Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Phát Triển Chuỗi Giá Trị Xanh Cho Cây Thiên Niên Kiện

Phát Triển Chuỗi Giá Trị Xanh Cho Cây Thiên Niên Kiện

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Mối Đen tươi

Nấm mối đen sở hữu một  hàm lượng dinh dưỡng rất cao, Được dùng nhiều trong các món chay  và có món chiên Xào khác. 

1.Thành phần dinh dưỡng  nấm mối đen

  • Nấm mối đen có nhiều vitamin và khoáng chất  như  sắt,  protein,  canxi  và nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ cơ thể,   ngăn ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả. 
  •  Hàm lượng photpho cao trong nấm  giúp hỗ trợ tim của người lớn tuổi. 
  • Nấm mối đen chứa nhiều vitamin các loại:  vitamin B1,   B2,  B3  có lợi cho máu. 
  • Là thực phẩm được liệt kê vào nhóm thực phẩm chống Oxy hóa,  chống viêm sưng,  và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. 
  • Nấm mối đen cũng là một trong những thực phẩm  có tác dụng trong việc thúc đẩy tiêu hóa đường ruột. 
  1. Lợi ích từ nấm mối đen
  • Nấm mối đen mang về rất nhiều lợi ích: 
  • Tăng sức đề kháng
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Chống Oxy hóa và quá trình lão hóa
  • Ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm
  • Ngăn ngừa ung thư nhờ  beta glucan  và acid Linoleic 
  • Giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhờ các enzim Lợi khuẩn
  • Tốt cho hệ tim mạch  và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
  • Nấm mối đen giúp giảm đau đầu,  mệt mỏi. 
  • Thực phẩm giúp giảm cân giữ dáng
  • Tăng hiệu quả trong việc giải độc và  tăng cường chức năng gan. 

3. Cách sơ chế nấm mối đen

Nấm mối đen chỉ cần  cắt bỏ phần gốc và rửa sạch bằng nước muối  là có thể đưa vào chế biến. 

Vi nấm loại thực phẩm dễ hút nước,  không nên rửa lâu,  Bóp mạnh hoặc ngâm nước  để tránh mất vị ngon và khiến nấm chỗ nên  mất độ dài 

4. Những món ăn từ nấm mối đen

Một số món ăn từ nấm mối đen được ưa chuộng hiện nay là: 

4.1 Nấm mối xào mướp hương

Mướp hương là một nguyên liệu cũng khá dễ tìm,   kết hợp giúp món ăn thêm đậm đà. 

Nấm mối đen rửa sạch,  cắt miếng vừa ăn. Mướp hương gọt vỏ,  rửa sạch và thái thành miếng.  làm nóng chảo,  phi thơm hành và cho mướp vào đảo đều tay, Cho nấm mối vào  và đảo trên lửa lớn,  đến khi nấm chín thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn  và thêm hành lá Thái khúc để làm tăng độ thơm cho món ăn. 

4.2 Cháo nấm mối

Cháo nấm mối là một món ăn đơn giản, Không mất nhiều thời gian. Nấm mối rửa sạch, xé sợi hoặc xắt miếng. 

Cho dầu lên chảo, phi thơm hành tỏi và cho nấm vào đảo chín cùng gia vị. Cho nấm đã xào chín vào cháo gạo đã nấu sẵn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và dùng cùng tiêu, hành lá. 

4.3 Canh bò hầm nấm mối

  • Nắm muối đen
  • 100g thịt bò

Phi thơm hành tỏi,  xào xơ thịt bò  và cho ít nước vào đun sôi. Cho nấm vào khi nước sôi  và đun thêm 2 phút rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

4.4 Nấm mối đen kho tiêu. 

Nguyên liệu chế biến gồm: 

  • Nấm mối đen
  • Thố đất. 
  • Nước dừa tươi 

Sau khi đã sơ chế  nấm sạch,  cho nấm vào xào sơ với gia vị và dầu ăn. Tiếp tục cho nấm vào thố đất,  ướp sẵn gia vị,  thêm ít nước dừa kho trong lửa lớn đến khi sôi,  vặn nhỏ lửa và để nấm gia vị rắc lên chút tiêu và hành lá là có thể dùng với cơm nóng

5. Giá và cách bảo quản nấm mối đen 

Nấm mối đen có giá không ổn định,  từ khoảng 400000₫ đến 1 triệu đồng/ kg. Là loại nấm được dùng cho xuất khẩu,   trong một số giờ cao điểm,  ví dụ vào các tháng có mùa chay  thì nấm rất dễ bị khan hàng  và dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa để phục vụ nhu cầu con người. 

Nấm được đóng gói theo nhiều dạng:  khai 200g,  Khay 500gram,  và hộp 1kg. Đây là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao,  nên  quy trình bảo quản cũng được thực hiện khá chắc chắn. 

Nấm thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh,  hoặc trong môi trường từ 3 đến 5 độ C. Thời gian bảo quản lâu nhất,  chỉ có thể lên tới 10 ngày. Nấm có giá trị dinh dưỡng như ban đầu vào khoảng năm ngày đầu tiên từ lúc hái.  Nếu để hết hạn sử dụng,  nấm sẽ giảm độ ngon,  và mất đi những dưỡng chất thiết yếu bên trong.

Cách sơ chế:

► Dùng kéo/dao bén tút nhẹ phần gốc thành mũi nhọn (nếu còn).

► Chỉ rửa sơ bằng cách đưa nhẹ nấm vào vòi nước rồi chà tay nhẹ sơ qua để trôi bụi, cát.

► Dùng nguyên nấm nhỏ hoặc cắt khúc dọc nấm to ra trước khi chế biến.

Lưu ý: Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Mối Đen tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Mối Đen tươi vô cùng đơn giản, dễ làm như làm các món xào, canh, soup… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Nấm nướng giấy bạc

► Bánh xèo nấm

► Mì xào nấm

► Súp nấm

► Cháo nấm

► Lẩu nấm

► Nấm kho thường hoặc kho với nước cốt dừa.

► Nấm xào tỏi/gia vị… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Mối Đen tươi tốt nhất

Mua về nếu cắt bịch ra rồi bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 3-5 độ theo thời gian sử dụng in trên bao bì (thường 8-10 ngày tùy loại). Tốt nhất 5 ngày đầu.

Khi lấy nấm ra để chế biến nhưng dùng không hết, nếu chưa ngâm nước bạn có thể cho phần nấm vào lại khay/hộp và bỏ lại vô tủ lạnh. Nếu đã ngâm/rửa nước bạn nên dùng hết để không bị nhũn nấm.

So với các loại nấm khác thì thời gian bảo quản của nấm mối ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn rất nhiều. Khi số lượng nấm nhiều sẽ dễ hỏng, dập vì thế bảo quản nấm mối đúng cách giúp bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng và an toàn. Khi mua nấm mối đen bạn nên lưu ý chọn loại nấm tươi, khô, mùi thơm đặc trưng tránh mua loại úng, dập, dập nát, có mùi ôi.

a.Cách bảo quản nấm mối đen tươi
Nấm môi đen tươi có mùi thơm, cây nấm khô không bị nhầy nhớt khi đến tay người tiêu dùng. Có thể nấm mối đen chế thành món ăn là tốt nhất tuy nhiên lượng nấm mối hiện tại rất ít. Để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản thời gian lâu hơn cần có biện pháp đúng.

Để bảo quản nấm mối đen được lâu khi mua về bạn nên cạo sạch phần đất. Nếu để ở nhiệt độ thường sẽ để được 8-10 giờ. Lưu ý thân nấm mối có một lớp phấn bên ngoài bảo vệ, và cấu trúc lớp vỏ ngoại giống như da người được hình thành dưới mục đích bảo vệ thân nấm mọc từ dưới đất mọc lên. Bởi vây, trong quá trình ta làm sạch nấm. Chúng ta cạo đất, rửa nước thì đã vô tình hủy hoại cấu trúc của nấm. Rất khó để bảo quản nấm lâu được. Để bảo quản tốt nhất không nên cạo lớp phấn của nấm mối đi. Muốn bảo quản lâu hơn có hai phương pháp:

Phương pháp 1:
Rửa sạch nấm, nhúng qua nước sôi khoảng 2-3 phút. Vớt ra để ráo nước sau đó để vào trong hộp kín và cho vào tủ lạnh sẽ bảo quản được 2-3 ngày.

Phương pháp 2:
Sau khi cạo sạch đất, nấm mối đen được để vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Phương pháp này bảo quản nấm từ 3-5 ngày.

b.Cách bảo quản nấm mối đen khô
Nấm mối đen khô đã loại bỏ hết phần nước của nấm nên không bị dập nát tuy nhiên khi chọn mua bạn nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, mùi thơm, không có mùi ẩm mốc.

Nấm mối đen khô được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc và côn trùng, động vật gây hại. Khi sử dụng, bạn ngâm nấm mối khô trong nước ấm khoảng 10 phút rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân và chế biến thành món ăn theo nhu cầu.

 

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng nấm Hồng Chi thái lát

Cách sử dụng Nấm Hồng Chi thái lát hiệu quả

 

cach-dung-nam-hong-chi

► Không rửa Nấm Hồng Chi thái lát trước khi nấu vì còn nguyên Bào Tử.

► Nấu lấy nước 1: Bạn lấy 5 – 7 lát, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi sôi là được.

► Phần dùng có thể cho ra ly để nguội và uống, phần nước chưa dùng bạn có thể bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất.

► Nấu lấy nước 2 và 3: Dùng lại hoặc có thể cắt nhỏ ra chút nữa và cũng cho vào nồi 1 lít nấu sôi như trên.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng Bào tử Nấm Linh Chi

Cách sử dụng Bào tử Nấm Linh Chi tiện lợi

CÁCH CHẾ BIẾN NẤM LINH CHI ĐỎ► Lấy 1 muỗng cà phê nhỏ Bào Tử cho vào nồi 1-1,5 lít nước và nấu sôi, phần dùng cho ra ly để nguội và uống.

► Phần chưa dùng bạn bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất vì Bào Tử giữ nóng càng lâu dược tính càng tốt.

► Nếu dùng ngay có thể nhích nhẹ 1 xíu cho vào ly và hòa cùng nước sôi mới nấu, khuấy đều rồi để nguội, khuấy lại trước khi uống.

Lưu ý:

 

luu-y-khi-dung-nam-linh-chi

► Bào Tử không tan trong nước, luôn khuấy thật đều mỗi khi dùng.

► Bạn nên nấu vào 10h tối và cho vào bình giữ nhiệt để dùng hôm sau là tốt nhất.

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Công dụng của bột cần tây Quảng Thanh

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

Bí mật của loài ong

Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật. Trong bài viết, một số thông tin về loài ong này và cả thủ lĩnh của bầy: ong chúa sẽ được bật mí một cách rất chi tiết và thú vị.

Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ hay góc tường. Nếu bị ong đốt hẳn bạn sẽ không quên ghi hận với loại động vật này. Tuy nhiên, trên thực tế, ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Mỗi năm, nhờ có ong mà nước Mỹ có thể thu về 10 tỷ đô USD trong gieo trồng cây nông nghiệp. Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người cũng như nhiều loại thực vật.
Trong số hàng ngàn loài ong, có lẽ ong mật là được con người biết đến nhiều nhất.
Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 – 100 nụ hoa trước khi về tổ.
Một chuyến đi của ong thợ cũng phải qua 50 -100 bông hoa đang khoe sắc.
Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.
Một con ong suốt cuộc đời tạo ra lượng mật chưa bằng một thìa cà  phê.
Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Vào mùa đông, ong mật có thể sống được vài tháng.
Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.
Khi ong đốt người, người đau mà ong thì cũng bỏ mạng.
Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết. Nhưng khi tấn công các côn trùng khác, ngòi ong mật thường xuyên qua kẻ thù, và không lưu lại trên đó nên ong mật không bị mất ngòi và vẫn sống sót.
……. Và câu chuyện về bà chúa ong
Ong chúa thật sự có một cuộc sống vương giả. Không giống như ong thợ phải bay đi xa kiếm mật, ong chúa rất hiếm khi rời tổ.
Ong chúa và cuộc sống vương giả không rời xa tổ.
Trong tổ ong thường chỉ có đúng một ong chúa và bà hoàng này có kích cỡ nhỉnh hơn so với các ong thợ.Vai trò của ong chúa là đẻ trứng. Một ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng. Quả là một khả năng đáng nể!
Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.
Khi còn trẻ và có nhiều sức mạnh, ong chúa sẽ cảm nhận được con ong nào mới nở có thể trở thành ong chúa. Và tránh để bị chiếm ngôi, ong chúa sẽ theo dõi con ong non này và chích nó cho đến chết. Chỉ khi đã già yếu, khoảng hơn hai năm tuổi, ong chúa sẽ bị một con ong khác chiếm ngôi và kết thúc cuộc đời của nó.
Nếu lượng ong quá lớn, chúng có thể tách ra để tìm kiếm những vùng đất mới.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp khi dân số quá đông trong một tổ ong, con ong chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới, tự gây dựng nên một vương quốc mới của bà chúa ong.
Nguồn tham khảo : ehow
Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Tham quan trang trại Ong mật Rừng Tràm Long An

Mật ong tươi Hoa Tràm đến từ trại ong của chú Năm – là người đã có kinh nghiệm làm trại ong hơn 6 năm tại Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng. Được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh, trang trại ong của chú Năm nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của 1 chú ong trung bình bán kính khoảng 2-3km. Trong bán kính bay như vậy người nuôi ong không thể kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên ong mật sẽ lấy phấn hoa của tất cả các loại hoa trong quỹ đạo bay của chúng. Nên với địa hình như vậy, đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm ( được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên ) nên hoàn toàn không dính thuốc BVTV từ các loại hoa màu canh tác khác. Đây cũng chính là lí do FoodMap Team sau nhiều lần khảo sát nguồn cung mật ong từ nhiều nơi và quyết định chọn nơi này để làm chiến dịch mật ong lần này.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị

10 Sự thật thú vị về ong mật

1. Ong mật  là những loài thụ phấn quan trọng cho hoa, trái cây và rau cải. Điều này có nghĩa là chúng giúp các thực vật khác phát triển! Con ong chuyển phấn hoa giữa hoa, giúp cây cho quả và hạt.

ong-mat-giup-thu-phan

 

2. Ong mật sống trong tổ ong. Các thành viên của tổ được chia thành ba loại:

Ong chúa:  Công việc của ong chúa lá sinh sản những quả trứng, trứng nở thành ong con. Ong chúa cũng sản xuất hóa chất hướng dẫn hành vi của ong khác. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn.

 

Ong thợ:  Tất cả đều là ong cái và vai trò của chúng là để kiếm thức ăn (hoa phấn và hoa quả từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ, làm sạch và luân chuyển không khí bằng cách đánh đôi cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người nhìn thấy bay quanh bên ngoài tổ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

cac-thanh-vien-ong-mat

Ong đực:  Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là kết hợp với ong chúa tạo ra con mới. Ong đực có thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn.

3. Lượng mật ong mỗi con ong hút về cả cuộc đời nó (từ 5 đến 6 tuần) chỉ được khoảng 1/10 muỗng cà phê.

mat-ong

 

4. Nếu ong chúa chết, ong thợ  sẽ tạo ra một ong chúa  mới bằng cách chọn một ấu trùng trẻ (những con côn trùng mới nở) và cho nó một thức ăn đặc biệt gọi là “sữa ong chúa”. Điều này cho phép ấu trùng phát triển thành một ong chúa mới có khả năng sinh sản.

au-trung-ong

5. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.

hoa-ong-mat-hut-mat

6. Mỗi con ong có thể phân biệt 170 mùi, có nghĩa là chúng có một khứu giác đặc biệt! Chúng sử dụng thông tin này để liên lạc trong tổ và để nhận ra các loại hoa khác nhau khi tìm kiếm thức ăn.

ong-mat-phan-biet-mui

 

7. Ong thợ sống  trung bình chỉ khoảng 5 đến 6 tuần. Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết.

tuoi-tho-ong-tho

 

8. Ong chúa có thể sống đến năm năm. Nó  bận rộn nhất trong những tháng hè, nó có thể đẻ2.500 quả trứng một ngày!

ong-chua

9. Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua  100 nụ hoa trước khi về tổ.

ong-tho-bay-bao-xa

 

10. Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.

van-toc-bay-cua-ong-tho

Nguồn : sưu tầm

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN NÔNG NGHIỆP 360 Nông nghiệp 4.0

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Anh Nguyễn Trung Duy (sinh năm 1979) ở xã Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã nghiên cứu áp dụng mô hình lấy vỏ cà phê, trấu, mụn xơ dừa và các phế phẩm nông nghiệp làm đất sạch, phục vụ canh tác cây trồng.

Bên cạnh đó, anh còn trồng rất nhiều cây cảnh có giá trị. Anh là người tiên phong ở địa phương làm giàu từ mô hình kết hợp này, với mức thu nhập mỗi năm 700 triệu đồng.

Mô hình sản xuất đất sạch

Đầu năm 2016, được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắc, anh Duy đã nghiên cứu làm đất sạch từ các phụ phẩm nông nghiệp, không tốn nhiều chi phí, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời còn tạo ra nguồn phân bón giá rẻ có thể thay thế từ 30-70% phân hoá học.

Theo anh, cứ 10 tấn vỏ cà phê thì thuê khoảng 8 công lao động từ khi ủ đến khi thành đất sạch, thời gian ủ 50 – 60 ngày. Trong khi đó, vỏ cà phê không được ủ thì phải mất gần 2 năm mới có thể đem bón cho cây.

Từ việc ứng dụng quy trình làm đất sạch, anh đã thu mua vỏ cà phê, cùi ngô, trấu trong huyện và mụn xơ dừa ở Bình Định, các tỉnh miền Tây để chế biến. Hiện anh đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ đất sạch Duy Nhất. Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn, giá bán 2,5 – 3 triệu đồng/tấn. Khách hàng chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai…, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình sản xuất đất sạch kết hợp trồng cây cảnh

Ông Y Thim Niê (ở Buôn Pan, xã Ea Yông) trồng hơn 2 ha cà phê, cho biết: “Từ khi sử dụng đất sạch của anh Duy, sản lượng cà phê nhân tăng lên đáng kể”.

Để biến những phụ phẩm nông nghiệp thành đất sạch, anh Duy còn sử dụng cả chất thải từ chăn nuôi, như phân heo, bò, dê, gà… ủ với men Trichoderma và than sinh học (được đốt từ trấu, lá cây, rác). Đối với những hộ chăn nuôi nhiều, anh đến tận nhà để ủ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài sản xuất đất sạch, anh Duy còn mở rộng vườn cây cảnh lên 1.000m2 với nhiều loại cây cảnh bon sai các loại được ưa chuộng như linh sam, hải châu… có giá trị kinh tế từ 3 triệu đồng lên đến trên 150 triệu đồng. Mỗi năm, từ cây cảnh sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Nguồn: TIẾN DŨNG

(Trường THPT Thực hành Cao Nguyên – Trường Đại học Tây Nguyên)

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Nông nghiệp 4.0

Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới và tại Việt Nam không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn là vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Đặc biệt những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn và thúc đẩy các hướng nghiên cứu mà dưa lưới là một trong số đó. 

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương, …
Ở nước ta, hiện có nhiều loại dưa lưới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sản xuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độ đường (Brix) cao từ 15-18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối vi khuẩn. Chu Phấn và Taki là hai giống đã được khảo nghiệm và đánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Taki có độ Brix cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Một số giống dưa lưới được lai tạo phổ biến như Dưa Vân là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòa Pháp lai tạo và sản xuất; dưa lưới Hami (Cucumis melo var. saccharinus) có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc…

                           Một số giống dưa lưới phổ biến tại Việt Nam 

Công nghệ trồng dưa lưới của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM

Dựa trên những kết quả nghiên cứu của thế giới về chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật bấm ngọn, chế độ tưới, mật độ trồng, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc AHTP – Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) đã có những nghiên cứu đưa ra quy trình canh tác, đồng thời áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất dưa lưới sạch, năng suất gấp 3 thông thường và được các hệ thống siêu thị ưa chuộng. Quy trình trồng dưa lưới tại AHTP nghiên cứu trong nhà màng trên giá thể, áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao và sẵn sàng chuyển giao với các khâu căn bản là giống, cây con, giá thể, trồng và chăm sóc.

Chuẩn bị cây con và giá thể

Sử dụng khay ươm cây thường bằng vật liệu xốp (50 lỗ/khay) để gieo hạt. Giá thể gieo hạt là mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin), phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng) đã được xử lý bằng tricoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, rồi cho vào đầy lỗ mặt khay và tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Sau đó tưới nước giữ ẩm hằng ngày, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất thì phun phân bón lá Growmore 30-10-10, nồng độ 1 g/lít nước.
Cách vào giá thể trong khay xốp gieo hạt.              Hạt dưa lưới sau gieo 5 ngày.
 Cách vào giá thể trong khay xốp gieo hạt.                         Hạt dưa lưới sau gieo 5 ngày.

              

                                                Mụn xơ dừa và hồ chứa để xử lý.

Dạng trồng bằng túi nilon trắng kích thước 40 cm x 40 cm, đục lỗ ở đáy túi.              

Trồng và chăm sóc

Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. Mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu, đạt 2.500-2.700 cây/1.000 m2; mùa mưa trồng hàng kép đạt 2.200 – 2.500 cây/1000 m2.

          

Dạng trồng bằng túi nilon trắng                                   Dạng trồng luống có kích thước cao 30 cm,
kích thước 40 cm x 40 cm, đục lỗ ở đáy túi.                rộng 30 cm và dài 20 – 30 m.
Tưới nước: sử dụng giếng khoan hay nước sông suối, pH từ 6 -7, không mặn, không phèn.
Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển là K, N, P, S, Ca, Mg. Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt có nồng độ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thủ công. Mỗi cây để lại từ 1 – 4 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính từ 2 – 4 cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

         

                           Sử dụng ong mật thụ phấn cho dưa lưới trồng trong nhà màng.

             

Bấm ngọn chính khi cây được 23 – 25 lá.                       Bấm ngọn bên, bấm chừa lại 2 lá.

Loại sâu hại dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là bọ trĩ (Thrips palmi Karny) và bọ phấn (Bemisia tabaci). Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, gây hại nặng giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ phấn hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, hút nhựa làm cây có thể bị héo, ngã vàng và chết; truyền các bệnh virus. Để phòng, trừ có thể dùng bẫy dính; thiên địch nhện nhỏ (Amblyseius cucumber), bọ xít (Orius sauteri và Orius strigicolly), phun thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh vườn trồng, v.v…

              

Thành trĩ (Thrips palmi Karny).                                      Thành trùng Bọ phấn (Bemisia tabaci).

Một số bệnh phổ biến gây hại dưa lưới như bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle hại lá, thân, cành ngay từ thời kỳ cây con; bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis, gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là lá; bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm Mycosphaerella melonis, gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả, gây nứt, chảy nhựa, cây có thể bị khô chết. Cách phòng trừ là vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh, tiêu diệt cỏ dại, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối N-P-K; phun thuốc kịp thời khi phát hiện bệnh,…

        

Triệu chứng của bệnh phấn trắng                        Triệu chứng của Mycosphaerella melonis.(Erysiphe cichoracearum).

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt dựa trên kết quả thực tế tính trên 1.000 m2, thời gian của 1 vụ trồng là 70 ngày.
Hai khoản đầu tư quan trọng là cơ sở vật chất:
• Nhà màng: 400.000 đồng/m2 x 1000 m2= 400.000.000 đồng. Khấu hao trong 10 năm.
• Hệ thống tưới nhỏ giọt: 30.000.000 đồng. Khấu hao trong 5 năm.

(Số liệu thời điểm nghiên cứu nên mang tính tham khảo)

Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch 

Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng về cảm quan cũng như dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quan; dễ bị tổn thương cơ học khi vận chuyển đi xa,… Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến thời gian bảo quản và tỉ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm bề mặt.
Để khắc phục, một số biện pháp xử lý trên cây ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dưa sau thu hoạch. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) có tác dụng làm tăng độ ngọt của dưa lưới nhờ kích thích cơ chế phản hồi tự bảo vệ của cây và tăng nồng độ các chất thẩm thấu trong đó có glycinebetaine, tăng hoạt tính các enzyme chịu hạn và tăng hàm lượng đường. Mặt khác, chất điều hòa sinh trưởng aminoethoxyvinylglycine (AVG) cũng được nghiên cứu và ứng dụng để làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc của quả. Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao cũng xử lý bằng H2O2 ở nồng độ 1-5 ppm khi dưa bắt đầu tạo lưới.
Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.

          

Thời điểm nứt cuống – 58 ngày.                               Thời điểm đứt cuống – 65 ngày.

Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.
Ở Nhật Bản, trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng 14 ngày; bảo quản ở 2oC trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên 20oC trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt.
Việt Nam có rất ít nghiên cứu công nghệ bảo quản dưa lưới sau thu hoạch. Thực tế là dưa được tiêu thụ trong thời gian ngắn, thường bảo quản ở nhiệt độ thường nên thời gian bảo quản ngắn, chất lượng giảm nhanh, không vận chuyển và tiêu thụ được ở thị trường xa.

Nghiên cứu dưa lưới qua thông tin sáng chế

Theo cơ sở dữ liệu sáng chế (SC) Wipsglobal, đăng ký SC liên quan đến dưa lưới đầu tiên vào năm 1935, đến năm 2013 có 332 SC liên quan đến kỹ thuật trồng trọt – thu hoạch – bảo quản dưa lưới, tập trung nhiều nhất là từ năm 2000 đến nay với 270 SC, chiếm 81% tổng lượng SC (BĐ1). Các nước có nhiều đăng ký SC liên quan đến dưa lưới là ba nước châu Á gồm Trung Quốc (CN) – chiếm tới 56% tổng lượng SC, kế đến là Hàn Quốc (KR), Nhật Bản (JP), rồi đến Mỹ (US) và Nga (RU) (BĐ2). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới chiếm 69% và liên quan đến thu hoạch và bảo quản chiếm 31% trên tổng lượng SC (BĐ3). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới tăng mạnh theo thời gian thể hiện sức hút của dưa lưới đối với các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng. SC về các phương pháp thu hoạch, bảo quản có tăng giảm qua các thời kỳ, tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, lượng SC thuộc lĩnh vực này tăng đột biến (BĐ4) cho thấy tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch dưa lưới để đáp ứng nhu cầu bảo quản, phân phối trên thị trường.

Theo các diễn giả trong buổi “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 07/2014 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM (CESTI) với chuyên đề “Sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao – Mô hình nhà kính nhà lưới (nhà màng)” cho biết thị trường dưa lưới thế giới cũng như trong nước cầu lớn hơn hẵn cung. Hiện chỉ có vài công ty ở phía Nam sản xuất dưa lưới nhưng quy mô nhỏ và tiêu chuẩn sản xuất chưa cao nên chưa thể đáp ứng cho các thị trường như Nhật Bản (giá gấp đôi trong nước) mà chỉ có thể cung cấp một phần nhu cầu trong nước, tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị.

BĐ 1: Tình hình đăng ký bảo hộ SC liên quan dưa lưới từ năm 2000-2013

BĐ 2: Các nước có nhiều đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa lưới

BĐ 3: Đăng ký bảo hộ SC               BĐ 4: Phát triển đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa 

liên quan đến dưa lưới                                        lưới theo lĩnh vực

theo lĩnh vực 

    

* Nguồn: ANH THY – CESTI, theo STINFO.