chống viêm, tác dụng kháng tiểu cầu và hỗ trợ chức năng nội mô. Rối loạn chức năng nội mạc có liên quan đến các yếu tố nguy cơ cho sự tích tụ mảng bám trong động mạch, hoặc xơ vữa động mạch.

Hỗ Trợ sức khỏe mắt

Nho hỗ trợ sức khỏe mắt

Di chuyển qua, cà rốt. Nho có thể sớm thay thế vị trí của bạn như là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của mắt. Theo nghiên cứu của Viện mắt Bascom Palmer tại Đại học Miami , thường xuyên ăn nho có thể giúp bảo vệ võng mạc.

Điều này dẫn đến các bệnh võng mạc như thoái hóa điểm vàng . Trong nghiên cứu, chức năng võng mạc đã được bảo vệ ở những con chuột được cho ăn tương đương với ba phần nho mỗi ngày. Ngoài ra, võng mạc của chuột dày lên, và phản ứng cảm quang được cải thiện.

Nho giúp cải thiện trí nhớ

Nho có thể tăng cường trí nhớ

Nghiên cứu cho thấy các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, như nước ép nho, giúp giảm căng thẳng oxy hóa dẫn đến lão hóa. Trong các nghiên cứu, việc giảm này làm tăng hiệu suất bộ nhớ bằng lời nói và chức năng vận động.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy nước ép nho được uống trong 12 tuần đã tăng khả năng học tập bằng lời nói ở những người trưởng thành có trí nhớ giảm nhưng không mắc chứng mất trí nhớ.

Tuy nhiên, đừng vội mừng mà ăn quá nhiều nho mỗi ngày vì cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, bạn hãy ăn lượng nhỏ vừa phải, phù hợp với cơ thể của mình để nho có thể phát huy hết tác dụng nhé!

nước ép nho

Cách kết hợp nho vào chế độ ăn uống của bạn

Làm nước ép từ nho tươi

Uống nước ép nho 100% không thêm đường

Thêm nho vào món salad xanh hoặc salad trái cây

Thêm nho xắt nhỏ vào công thức salad gà yêu thích của bạn

Ăn nho đông lạnh cho một bữa ăn nhẹ mùa hè sảng khoái

Hiện tại Nho xanh Ninh Thuận sạch, ngọt, ngon giòn đang có sẵn rất nhiều tại FoodMap, truy cập link tại đây: https://bit.ly/2zzO5nT

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Thực hư chuyện sữa dê tốt hơn sữa bò?

Nhu cầu tiêu dùng sữa nước và các sản phẩm sữa của người tiêu dùng Việt đang tăng lên đáng kể. Do đó ngành hàng sữa hiện nay khá đa dạng về chủng loại sữa. Ngoài sữa bò mà ai cũng quen thì sữa dê cũng là một trong những loại sữa đang được các bậc phụ huynh ưa chuộng để lựa chọn cho con em mình. Và chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua các ý kiến như: sữa dê dễ tiêu hóa và mát hơn sữa bò, sữa dê ít bị dị ứng hơn sữa bò và trẻ con thì dễ dàng dung nạp lactose trong sữa dê hơn,…

Vậy thực hư thế nào? Có thật rằng sữa dê thực sự tốt như vậy? Cùng FoodMap mổ xẻ vấn đề này qua các thành phần của 2 loại sữa này nhé!

Thực hư chuyện sữa dê tốt hơn sữa bò?

#1: Sữa dê dễ tiêu hóa và mát hơn sữa bò

Để xét về vấn đề này cũng như các vấn đề bên dưới, chúng ta sẽ xem xét hàm lượng chất béo và đạm sữa (protein) có trong sữa dê và sữa bò.

Sữa dê chứa nhiều chất béo hơn sữa bò với khoảng 10 gram chất béo trên mỗi 250ml sữa, so với 8 – 9 gram của sữa bò. Tuy nhiên, do sữa bò chứa chất agglutinin nên các giọt chất béo trong sữa bò co cụm lại với nhau khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn sữa dê. Ngoài ra, một lý do khác đó là kích thước phân tử đạm của sữa dê nhỏ, khi đông tụ có dạng vảy và sức căng khoảng 36g, trong khi sữa bò có dạng tảng và sức căng là 70g (theo nghiên cứu của Javier Díaz Castro, University of Granada, 31/7/2007) nên protein trong sữa dê được tiêu hóa dễ hơn và nhanh hơn.

Thực hư chuyện sữa dê tốt hơn sữa bò?

#2: Sữa dê ít bị dị ứng hơn sữa bò

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng dị ứng sữa bò là do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng. Bên cạnh đó, một protein casein gây dị ứng lại được tìm thấy trong sữa bò.

#3: Trẻ dung nạp lactose của sữa dê tốt hơn sữa bò

Dựa vào bảng thành phần trên, chúng ta có thể nói rằng sữa dê cũng có chứa hàm lượng lactose, chỉ là hàm lượng này thấp hơn chút so với sữa bò (4,1% của sữa dê so với 4,7% của sữa bò). Do đó, không phải tất cả các trẻ gặp phải chứng không dung nạp lactose đều có thể uống sữa dê.

Thực ra, lợi ích chính của việc sử dụng sữa dê cho trẻ có thể bị dị ứng sữa bò là nhờ vào cấu tạo và kích thước của protein sữa và chất béo trong sữa dê như đã bàn luận ở phía trên. (Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa động vật, để cơ thể hấp thu được cần có men lactase để phân tách đường lactose thành đường glucose và galactose, nếu thiếu men lactase ở ruột non thì đường lactose không được phân tách và như vậy sẽ không được hấp thu vào máu mà bị tồn đọng ở ruột, dẫn đến những rối loạn gọi là không dung nạp đường lactose).

Mặc dù giữa sữa dê và sữa bò có sự khác biệt nhất định về một số thành phần và nguyên tố khác nhau song sữa dê sẽ không bao giờ có thể thay thế được sữa bò ở phương diện sản xuất sữa hàng hóa nhưng có rất nhiều tiềm năng cho sản xuất và nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất và tiếp thị đối với sữa dê và sản phẩm làm từ sữa dê. Giá trị của sữa dê như là một loại thực phẩm quý hiếm dành cho trẻ em và người ốm bởi vì nó dễ tiêu hoá hơn nhiều so với sữa bò.

Vậy là chúng ta đã phân tích để thấu hiểu nguyên nhân khiến cho sữa dê tốt hơn và được yêu thích hơn sữa bò.

Thực hư chuyện sữa dê tốt hơn sữa bò?

Có nên cho trẻ uống sữa dê?

Sữa dê rất giàu dinh dưỡng, nó chứa nhiều Acid amin thiết yếu như Tryptophan, Isoleucin, Lysine, Cystine, Tyrosin, Valine, đây là những chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài. Một số Vitamin trong sữa dê có hàm lượng rất cao, đặc biệt là Vitamin A, Retinol và Vitamin B3.

Tuy sữa dê được đánh giá khá tốt nhưng với những bé dưới 18 tháng tuổi, ba mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ nhé vì sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ rồi. Khi bé qua 3 tuổi, ba mẹ hãy cân nhắc cho bé uống sữa dê và cũng lưu ý cho bé thử với liều lượng làm quen dần dần, không được thay đổi đột ngột hay uống lượng nhiều cùng lúc nhé!

Những lưu ý khác khi cho trẻ uống sữa dê?

Sữa dê là một loại sữa “mát” nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm hiểu kĩ về nó trước khi quyết định cho trẻ uống cũng như tìm hiểu nơi bán sữa uy tín để mua sữa không chỉ ngon mà còn chất lượng, an toàn cho sức khỏe của bé nhé ạ!

Hiện tại sữa dê tươi thanh trùng của trang trại Ban Mê Đắk Lắk đã có mặt tại FoodMap. Tại sao lại là sữa dê thanh trùng? Sữa thanh trùng có độ bảo toàn dinh dưỡng cao, được gia nhiệt ở nhiệt độ từ 70-90 độ C và làm lạnh nhanh. Nhờ vậy mà vẫn giữ được đa số các thành phần dinh dưỡng có trong sữa, mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Ba mẹ có thể xem thêm về sản phẩm tại đây: https://bitly.com.vn/EMG9p

Hoặc inbox fanpage, gọi hotline 028.7770.2614 để được tư vấn thêm nhé!

Thực hư chuyện sữa dê tốt hơn sữa bò?

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Hành trình số 3 : Những bước chân xanh – chặng đường Tắc-Pổ

Hành trình những bước chân xanh – chặng đường Tắc-Pổ đã khép lại với nhiều ý nghĩa thiết thực, chuyến đi của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết với hơn 20 con người từ Bắc-Trung-Nam về với vùng xa xôi Nam Trà My – Quảng Nam.

Tắc Pổ- một trong nhiều điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, nằm trên dãy núi Ngọc Linh, thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ngọn núi cao 2.598m, được mệnh danh là nóc nhà của miền Trung Việt Nam hay còn được gọi là đỉnh trời.

Từ 3h sáng, những con người đầy nôn nao, nhiều nhiệt huyết chúng tôi đã tập trung đầy đủ tại điểm xuất phát để khởi hành đến với điểm trường Tắc-Pổ. Sau hơn 5 tiếng trên chuyến xe với một hành trình xa xôi những cũng đầy tiếng cười, đoàn cũng đến được với chân đỉnh núi, mọi người bắt đầu tập kết nhu yếu phẩm và những phần quà cho các hộ dân, sau đó xuất phát leo lên đỉnh núi.

1km đầu mọi người còn nói chuyện râm ran, vui đùa cười giỡn. Băng qua 1 con dốc dài, qua những đoạn suối nằm sâu trong rừng trúc, mọi người đã thấm mệt và dần dần chỉ còn lại là những tiếng thở dốc. Thời tiết miền Trung mùa này nóng gắt, trời trưa dầm và nắng lên cao đỉnh đầu, quãng đường bắt đầu ghềnh dốc và cheo leo hơn. Cứ qua 1 con dốc là mọi người phải ngồi nghỉ mệt để lấy lại sức. Đi qua những con suối trập trùng, những thửa ruộng bậc thang nối nhau liên tiếp, các ngọn đồi bao la rộng lớn hiện ra trước mắt chúng tôi.

“Chưa bao giờ mình thấy những con dốc như vậy”, những giọng nói đứt quãng như đang mô tả 1 hành trình đầy chông gai của cả đoàn, rồi mọi người lại động viên nhau để đi tiếp, thì sau đó gần 2 tiếng mọi người cũng đến được điểm trường.

Vừa tới điểm trường cũng là lúc mọi người lo ăn cho buổi trưa, mỗi người một tay lăn vào bếp, món ăn quen thuộc vẫn là mì tôm trứng và ít rau tại Nóc Tắc-Pổ. Nghỉ ngơi một tí rồi mọi người lại chuẩn bị phân quà và set up điểm tổ chức, cả đoàn chung tay làm mọi việc đến 16h chiều, lúc đó mọi người dân trên Nóc đã tập trung đầy đủ.

Những trò chơi được tổ chức cho các bạn nhỏ, không khí rộn ràng hẳn lên, mọi người rất háo hức vì những hoạt động vui chơi như vậy ở đây vốn không nhiều. Những ánh mắt trẻ thơ trong trẻo, những nụ cười hồn nhiên như là nguồn động lực và niềm vui của cả đoàn, nó thật sự đem lại cho chúng tôi cảm giác an ủi và cảm thấy mọi thứ là xứng đáng sau một chặng đường dài.

Trời về chiều ở trên đỉnh thường hay trở mưa, mây đen ùn ùn kéo tới, gió bắt đầu nổi lên nhưng len lỏi trong chúng tôi là những hơi ấm vẫn đong đầy, nó là hơi ấm của sự sẻ chia, hơi ấm của tình người. Sau những hoạt động trò chơi thì những phần quà và nhu yếu phẩm được trao tận tay cho mọi người ở trên Nooc nhờ sự hỗ trợ của Cô Mít.

Những phần quà nhỏ nhưng lại chứa đựng sự sẻ chia lớn lao khi được trao đúng người, đúng thời điểm. Chúng tôi hạnh phúc không chỉ vì những thứ mình đã cho đi mà còn vì những cảm kích mà mình đã nhận lại được. Thật không gì bằng khi chúng ta trao cho ai đó thứ gì, và họ trao lại cho ta cảm giác mình đã vừa làm một việc đúng đắn và xứng đáng.

Đêm lại về trên Nooc, mọi người lại chuẩn bị món cháo gà cho buổi tối. Đêm trăng và cũng đầy sao, mọi người cùng ngồi lại đàn ca hát hò, tâm sự, chia sẻ cho nhau những trải nghiệm thú vị của ngày hôm nay. Sương tràn về trên Nooc, xung quanh đống lửa trại tất cả cùng quay quần hòa nhịp dưới một tiếng đàn.

Thoắt cái trời sáng, tiếng gà gáy, tiếng gọi nhau í ới làm tôi thức giấc, mặt trời còn ở sau dãy núi và màn sương tràn về đến chân lều, quang cảnh thơ mộng như cõi tiên. Mọi người tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc lúc bình minh.

Cả đoàn đi thăm từng nhà, giao lưu tìm hiểu cuộc sống của mọi người, chơi đùa với lũ trẻ con.
Mọi người dọn dẹp và thu dọn hành trang để xuống núi, tiếng chào tạm biệt của lũ trẻ con là thứ dường như níu chân từng người, nhất là những bạn lần đầu đi thiện nguyện cũng như lần đầu đặt chân tới đây.
Hành trình kết thúc trong niềm vui và sự phấn khởi của mọi người, đây cũng đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình đầy ý nghĩa về với trẻ em và người lao động ở những vùng miền xa xôi.

Cảm ơn sự đồng hành của Foodmap.asia và các nhà hảo tâm bốn phương.

Nhiếp ảnh gia : Lê Quang Long

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Điều gì đặc biệt đằng sau nhãn bắp cải của FoodMap?

Mấy ngày nay hội chị em trái cây nhà FoodMap đông vui hẳn vì sự xuất hiện của các em trái cây mới tươi ngon, độc lạ. Một trong số đó là bé Nhãn Bắp cải Vũng Tàu :

1. Nhãn bắp cải là gì?

Nhãn bắp cải được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với đặc trưng đất ở vùng này là đất cát, giàu hàm lượng kali nên đã tạo điều kiện giúp trái nhãn có độ ngọt tự nhiên. Hình dáng của chúng to và trong hơn giống nhãn khác, khi chín, vỏ chuyển sang màu nâu sậm và phần cuống lõm xuống trông giống chiếc xuồng (thuyền). Bên trong lớp vỏ mỏng là phần cơm vàng nhạt, dày dặn và thơm lừng.

Sở dĩ cho em ấy một sự ưu ái đặc biệt như vậy là vì loại quả này có vị ngọt từ nhãn xuồng lại cộng thêm lớp cơm dày và giòn như bắp cải. Thêm vào đó, thời điểm này cũng là lúc mùa nhãn chín cây nở rộ, bởi thế bất kì dân sành ăn nào cũng phải tranh thủ tìm chúng cho bằng được. Riêng với FoodMap, nhãn được lấy về từ vườn chú Sáu – một trong những nhà vườn đầu tiên trồng nhãn an toàn tại Vũng Tàu.

Hình ảnh hoàng hôn vườn nhà chú Sáu tại Vũng Tàu 

Chú Sáu đang giới thiệu sản phẩm cho FoodMap team 

2.Vì sao lại có tên là Nhãn Bắp Cải ?

Chú Sáu có chia sẻ: “Cái giống nhãn này gọi tên như vậy vì tép múi nó như bắp cải, mấy chú thấy hong, nhìn bắp cải sao là nó y như vậy, có thể bóc tách từng lớp như bắp cải, các loại nhãn khác mình không bóc tách như vậy được đâu con !”. Nghe đến đây, FoodMap Team mới thấy đúng là trái cây ở Việt Nam mình đâu hiếm của độc lạ, đâu đó rất nhiều ở Việt Nam, những người nông dân vẫn luôn miệt mài hằng ngày sáng tạo ra những thức trái cây mới để liên tục chuyển mình giữa một rừng trái cây ngoại nhập giá rẻ.

nhãn bắp cải

3. Nhãn Bắp Cải khác biệt như thế nào mà vẫn luôn hút khách người mua như thế ?

Nhãn bắp cải ngon nhất là khi chín cây, chúng sẽ có mùi thơm hấp dẫn cùng với độ ngọt lịm khác biệt. Tách vỏ ra, bạn sẽ thấy lớp cơm săn chắc, che khuất hẳn hạt bên trong. Thịt của giống nhãn này mọng nước nhưng lại có độ giòn sật nhai rất vui miệng.

Nhờ hương vị độc đáo, mới lạ mà từ khi vào mùa nhiều người đã săn lùng ráo riết nhãn bắp cải để kịp thưởng thức. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để tìm mua bởi vì đa phần chúng được cung cấp từ các nhà vườn địa phương với số lượng ít. Bên cạnh đó, mỗi vụ nhãn cho quả không nhiều nên thường chỉ được bán tại Vũng Tàu chứ chưa phân bố rộng ở nhiều nơi. Nhưng với nhiệm vụ phải luôn mang đến hương vị mới cho khách hàng,FoodMap Team vẫn quyết mình tìm cho bằng được. Đặc biệt hơn, Nhãn của chú Sáu chỉ có 1 mùa vụ trong năm từ tháng 8 đến tháng 10.

Dù giá thành có thật sự mắc hơn một chút so với nhãn thường song chất lượng của các em Nhãn Bắp Cải nhà FoodMap là không thể phủ nhận. được trồng an toàn và tạo bởi một người nông dân có tâm như chú Sáu thì cả nhà cứ an tâm sử dụng.

Quý bạn đọc có thể đặt mua trái cây ngay tại đây nhé: https://foodmap.asia/category/trai-cay-tuoi-ngon

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Hoa chim ruồi – loài hoa đẹp như chuyện cổ tích giữa đời thường

Thế giới xung quanh ta có vô số những điều kì diệu và bí ẩn. Thiên nhiên thường đem đến cho ta những điều hết sức kinh ngạc và internet chính là phương tiện để giúp chúng ta khám phá được những điều này.

Mới đây, một người dùng mạng xã hội Reddit có tên là OctopusPrime đã đăng tải một bức ảnh về một loài hoa lạ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và thích thú. Bông hoa này có màu xanh lá cây, và hình dáng của nó lại trông giống hệt một con chim ruồi nhỏ.

Bài đăng đã thu về 47500 lượt upvote và hơn 400 lượt bình luận chỉ sau một ngày. Hầu hết mọi người đều tò mò không biết đây là loài hoa kì lạ nào vì chưa từng nhìn thấy một lần nào trước đây.

“Ở Costa Rica có loài chim ruồi vô cùng nhỏ, kích thước của chúng tương đương với bông hoa này. Thậm chí có một số con còn nhỏ hơn vậy.”

“Lý do tiến hóa đằng sau hình dáng của bông hoa là gì? Hay đây chỉ là một sự trùng hợp kỳ quái?”

“Cây này là cây gì vậy, trông chúng thật xinh đẹp!”

“Thiên nhiên thật nhiệm màu!”

“Thoạt nhìn, tôi cứ tưởng đây là một đôi bông tai.”

Theo tác giả bài đăng, loài hoa này có tên là Crotalaria cunninghamii. Cô đã chụp bức ảnh này ở Exmouth, Úc. Do đây là tên khoa học rất khó phát âm và ghi nhớ, vậy nên mọi người đã gọi nó là hoa chim xanh hay hoa chim ruồi.

flower-like-hummingbird-green-birdflower-15-5d120c0c99347__700

Được biết, loài cây này có nguồn gốc từ phía tây của Australia. Loài cây này phát triển tốt ở những vùng nhiều cát, và đó cũng là lý do tại sao nó chủ yếu được tìm thấy ở những cồn cát dọc bãi biển. Loài hoa này còn được những người thổ dân địa phương dùng để điều trị nhiễm trùng mắt.

Cùng ngắm thêm những hình ảnh xinh đẹp của loài hoa này nhé!

flower-like-hummingbird-green-birdflower-2-5d120bec7a963__700
Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Tăng trưởng mạnh mùa dịch, startup sàn nông sản Foodmap được nhà đầu tư ngoại rót 500.000 USD

CEO cho biết thêm Foodmap đang phát triển với tốc độ 20%/tháng về số lượng người bán, chủng loại nông sản cũng như đơn đặt hàng. Foodmap hiện cung cấp các dòng nông sản từ trái cây, rau quả đến các mặt hàng thiết yếu hàng ngày bao gồm khoản mục đi chợ. Công ty còn cung ứng đặc sản từng vùng miền như cà phê, sô cô la…

Dự báo về tiềm năng thị trường

DealStreesAsia cho biết startup thương mại điện tử Foodmap tại Việt Nam vừa gọi vốn thành công 500.000 USD vòng hạt giống từ Wavemaker Partners.

Website thương mại điện tử FoodMap chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Foodmap là cầu nối giữa nông dân và các nhà sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ, từ đó cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng cho phép truy xuất nguồn gốc.

Nhà sáng lập kiêm CEO Phạm Tùng được biến đến là giám đốc nông trại Cầu Đất Farm (Đà Lạt, Lâm Đồng), ông cũng đã có kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 10 năm trong mảng nông nghiệp.

Trong lần trao đổi với báo giới mới đây, đại diện Foodmap cho biết do nhu cầu về thực phẩm tươi tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, các sàn thương mại điện tử lớn phối hợp ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi. Trong đó, Foodmap là một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến, đã được cả Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

CEO cho biết thêm Foodmap đang phát triển với tốc độ 20%/tháng về số lượng người bán, chủng loại nông sản cũng như đơn đặt hàng. Foodmap hiện cung cấp các dòng nông sản từ trái cây, rau quả đến các mặt hàng thiết yếu hàng ngày bao gồm khoản mục đi chợ.

Suốt năm 2019, đội ngũ nhân sự gần chục người của công ty tập trung giải bài toán con gà – quả trứng, tức sàn giao dịch muốn có nhiều người dùng thì phải có nhiều sản phẩm và ngược lại, ông Tùng nói thêm. Theo đó, dòng vốn mới từ Wavemaker Partners kỳ vọng giúp Foodmap mở rộng quy mô thông qua việc nâng cao nền tảng kỹ thuật cũng như xây dựng nhà kho.

Về phía Wavemaker Partners, đây là thương vụ đầu tiên tại Việt Nam của đơn vị này.

Chuyên mục
Trồng trọt

Trên Quýt Thơm Trĩu Cành, Dưới Thả Gà Ta, Lão Nông Thu Nửa Tỷ/Năm

Những ngày này, vườn quýt của ông Đặng Văn Lương thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn luôn tất nập xe chở quýt và đoàn tham quan tại vườn. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc vườn quýt kết hợp với chăn thả gà ta dưới gốc, gia đình ông Lương thu gần nửa tỷ/năm.

Quýt vàng Bắc Sơn là giống cây ăn quả bản địa. Cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, sinh trưởng tốt trong khe núi, thung lũng. Nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng tạo cho quýt Bắc Sơn có một hương vị đặc biệt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại quýt đang bước vào giai đoạn chín nhất, từ xa xa nhìn lại đã thấy màu vàng nổi bật của những chùm quýt căng mọng sáng cả một vạt rừng.

Ông Lương cho biết: Quýt vàng là giống quýt đặc sản tại đây. Ngày xưa các cụ cho rằng giống quýt này chỉ có trồng trong lân, khe núi ở độ cao 400 – 500m thì cây mới phát triển và cho quả mỗi năm. Nhưng ông đã quyết định trồng thử trên đất ở bìa rừng, vẫn là đất rừng nhưng không phải leo lên núi đá, xe máy, ô tô vào tới nơi, dễ dàng trong khâu vận chuyển và chăm sóc. “Cây quýt vàng rất phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, trồng quýt không khó, chỉ cần người chăm sóc áp dụng theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, ngừa bệnh, bảo đảm đủ lượng nước, phân bón cần thiết. Khi cây nuôi quả phải tưới đủ nước hàng ngày. Muốn cây tiếp tục cho năng suất cao ở các vụ sau, thu hoạch xong phải vệ sinh vườn, bón phân và cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi” – ông Lương dãi bày.

Ông Đặng Văn Lương bên vườn quýt sai trĩu quả của gia đình.

Năm 2000 với diện tích đất gia đình có, vợ chồng ông bắt tay vào di chuyển quýt từ rừng về gần nhà trồng. Ban đầu là vài trăm gốc rồi từ đó ông mở rộng dần dần. Toàn bộ vườn nhà ông đều được bón bằng phân chuồng, rác mùn và một số loại phân hữu cơ nên vườn quýt của gia đình lúc nào lá cũng xanh mướt. Ông Lương cho rằng, quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ông thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Để cây phát triển tốt, ông Lương sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân vi sinh với phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy. Được chăm bón đúng cách, quýt có vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng ông cũng đã phải trải qua những khó khăn, canh tác trên đất khá cằn, đất đá có độ dốc khá lớn nên ông đã cải tạo đất đá thành đất màu mỡ. Theo kinh nghiệm nhiều năm có được ông chia sẻ: “Không nên cuốc xới dưới gốc quýt vì rễ cây ăn lên bề mặt rất dễ bị đứt, chỉ nên phát cỏ và phải giữ độ ẩm cho cây. Bởi vậy muốn phát triển vườn quýt thì phải giữ được rừng”.

Hiện tại vườn quýt nhà ông có hơn 1000 gốc cho quả. Năm nay vườn quýt nhà ông không sai đều như năm ngoái. “Năm ngoái sai nhiều, năng suất cao nên năm nay cần nuôi cây, nuôi cành. Năm nào cũng bắt nó sai quả thì quá sức quá” ông Lương dí dỏm.

Đỉnh điểm nhất gia đình ông thu được 30 tấn/vụ, khách hàng chủ yếu là thương lái quen hàng năm trong tỉnh cũng như các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội….Hiện tại gia đình ông đang bán 30.000/kg đối với những quả to đều và đẹp mã, còn những quả kích thước nhỏ hơn thì giá dao động từ 20.000 – 25.000/kg. Trung bình một vụ quýt gia đình ông thu 400 triệu/vụ/năm.

Ngoài ra tại vườn quýt của gia đình ông Lương còn kết hợp chăn thả giống gà bản địa. “Thả gà dưới gốc vừa để cải thiện bữa ăn gia đình, vừa có thêm thu nhập, đồng thời gà thả dưới gốc giúp xới đất làm hạn chế cỏ mọc và cung cấp phân cho cây. Nhờ vậy mỗi năm gia đình ông cũng có thêm 20 – 30 triệu từ chăn nuôi gà thả vườn.

Thấy gia đình ông Lương thành công trong việc đưa cây quýt từ lân về gần nhà trồng nhiều gia đình tại địa phương cũng học tập và hiện nay cũng có vườn quýt cho thu nhập cao mỗi năm.

Theo Chang Liễu (Dân Việt)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản

Nuôi Cá Kết Hợp Trồng Cây Ăn Trái Lãi 500 Triệu Đồng/Năm

Ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Ông Bon kể, trước năm 2000, từng làm việc cho nhiều DN cho ngành lương thực lúa gạo ở ĐBSCL, làm công hoài mà chỉ đủ ăn. Sau đó ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1ha đất do cha mẹ để lại để cải tạo ao thực hiện nuôi cá. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi, ông đọc sách báo và xem tivi để học hỏi, đồng thời cũng tham quan nhiều nơi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp.

Ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc, ếch… lại lỗ hơn 250 triệu đồng nữa”, ông Bon tâm sự.

Sau nhiều cú làm ăn thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép và chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá.

Ông Bon nói: “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng, nuôi lươn không bùn…”.

Đặc biệt, 4 năm gần đây ông bén duyên với con cá thát lát thực hiện nuôi ghép với cá sặc rằn. Do các loại cá ăn các tầng khác nhau ở trong ao nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì sẽ có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào ông cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Hiện mỗi vụ ông Bon thả khoảng 60.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặc rằn giống, khi thu hoạch được hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặc rằn cho thu lãi hơn 400 triệu đồng. Theo ông, quá trình nuôi ghép cần chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt.

Hiện ông Bon còn thả nuôi gần 20.000 con cá bông lau ở vụ đầu tiên, với diện tích 2.000m2, cá được 3 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển tốt. Theo ông Bon, cá bông lau nuôi cực nhất là tìm mua con giống, vì đa phần con giống phải mua dựa vào đánh bắt ngoài tự nhiên, vả lại con giống khang hiếm giá 25.000 đồng/con. Thường cá bông lau đem về nuôi phải thuần dưỡng từ nước lợ sang nước ngọt mất vài tháng, sau đó mới thả nuôi. Loài cá này nuôi trong vòng 1,5 – 2 năm đạt trọng lượng 1,5 – 2,3kg/con, giá bán từ 190.000 – 220.000 đồng/kg.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Tuyền cho biết, cách làm của ông Bon cho thấy nếu nhanh nhạy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Mô hình của ông Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Nhiều năm liền ông nhận được nhiều bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi” .
LÊ HOÀNG
Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản Trồng trọt

Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Lợi Nhuận 75 Triệu Đồng/Ha

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.

Nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017 từ dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, nông dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại 50% giá con giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.

Sau 7 tháng thực hiện mô hình, kết quả năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg) và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 75 triệu/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn /ha và lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ trồng một vụ lúa và khi đó, những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ. Người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác 1 phải 5 giảm làm cho chi phí sản xuất lúa giảm.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, nông dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

Mô hình sản xuất tôm của ông Hồ Hoàng Vũ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò sản xuất trên 12 triệu con tôm giống và sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 500 triệu đồng.

Nông dân thực hiện mô hình ở 3 huyện đều đánh giá rất cao mô hình canh tác tôm – lúa, thích ứng với điều kiện tự nhiên địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP).

Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Hiện nay, diện tích nuôi tôm ở Đồng Tháp là hơn 708 ha, đã thu hoạch hơn 722 tấn.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)