Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng

Trên Đường Băng

Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi.
————————————————————
Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần

tren duong bang

1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng như xe buýt. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn cả. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh, sống thọ. Nếu chọn đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Hãy ngồi trên xe buýt và suy nghĩ về mọi thứ mình muốn. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Anh Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, tức mày bị hoang tưởng, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ anh Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp anh Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ.

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng cho mình mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để bạn về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về nước làm ăn.

Trong tay mình nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy…làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

Số phận em, số phận cá lòng tong,
thôi thì em cứ nhao lên mặt nước.
Mấy chuyện linh tinh em phải rành mới được
Tò mò bữa ni ca sĩ X ăn gì
Cầu thủ A đi xế hộp hiệu chi
Đại gia nào, diễn viên B đang cặp?

Trên FB em, những thông tin dồn dập.
“Hum nai em buồn nhẹ mí bạn ơi
Hum nai lòng em lại chơi vơi
Làm sao đây để thoát nghèo, mí bạn?”

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
……
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh
.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap lọt Top 12 Chương Trình Wise Women Innovation Challenge 2018

Với mục tiêu truyền cảm hứng, hỗ trợ và thúc đẩy các founder nữ khởi nghiệp và tăng trưởng thành công, WISE Women Accelerator là chương trình tăng tốc khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam dành riêng cho phụ nữ được Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (gọi tắt là WISE) tổ chức hàng năm.

Với chủ đề “Startup nữ trong lĩnh vực công nghệ”, WISE Women Accelerator đã chọn ra Top 12 start-up tiềm năng và sáng tạo nhất từ số lượng lớn hồ sơ tham dự từ khắp cả nước, trong đó có FOODMAP. 12 đội xuất sắc nhất đã được tiếp nhận vào chương trình hỗ trợ chuyên sâu diễn ra từ tháng 7 tới tháng 10 với các hoạt động huấn luyện và được kết nối tới các chuyên gia, các cố vấn khởi nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, giúp các họ cải thiện và tinh chỉnh mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược tăng trưởng, và gọi vốn hiệu quả.

“Tôi thực sự ngưỡng mộ các cô gái vì sự dấn thân, quả cảm, mạnh mẽ và những gì các bạn đã làm được để làm cuộc sống này tốt đẹp hơn” – chia sẻ tâm huyết từ chị Từ Thu Hiền, WISE CEO sau đêm diễn ra Demo Day – WISE Accelerator 2018

Vào tháng 10 năm 2018 – FOODMAP cùng 11 gương mặt khởi nghiệp nữ xuất sắc nhất Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp Sáng tạo dành cho Phụ nữ (WISE Women Accelerator 2018) chính thức bước vào vòng chung kết, thuyết trình về doanh nghiệp/ dự án của mình trước Ban Giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để giành giải thưởng chung cuộc trị giá 10.000 đô la Mỹ.

WISE Women Accelerator 2019 được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Khởi nghiệp của chính phủ Thụy Sỹ (SwissEP) và Không gian Khởi nghiệp Sáng tạo (SIHUB). Chương trình nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ các đối tác của WISE, những tổ chức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh trong nước và quốc tế.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Ba năm làm Giám đốc tại Cầu Đất Farm, lăn lộn cùng với ruộng đồng, với nông dân cộng thêm những nền tảng về tự động hóa học được từ trường Bách Khoa, Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, đang từng bước góp phần đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử.

Mới đây trong một hội thảo, bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki, chia sẻ người trong ngành vẫn kháo nhau rằng đưa nông sản lên sàn là phạm trù cao nhất của thương mại điện tử. Trong bối cảnh đó, có một chàng trai sinh năm 1989, người Huế, đang miệt mài theo đuổi giấc mơ đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử và đã có những bước đi đáng khích lệ ở tuổi 29.

Phạm Ngọc Anh Tùng học chuyên ngành điện tử – tự động hóa tại Đại học Bách Khoa TPHCM. Năm học thứ 3, anh quyết định rời trường để theo đuổi đam mê trong lĩnh vực ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp cho các tập đoàn.

Cái duyên với nông nghiệp đã đưa anh đến với vai trò Giám đốc Cầu Đất Farm Đà Lạt trong 3 năm. “Ba năm học tập và trưởng thành trong môi trường thuần nông nghiệp, có cơ hội làm và tìm hiểu dưới góc nhìn vừa là nhà quản lí, vừa trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu đã cho tôi kinh nghiệm về đâu đó ngành và từ đó yêu, gắn bó luôn với nông nghiệp. 3 năm trải nghiệm ấy là cơ hội quý giá mà không phải người trẻ nào ở tuổi 25 đều có thể có được”, anh Phạm Tùng chia sẻ với Trí Thức Trẻ.

Cựu giám đốc thăm vườn

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 1.
Rời Cầu Đất Farm, anh Phạm Tùng có hơn một năm đi tới nhiều quốc gia trên thế giới, tham quan các mô hình nông nghiệp, lang thang ở các siêu thị lớn. Anh tới nhiều nơi nhưng hầu như không thấy bóng dáng thực phẩm, nông sản của Việt Nam.

Những suy nghĩ, trăn trở, cộng với “máu” tự động hóa sẵn, những trải nghiệm của bản thân trong nông nghiệp và tiềm năng của ngành đã thúc đẩy anh Phạm Tùng thành lập ra FoodMap cách đây 17 tháng.

FoodMap hiểu đơn giản là sàn bán nông sản, đặc sản, rau quả tươi và ra đời trong bối cảnh câu chuyện đưa lên trái cây, rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử vẫn còn mới, còn nhiều điều phải làm tại Việt Nam. FoodMap là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người sản xuất là nhà máy, người nông dân và cơ sở sản xuất nhỏ. Người tiêu dùng là hộ gia đình, các doanh nghiệp, siêu thị…. Mong muốn của nhà sáng lập là cắt bớt các khâu trung gian và xây dựng một sàn nông sản đáng tin cậy cho người tiêu dùng với những thông tin minh bạch, rõ ràng.

Theo suy nghĩ của nhà sáng lập FoodMap 29 tuổi, bài toán khó nhất của trong nông nghiệp Việt Nam không phải quy trình sản xuất, không phải là phân phối hay dư lượng chất bảo vệ thực vật trong nông sản… mà nằm trong 2 “key words” tối quan trọng.

Đầu ra – Nếu không giải quyết được thì mối quan hệ với nông dân chỉ là lâu đài trên cát

“Bài toán lớn nhất trong nông nghiệp không phải quy trình, không phải phân thuốc mà liên quan đến đầu ra. Nghĩa là phải bán được hàng cho nông dân, có đầu ra cho sản phẩm của họ. Nếu không giải quyết được đầu ra, mối quan hệ với người nông dân chỉ giống như lâu đài trên cát”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Cựu giám đốc Cầu Đất Farm
Cựu giám đốc Cầu Đất Farm

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 2.
Anh Tùng giải thích rằng, nông dân rất cần đầu ra với giá cả hợp lý. Họ không cần cao lắm nhưng phải có đầu ra ổn định.

Khi đã bán được hàng cho nông dân thì với “sức mạnh” của người mua, người mua có thể quay lại để đàm phán với nông dân về quy trình, chất lượng sản phẩm…. Do đó, phải bán được hàng cho nông dân thì mới giải quyết được các câu chuyện khác như an toàn sản phẩm, thu hoạch, bảo quản….

Nông nghiệp Việt Nam vốn nhỏ lẻ, manh mún nhưng lại sở hữu thời tiết phong phú, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trái. Theo anh Phan Tùng, chỉ cần cơ giới hóa, chưa nói đến hiện đại hóa, và giải quyết được bài toán về đầu ra thì nông nghiệp Việt Nam sẽ đi rất xa.

Nông sản khác với công nghệ vì có đặc sản, vùng này có mà vùng khác không thể có được. Anh Tùng ví dụ, công nghệ có thể áp dụng ở quốc gia này, quốc gia kia nhưng nói mang trái vải của Việt Nam đi trồng ở Nhật hay Mỹ thì khó thành. Do đó, nông nghiệp có tính độc đáo và đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam qua các sản phẩm độc đáo của Việt Nam.

Trở thành cánh tay nối dài của nông dân, đưa nông sản lên sàn Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Anh Tùng Phạm cho biết, FoodMap hiện nay đang làm việc với 2 nhà cung cấp. Thứ nhất là cá nhà cung cấp có tên tuổi sẵn, có thương hiệu sẵn. Thứ hai, là các nhà sản xuất không có tên tuổi, ví dụ như nông dân. Với các sản phẩm chưa có tên tuổi nhưng chất lượng tốt, FoodMap sẽ làm thương hiệu riêng như Nông sản Tốt lành để bán cho các đại lý, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…

Mới đây, FoodMap trở thành cánh tay nối dài với nông dân, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki. Cụ thể, FoodMap sẽ hỗ trợ những sản phẩm của các nông hộ chưa có nguồn lực, chưa có kinh nghiệm làm việc với các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki.

Anh Phạm Tùng tiết lộ, hiện FoodMap đang làm việc với vài chục doanh nghiệp để tiếp tục đưa nông sản lên sàn và doanh số tăng nhanh. Tuy nhiên, “FoodMap vẫn còn đang thận trọng” vì sàn nông sản vẫn còn là câu chuyện mới ở Việt Nam. FoodMap cũng đang xúc tiến để đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon để thế giới biết đến Việt Nam qua các đặc sản của đất nước hình chữ S.

“Tôi từng nói chuyện với rất nhiều người bạn nước ngoài, nếu chưa đến Việt Nam, họ không có một chút ấn tượng nào về nông sản Việt”, anh Phạm Tùng chia sẻ và hy vọng sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, bởi ngày càng có nhiều người trẻ áp dụng công nghệ để giải bài toán về nông sản.

FoodMap hiện đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân tại Đà Lạt, miền Tây… đồng hành cùng họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Với nông dân, FoodMap cũng có những tiêu chí rõ ràng như sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận uy tín hoặc với các nông hộ nhỏ FoodMap sẽ xem xét các điều kiện. Bên cạnh đó, FoodMap cũng có đội ngũ đánh giá độc lập. Và tiêu chí cuối cùng nhưng rất quan trọng là sản phẩm nhận được phản hồi tích cực của khách hàng.

Nhà sáng lập FoodMap có sự tin tưởng lạc quan vào việc xuất khẩu nông sản có thương hiệu Việt trong tương lai và anh tin điều trên có cơ sở.

“Tôi tin 4 yếu tố này sẽ đưa nông sản Việt đi xa”

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều sản phẩm thô. Và trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm có thương hiệu, có giá trị hơn. “Thương mại điện tử đang thuận tiện hơn. Nhiều người trẻ có kiến thức về công nghệ thông tin đang tham gia vào nông nghiệp hơn. Nông sản Việt đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng người ta không biết đó là sản phẩm từ Việt Nam. Và điều này sẽ dần thay đổi”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Nhà sáng lập FoodMap tin rằng nông sản Việt sẽ đi xa hơn vì 4 yếu tố sau:

Thứ nhất, việc truy xuất nguồn gốc đang được thực hiện và làm được tốt điều này, giá trị nông sản sẽ tăng lên.

Thứ hai, thị trường nội địa cho nông sản sẽ đi lên vì rõ ràng, người Việt đang nhận thấy những sản phẩm nông nghiệp trong nước rất tốt và muốn mua đồ trong nước.

Thứ ba, chính sách dành cho nông nghiệp sẽ cởi mở hơn. Ngoài du lịch và IT thì nông nghiệp là ngành rất tiềm năng của Việt Nam.

Thứ tư, nguồn vốn dành cho nông nghiệp ngày càng nhiều, từ nguồn vốn trong nước đến FDI.

Những cá nhân, tập thể, với 2 yếu tố sau, theo anh Phạm Tùng, sẽ có thể giúp giải bài toán về nông sản. Đó là những người hiểu về thị trường, về mặt hàng, đặt hàng, phân phối… và điều này cần thời gian, sự trải nghiệm, cọ sát. Thứ hai là hiểu về thương mại điện tử, bán hàng online. “Rất nhiều người Việt giỏi công nghệ, giỏi thương mại điện tử”, anh Phạm Tùng nhận định.

Cùng đội ngũ cộng sự, hiện giờ 10 người chính và cộng tác viên, FoodMap đang dần góp phần đưa nông sản chất lượng Việt tới tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế qua sàn thương mại điện tử.

Cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia, 5 năm một lần tại châu Á và đoạt giải Most Impactful Innovation/Sáng tạo có ảnh hưởng nhất. Tiếp xúc với hàng 500 startup đến từ các quốc gia khác, đồng nghĩa với việc startup 17 tháng tuổi này sẽ học hỏi được nhiều điều và đang tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nữa để đưa nông sản Việt đi xa.

Thế Trần

Theo Trí thức trẻ

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap làm việc với bà con nông dân và hợp tác xã Kiên Giang xúc tiến lên sàn TMĐT

Trong ngày 25-26 tháng 7 vừa qua, FoodMap Team đã có buổi làm việc và chia sẻ với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Kiên Giang về mô hình thương mại điện từ cho nông sản Kiên Giang.

gap-go-nguoi-nong-dan

 

Buổi gặp gỡ hết sức thân mật và chân tình. Các cô bác bà con rất nhiệt tình và đã trải lòng rất nhiều về những khó khăn và tình trạng căng thằng đầu ra của nông sản cũng như những nguyện vọng của mình.

Foodmap đã lắng nghe chân thành và đã lựa chọn ra một vài hộ dân và hợp tác xã đầu tiên cùng phối hợp để đưa nông sản lên sàn FoodMap.asia và các sàn TMĐT khác.

Sẽ rất sớm thôi những sản vật tươi ngon của vùng đất Kiên Giang đầy tiềm năng này sẽ theo những dấu chân các thành viên của FoodMap đến với đông đảo những người tiêu dùng khắp cả nước.

hanh-trinh-foodmap

Hẹn gặp lại bà con trong tháng 9 tới nhé ! Và đây cũng là hành trình mới của FoodMap làm việc với các hợp tác xã trên khắp cả nước !

Hy vọng FoodMap sẽ làm cánh tay nối dài cho nông sản Việt vươn xa !

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap đón xu hướng đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử và từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là những gì đội ngũ trẻ yêu nông nghiệp tại FoodMap đang nỗ lực thực hiện.

Do nhu cầu về thực phẩm tươi tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada và Tiki đã phối hợp với các đối tác đầu tiên ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

Phát biểu tại buổi tọa đàm Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19 hồi giữa tháng 5, phó tổng giám đốc quản lý sàn giao dịch thương mại Tiki Vũ Thị Nhật Linh cho biết Tiki đang thử nghiệm và “học” cách đưa nông sản, thực phẩm tươi sống lên sàn. “Những người làm trong ngành thương mại điện tử thường nói với nhau rằng nông sản là phạm trù cao nhất của thương mại điện tử,” bà Linh nói.

Hoạt động từ cuối 2018 đến nay và quy mô cũng chưa lớn, nhưng FoodMap – một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến – đã được cả Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

Website thương mại điện tử FoodMap chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện FoodMap xây dựng ba thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng).

Nhắm đến mục tiêu dùng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Việt, FoodMap đặt vấn đề truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc lên sàn cho mọi nhà sản xuất hoặc nông dân, đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Hồi tháng 9.2019, FoodMap được tổ chức Ricebowl (Malaysia) bầu chọn là startup tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực agri-tech (nông nghiệp công nghệ). Năm 2020 này họ đại diện Việt Nam tham gia vòng bình chọn ở khu vực Đông Nam Á.

Cũng trong tháng 9 năm ngoái, FoodMap đã vượt qua gần 600 đội từ các quốc gia khác để giành giải Sáng kiến có tác động lớn nhất (Most Impactful Innovation) tại vòng chung kết Asia Innovates 2019 do viện hàn lâm Kỹ thuật hoàng gia Anh và quỹ Newton tổ chức. Giải thưởng dành cho các startup, tập thể nhà nghiên cứu, viện khoa học có những phát minh, những giải pháp đột phá trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội.

Trao đổi với Forbes Việt Nam, nhà sáng lập FoodMap Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết trong năm qua, đội ngũ nhân sự gần chục người của công ty tập trung giải bài toán “con gà – quả trứng”: sàn giao dịch muốn có nhiều người dùng thì phải có nhiều sản phẩm và ngược lại. Tùng không xa lạ với giới khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ khi từng là giám đốc nông trại Cầu Đất Farm (Đà Lạt, Lâm Đồng) và hơn năm năm hoạt động trong lĩnh vực này.

 

di-cho-online

Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết đội ngũ FoodMap trực tiếp đến các hộ nông dân và nhà sản xuất để kể “các câu chuyện tử tế trong nông nghiệp”

Cách thông thường khi mạnh về tài chính là đắp tiền vào, tăng khuyến mãi để thu hút người dùng và trợ giá cho nhà sản xuất nhưng với FoodMap, đội của Tùng chọn cách “chạy chiến dịch” trong một khoảng thời gian nhất định cho những loại nông sản vùng miền nổi bật như mật ong tươi, dầu đậu phộng, đường thốt nốt, hồng treo gió… thông qua xây dựng câu chuyện liên quan đến quá trình làm ra sản phẩm, đầu tư kỹ lưỡng về mặt nội dung, hình ảnh, video…

Trung bình thực hiện 1-2 chiến dịch mỗi tháng, đến khoảng 15 chiến dịch thì FoodMap có được kha khá tệp khách hàng lẫn nhà sản xuất nhờ đủ độ hấp dẫn để thu hút người mua và thuyết phục được người bán là các nông dân hoặc nhà sản xuất. Đến nay công ty hợp tác với hơn 100 nông dân hoặc nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm từ hơn 20 tỉnh thành cho hơn 5.000 người dùng cuối và nhà bán lẻ.

Để giải quyết bài toán khó trong chuỗi cung ứng nông nghiệp nằm ở khâu hậu thu hoạch, giảm thiểu hàng dư hàng tồn, công ty chọn cách vận hành theo mô hình đặt hàng trước (pre-order), chiếm khoảng 30-35% sản phẩm bán ra, đồng thời cung cấp cho cả khách hàng B2B (70%) lẫn B2C (30%).

Nói về nhu cầu mua thực phẩm tươi trên kênh thương mại điện tử gia tăng tại Việt Nam gần đây, Tùng cho rằng một phần đến từ việc giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng cho thấy thị trường đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên cho sự phát triển của mảng kinh doanh thực phẩm tươi trên kênh trực tuyến.

“Các nhà đầu tư và quỹ tại khu vực Đông Nam Á đang quan tâm đến lĩnh vực này. Đặc biệt thị trường Indonesia đang cực kỳ sôi động, nhiều startup đã gọi vốn vòng series A hàng chục triệu đô. Có nhiều điểm tương đồng với Indonesia, thị trường Việt Nam thường có độ trễ khoảng ba năm,” theo quan sát của nhà sáng lập FoodMap.

Viện dẫn thực tế các startup mảng này ở Việt Nam mới hoạt động khoảng 1-2 trở lại đây và đều còn ở giai đoạn đầu đầu tư, Phạm Ngọc Anh Tùng cho rằng nếu startup Việt không “chạy nhanh”, nhiều khả năng vài năm nữa các công ty lớn tại các nước đi trước sau khi gọi vốn thêm vòng mới sẽ tiến vào thị trường mua lại các công ty Việt hoặc đầu tư riêng bằng tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế về kinh nghiệm vận hành.

Tùng cho biết FoodMap đang làm việc với một số quỹ đầu tư để gọi vốn vòng đầu tiên trong kế hoạch mở rộng quy mô. Đồng thời giải quyết các hạn chế hiện tại về nền tảng công nghệ, quy mô kho hàng và khâu vận hành.

“Dù có niềm tin vào việc xây dựng một sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt nhưng để thành công sẽ phải trải qua nhiều thử thách phía trước. Chúng tôi không đặt cược tất cả vào đó,” Tùng chia sẻ và bày tỏ tham vọng về mô hình sao biển của FoodMap: “Mỗi thương hiệu nông sản do FoodMap sở hữu là một dự án hoàn chỉnh để phát triển riêng, phục vụ tham vọng xuất khẩu nông sản Việt với giá trị cao hơn”.

Nguồn: Forbes Việt Nam

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Thông báo chính sách vận chuyển FoodMap

1. THÔNG BÁO VỀ CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN KỂ TỪ 26/08/2020

Nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, FoodMap trân trọng thông báo về việc mức hỗ trợ phí vận chuyển cho khách hàng như sau.

Cụ thể, từ ngày 26/08/2020, quý khách hàng tại thành phố TP.HCM sẽ được ưu đãi FREESHIP đối với hóa đơn từ 500K trở lên (khu vực nội thành) và từ 700K trở lên (khu vực ngoại thành).

Trong đó:

– Nội thành: Quận 1, 2, 3, 4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

– Ngoại thành: Quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi.

Ngoài ra, đối với các khách hàng thuộc các tỉnh thành khác, chính sách vận chuyển của FoodMap cho đơn hàng dưới 1.000.000 đồng (1 triệu đồng) là 45K và FREESHIP cho đơn hàng trên 1.000.000 đồng (1 triệu đồng).

* Đối với những khách sỉ/đại lý vui lòng liên hệ hotline 028.7770.2614 để được tư vấn thêm!

2. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN

a, FoodMap tính phí vận chuyển như thế nào?

Nhằm mang đến sự lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng, các đơn hàng tại FoodMap sẽ được tính một loại phí vận chuyển duy nhất theo:

Khoảng cách địa lý giữa địa chỉ nhận hàng và kho của FoodMap.
Chính sách hỗ trợ phí vận chuyển: Tùy vào chính sách hỗ trợ riêng tùy vào từng thời điểm, chương trình khuyến mãi,… của FoodMap và sẽ được thông báo trên Fanpage của FoodMap nếu có.

b. Làm sao để tôi biết phí vận chuyển của đơn hàng là bao nhiêu?

Sau khi quý khách hoàn tất giỏ hàng, đến bước “Thanh toán”, hệ thống sẽ hiển thị thông tin giao hàng để quý khách kiểm tra lại.

Xem kĩ các chi phí cũng như thông tin mua hàng

Sau đó, quý khách bấm vào “Tiếp tục đến phương thức thanh toán”, hệ thống sẽ hiển thị phí vận chuyển và phương thức thanh toán cho quý khách lựa chọn.

chọn hình thức thanh toán và chốt đơn hàng của bạn

c. Với các đơn hàng có trọng lượng lớn thì ngoài phí vận chuyển, tôi còn bị tính phụ phí hàng cồng kềnh không?

Sẽ chỉ có một phí được thể hiện là phí vận chuyển. Nếu có thêm chi phí phát sinh bộ phận Chăm sóc khách hàng của FoodMap sẽ liên hệ để thông báo cho quý khách trước khi tiến hành giao hàng.

d. Tổng giá trị đơn hàng đã bao gồm phí vận chuyển chưa?

Tổng giá trị đơn hàng được xác nhận sau khi đặt hàng thành công đã bao gồm giá sản phẩm và phí vận chuyển (nếu có).

e. Tôi muốn thêm/bớt sản phẩm, thay đổi địa chỉ giao hàng?

Vẫn được. Khi khách hàng có mong muốn thêm/bớt sản phẩm hay thay đổi địa chỉ giao hàng vui lòng liên hệ cho Bộ phận Chăm sóc Khách hàng của FoodMap qua fanpage FoodMap hoặc gọi hotline 028.7770.2614 để được hỗ trợ.

f. FoodMap có liên hệ trước khi giao hàng không?

Bộ phận giao hàng của FoodMap sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng trước khi giao hàng

Trong trường hợp nỗ lực giao hàng trong ngày chưa thành công, FoodMap sẽ gởi thông báo đến quý khách và hẹn thời gian giao hàng tiếp theo.

g. Tôi có thể yêu cầu giao theo thời gian cụ thể, giao vào chủ nhật hoặc trên lầu/phòng chung cư không?

FoodMap giao hàng trong giờ hành chính: từ 9h sáng đến 17h30 chiều và trong các ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Do nhân viên vận chuyển giao hàng theo tuyến nên rất tiếc FoodMap chưa thể hỗ trợ thời gian giao hàng cụ thể hoặc giao trên tận phòng/lầu theo yêu cầu. Sau khi đặt hàng thành công, FoodMap sẽ thông báo thời gian giao hàng dự kiến cho đơn hàng, quý khách vui lòng sắp xếp thời gian và giữ liên lạc để nhận hàng trong thời gian FoodMap đã hẹn.

Trong trường hợp nhân viên vận chuyển liên hệ vào thời gian chưa phù hợp, quý khách có thể giữ liên lạc qua điện thoại và hẹn lại thời gian giao hàng khác, nhân viên vận chuyển sẽ cố gắng hỗ trợ trong mức có thể.

———-

Nếu quý khách có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ cho FoodMap qua fanpage FoodMap hoặc gọi hotline 028.7770.2614 để được giải đáp và tư vấn thêm ạ!

 

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Chúng tôi muốn kể những câu chuyện tử tế trong nông nghiệp

 

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen1

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 1

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen2

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 2

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen3

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 3

Chỉ bằng những cái chạm, các hình ảnh, video về quá trình sản xuất của trái hồng treo gió Đà Lạt, hũ đường thốt nốt vàng óng ở An Giang hay búp trà Ô long xanh ngắt ở Mộc Châu sẽ hiện ra, đưa chúng ta đến những trải nghiệm mới lạ. Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ, tự thân những thực phẩm, đặc sản ấy đã có sẵn những câu chuyện thú vị, anh chỉ là người kết nối chúng lại gần nhau hơn.

pham-ngoc-anh-tung-cau-chuyen4

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 4

Trước đây, Tùng đã tiếp xúc với với nông nghiệp nhưng dưới góc nhìn của một người làm về tự động hóa. Sinh năm 1989, Tùng đã ‘ẵm’ rất nhiều giải thưởng lớn về chế tạo rô bốt và sớm sở hữu một startup công nghệ. Nhưng ‘chàng trai từ trên trời rơi xuống này’ lại chọn vùng Cầu Đất, Đà Lạt để chắp cánh cho ước mơ công nghệ của mình. Ba năm làm Giám đốc nông trại Cầu đất Farm, Tùng học tập và trưởng thành trong môi trường thuần nông nghiệp, anh có cơ hội tìm hiểu nông nghiệp cả ở góc nhìn của nhà quản lí, lẫn người trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu. Tùng phải lòng nông nghiệp lúc nào không hay.

Tình yêu nông nghiệp của Tùng đặt vào Foodmap – sàn điện tử nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, điều đặc biệt là mỗi sản phẩm ở đây phải được thi tuyển, có đủ “phẩm chất” mới được xuất hiện. Theo Tùng, những đặc sản mà chúng ta luôn nghĩ là sạch và đảm bảo an toàn là những nhận định cảm tính.

khao-sat-mat-ong-rung-hoa-tram

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 5

Ví dụ như mật ong mà Foodmap đã khảo sát loại mật ong tươi Hoa Tràm ở khu vực Thuận Bình, Thạnh Hóa, Long An. Đây là khu vực rừng tràm phòng hộ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng được bao bọc bởi hàng ngàn héc ta rừng tràm xung quanh nên trang trại nằm hoàn toàn cách ly. Phạm vi di chuyển của một chú ong trung bình trong bán kính khoảng 2-3km, người nuôi ong sẽ kiểm soát được quỹ đạo bay của chúng nên đảm bảo ong chỉ lấy mật từ hoa tràm (được chăm sóc hoàn toàn tự nhiên), hoàn toàn không dính thuốc bảo vệ thực vật từ các loại hoa màu canh tác khác. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn phải được đem đi kiểm tra, phải đạt tiêu chuẩn của trung tâm kiểm nghiệm và giám định thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

dac-san-ngon-lanh

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 6

Tùng tâm sự: “Đằng sau một sản phẩm chất lượng đều mang trong mình một câu chuyện ý nghĩa từ lịch sử cũng như vùng đất đã hình thành và nuôi lớn những đặc sản ngon sản ngon lành đó cho đến người làm ra. Đây là nguồn cảm hứng khiến FoodMap tin tưởng rằng sẽ được người tiêu dùng quan tâm cũng như trân trọng. Mô hình FoodMap là “From farm to table: two sides – one chain – one platform” (đưa đặc sản từ vườn tới thẳng bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng đều có lợi nhất). Thông qua nền tảng này, sợi dây kết nối giữa hai đầu sản xuất và tiêu dùng được thắt chặt gần nhau hơn”.

mo-hinh-canh-tac-cam-huu-co

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 7

Tùng đã xác định ngay từ khi bắt đầu là phải tìm đúng cách để giúp đỡ người nông dân. Phải đồng hành, cùng làm để họ thấy, họ cảm nhận rồi sẽ thay đổi. Trước khi làm FoodMap, bản thân Tùng đã đi hơn 14 nước để tìm hiểu, học hỏi, cũng như quan sát nông nghiệp của họ. “Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở tư duy của người làm nông nghiệp, rộng hơn tư duy là các thành phần có liên quan đến nền nông nghiệp. Thực lòng, chúng ta đang có cái nhìn rất ngắn hạn”, Tùng nói.

nong-san-sach-vai-thieu

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 8

Trong nông nghiệp, muốn làm gì thì cũng phải giải quyết được bài toán đầu ra cho người nông dân. Lúc ấy, mọi thứ khác sẽ trở nên dễ dàng tiếp cận và giải quyết hơn. Quan điểm của các thành viên FoodMap là không có Giải cứu nông sản. FoodMap và nhà sản xuất, người nông dân cùng mang lại những giá trị cho nhau và cùng nhau xây dựng những câu chuyện thật, sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng.

Tùng chia sẻ: “Mỗi chiến dịch được khởi động từ FoodMap là một câu chuyện thực tế, ý nghĩa giúp người tiêu dùng hiểu hơn về người nông dân, hiểu hơn sản phẩm họ sử dụng. Người tiêu dùng luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Thế nên không có lí do gì mà nhà sản xuất chất lượng lại không bán được hàng. Vấn đề ở đây là cần một giải quyết bằng một phương pháp mới, linh hoạt và sáng tạo hơn. FoodMap được sinh ra với một mô hình mới áp dụng công nghệ để giải quyết nhu cầu đó”.

tham-vuon-cam-sanh

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 9

FoodMap có bốn tiêu chí khi đánh giá một nhà sản xuất. Đó là sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc; phải có giấy chứng nhận uy tín, điều này bắt buộc với các nhà sản xuất là doanh nghiệp, với người nông dân có thể tùy trường hợp đánh giá để xác nhận đủ điều kiện hay không; đội ngũ FoodMap quan sát và đánh giá độc lập thông qua làm việc trực tiếp với Nhà sản xuất và cuối cùng là sản phẩm có phản hồi tốt từ khách hàng, người tiêu dùng uy tín.

Tùng cho biết, để có thể đồng hành với nông dân là cả một quá trình khó khăn. Bởi theo tư duy cũ, họ không quan tâm nhiều đến những phương pháp sản xuất nông nghiệp tiến bộ mà chỉ quan tâm nông sản bán được bao nhiêu, giá thế nào. Họ không nghĩ xa, ngại thay đổi, nên Foodmap phải thuyết phục họ bằng thực tế. Tùng tâm sự, đã có lúc các thành viên quyết định mua nông sản của người nông dân với giá cao hơn, thay họ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng độc lập. Phải làm phải 5-6 lần như vậy ổn định, để người nông dân thấy hiệu quả thì họ mới bắt đầu tin và nghe mình hướng dẫn.

nong-san-sach

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 10

Niềm vui đến với những thành viên của Foodmap thật đơn giản như khi nhận được lời mời đi ăn Tân Gia từ chú Tuấn – một hộ nông dân làm đường Thốt Nốt ở An Giang. Chú đùa: “Nhờ Foodmap năm qua chú làm được cái móng nhà nè”.

cam-kien-vang

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 11

Ở thời điểm hiện tại, niềm tin của người tiêu dùng về thực phẩm ăn uống đang rất thấp. Trong suốt những năm làm nông nghiệp, câu hỏi Tùng nhận được nhiều nhất từ gia đình, bạn bè là mua cái này có tốt không, thương hiệu nào uy tín, liệu có an toàn không và mua ở đâu đáng tin cậy.

foodmap-ghe-tham-vuon-bo-034

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 12

Đội ngũ của Foodmap đều là những người trẻ yêu nông nghiệp, có niềm say mê đặc biệt với đặc sản và am hiểu văn hoá mỗi vùng miền. Vì thế, mùa mận họ lên Mộc Châu, mùa hồng trứng lên Đà Lạt hay cùng người nông dân Lý Sơn thu hoạch hành tháng 9 mỗi năm.

“Cách truyền thông của Foodmap là trao gửi những giá trị thật. Tôi muốn mọi người hiểu nhau hơn, cảm thông cho nhau hơn và cùng nhau lan tỏa những câu chuyện tử tế trong nông nghiệp. Đội ngũ Foodmap có niềm tin rằng công nghệ sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai”.

foodmap-tham-hong-treo-gio-da-lat

 

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 13

Đây là hướng tiếp cận mới, giải pháp mới trong việc phân phối nông sản thông qua công nghệ và cũng như trong việc xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng thông qua những sản phẩm thực sự chất lượng với những câu chuyện, những con người làm thật, tâm huyết với nông nghiệp.

Lợi thế lớn nhất trong giai đoạn này của FoodMap là mô hình tinh gọn, khác biệt ở Việt Nam. FoodMap được bầu chọn là startup về Agritech của Việt Nam 2019 (do tổ chức Rice Bowl Startup Awards của Malaysia trao tặng). Đồng thời, trong tháng 10/2019 vừa qua, FoodMap cũng đã vượt qua hàng trăm đội ở Châu Á để chiến thắng giải Most Impactful Innovation do Viện Hàn Lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và quỹ Newton trao tặng.

nha-sang-lap-san-thuong-mai-dien-tu-foodmap

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 14

Tùng chia sẻ, “Bài toán con gà quả trứng tùy mỗi mô hình, ngành kinh doanh và nguồn lực của từng thời điểm để có các chọn lựa giải quyết khác nhau. Nhưng sự tăng trưởng của công ty phải đi kèm với sự phát triển bền vững đặc biệt là dòng tiền, điều này là sống còn với một startup tự thân vận động và chưa nhận vốn từ quỹ đầu tư như FoodMap. FoodMap có một mô hình linh động vừa giải quyết được các vấn để ngắn hạn bởi nguồn lực nhỏ nhưng vẫn bám sát được mục tiêu lâu dài đặt ra bởi đội ngũ sáng lập. Khi cần vẫn có thể làm theo lối du kích như những bậc tiền bối đã từng làm”.

“Đặc sản Ngon lành” là kim chỉ nam mà những người trẻ của Foodmap mang theo đi trên đất đỏ cao nguyên, đất bùn đồng bằng hay miền hải đảo xa xôi trong suốt hơn 2 năm qua. Đó là hành trình của những người trẻ với giấc mơ muốn đưa những đặc sản khắp nơi đến tay những ai yêu nông sản sạch, những người trân quý công sức và giọt mồ hôi của người nông dân đã làm ra sản phẩm.

nha-sang-lap-san-TMDT-foodmap

Tùng UFO: ‘Tôi muốn kể câu chuyện tử tế trong nông nghiệp’ – 15

“Chúng tôi không có tham vọng giải quyết hết các vấn đề đang tồn tại trong nền nông nghiệp, các thành viên đang miệt mài từng ngày để giải quyết tốt từng việc nhỏ từng chút một, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”, Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ.

Hồng Phúc

Chuyên mục
Đặc sản ngon Đặc sản Việt RÌ VIU

Khám phá câu chuyện về dầu đậu phộng Quảng Nam

DẦU ĐẬU PHỘNG TRUYỀN THỐNG QUẢNG NAM – 100% NGUYÊN CHẤT

dau-dau-phong Dau-dau-phong-tot Dau-dau-phong-tot-cho-suc-khoe Tot-cho-suc-khoe nhung-chai-dau-dau-phong dinh-duong-tu-dau-dau-phong tai-sao-la-dau-dau-phong-? tac-dung-dau-dau-phong-la-gi ban-co-dang-dung-dau-dau-phong-khong san-pham-tu-me-thien-nhien dau-dau-phong-nen-duoc-su-dung-nhu-the-nao-? Cong-dung-bat-ngo-cua-dau-dau-phong tre-em-co-nen-su-dung-dau-dau-phong Dau-dau-phong-nen-mua-o-noi-quy-tinh

Chuyên mục
NHỮNG BƯỚC CHÂN XANH

Hành trình số 2: FoodMap sát cánh cùng trẻ em vùng Nam Trà My, Quảng Nam

CHƯƠNG TRÌNH NHỮNG BƯỚC CHÂN XANH

 

nhung buoc chan xanh

 

 

nhung dua tre vung cao

Chuyên mục
NHỮNG CHUYẾN ĐI

Nhật kí chuyến thăm vườn sầu riêng Năm Hưng tại Đồng Phú, Bình Phước ngày 12-13/03/2019

Đồng hồ vừa điểm 3:00 p.m, anh em chúng tôi lập tức leo lên xe máy và thẳng tiến về Bình Phước. Hơn nửa tiếng đồng hồ len lỏi trong biển xe cộ trên con đường Điện Biên Phủ (TP. Hồ Chí Minh) dưới cái nắng như thiêu đốt da thịt, anh em chúng tôi cũng đã ra được đến đường Quốc lộ. Trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ chỉ còn là nắng, gió và những con đường dài tít tắp. “Nhanh thôi! Không thì về đến nơi chắc đêm luôn quá!” anh em tụi tôi hối nhau.

2 anh em trên 1 chiếc xe2 anh em và chiếc xe

Đi được chừng hơn một tiếng, anh em tôi tắp vào một quán nước ven đường nghỉ ngơi, uống vài ly nước mía cho tỉnh táo để rồi tiếp tục chặng đường còn lại. Mới chạy được thêm một xíu thì chúng tôi như bị mùi hương của những vườn điều đang chín rộ bên đường níu chân lại. Cao hứng, anh em tôi liền tắt máy, bước xuống xe để làm vài phô hình, quay vài video nhỏ làm kỉ niệm. Những trái điều chín có màu sắc rất sặc sỡ, nào là điều vàng, nào là điều đỏ, thập thò sau những tán lá xanh ươm, làm cho khu vườn như biến thành một bức tranh nhiều màu sắc. Mùi hương của những trái điều rất đặc biệt, chỉ cần nhìn cái màu sắc ấy, ngửi cái mùi hương ấy thôi, là tôi đã chảy cả nước miếng rồi! Chắc nhiều bạn vẫn chưa biết là trái điều có thể ăn được nhỉ, vì xưa nay, thường thì người ta chỉ ăn hạt điều. Tuy nhiên, trái điều ăn cũng ngon lắm à ngen. Cắn một cái là nước quả điều như tràn đầy khoang miệng, bao lấy vị giác bằng một vị chan chát nhẹ, ngọt và rất thơm, tôi cũng không biết phải miêu tả như thế nào cho đầy đủ, chắc có lẽ chỉ khi tự các bạn thử, thì các bạn mới có thể cảm nhận được hương vị độc đáo này. Dừng chân như vậy là đủ, chúng tôi lại lên đường, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

NHững trái điều vàng
NHững trái điều vàng

Những trái điều vàng non trong vườn điều

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã đến được rìa của tỉnh Bình Phước. Bình Phước chào đón chúng tôi bằng một màu xanh non mơn mởn của những rừng cao su bạt ngàn đang thay lá, tạo ra một bầu không khí vô cùng mát mẻ và dễ chịu, một bầu không khí mà chắc ít người dân thành thị nào có thể cảm nhận được. Giờ đây, khoảnh khắc lựa chọn đã đến, một là chúng tôi sẽ đi theo con đường trải nhựa, tuy có xa hơn nhưng là đường đẹp, bằng phẳng và dễ đi; hai là đi đường rừng, khá vất vả nhưng rút ngắn được quãng đường, tiết kiệm được chút thời gian. Vì lúc đó cũng đã hơn 6 giờ tối, nên anh em chúng tôi quyết định liều một phen, chọn đi theo đường rừng! Xung quanh chúng tôi lúc ấy chỉ còn bóng tối và vô vàn những cây xanh to lớn của khu rừng nguyên sinh nơi đây. Cứ vậy bám theo con đường mòn đầy đất đỏ ấy, “ổ gà, ổ voi” như rải kín mặt đường, khúc thì cát trắng, khúc thì đá dăm, nghĩ mà tội cho chiếc xe máy! Còn anh em tôi thì chỉ nơm nớp lo sợ, run rẩy, không biết có cọp beo, chó sói, rắn rết hay “ai đó” trong rừng này bắt anh em chúng tôi đi mất, không còn tìm được đường ra nữa!

Nửa tiếng kinh hoàng trôi qua, cuối cùng chúng tôi cũng đã thoát ra khỏi khu rừng ấy, anh em tôi liền thở phào nhẹ nhõm, ấy vậy mà vẫn chưa tới được nhà chú Năm Hưng. Chạy thêm khoảng 15 phút nữa, khi đồng hồ tôi vừa kêu “tít tít” báo hiệu 7 giờ tối thì chúng tôi đã đến được hộ của chú Năm Hưng. Hên cho chúng tôi là cô chú vừa mới từ vườn về tới, không là chúng tôi đã phải đứng ngoài đường rồi! Cô Ánh (vợ chú Năm Hưng) thật chu đáo khi đã chuẩn bị sẵn phòng ngủ để anh em tôi có chỗ nghỉ ngơi, khiến tôi cảm kích vô cùng. Bữa cơm tối tuy đạm bạc nhưng rất vui và thú vị, bầu không khí ấm cúng cứ như thể một bữa cơm gia đình thực sự vậy. Ăn uống dọn dẹp xong, chúng tôi nghỉ ngơi một chút rồi đi tắm, từng gáo nước mát lạnh dội xuống như cuốn đi cái nóng nực khó chịu của cả một buổi chiều chạy xe mệt mỏi. Ôi, cảm giác tắm xong thật thoải mái. Tranh thủ chuẩn bị sẵn đạo cụ cho công việc của ngày mai rồi chúng tôi bắt đầu chìm vào giấc ngủ, lấy lại năng lượng sau một ngày dài ròng rã.

Nhà chú 5 Hưng
đến nhà chú 5 Hưng

Đã đến được nhà chú Năm Hưng

Sáng ngày 13/03/2019, sau khi đã ấm bụng nhờ những tô bún đầy ắp thịt mà cô Ánh đã dậy sớm để nấu, chuyến hành trình vào vườn sầu riêng của anh em tôi chính thức bắt đầu. Cũng là đường rừng, nhưng ngắn và dễ đi hơn đoạn đường tối qua vì đây chỉ là rừng cao su được con người trồng nên có hàng, có lối đàng hoàng. Sau vài phút, vườn sầu nhà chú Năm Hưng đã hiện ra trước mắt chúng tôi, tôi đã khá bất ngờ vì vườn sầu ở đây chỉ toàn những cây sầu thấp và nhỏ nhưng lại đeo trên mình khá nhiều trái sầu to và nặng. Chú Năm Hưng cho hay, những giống sầu riêng ngày xưa thì cây khá cao và năng suất thấp, hái cũng cực mà để rụng thì nguy hiểm, nên bây giờ bà con nông dân chuyển qua trồng giống mới, thấp hơn, năng suất cao hơn và hương vị cũng thơm ngon hơn. Vườn sầu riêng khá rộng, cũng khoảng 3 ha (hecta) với hơn 700 cây sầu riêng như thế. Tuy nhiên, do vườn sầu này chỉ mới 4 năm tuổi nên chỉ khoảng 400 cây cho trái được thôi. “Cây nó mới 4 năm à mà ra hoa nhiều quá, chú sợ cây nó đuối với khi nuôi nhiều quả thì sầu riêng sẽ không ngon nên chú cứ phải vặt bớt hoa đi” chú Năm Hưng nói. “Tính sơ sơ thì mỗi cây sẽ cho khoảng chục đến 15 trái, mỗi trái thành phẩm sẽ khoảng 3 đến 4 kg tuỳ giống” chú Hưng nói thêm. Lần đầu nhìn thấy vườn sầu riêng như này, tôi thực sự bị choáng ngợp, hàng trăm cây sầu riêng thật và hàng trăm trái sầu riêng thật đang ở ngay trước mắt tôi, thật là thú vị! Hệ thống tưới tiêu trong vườn cũng được chú đầu tư kỹ lưỡng, giúp tiết kiệm lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Có một điều mà tôi thấy tương đối lạ là các gốc cây đều dính một lớp bột trắng và cỏ xung quanh gốc cây thì chẳng được làm sạch như các vườn khác. Hỏi ra thì mới biết, “Mấy cái trắng trắng đó là vôi á, vôi bột quậy với nước rồi trét lên cho cây khỏi bị bệnh, khỏi nấm với khỏi bị mối (con mối) nó tấn công, còn vườn cô chú để cỏ là vì không sử dụng thuốc diệt cỏ, chỉ phát bằng tay theo đợt, như vậy thì nó không có hoá chất độc hại làm ô nhiễm môi trường và nông sản của mình, đồng thời khi mình không xài thuốc diệt cỏ thì trong đất sẽ có những con vi sinh vật và vi nấm có lợi nè, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho đất và cho cây, nên cô chú mới để vậy, chịu khó lâu lâu phát bằng tay là được rồi”, cô Ánh chia sẻ. Cô cũng nói thêm “Dù gì thì mình cũng là người tiếp xúc với nó hằng ngày, mà mình còn xài ba cái hoá chất diệt cỏ thì mình cũng đang hại chính mình, nên thôi, trước tiên là bảo vệ chính mình, sau là bảo vệ người dùng nên cực xíu cũng không sao”. Thế đấy, đấy mới là những người nông dân chân chất, phúc hậu và đức độ, luôn luôn mong muốn đem những nông sản ngon nhất, sạch nhất đến cho bà con người tiêu dùng, đó cũng chính là những tiêu chí cao nhất mà FoodMap luôn tìm kiếm ở những sản phẩm cũng như những người nông dân của mình.

vườn sầu riêng của chú
vườn sầu riêng của chú

Vườn sầu Năm Hưng

Những trái sầu riêng đang lớn dần

Những trái sầu riêng Ri6 đang lớn dần

Chú đảm bảo giống tốt

Chú Năm Hưng vặt bớt bông để đảm bảo cây nuôi trái được tốt

Dạo một vòng quanh vườn, anh em tôi cũng đã lấy được đầy đủ tư liệu nên tranh thủ nghỉ chân dưới bóng mát của những cây sầu một chút. Cô Chú cũng ngồi tâm sự vài ba câu chuyện nhà nông với anh em tôi tầm độ năm mười phút rồi phải đi tắt hệ thống tưới. Sau khi hoàn thành mọi việc, chúng tôi cùng quay về nhà để chuẩn bị cho bữa trưa. Mặc dù bận rộn, nhưng cô Ánh vẫn dành thời gian chuẩn bị cho chúng tôi một nồi lẩu trứng vịt lộn rau đắng cực kì thịnh soạn. Thật sự mà nói, cô chú thương tụi tôi như con cháu trong nhà. Tình cảm mà những người nông dân dành cho chúng tôi trong mỗi chuyến đi thực sự là nguồn động lực rất lớn để FoodMap Team có thể đưa đến cho bà con mình những chiến dịch hay và bổ ích. Tụi con cám ơn cô chú rất nhiều, cám ơn tất cả những người nông dân đã hỗ trợ FoodMap Team trong sứ mệnh mà tụi con đang thực hiện. Một lần nữa, xin cám ơn vì tất cả!

cuộc trò chuyện với chúTranh thủ trò chuyện với Chú Hưng và Cô Ánh

Cũng như ngày bắt đầu chuyến đi, nghỉ được một lát, đúng 3 giờ chiều là chúng tôi lại lên xe quay về thành phố. Gần 20 giờ đồng hồ ở nơi đây sao trôi qua nhanh quá, mới xuống tối qua, bây giờ đã phải nói lời từ biệt. Mỗi giây, mỗi phút này đối với chúng tôi đều trở nên thiêng liêng, đáng quý vô cùng, mặc dù tiếp xúc không lâu nhưng tất cả chúng tôi đã như một gia đình, quyến luyến, bịn rịn không muốn rời xa. Nhưng anh em tôi vẫn phải đi thôi, đi để còn đem những điều tốt nhất, những điều tuyệt vời nhất đến với toàn bộ bà con trong đại gia đình FoodMap nhà mình và đi để còn tiếp tục chuẩn bị cho một chiến dịch hoàn toàn mới, một chiến dịch đầy GAI GÓC – CHIẾN DỊCH SẦU RIÊNG!

— Viết bài: Nhat Tran từ FoodMap Team —

Mời mọi người cùng thăm quan vườn sầu Năm Hưng với FoodMap Team nhé: