Còn hơn cả vùng đất của sự lãng mạn màu hồng, hồng treo gió Đà Lạt mang đến những cảm nhận khác nhau cho du khách, cùng với những sản vật độc đáo và hấp dẫn khác, không dễ nơi nào có được. Đến đây có lẽ tâm hồn mỗi người sẽ được thanh lọc từ những cơn gió se lạnh treo lơ lửng giữa bầu trời. Mời bạn cùng FoodMap đọc đôi dòng tản mạn ở bài viết dưới đây nhé!
Phiêu lưu về với vùng đất Đà Lạt
Những con đường phố núi thuộc tỉnh Tây Nguyên Lâm Đồng mang những cơn mưa tầm tã vào dịp hè đến. Nhưng khi trời sang thu, trải dài các con đường là sắc cam sặc sỡ của hồng treo gió, báo hiệu một mùa thu hoạch trái chín đã đến.
Lang thang trên những con đường, không khó để ta bắt gặp những cây hồng trĩu quả. Mùa thu hoạch hồng thường bắt đầu giữa tháng 9. Những cây trồng đẹp nhất khi rụng lá hết từ tháng 10 và chỉ còn lại quả chín trên cây.
Đây là thời điểm ta được thấy các vườn hồng bạt ngàn phủ màu vàng cam rộ trên hàng chục ngọn đồi, xen lẫn trong đó sắc đỏ rực của những quả hồng chín rộ đang vào mùa thu hoạch.
>> Check-in vườn hồng treo gió Đà Lạt
Hồng treo gió Đà Lạt có gì đặc biệt
Du khách đến Đà Lạt vào lúc này có thể ghé thăm để chiêm ngưỡng những vườn hồng chín vàng trong nắng. Người ta cũng có thể thử trực tiếp những quả hồng chín mọng tại vườn và mua về làm quà cho người thân gia đình.
Hồng Đà Lạt có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong vài năm trở lại đây, công nghệ Nhật Bản du nhập vào thị trường Việt Nam với những kỹ thuật mới giúp việc chế biến hồng trở nên đa dạng hơn.
Được thổi vào luồng sinh khí mới, hồng Đà Lạt như được một lần nữa hồi sinh, giúp tăng thu nhập cho người dân và nâng cao giá trị của hồng.
>> Hồng treo gió và hồng sấy dẻo sản phẩm nào ngon hơn
Quy trình sản xuất hồng treo gió
Hồng treo gió Đà Lạt có quy trình sản xuất khá là kỳ công khi phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những quả hồng sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch tai xung quanh cuốn, gọt vỏ và rửa sạch bằng nước để xử lý cho hết nhựa.
Tiếp đến là khử khuẩn bằng công nghệ tiên tiến và cuối cùng là treo quả hồng trong môi trường riêng biệt, có gió và ánh mặt trời nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
Những quả hồng được treo so le bằng dây dài và treo cách nhau 20-25 cm. Sau khoảng 20-25 ngày thì với làn gió tự nhiên, quả sẽ co dần do mất nước nhưng vẫn đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng và lượng đường bên trong.
Thời gian phơi có thể ngắn hơn đối với những quả nhỏ và những lúc thời tiết đẹp ta có thể thu được 1 ký quả khô trên 6 kg quả tươi. Do đó giá hồng treo gió thường nhỉnh hơn so với giá hồng tươi.
Khi nếm thử, thực khách có thể cảm nhận được sự sánh dẻo của lớp vỏ bên ngoài và vị ngọt không quá gắt của phần thịt bên trong. Sau khi hút chân không để đóng gói và đưa đi tiêu thụ, lớp vỏ bên ngoài hồng treo lên men với bề mặt li ti hạt trắng, bọc quanh quả hồng, ăn vào tạo cảm giác như được phủ một lớp đường, rất cuốn miệng.
Vì dùng phương pháp sấy tự nhiên nên vẫn giữ trọn hương vị đặc trưng của hồng và không thêm chất bảo quản.
Thông tin quan trọng về hồng treo gió
Theo các chuyên gia về thực phẩm và sức khỏe, quả hồng có một lượng lớn axit ascorbic giúp cung và có thể cung cấp tới 80% nhu cầu vitamin C hằng ngày cho cơ thể.
Ngoài ra, nó còn cung cấp 20% nhu cầu chất xơ hằng ngày cho cơ thể, chứa nhiều chất có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Thành phần Kali trong quả hồng cũng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về huyết áp cao và tim mạch.
Phương pháp treo hồng dưới cái gió và nắng từ thiên nhiên giúp hồng giữ được trọn vẹn lượng đường và độ ngọt của quả, thành phẩm thu được là những quả hồng đượm vị của nắng gió và thời gian. Bởi vậy khi thưởng thức hồng, có lẽ chúng ta cũng nếm được mùi vị của gió trời, sự tâm huyết của người lao động tại xứ sở ngàn hoa này.
Bài viết này FoodMap đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồng treo gió Đà Lạt. Nếu bạn yêu thích và muốn thưởng thức hồng treo gió Đà Lạt thì nhấn ngay vào giỏ hàng của chúng tôi để lựa chọn nhé.