Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Chúng tôi muốn kể những câu chuyện tử tế trong nông nghiệp

 

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen1

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 1

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen2

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 2

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen3

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 3

Chỉ bằng những cái chạm, các hình ảnh, video về quá trình sản xuất của trái hồng treo gió Đà Lạt, hũ đường thốt nốt vàng óng ở An Giang hay búp trà Ô long xanh ngắt ở Mộc Châu sẽ hiện ra, đưa chúng ta đến những trải nghiệm mới lạ. Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ, tự thân những thực phẩm, đặc sản ấy đã có sẵn những câu chuyện thú vị, anh chỉ là người kết nối chúng lại gần nhau hơn.

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen4

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 4

Trước đây, Tùng đã tiếp xúc với với nông nghiệp nhưng dưới góc nhìn của một người làm về tự động hóa. Sinh năm 1989, Tùng đã ‘ẵm’ rất nhiều giải thưởng lớn về chế tạo rô bốt và sớm sở hữu một startup công nghệ. Nhưng ‘chàng trai từ trên trời rơi xuống này’ lại chọn vùng Cầu Đất, Đà Lạt để chắp cánh cho ước mơ công nghệ của mình. Ba năm làm Giám đốc nông trại Cầu đất Farm, Tùng học tập và trưởng thành trong môi trường thuần nông nghiệp, anh có cơ hội tìm hiểu nông nghiệp cả ở góc nhìn của nhà quản lí, lẫn người trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu. Tùng phải lòng nông nghiệp lúc nào không hay.

Tình yêu nông nghiệp của Tùng đặt vào Foodmap – sàn điện tử nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, điều đặc biệt là mỗi sản phẩm ở đây phải được thi tuyển, có đủ “phẩm chất” mới được xuất hiện. Theo Tùng, những đặc sản mà chúng ta luôn nghĩ là sạch và đảm bảo an toàn là những nhận định cảm tính.

khao-sat-mat-ong-rung-hoa-tram

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 5

Ví dụ như mật ong mà Foodmap đã khảo sát loại mật ong tươi Hoa Tràm ở khu vực Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh nên trang trại nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của một chú ong trung bình trong bán kính khoảng 2-3km, người nuôi ong sẽ kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm (được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên), hoàn toàn không dính thuốc bảo vệ thực vật từ các loại hoa màu canh tác khác. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn phải được đem đi kiểm tra, phải đạt tiêu chuẩn của trung tâm kiểm nghiệm và giám định thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

dac-san-ngon-lanh

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 6

Tùng tâm sự: “Đằng sau một sản phẩm chất lượng đều mang trong mình một câu chuyện ý nghĩa từ lịch sử cũng như vùng đất đã hình thành và nuôi lớn những đặc sản ngon sản ngon lành đó cho đến người làm ra. Đây là nguồn cảm hứng khiến FoodMap tin tưởng rằng sẽ được người tiêu dùng quan tâm cũng như trân trọng. Mô hình FoodMap là “From farm to table: two sides – one chain – one platform” (đưa đặc sản từ vườn tới thẳng bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng đều có lợi nhất). Thông qua nền tảng này, sợi dây kết nối giữa hai đầu sản xuất và tiêu dùng được thắt chặt gần nhau hơn”.

mo-hinh-canh-tac-cam-huu-co

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 7

Tùng đã xác định ngay từ khi bắt đầu là phải tìm đúng cách để giúp đỡ người nông dân. Phải đồng hành, cùng làm để họ thấy, họ cảm nhận rồi sẽ thay đổi. Trước khi làm FoodMap, bản thân Tùng đã đi hơn 14 nước để tìm hiểu, học hỏi, cũng như quan sát nông nghiệp của họ. “Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở tư duy của người làm nông nghiệp, rộng hơn tư duy là các thành phần có liên quan đến nền nông nghiệp. Thực lòng, chúng ta đang có cái nhìn rất ngắn hạn”, Tùng nói.

nong-san-sach-vai-thieu

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 8

Trong nông nghiệp, muốn làm gì thì cũng phải giải quyết được bài toán đầu ra cho người nông dân. Lúc ấy, mọi thứ khác sẽ trở nên dễ dàng tiếp cận và giải quyết hơn. Quan điểm của các thành viên FoodMap là không có Giải cứu nông sản. FoodMap và nhà sản xuất, người nông dân cùng mang lại những giá trị cho nhau và cùng nhau xây dựng những câu chuyện thật, sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng.

Tùng chia sẻ: “Mỗi chiến dịch được khởi động từ FoodMap là một câu chuyện thực tế, ý nghĩa giúp người tiêu dùng hiểu hơn về người nông dân, hiểu hơn sản phẩm họ sử dụng. Người tiêu dùng luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Thế nên không có lí do gì mà nhà sản xuất chất lượng lại không bán được hàng. Vấn đề ở đây là cần một giải quyết bằng một phương pháp mới, linh hoạt và sáng tạo hơn. FoodMap được sinh ra với một mô hình mới áp dụng công nghệ để giải quyết nhu cầu đó”.

tham-vuon-cam-sanh

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 9

FoodMap có bốn tiêu chí khi đánh giá một nhà sản xuất. Đó là sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc; phải có giấy chứng nhận uy tín, điều này bắt buộc với các nhà sản xuất là doanh nghiệp, với người nông dân có thể tùy trường hợp đánh giá để xác nhận đủ điều kiện hay không; đội ngũ FoodMap quan sát và đánh giá độc lập thông qua làm việc trực tiếp với Nhà sản xuất và cuối cùng là sản phẩm có phản hồi tốt từ khách hàng, người tiêu dùng uy tín.

Tùng cho biết, để có thể đồng hành với nông dân là cả một quá trình khó khăn. Bởi theo tư duy cũ, họ không quan tâm nhiều đến những phương pháp sản xuất nông nghiệp tiến bộ mà chỉ quan tâm nông sản bán được bao nhiêu, giá thế nào. Họ không nghĩ xa, ngại thay đổi, nên Foodmap phải thuyết phục họ bằng thực tế. Tùng tâm sự, đã có lúc các thành viên quyết định mua nông sản của người nông dân với giá cao hơn, thay họ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng độc lập. Phải làm phải 5-6 lần như vậy ổn định, để người nông dân thấy hiệu quả thì họ mới bắt đầu tin và nghe mình hướng dẫn.

nong-san-sach

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 10

Niềm vui đến với những thành viên của Foodmap thật đơn giản như khi nhận được lời mời đi ăn Tân Gia từ chú Tuấn – một hộ nông dân làm đường Thốt Nốt ở An Giang. Chú đùa: “Nhờ Foodmap năm qua chú làm được cái móng nhà nè”.

cam-kien-vang

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 11

Ở thời điểm hiện tại, niềm tin của người tiêu dùng về thực phẩm ăn uống đang rất thấp. Trong suốt những năm làm nông nghiệp, câu hỏi Tùng nhận được nhiều nhất từ gia đình, bạn bè là mua cái này có tốt không, thương hiệu nào uy tín, liệu có an toàn không và mua ở đâu đáng tin cậy.

foodmap-ghe-tham-vuon-bo-034

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 12

Đội ngũ của Foodmap đều là những người trẻ yêu nông nghiệp, có niềm say mê đặc biệt với đặc sản và am hiểu văn hoá mỗi vùng miền. Vì thế, mùa mận họ lên Mộc Châu, mùa hồng trứng lên Đà Lạt hay cùng người nông dân Lý Sơn thu hoạch hành tháng 9 mỗi năm.

“Cách truyền thông của Foodmap là trao gửi những giá trị thật. Tôi muốn mọi người hiểu nhau hơn, cảm thông cho nhau hơn và cùng nhau lan tỏa những câu chuyện tử tế trong nông nghiệp. Đội ngũ Foodmap có niềm tin rằng công nghệ sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai”.

foodmap-tham-hong-treo-gio-da-lat

 

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 13

Đây là hướng tiếp cận mới, giải pháp mới trong việc phân phối nông sản thông qua công nghệ và cũng như trong việc xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng thông qua những sản phẩm thực sự chất lượng với những câu chuyện, những con người làm thật, tâm huyết với nông nghiệp.

Lợi thế lớn nhất trong giai đoạn này của FoodMap là mô hình tinh gọn, khác biệt ở Việt Nam. FoodMap được bầu chọn là startup về Agritech của Việt Nam 2019 (do tổ chức Rice Bowl Startup Awards của Malaysia trao tặng). Đồng thời, trong tháng 10/2019 vừa qua, FoodMap cũng đã vượt qua hàng trăm đội ở Châu Á để chiến thắng giải Most Impactful Innovation do Viện Hàn Lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và quỹ Newton trao tặng.

nha-sang-lap-san-thuong-mai-dien-tu-foodmap

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 14

Tùng chia sẻ, “Bài toán con gà quả trứng tùy mỗi mô hình, ngành kinh doanh và nguồn lực của từng thời điểm để có các chọn lựa giải quyết khác nhau. Nhưng sự tăng trưởng của công ty phải đi kèm với sự phát triển bền vững đặc biệt là dòng tiền, điều này là sống còn với một startup tự thân vận động và chưa nhận vốn từ quỹ đầu tư như FoodMap. FoodMap có một mô hình linh động vừa giải quyết được các vấn để ngắn hạn bởi nguồn lực nhỏ nhưng vẫn bám sát được mục tiêu lâu dài đặt ra bởi đội ngũ sáng lập. Khi cần vẫn có thể làm theo lối du kích như những bậc tiền bối đã từng làm”.

“Đặc sản Ngon lành” là kim chỉ nam mà những người trẻ của Foodmap mang theo đi trên đất đỏ cao nguyên, đất bùn đồng bằng hay miền hải đảo xa xôi trong suốt hơn 2 năm qua. Đó là hành trình của những người trẻ với giấc mơ muốn đưa những đặc sản khắp nơi đến tay những ai yêu nông sản sạch, những người trân quý công sức và giọt mồ hôi của người nông dân đã làm ra sản phẩm.

nha-sang-lap-san-TMDT-foodmap

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 15

“Chúng tôi không có tham vọng giải quyết hết các vấn đề đang tồn tại trong nền nông nghiệp, các thành viên đang miệt mài từng ngày để giải quyết tốt từng việc nhỏ từng chút một, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”, Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ.

Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *