Chuyên mục
Báo cáo chính sách NÔNG NGHIỆP 360

Báo cáo toàn cảnh trái cây Việt Nam và dự báo tới 2025

Chuyên mục
NÔNG NGHIỆP 360 Tin tức sự kiện

Hội chợ Thủy sản Toàn cầu Barcelona 2023 tại Tây Ban Nha

Ngày 25/04/2023, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 29 chính thức khai mạc tại Trung tâm  triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Sau  thành công của kỳ triển lãm thủy sản toàn cầu đầu tiên tại thị trường Tây Ban Nha,  kỳ Triển lãm 2023 đã thực sự trở thành một sân chơi chuyên nghiệp hơn, bùng nổ hơn, và là nền tảng vững mạnh hơn cho cộng đồng thủy sản thế giới. Triển lãm Thủy sản toàn cầu 2023 tại Barcelona sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25-27/04/2023, hứa hẹn sẽ là một sự kiện quan trọng dành cho cộng đồng thuỷ sản trên toàn thế giới gặp gỡ, giao thương cũng như mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

hoi-cho-hai-san

 

Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu lần thứ 29 quy tụ hơn 20.000 Đơn vị triển lãm đến từ 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến thu hút hơn 26.700 khách tham quan, các công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh thủy sản, các chuyên gia trong lĩnh vực thuỷ sản đến từ 150 quốc gia trên thế giới, từ chế biến, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản đến các ngành công nghiệp phụ trợ như máy móc, thiết bị, dịch vụ, phụ gia…Đây cũng là triển lãm chuyên ngành có số lượng gian hàng quốc gia lên đến 70 gian hàng.

hon-70-giang-hang

 

Tham gia Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu 2023, Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đăng ký diện tích 464m2 và dàn dựng thành gian hàng quốc gia Việt Nam. Gian hàng được chia thành 2 khu vực bao gồm khu vực gian hàng riêng với tổng diện tích 328 m2và khu vực gian hàng chung với diện tích 136m2. Tham dự Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu 2023 có tổng cộng 38 Đơn vị Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại gian hàng quốc gia Việt Nam trong đó có 15 công ty chế biến tôm, 13 công ty chế biến cá tra và 3 công ty Chế biến cá ngừ, và 7 công ty chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản nói chung. Ngoài ra, còn có một số Đơn vị tham gia Triển lãm không nằm trong cụm gian hàng Quốc gia và một vài Đơn vị tham gia khảo sát, thăm dò và đánh giá thị trường trong khuôn khổ Hội chợ.

tham-do-va-danh-gia-thi-truong

 

Các sản phẩm chủ lực được trưng bày tại Triển lãm bao gồm cá tra, tôm, cá ngừ, cá tilapia, nghêu, mực, bạch tuộc, các mặt hàng hải sản khô, hàng GTGT, thực phẩm phối chế.

khung-canh-hoi-cho-tai-VN-Seafood

 

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đạt trên 1,3 tỷ USD tăng 21,6 % so với năm 2021. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thủy sản Việt Nam sang thị trường EU đều tăng trưởng mạnh mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Có thể thấy, EU từ lâu vẫn luôn một trong những là thị trường truyền thống hàng đầu của Thủy sản Việt Nam từ lúc sơ khai cho đến tận ngày nay, do đó, việc duy trì sự hiện diện của Thủy sản Việt Nam tại Triển lãm Thủy sản toàn cầu luôn là ưu tiên hàng đầu.

Phương châm của thuỷ sản Việt Nam xuyên suốt tại các Hội chợ Quốc tế 2023 sẽ là “Thủy sản Việt Nam – Điểm đến bền vững” nhằm truyền tải thông điệp đến với khách hàng đó chính là  một ngành thủy sản xanh, sạch, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. .

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Tây Ban Nha, đồng chí Hoàng Xuân Hải và tham tán thương mại, đồng chí Vũ Chiến Thắng đã đến thăm các Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng như trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tại gian hàng, ngài Đại sứ đã có cuộc trò chuyện với bà Tô Thị Tường Lan– Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và các doanh nghiệp tham gia gian hàng Việt Nam nhằm trao đổi các thông tin về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng như xư hướng nhập khẩu và những khó khăn tại thị trường Châu Âu trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ Hội chợ, Hiệp hội VASEP tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến 2 mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra thông qua việc cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá, Ngoài ra, để tiếp tục quảng bá các mặt hàng thủy sản Việt Nam đến đông đảo khác tham quan, Hiệp hội tiếp tục duy trì và tổ chức Chương trình biểu diễn các món ăn chế biến từ thủy sản tại gian hàng do đầu bếp nước ngoài phụ trách . Đây là một trong những hoạt động XTTM có hiệu quả và luôn thu hút được sự quan tâm của khách đến tham quan Hội chợ mà VASEP luôn cố gắng duy trì tại các kỳ Hội chợ triển lãm quốc tế trong những năm gần đây.

Tại Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần này, Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã có đại diện đến tham dự hội chợ để gặp gỡ, động viên và trao đổi thông tin với doanh nghiệp. Cơ quan báo chí VTV và Thông tấn xã Việt Nam tại EU cũng đã đến hội chợ đưa tin về sự kiện./.

Chuyên mục
Tin tức

Măng cụt có tác dụng gì đối với sức khoẻ? Nên ăn không?

Măng cụt có tác dụng gì đối với sức khoẻ và có nên ăn loại trái cây này mỗi ngày không là thắc mắc của không ít người. Trong bài viết này, FoodMap sẽ giúp bạn giải đáp lợi ích của măng cụt ngoài cung cấp vitamin C, axit lactic,…Đọc ngay.

Tìm hiểu về măng cụt

 

tim hieu ve mang cut

Măng cụt tên khoa học là Garcinia mangostana, còn gọi là măng trúc, đây là một loài cây thuộc họ Bứa. Nó thuộc loại cây nhiệt đới có quả ăn được, rất nổi tiếng ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Cây cao từ 7 đến 25m. Quả chín có vỏ dày, màu đỏ tím đậm. Ruột có trắng ngà, có nhiều múi, có vị ngọt ngọt chua chua và mùi thơm hấp dẫn.

Măng cụt có chất dinh dưỡng gì? Măng cụt chứa nhiều protein, canxi, sắt, photpho… nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột trắng mà chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sẫm cũng rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngừa ung thư và tốt cho tim mạch.

Măng cụt được ví như một loại thần dược giúp làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Loại quả này giúp giảm các bệnh về da như mụn trứng cá, hắc lào, viêm da,… còn hỗ trợ chống ung thư da và làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.

Măng cụt có tác dụng gì đối với cơ thể

Ăn măng cụt có tốt không? Đây là thắc mắc của nhiều người. Hãy để FoodMap giúp bạn trả lời nhé.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

 

kiem soat trong luong co the

Nhờ chứa nhiều xanthones nên măng cụt rất tốt trong việc giảm cholesterol và huyết áp. Khi cholesterol xấu già đi, nó sẽ tạo thành mảng bám trong mạch máu. Chất xanthones chứa trong măng cụt có tác dụng giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa béo phì, rất hữu ích cho việc giảm cân.

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Măng cụt chứa axit tryptophanic – chất có liên quan trực tiếp đến serotonin (chất dẫn truyền thần kinh liên quan mật thiết đến giấc ngủ, tâm trạng, hạnh phúc và thèm ăn) giúp tạo hưng phấn cho tinh thần.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Măng cụt có Alpha-mangostin rất tốt cho tim mạch. Hơn nữa, măng cụt cũng chứa các chất chống oxy hóa có trong loại quả này sẽ giúp tăng cường hệ thống của các hoạt động tuần hoàn. Nhờ đó giúp cơ thể giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Chống lão hóa

 

an mang cut giup lao hoa

Xanthones và catechin 3 loại vitamin trong măng cụt là những thành phần cho da và chống lão hóa hiệu quả.

Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt còn có khả năng làm giảm các tế bào bị tổn thương, đồng thời phục hồi các tế bào da bị tổn thương, mang đến cho bạn làn da tươi trẻ, tràn đầy sức sống.

Vỏ quả măng cụt có tác dụng gì? Phòng ngừa ung thư

Vỏ măng cụt chứa hàm lượng xanthones rất cao (có nguồn gốc từ thực vật, chất chống oxy hóa) nhờ đó có tác dụng kháng viêm mạnh, có công dụng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư.

Giảm mùi hôi của hơi thở

Ngoài tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ măng cụt còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt, bạn sẽ giảm bớt mùi hôi trong miệng.

Ngăn ngừa và chống bệnh tiểu đường (Tuyp II)

Với khả điều hòa lượng đường trong máu, chống viêm, cải thiện sinh lực và giảm nhu cầu dùng thuốc khi lượng đường trong máu thấp bất thường, măng cụt rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Giảm cholesterol

Các nghiên cứu cho thấy trong măng cụt có chứa xanthones có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, phần vỏ ngoài của măng cụt sẽ có vị hơi đắng. Vì vậy trong Đông y thường kết hợp với các vị thuốc khác để làm thuốc.

Trị viêm da

 

tri viem da

Chiết xuất vỏ cây măng cụt hiệu quả trong việc điều trị những bệnh về da như chàm, mụn trứng cá, viêm da, bệnh vẩy nến và ngứa mà không gây tác dụng phụ.

Chữa lỵ

Dùng vỏ măng cụt 6g, rau mùi, rau sam, rau má, bồ công anh (mỗi thứ 8g), trà xanh 6g, gừng 3 lát, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g). Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày.

Trị tiêu chảy

Dùng vỏ măng cụt khô 20g, vỏ cuống ổi 12g. Cho tất cả nguyên liệu nấu với 300ml nước sắc thành nước uống. Bạn có thể chia uống 2 lần trong ngày.

Ăn măng cụt có nóng không?

 

an mang cut co nong khong

Loại quả này rất được ưa chuộng không chỉ bởi vị chua ngọt đặc trưng mà còn bởi giá cả phải chăng. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây chứa nhiều đường như măng cụt đều gây nóng trong người. Khi bạn ăn quá nhiều măng cụt, đường sẽ đi vào máu của bạn một cách nhanh chóng.

Măng cụt có tác dụng gì với bà bầu?

 

mang cut co tac dung gi voi ba bau

Măng cụt chứa axit folic (axit folic). Chất này rất quan trọng giúp ngăn ngừa sự phát triển bất thường, dị tật bẩm sinh của cột sống và não ở thai nhi. Nhờ hàm lượng axit folic có trong măng cụt, nguồn dưỡng chất thiết yếu này giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.

Tác hại của măng cụt cần lưu ý

 

tac hai cua mang cut

Dạ gần đây món gỏi măng cụt sống đang trở thành hot trend ẩm thực và có nhiều thông tin trái chiều rằng món ngày sẽ gây ra ngộ độc. Tuy nhiên trong thực tế chưa có một tài liệu nào chứng minh việc thực ăn gỏi gà măng cụt gây ngộ độc.

Còn đối với măng cụt chín, mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ cần tiêu thụ 30g măng cụt, tương đương trung bình 2 quả mỗi ngày và ăn 2-3 lần/tuần là đủ. Tiêu thụ quá nhiều măng cụt cùng lúc sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

Gây dị ứng

Tiêu thụ quá nhiều măng cụt có thể gây dị ứng nhẹ như phát ban, đỏ da, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Điều này dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sưng môi, môi, cổ họng hoặc tức ngực.

Nhiễm axit lactic

Một nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ktting (Mỹ) thực hiện cho thấy ăn măng cụt mỗi ngày trong vòng 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra bởi sự tích tụ axit lactic một cách bất thường trong máu. Các triệu chứng nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và suy nhược, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Hạt măng cụt nguy hiểm với trẻ nhỏ

Có nhiều người thắc mắc rằng hạt măng cụt có ăn được không? Thực tế, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về độc tính của hạt măng cụt nhưng khi trẻ nuốt phải hạt măng cụt sẽ có nguy cơ hóc dị vật gây tắc đường thở rất nguy hiểm. Tắc ruột có thể xảy ra nếu dị vật lọt vào đường tiêu hóa.

Cản trở quá trình điều trị bệnh

Măng cụt có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của xạ trị cũng như các loại thuốc hóa trị. Điều này là do một số loại thuốc hóa trị phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chống lại và tiêu diệt khối u.

Các chất chống oxy hóa có trong măng cụt chống lại các gốc tự do đã được chứng minh đây là một trở ngại trong điều trị ung thư.

Can thiệp quá trình đông máu

Hợp chất xanthone trong quả măng cụt có thể cản trở quá trình đông máu. Nó có thể tương tác với chất làm loãng máu như warfarin, gây chảy máu.

Do máu chậm đông nên các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật, vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu bên trong hoặc sau khi phẫu thuật.

Tác dụng phụ khác

Các tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn dai dẳng, khó thở, hoa mắt, chóng mặt. Nên ngừng sử dụng măng cụt ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Những người không nên ăn măng cụt

Người hay bị dị ứng

Như đã đề cập, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây dị ứng như nổi mề đay, nổi mẩn da, sưng tấy, ngứa ngáy. Do đó, nếu bạn bị dị ứng, hãy hạn chế ăn măng cụt quá nhiều và ngừng ăn ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nguy hiểm đến sức khỏe như trên.

Bệnh nhân ung thư

Do măng cụt có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình xạ trị, cũng như hóa trị nên bệnh nhân ung thư có thể ăn các loại trái cây khác nhau để quá trình điều trị đạt hiệu quả.

Người bệnh đa hồng cầu

 

ai khong nen an mang cut

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một rối loạn trong đó tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến số lượng hồng cầu trong máu tăng lên. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh đa hồng cầu nên tránh ăn măng cụt vì nó sẽ làm tăng thể tích hồng cầu.

Người bệnh về tiêu hóa

Trường hợp những người mắc các bệnh như táo bón, tiêu chảy hay hệ tiêu hóa yếu thì nên hạn chế ăn măng cụt, bởi nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng táo bón, kích ứng dạ dày, không tốt cho dạ dày.

Đến đây chắc bạn đã trả lời được câu hỏi măng cụt có tác dụng gì rồi phải không nào? Mặc dù quả măng cụt có nhiều tác dụng là thế, tuy nhiên hãy dùng vừa đủ thôi bạn nhé. Ngoài ra, hãy chọn những địa chỉ cung cấp trái cây tươi ngon, sạch và lành như FoodMap để đảm bảo được được sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Chuyên mục
Chứng chỉ Carbon NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Tín chỉ carbon là gì? Lịch sử phát triển thị trường carbon.

Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Dưới đây là một số thông tin thú vị về tín chỉ carbon cũng như thị trường mua bán này.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ.

thi-truong-carbon
Lịch sử phát triển thị trường carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Hai loại thị trường carbon chính: thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện

Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là:

  • Thị trường carbon bắt buộc/Thị trường bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).
  • Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Các thị trường carbon lớn trên thế giới

Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và sau này là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải carbon toàn cầu.

Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

thi-truong-carbon

Ảnh minh họa Internet

Việt Nam: Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trong đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.

Giai đoạn từ năm 2028, sẽ: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

 

carbon_credits_infographic

Chuyên mục
ESG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Các hoạt động mang tính bền vững đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Nhưng tiêu chuẩn ESG lại còn vô cùng mới mẻ, trong khi 3 khía cạnh môi trường – xã hội – quản trị của ESG lại là trọng tâm của đầu tư bền vững. Không còn là phong trào, ESG hiện nay được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực.

Tiêu chuẩn ESG là gì?

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm đa dạng vấn đề, bắt nguồn từ luật quốc tế, luật địa phương hoặc các thỏa thuận, nguyên tắc ở mỗi quốc gia. Để thực hiện ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính với hàng chục tiêu chí cụ thể.

Chi tiết 3 trụ cột ESG: môi trường, xã hội và quản trị

Môi trường

Khía cạnh đầu tiên là E – Environmental, đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý… Cụ thể, tổ chức sẽ được xem xét về:

1. Biến đổi khí hậu

Tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương đó. Đối với Việt Nam, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gây ấn tượng với công bố cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Đặt mục tiêu tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030, và không phát thải carbon vào năm 2050.
  • Giảm phát thải mêtan ít nhất 30% vào 2020, 40% vào năm 2030.
Chi tiết 3 trụ cột ESG: môi trường, xã hội và quản trị

Với vai trò tiên phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt có động lực và cơ sở rõ ràng hơn khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.

2. Năng lượng

Các doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng hiệu quả. Bên cạnh việc tối ưu, các năng lượng thay thế mang tính vô hạn được khuyến khích như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên… Điều này sẽ giúp môi trường tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, tổ chức cũng có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các nguồn bị giới hạn, thúc tiến quy trình sản xuất.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên ở đây bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, không khí… Để đạt điểm ESG cao ở mục này, doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm khi chủ động/góp phần cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.

Đặc biệt, thay vì giảm thiểu, một bộ phận doanh nghiệp sinh trưởng trong thời đại 4.0 cũng nghiên cứu và triển khai các loại công nghệ mới có thể tự tạo ra tài nguyên, mà hoàn toàn không cần tác động đến môi trường.

4. Xử lý và tái chế chất thải

Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, các doanh nghiệp cần thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm. Sau đó tiến hành thu gom, phân loại chúng và trữ một nơi riêng đảm bảo không gây ô nhiễm. Dựa theo các chính sách, tổ chức có thể di chuyển và đem chúng đến nơi xử lý thích hợp như được cấp phép. Nếu được, công ty có thể tái chế, tái sử dụng để giảm chất thải ra môi trường, tối ưu hóa năng lượng.

Doanh nghiệp có thể tự mình sáng chế, hoặc dùng các dịch vụ tái chế để đảm bảo chất thải được xử lý đúng cách. Một số chất có tỉ lệ và thông số kỹ thuật được, thậm chí được quy định theo luật.

Xã hội

Khía cạnh thứ 2 trong ESG là Social, giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác; điều kiện làm việc của nhân viên hay còn được gọi là luật Lao động ở Việt Nam.

ESG-socail

1. Quyền riêng tư và bảo mật

Là một tiêu chí quan trọng nhưng quy định và luật lệ về chúng còn khá mới ở nước ta. Luật bảo mật ở Việt Nam hiện nay được áp dụng dựa trên Bộ luật Dân sự, An ninh mạng, Công nghệ thông tin…

Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi thu thập, sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của họ. Đặc biệt tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân, và phải cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

2. Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

Luật Lao động sẽ là cơ sở để đánh giá điểm ESG ở mục này. Theo luật, các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dù họ có giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, hay ở bất cứ tầng lớp xã hội, tổ chức nào. Nhân sự nam và nhân sự nữ cần công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng…

3. Môi trường làm việc an toàn

Nơi làm việc cần đảm bảo về độ an toàn lao động và sức khỏe. ESG nghiêm cấm các trường hợp ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối… Đương nhiên tiêu chuẩn cũng khắt khe trong việc sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi, tổ chức cần thực hiện đúng giờ giấc cũng như tính chất công việc được luật Lao động cho phép.

4. Điều kiện làm việc 

ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để xem xét điểm số cho doanh nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm…

Quản trị doanh nghiệp

Khía cạnh cuối cùng của ESG là Governance, nhóm đánh giá liên quan đến các hoạt động của tổ chức đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương.

3 trụ cột ESG

1. Công bố báo cáo ESG

Luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp thực hiện ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như khai thác và tiêu thụ tài nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng… Báo cáo này cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán một cách công khai.

2. Chống hối lộ và tham nhũng

Đây là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, sẽ đánh giá theo luật Phòng chống hối lộ & tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam.

3. Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Tiêu chí ESG này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch. Theo luật pháp Việt Nam, trong một số trường hợp còn buộc phải có hội động quản trị độc lập, ví dụ 1/5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

Trên là danh sách các tiêu chí mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi thực hiện ESG. Để bắt kịp xu hướng và hoàn thành tốt bộ tiêu chuẩn này, lãnh đạo cần tìm hiểu sâu rộng về ESG và cách quản trị phù hợp các khuôn khổ pháp lý và các thông lệ ESG hiện hành.

Nguồn từ : som.edu.vn

Chuyên mục
Tin tức

23 loại trái cây mùa hè giàu vitamin, giải nhiệt hiệu quả

Trái cây mùa hè ở Việt Nam rất đa dạng. Vậy đâu là loại trái cây giải nhiệt mùa hè nên ăn, giúp giải khát? Đặc trưng của những loại quả như dưa hấu, chôm chôm và những loại quả khác vào mùa hè là gì? Tìm hiểu ngay cùng FoodMap.

Sầu riêng – Loại trái cây mùa hè ngon nhất

 

sau-rieng

Nếu ai đó hỏi tháng 5 là mùa trái cây gì thì trong các loại trái cây, FoodMap sẽ nghĩ ngay đến sầu riêng. Sầu riêng còn được nhiều người yêu thích loại quả này mệnh danh là vua của các loại trái cây bởi mùi thơm nồng và vị ngọt, béo độc đáo.

Mặc dù có nhiều ý kiến ​​​​trái chiều về mùi của loại quả này, nhưng có thông tin cho rằng nó chứa hàm lượng protein, glucose, lipid, khoáng chất và giá trị năng lượng cao hơn nhiều so với các loại trái cây khác.

Khoảng tháng 7 – 8 là thời điểm thích hợp để thưởng thức trái sầu riêng thơm lừng vì đang là mùa cao điểm. Loại quả này chỉ trồng được ở các tỉnh phía Nam, từ Thừa Thiên Huế ra Quảng Trị.

Đọc thêm: SẦU RIÊNG RI6 – HÀNH TRÌNH “ƯƠM MẦM” NÔNG SẢN VIỆT

Quả dưa hấu giải khát

 

dua-hau

Người ta thường nói, những chuyến dã ngoại, cắm trại trong mùa hè sẽ không đủ nếu thiếu những loại trái cây đỏ mọng và mọng nước như dưa hấu. Rất thích hợp để giải nhiệt vào mùa hè. Dưa hấu có vô số lợi ích cho sức khỏe mà lại có giá rất phải chăng.

Vì dưa hấu không chỉ là nguồn cung cấp nước tuyệt vời mà còn chứa vitamin A và C. Vitamin A và C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tốt cho mắt. Dưa hấu còn là nguồn cung cấp vitamin B6 và kali dồi dào, giúp cân bằng nước trong cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch hiệu quả.

Ăn dưa hấu giúp ngăn ngừa tổn thương da từ tia nắng mặt trời. Đồng thời, dưa hấu còn giúp ngăn ngừa tình trạng say nắng và cải thiện sức khỏe tim mạch.

>> Tìm hiểu thêm cách chọn trái cây ngon chuẩn nhất

Tháng 6 là mùa trái cây gì? Măng cụt

 

mang-cut

Ngoài ngôi vị vua của sầu riêng, măng cụt cũng không thua được độ hot và được người yêu trái cây mệnh danh là nữ hoàng. Trong thư tịch cổ, trái măng cụt còn có một cái tên mỹ miều – Giáng Châu.

Quả măng cụt chín vỏ dày, màu đỏ tím đậm. Đã ghiền loại quả này thì dù có bóc bao nhiêu lần cũng phải ngắm từng miếng măng cụt trắng nõn, thơm lừng và có vị chua ngọt tan chảy trong miệng. Mùa măng cụt cũng qua khá nhanh, chỉ rộ từ giữa tháng 4 đến tháng 6, sẽ khó mua được măng cụt ngon suốt mùa, giá chát.

Đặc biệt, năm nay món gỏi gà măng cụt trở thành hot trend vì thế giá măng cụt sống năm nay lên đến hơn 600 nghìn 1kg.

Bòn bon

 

bon-bon

Vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khi bòn bon chín, ngồi nhâm nhi hương vị chua chua ngọt ngọt của loại trái cây này, chúng ta lại bồi hồi nhớ về câu chuyện xưa về nguồn gốc mùa trái tiến vua.

Ở nhiều địa phương, bòn bon còn được gọi với các tên khác: phụng quân, boòng boong,… và thời điểm thưởng thức loại trái cây này là mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Hiện nay, huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Trị) nổi tiếng ở nước ta vì trồng nhiều cây bòn bon cũng như cho năng suất cao.

Quả đào

 

qua-dao

Một trong những loại trái cây đặc trưng của mùa hè mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là quả đào. Trung bình 1 quả đào cung cấp 13,2% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, nhanh lành vết thương và làm đẹp da cho phụ nữ.

Ngoài ra, ăn đào còn giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Mận Hà Nội – Hoa quả mùa hè miền Bắc

 

man-bac

Nếu bạn muốn tìm một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Đáng ăn mát vào mùa hè phải kể đến mận ngay. Quả mận có vỏ màu đỏ đáng yêu này rất giàu chất xơ và sorbitol.

Nó có hiệu quả trong việc giảm táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Chưa kể, mận đỏ còn giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Ngoài ra, mận cũng có chỉ số đường huyết thấp nên có thể ăn mận khi đang ăn kiêng.

Dâu da

dau-da

Thường bị nhầm với bòn bon do giống nhau về màu sắc, hình dáng và số múi bên trong. Không cầu kỳ như sầu riêng hay măng cụt, cây dâu sinh trưởng và phát triển tương đối tốt trong điều kiện tự nhiên đa dạng, ít sâu bệnh và không bị mất mùa. Giống dâu này có đặc điểm là cứ gặp mưa là trái bắt đầu ngọt cho đến cuối vụ.

Vải (Lệ Chi)

 

vai-le-chi

Đây là loại trái cây theo mùa ở Việt Nam phổ biến. Vải thiều được yêu thích vì hương vị ngọt ngào và mọng nước. Vải thiều và xoài là hai loại trái cây bạn đọc nên thưởng thức trong mùa hè.

Vải là một nguồn tuyệt vời của kali, polyphenol và vitamin. Chúng giúp điều chỉnh huyết áp và nồng độ natri. Giàu chất chống oxy hóa, vải thiều còn tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và giảm viêm nhiễm.

Những loại trái cây và rau quả có sẵn trong mùa hè? Khi đặt câu hỏi này, chắc chắn bạn đọc sẽ không quên nhắc ngay đến vải thiều!

Xoài – Trái cây giải nhiệt mùa hè

 

qua-xoai

FoodMap chắc rằng có nhiều bạn ở đây yêu thích mùa hè chỉ vì họ là fan của xoài. Mặc dù xoài có hàm lượng calo cao, nhưng nó là một loại trái cây cực kỳ giàu chất dinh dưỡng.

Có một lý do tại sao xoài được gọi là vua của các loại trái cây. Khi loại quả này rất giàu chất xơ và có tới 20 loại khoáng chất và vitamin. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và kéo dài cảm giác no. Bên cạnh đó, xoài cũng rất nhiều chất như vitamin A, vitamin C và kali.

Ngoài ra, zeaxanthin, một loại sắc tố có trong xoài, cũng được biết đến với khả năng bảo vệ mắt. Lọc các tia xanh có hại. Những trái cây và rau quả có sẵn trong mùa hè? Khi đặt câu hỏi này, chắc chắn rằng độc giả của bạn không quên nhắc đến xoài ngay lập tức!

Kiwi – Loại hoa quả nên ăn mùa hè nóng nực

 

qua-kiwi

Trong Kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, C và B6, magie, sắt. Bạn có thể ăn kiwi giúp duy trì nồng độ hemoglobin trong máu và cân bằng kiềm trong cơ thể.

Kiwi giúp cải thiện giấc ngủ và thậm chí là hội chứng ruột kích thích. Kiwi mang lại nhiều lợi ích cho tim, da, tóc và gan. Đặc biệt, trái kiwi còn được khuyên dùng cho những người có lượng máu thấp, đây là loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả.

Quả chôm chôm

 

chom-chom

Quả chôm chôm có vị ngọt, thơm như vải thiều nhưng đôi khi cũng có vị hơi chua và không bong ra khỏi hạt do thịt quả dính vào hạt.

Là loại quả này giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C, giàu chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phốt pho…

Các vị thuốc cũng được bào chế từ loại quả này chữa nhiều bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, tiểu đường, viêm miệng, giảm xơ vữa động mạch mạnh, hỗ trợ giảm béo.

Qua những gợi ý trên chắc bạn đã biết đâu là loại trái cây mùa hè nên ăn, vừa giúp giải nhiệt vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên chọn những địa chỉ cung cấp trái cây ngon và sạch, chất lượng và giá cả hợp lý như FoodMap nhé.

 

Chuyên mục
Tin tức

Cách chọn trái cây ngon, cực an toàn chuẩn nhà vườn

Cách chọn trái cây ngon, chín, chuẩn an toàn là điều mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng mong muốn. Trong bài viết dưới đây, FoodMap sẽ chia sẻ các mẹo chọn hoa quả tươi ngon, chuẩn người làm vườn. Theo dõi ngay.

Cách chọn trái cây ngon

Cách chọn sầu riêng ngon

cach chon sau rieng

Sầu riêng ngon không nhất thiết phải là quả có màu xanh hoặc vàng thơm. Trái ngon là trái có gai tròn đều, không trầy xước, không thủng sâu, không bị nứt, lắc thấy có chất lỏng bên trong, rung rinh (ngọt, béo), vỗ nhẹ nghe âm trầm.

Nếu không quen mua sầu riêng, bạn có thể yêu cầu người bán dùng que thử (châm vào thịt, rút ​​ra ngửi thấy mùi thơm béo) hoặc bóc vỏ để chắc chắn hơn.

Cách chọn dưa hấu

Chọn dưa hấu không quá khó, cách đơn giản nhất là bạn cầm quả dưa hấu cách tai chừng 5cm rồi gõ nhẹ vào, nếu có tiếng rắc lớn thì là dưa hấu ngon.

Dưa hấu ngon, an toàn có vỏ nhẵn bóng, hoa văn rõ nét, đường gân rõ nét, mặt dưới hơi vàng. Khác với dưa được tiêm hóa chất thúc chín nhanh, dưa còn có lớp nhung mao bên ngoài, vỏ sẫm màu, hoa văn không rõ nét do chưa chín.

Cách chọn quả roi ngon

Nên mua quả có màu sắc tươi, đỏ vừa phải hoặc hồng hào, vỏ nhẵn. Roi ngon là những con cầm vừa tay, độ chắc vừa phải.

Không mua những quả có màu sắc khác thường, trên thân quả có những đốm không đồng màu. Nó cảm thấy mềm mại khi cầm.

Cách chọn mãng cầu

Khi chọn mãng cầu, các bà nội trợ nên chọn quả có vỏ tươi và có màu vàng tươi, căng bóng. Tuyệt đối không chọn quả có vỏ sần sùi, không bóng, vì đó là những quả kem không ngon.

Ngoài ra, trái mãng cầu có gai to, mềm và đặc biệt là khoảng cách giữa các gai càng lớn thì trái mãng cầu càng ngon.

Cách chọn đu đủ

Bạn nên chọn đu đủ có phần núm chuyển sang màu vàng thì đó là đu đủ chín tự nhiên. Ngoài ra, quả đu đủ dài, cầm nặng tay, cuống dính nhựa. Những quả này sau khi ăn vừa ngọt vừa ngon, ít hạt, cùi dày.

Những quả chín không đều, bên trên thường có một lớp nấm trắng, đôi khi nhìn thấy trên bề mặt quả có vài chấm đen hoặc vết lõm nhỏ là đu đủ chín tự nhiên.

Tuyệt đối đừng mua đu đủ có vỏ bóng, lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sang màu vàng nhưng sờ vào vẫn thấy cứng.

Cách chọn xoài

cach chon xoai ngon

Nên chọn xoài có vỏ đẹp, căng, không sần sùi, trầy xước, không bị thâm đen. Ngoài ra, bạn có thể véo cuống xoài và ngửi. Nếu thơm và có nhựa thì xoài tươi, không có chất bảo quản.

Cách chọn táo

Táo đã là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Đây chắc chắn là loại trái cây mà bạn thường mua để sử dụng. Bạn nên chọn quả táo có màu đỏ sẫm và đều màu. Đặc biệt, trên vỏ táo càng có nhiều đốm màu trắng nhỏ thì càng tốt.

Cuống táo cũng là một cách chọn táo ngon. Nên chọn quả có cuống táo còn mới, không bị héo.

Cách chọn bưởi da xanh

Khi cầm quả, nếu thấy quả nhẹ thì đây là loại ít nước, xốp và khô. Khi mua về ăn trong gia đình nên chọn mua sản phẩm có trọng lượng trung bình từ 1 – 1,5kg, da nhẵn, vỏ bưởi có màu xanh hơi ngả vàng, quả nhỏ nhưng nặng tay. Không chọn những quả có da nhăn nheo, màu xanh đậm, nhạt.

Cách chọn chuối

Cũng như táo, chuối được nhiều gia đình mua về sử dụng trong gia đình. Khoa học đã chứng minh rằng ăn 2 quả chuối mỗi ngày trong vòng một tháng sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Để chọn được những trái chuối ngon không ngâm hóa chất, bạn nên chọn những nải chuối chín không đều (quả vừa chín vừa xanh) có đốm đen hoặc hồng đậm. Không nên chọn những quả vỏ có màu vàng đậm, chín đều.

Bạn cũng có thể thử bằng cách mua chuối. Chuối chín cây sẽ có mùi thơm đặc trưng, ngon ngọt tự nhiên và mềm đều. Nếu chuối ngâm hóa chất sẽ có vị chát và hơi cứng, sượng và có vị hơi chua.

Cách chọn thanh long

Khi mua loại quả này, người tiêu dùng sẽ rất dễ bị lừa. Bởi tâm lý thường chọn thanh long có râu xanh vì nghĩ sẽ ngon. Sự thật là khi quyết định mua sản phẩm thanh long, bạn nên chọn những quả nặng tay, vỏ sẫm màu, râu không được quá xanh. Màu da càng đậm thì quả càng ngọt và ngon.

Cách chọn nho

chon trai cay an toan

Khi mua nho ở chợ nên chọn những chùm nho còn lớp phấn trên quả, tức là chùm nho mới ngon. Trong trường hợp một vài quả mềm, cần loại bỏ ngay mùi lạ hoặc vết đốm trên quả.

Chôm chôm

Tháng 7 âm lịch, chôm chôm trái vụ nên dễ bị sâu. Khi mua chôm chôm Thái (râu dài) hay chôm chôm nhãn, không nên chọn những quả chín đỏ (thịt cứng, không bóng lắm) mà chỉ chọn những quả chín vàng, hơi xanh, cơm quả rất giòn và dễ bóc.

Tại sao cần biết mẹo chọn hoa quả tươi ngon?

tai sao nen chon trai cay tuoi

Việc chọn trái cây tươi sống đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tố từ việc sử dụng trái cây hỏng. Ngoài ra, trái cây tươi sống có hương vị tốt hơn và có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau.

Những lợi ích của việc ăn trái cây tươi sống

loi ich khi an trai cay tuoi

Trái cây tươi sống có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.

Trên đây là những cách chọn trái cây ngon giúp bạn không chọn nhầm trái cây có hóa chất, trái cây bị hỏng nữa. Ngoài ra còn rất nhiều mẹo hay ho khác mà Foodmap.asia muốn chia sẻ đến bạn, hãy cùng đón chờ nhiều bài viết sắp tới của chúng tôi nhé.