Nhắc đến đặc sản miền trung không thể kể đến bánh tét, hay còn được gọi là bánh đòn, là loại bánh truyền thống ngày Tết có mặt từ lâu đời trong ẩm thực của người Việt. Bánh tét và bánh chưng ở miền Bắc có những nét tương đồng về nguyên liệu và cách nấu nhưng khác nhau về hình dạng bánh.
Giới thiệu đặc sản miền Trung – Bánh tét làng Chuồn
Làng Chuồn là một ngôi làng cổ thuộc thôn An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây nổi tiếng lâu đời với nghề làm bánh tét truyền thống.
Thời điểm những ngày cuối của tháng Chạp, làng Chuồn mang trong mình không khí nhộn nhịp và tất bật của các hộ làm bánh đang cùng nhau chuẩn bị những đòn bánh Tét để phục vụ cho dịp Tết cổ truyền.
Để làm ra được món ăn đặc sản vùng miền, cần có sự đòi hỏi trong các khâu chuẩn bị nguyên liệu, kỹ thuật làm bánh và kinh nghiệm nấu bánh chuyên nghiệp để bánh mang lại hương vị thơm ngon đặc trưng.
Đặc sản bánh tét làng Chuồn là một món ăn truyền thống mang ý nghĩa về một cuộc sống hòa hợp, thích nghi, thấm đậm triết lý của con người về cuộc sống nhân sinh.
Cùng nhau thưởng thức hương vị bánh tét ngày Xuân cũng là nhắc nhở các thành viên trong gia đình luôn luôn sống thật hòa thuận, cùng nhau vun đắp cho cuộc sống gia đình yên bình và hạnh phúc.
Công đoạn kỳ công để tạo nên bánh ngon đặc sản
Chọn nguyên liệu cho món ăn đặc sản
Loại nếp dùng để nấu bánh Tét là loại nếp Tây đều hạt, được sàng kỹ để không lẫn gạo, cát hay các tạp chất khác. Nếp trước khi nấu cần được ngâm kỹ, vút thật sạch và để ráo nước.
Đậu xanh phải sử dụng loại đậu nguyên hạt và cần được đãi sạch vỏ để làm phần nhân bánh. Thịt làm bánh tét là loại thịt ba chỉ.
Đặc sản này thường dùng lá chuối hạt để gói bánh, người Huế gọi là lá chuối sứ. Lá chuối để gói phải chọn lá to dày dặn, lá không quá non cũng không quá già, loại lá chín vừa sẽ tạo độ dai chắc khỏe thì khi gói không dễ rách.
Trước khi gói bánh, lá cần được rửa sạch sẽ, lau khô và xếp lá theo từng lớp để chuẩn bị gói bánh. Để làm cho bánh ổn định hình dạng, không bị thấm nước vào bánh thì lạt giang gói bánh phải là loại vót mỏng để dễ cột chặt hơn.
Làm nhân bánh tét
Nhân bánh được kết hợp từ đậu xanh và thịt lợn. Đậu xanh đãi sạch vỏ, nấu chín, trộn cùng gia vị, tạo độ đậm đà cho bánh. Thịt được chọn phần ngon nhất, cắt góc cạnh vuông vức ngay ngắn tương ứng với chiều dài của bánh và ướp cho thấm gia vị.
Công phu trong công đoạn gói bánh
Gói bánh là công đoạn cực kỳ quan trọng vì đây là bước tạo hình dạng đặc trưng của chiếc bánh. Bánh tét không dùng khuôn để tạo hình vuông vức như bánh chưng mà nó phụ thuộc vào bàn tay điệu nghệ và kinh nghiệm lâu năm của người gói.
Để bánh đẹp thì lượng nếp cho vào phải vừa đủ không quá nhiều, canh lượng nhân bánh nằm ngay giữa thì bánh cắt ra mới đẹp. Bánh khi buộc không được quá chặt cũng không quá lỏng. Đòn bánh đẹp là đòn bánh giữ vững hình trụ tròn đều, lạt quấn khéo léo và đều nhau.
Nấu bánh
Để bánh được chín đều, hạt nếp không bị sống thì khi luộc bánh cần giữ nhiệt độ ổn định. Bếp lửa phải được cháy liên tục trong 12 tiếng. Để lá không bị úa màu cần thay nước ít nhất hai lần và duy trì nhiệt độ trong quá trình nấu bánh.
Qua bao năm tháng, các thế hệ người dân làng Chuồn vẫn lưu giữ bí quyết làm bánh tét của cha ông. Với hương vị riêng, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món quà đặc sản các vùng miền không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Cố Đô.
Thưởng thức món ăn truyền thống ngay tại Foodmap
Trải qua bao đời, nhiều thế hệ người dân làng Chuồn vẫn luôn lưu giữ nét truyền thống làm bánh tét ngày Tết, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc trong đặc sản vùng miền. Mang trong mình bí quyết tạo nên hương vị riêng, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ăn không thể nào bỏ qua khi bạn có dịp đến thăm làng nghề này.
Tết là dịp để gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cỗ, là lúc để trao nhau những lời tốt đẹp và cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên. Hãy để foodmap mang hương vị Tết đến gần bên gia đình bạn. Còn chờ đợi gì nữa mà hãy liên hệ với chúng mình để được đặt hàng nhanh chóng nhé!