Chuyên mục
Những sự thật thú vị

9X với ý tưởng khởi nghiệp ‘độc, lạ’ từ phân bò

Tận dụng phân bò, hai chàng trai ven biển xứ dừa Bến Tre đã xử lý thành công sản phẩm hữu cơ phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là mở ra cơ hội nuôi tôm sạch và giảm chi phí cho người dân góp phần bảo vệ môi trường.

Cơ hội nuôi tôm sạch

Hai chàng trai là Lê Quốc Dương và Võ Minh Tâm cùng 25 tuổi, đang làm việc tại UBND xã Bảo Thạnh (huyện Ba Tri, Bến Tre) đã chế thành công phân bò bằng phương pháp vermicompost để phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là nuôi tôm sạch.

Anh Lê Quốc Dương cho biết, phân bò ủ sinh học bằng phương pháp vermicompost sẽ tạo ra loại phân giàu chất dinh dưỡng, sạch mầm bệnh, có nhiều thành phần sinh dưỡng. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm để đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, tăng các loại sinh vật phù du, chân chèo thì phân ủ sinh học là nguồn tốt nhất vì giúp tạo màu nước chuẩn trước khi nuôi trồng. Bên cạnh đó, phân ủ chủ yếu là lớp mùn sẽ tạo cho đáy ao nuôi luôn tơi xốp và là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp phân giải thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường đáy.

Bắt đầu vào vụ nuôi chi phí sử dụng để cải tạo gây màu nước ao chiếm chi phí không hề nhỏ mà tiềm ẩn rủi ro cao. Trong vụ nuôi nguồn nước bị ô nhiễm, khi sử dụng phân ủ sinh học sẽ đảm bảo cân bằng lại hệ sinh thái ao nuôi giảm thiểu sự mất cân bằng vi sinh vật phân giải. Đồng thời, tạo môi trường tốt hơn cho vật nuôi và tạo được hệ sinh thái tự nhiên. Còn trùn quế kết hợp trong phân bò cũng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho tôm, tăng khả năng hấp thụ đạm, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Hoàng Nhủ, Trưởng ấp Thạnh Phú (Bảo Thạnh) cũng là người gắn bó với con tôm 7 năm nay ở vùng biển này. Ông Nhủ nuôi 3 ha, đang thử nghiệm phân bò của anh Dương sản xuất. Ông nhận xét, sử dụng phân bò có tác dụng gây màu nước cho tôm. Đồng thời, còn làm thức ăn cho tôm bót (con) và phát triển hệ tảo. Ông Nhủ tính toán, sử dụng phân bò xử lý ao và làm thức ăn cho tôm bót sẽ giảm nhiều chi phí. Cụ thể, ở công đoạn xử lý ao trước khi thả, nếu 1 ao diện tích 0,2 ha bón khoảng 30 bao vôi kèm với men vi sinh mới gây màu nước, tốn chi phí 1,2 triệu đồng/lần, còn nếu bón lần đầu không lên màu sẽ làm lần nữa, càng tốn thêm chi phí, còn bón phân bò một lần đã lên màu nước đẹp, giúp giảm chi phí trên 30%.

Anh Dương cho biết, địa phương ở ven biển, trên địa bàn xã có 250 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi tôm, còn làm nghề muối 600 ha, hiệu quả thấp nên hiện nay cũng đang quy hoạch 200 ha chuyển sang nuôi tôm.

Giảm ô nhiễm môi trường

Anh Lê Quốc Dương tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Còn anh Võ Minh Tâm tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia ở TPHCM cùng ra trường 2015 rồi cả hai về phục vụ quê hương, làm cán bộ xã Bảo Thạnh đến nay.

Năm 2016, anh Dương có dịp tham quan mô hình ủ phân dê ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) sử dụng phương pháp thổi khí bằng cách tận dụng gom phân lại ủ rồi bón cây ăn trái mang lại hiệu quả cao. Sau đó, về nhà cả hai bàn bạc, suy nghĩ ở địa phương mình có thương hiệu về bò thịt Ba Tri nhưng phụ phẩm thì không có giá trị, gây ô nhiễm môi trường bấy lâu nay mà chưa có biện pháp xử lý. Từ đó, cả hai quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án.

Hiện nay, đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) có số lượng khoảng 72.392 con, chiếm khoảng 48% tổng số đàn bò trong toàn tỉnh Bến Tre. Vì thế, sản phẩm thải từ phân bò rất lớn ước tính khoảng trên 3.000 tấn/tháng. Nhưng hình thức xử lý phân bò của người dân chủ yếu là phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và chờ thương lái đến thu gom. Sản phẩm thô chưa qua xử lý, kèm theo giá trị dinh dưỡng thấp dẫn đến giá thành rất thấp. Đặc biệt vào mùa mưa không thể phơi được người dân thường chất thành đóng gây ô nhiễm trầm trọng. Anh Tâm cho rằng, để cải thiện được chất lượng phân bò thô, tăng hàm lượng dinh dưỡng nên xử lý phân trước khi bán, có thế mới mang lại giá trị kinh tế cũng như nâng cao được giá trị phân bò, góp phần cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm vào mùa mưa. Đồng thời, tạo được thương hiệu riêng cho sản phẩm phân bò Ba Tri, nâng cao chuỗi giá trị Bò địa phương.

Hòa Hội

Nguồn: baomoi.com

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

‘Bác sĩ tôm’ khởi nghiệp từ 20.000 đồng ở công ty phòng trọ’

Thành lập công ty khi trong túi chỉ còn 20.000 đồng, nhưng anh Xuân đã làm giàu trên quê hương công tử Bạc Liêu và trở thành “bác sĩ tôm”.Những ngày này, Lê Anh Xuân – Giám đốc công ty Trúc Anh tại Bạc Liêu, đang tất bật cho mùa vụ mới. Vừa hướng dẫn công nhân làm ao, thả giống, anh Xuân còn hướng dẫn các kỹ sư nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm vi sinh đạt chất lượng cao, để giúp nông dân nuôi tôm theo công nghệ sạch, giảm thiểu sử dụng hóa chất.

Ông chủ 38 tuổi Lê Anh Xuân quê biển Quảng Xương (Thanh Hóa). Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tại Nha Trang, anh vào làm việc cho một công ty công nghệ rồi được đơn vị giao địa bàn Bạc Liêu, với vai trò là một kênh phân phối các chế phẩm vi sinh. Hàng tuần anh kết hợp với ngành thủy sản mở hội thảo về chủ đề nuôi tôm sạch cho nông.

Bác sĩ tôm’ khởi nghiệp từ 20.000 đồng ở công ty phòng trọ’

 

Sau 3 năm sống với người dân các tỉnh ven biển miền miền Tây, anh Xuân quyết định chọn Bạc Liêu làm quê hương thứ hai của mình khi trong túi chỉ còn 20.000  đồng. Vậy mà anh dám “liều mạng” treo biển “công ty Trúc Anh” trước cổng phòng trọ ở đường Trần Huỳnh, TP Bạc Liêu, do mình làm giám đốc kiêm nhân viên, rồi đến ấp Công Điền của xã Vĩnh Trạch (TP Bạc Liêu) thuê 7.600m2 đất để nuôi tôm công nghiệp.

“Gặp bạn bè ai cũng nói tôi khùng, dám liều mạng đánh cược với con tôm vì người nuôi tôm ở Bạc Liêu lâm từng lâm vào cảnh khốn đốn nhất, nhiều đầm tôm bị bỏ hoang do nuôi thua lỗ từ 5-10 trước”, anh Xuân nhớ lại.

Bac-si-tom

Vậy mà vụ tôm đầu tiên với 180.000 con giống, sau 3 tháng 27 ngày, Xuân thu được 4,6 tấn, tôm đạt kích cỡ bình quân 25 con/kg. Nhờ bán giá cao, vụ tôm này chàng kỹ sư trẻ thu lãi ròng gần 400 triệu đồng, đủ trả toàn bộ tiền thuê đất theo hợp đồng 5 năm. Vụ thứ 2 anh Xuân thả 200.000 con giống và trúng đậm như vụ đầu, bỏ túi lãi thêm nửa tỷ đồng.

Thấy Xuân nuôi tôm trúng đậm, nhiều nông dân trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không ngần ngại hướng dẫn những bí quyết, trong đó có phương pháp nuôi tôm sạch bằng các chế phẩm vi sinh do chính anh sản xuất kết hợp với việc xử lý nước, môi trường, đáy ao theo định kỳ.

Ngoài ra, với thức ăn cho tôm, anh Xuân còn trộn trùn quế với thảo dược. Buổi tối anh cho tôm ăn thêm tỏi trộn với rượu, bởi theo kỹ sư này thì đây là một loại kháng sinh tự nhiên, diệt được 70 loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm.

5 năm sau đó, vụ tôm nào Xuân cũng thu lãi vài trăm triệu đồng, quy mô kinh doanh được nâng lên. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh đã mở rộng thêm quy mô sản xuất các chế phẩm vi sinh và tôm giống sạch bệnh.

Anh Xuân cũng đầu tư 16 tỷ đồng xây tòa nhà nhiều tầng giữa đồng tôm để làm trụ sở công ty, tuyển dụng 70 nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học với đồng lương ổn định.

“Bác sĩ tôm” của nông dân

Sở hữu hơn chục ha đất ven biển Bạc Liêu và cầm trong tay tiền tỷ, nhưng anh Xuân như một nông dân thực thụ trong vùng. Ngoài việc cung cấp con giống chất lượng cao và quy trình nuôi tôm sạch cho nông dân, mỗi khi nghe hộ nào có tôm bị bệnh, anh đều đến tận ao để nghiên cứu, tìm ra bệnh và cách chữa trị miễn phí. Nông dân Bạc Liêu gọi anh là “bác sĩ tôm” của mọi nhà.

Hiện nay anh Xuân nuôi cả tôm sú và tôm thẻ cách biển Bạc Liêu khoảng 5 km. Trong đó, tôm sú anh thả với mật độ từ 20-30 con/m2, thu hoạch 5-7 tấn/ha/năm. Tôm thẻ  thả 100-300 con/m2, mỗi ha thu hoạch 20-30 tấn/vụ, và năm nào cũng lãi 3-4 tỷ đồng.

Sau 10 năm phát triển, công ty của anh Xuân đoạt hàng loạt giải thưởng vàng về chất lượng và công nghệ. Sản phẩm của công ty Trúc Anh được Chủ tịch nước tặng giải thưởng TOP 20 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013.

Cùng với việc tập trung sản xuất, nuôi trồng thủy sản, anh Xuân đã không ngừng học tập nâng cao kiến thức, và đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản.

Việt Tường

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Biến đam mê chăn nuôi thành sự nghiệp ở tuổi 24

Sinh ra trong một gia đình hoàn toàn không có truyền thống nông nghiệp, song như một cơ duyên, từ những dịp đến thăm và trò chuyện với những chủ trang trại lớn nhỏ, trong anh Nguyễn Thành Long- đoàn viên chi đoàn khu phố Tân Mỹ, phường Thái Hoà đã nhen nhóm niềm đam mê chăn nuôi tự bao giờ. Vượt qua nhiều gian nan, thử thách, giờ đây, nhà nông trẻ Long đã có trong tay một trang trại quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi chỉ mới bước sang tuổi 24.

Với ý chí dám nghĩ dám làm, quyết tâm theo đuổi ước mơ và sự hỗ trợ từ gia đình, anh Long bắt tay ngay vào gầy dựng trang trại chăn nuôi. Đó là vào năm 2008, khi anh mới 16 tuổi. Theo học trung cấp nghề bảo trì máy, tuổi đời lại còn quá trẻ, ban đầu, ngã rẽ này của anh Long nhận được nhiều lời khuyên cân nhắc từ phía gia đình. Nhưngtuổi trẻ đầy nghị lực, anh vẫn quyết tâm thuyết phục gia đình để được sống trọn với niềm đam mê đã chọn. Vạn sự khởi đầu nan, sóng gió đầu tiên tìm đến chủ trang trại trẻ ngay trong năm đầu lập nghiệp. Dịch bệnh thời gian đó đã làm thiệt hại nhiều gà, chim yến phụng và đàn heo 20 con. Sự khắc nghiệt của thử thách này khiến người thanh niên có lúc tưởng chừng như phải dừng bước. Thế nhưng, sức trẻ và ý chí đã giúp anh Long biến gian nan thành động lực, tiếp tục theo đuổi đam mê. Dành nhiều thời gian nhìn lại chặng đường đã qua, anh Long nhận ra nguyên nhân của sự thất bại trước đó là do đầu tư vào nhiều loại vật nuôi khi chưa có kinh nghiệm. 

Đứng lên từ vấp ngã, anh dành nhiều thời gian tự học hỏi từ nhiều kênh thông tin, không ngại tìm đến những nơi xa xôi để học tập. Chủ trang trại tại Đồng Nai, Bình Phước cho anh thêm kinh nghiệm chăn nuôi dê, đến Bến Tre, Cần Thơ, anh Long học hỏi được bí quyết chăm sóc đàn gà, bồ câu hiệu quả…Trang trại của anh bắt đầu từng bước được gầy dựng trở lại, đến nay đã có quy mô 4.000m2, kinh doanh nhiều loại con giống, gồm trên dưới 600 cặp bồ câu, 200 cặp chim yến, đàn dê 70 con và đàn heo rừng gần 70 con cùng nhiều gà, vịt…Nỗ lực sau những ngày tháng phấn đấu không ngừng cùng ý chí vững vàng của anh Nguyễn Thành Long đã mang về kết quả xứng đáng. Số vốn khoảng 50 triệu đồng ban đầu đã mang về thu nhập lên đến 200 – 300 triệu đồng/năm cho chủ trang trại trẻ. Anh Long chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào lập thân, lập nghiệp, ai cũng không tránh khỏi những thử thách, vấp ngã. Chính bản thân tôi cũng vậy. Tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ rằng hãy cố gắng vượt qua khó khăn, đừng bao giờ nản chí mà hãy mạnh mẽ, quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng”.
Cuộc sống đã ổn định, nhưng sống trọn với niềm đam mê chăn nuôi,hàng ngày,anh Nguyễn Thành Long vẫn tự tay chăm sóc trang trại. Một ngày của nhà nông trẻ bắt đầu từ 7 giờ sáng với công việc cho ăn uống, kiếm tra tình trạng đàn gia súc, gia cầm, dọn vệ sinh chuồng trại, đón tiếp và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm chất lượng. Bằng sự thông minh, tinh tế, nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Long đầu tư có chọn lọc từng loại vật nuôi, thay đổi, ưu tiên cho những con giống đang được giá để đảm bảo đầu ra đạt lợi nhuận cao nhất. Con giống từ trang trại của anh Nguyễn Thành Long đã cung cấp ra thị trường không chỉ trong tỉnh Bình Dương mà còn sang tận Đồng Nai, Bình Phước, TP.HCM. Khi đã thu về được lợi nhuận, anh tiếp tục đầu tư cho vật chất, phương tiện phục vụ kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong hình ảnh một nhà nông trẻ, anh Long được mọi người yêu quý bởi tính cách thật thà, ôn hoà và giản dị. Khi khoác lên người màu áo xanh, trong vai trò đoàn viên, anh Long đã cùng chi đoàn tích cực tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như tuyên tuyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, ra quân vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh… Trong vai trò nào anh Long cũng luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình. Chị Nguyễn Thanh Thu – Phó Bí thư phường Đoàn Thái Hoà nói về nhà nông trẻ Nguyễn Thành Long: “Trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh Long luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với chi Đoàn vận động đoàn viên tham gia hoạt động. Thành công trong sản xuất kinh doanh, anh còn tích cực động viên, sẵn sàng hỗ trợ cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp”.
Giờ đây, dù bận rộng với công việc, nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian cùng chi đoàn khu phố Tân Mỹ tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ tại địa phương tham quan mô hình trang trại, hướng dẫn tận tình về kỹ thuật chăn nuôi. Một số thanh niên tại địa phương đã học hỏi kinh nghiệm từ anh Long, bước chân vào nghề nông, gửi gắm kỳ vọng về một chặng đường thành công phía trước với sự hỗ trợ tận tình từ người đàn anh. Bằng những mối quan hệ có được trong nhiều năm qua, anh Nguyễn Thành Long cũng thường xuyên giúp đỡ, giới thiệu các đầu mối thu mua sản phẩm chăn nuôi đến các bạn trẻ mới tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để các bạn an tâm khi mới bước chân vào lập nghiệp. Tấm lòng chủ trang trại trẻ càng đáng trân trọng hơn khi trang trại của anh Long đã cung cấp hàng trăm con giống với giá thành thấp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Tới đây, khát vọng và đam mê luôn rực cháy, anh Nguyễn Thành Long vẫn nuôi ước mơ mở rộng quy mô trang trại, phát triển đàn dê và heo rừng. Không ngủ quên trên những gì đang có, nhà nông trẻ luôn phấn đấu từng ngày để đạt được điều anh mong muốn. Chặng đường sự nghiệp của anh Long với thành công đang có là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp tại địa phương nói riêng cũng như toàn thị xã. 

Nguồn: Chephamsinhhoc.net

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Bỏ lương 7 triệu, về quê trồng “siêu thực phẩm”, thu gần 1 tỷ

Bỏ công việc 7 triệu đồng/tháng ở vị trí kỹ sư điện công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Lưỡng về quê thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng vườn phúc bồn tử-1 loại cây được ví là “siêu thực phẩm”. Với hơn 1ha trồng cây phúc bồn tử, Lưỡng thu trên 900 triệu mỗi năm, giúp gia đình vươn lên làm giàu.

Học điện nhưng làm nông

Tốt nghiệp ngành điện tại Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh năm 2011, anh Lưỡng có công việc khá ổn định với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng vì gia đình có phần khó khăn, mẹ lại 1 mình chăm 1.000m2 cây phúc bồn tử. Thương mẹ nên chàng trai 8X Nguyễn Văn Lưỡng đã về Lâm Đồng tiếp quản vườn phúc bồn tử.

“Năm 2003 gần nhà tôi có công ty đến thuê đất trồng cây phúc bồn tử, sau đó họ thanh lý công ty và chuyển đi chỗ khác. Nhận thấy cây này có giá trị kinh tế cao nên gia đình tôi mua giống về trồng thử nghiệm 1.000m2. Phần tôi là con của gia đình có truyền thống làm nông, nhà lại neo người, bố mẹ đã già nên năm 2011 tôi quyết định bỏ làm điện ở TP. Hồ Chí Minh để về cao nguyên Lâm Đồng phụ mẹ trồng cây phúc bồn tử”, anh Lưỡng cho biết.

Gia đình của anh Lưỡng đã trồng 1 sào phúc bồn tử từ năm 2004, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng ngoài trời nên sản lượng và chất lượng thấp, khiến đầu ra của sản phẩm khó khăn, thường xuyên bị ép giá. Đến nay anh Lưỡng đã nắm trong tay kinh nghiệm, kỹ thuật nên trên 1ha phúc bồn tử có đầu ra ổn định, chất lượng sản phẩm cao, vươn lên thành gia đình khá giả trong vùng.

Anh Lưỡng tiết lộ, phúc bồn tử được ví là “siêu thực phẩm” thời hiện đại. Tại sao gọi quả phúc bồn tử là “siêu thực phẩm”? Là vì trong trái cây phúc bồn tử có nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng làm đẹp da, ngừa ung thư, tăng trí nhớ, sáng mắt và chống lão hóa rất tốt.

Mỗi ngày thu trên 10 triệu

Việc mở rộng vườn phúc bồn tử của mình lên 1,2ha đã khiến anh Lưỡng gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng mang lại cho anh nguồn thu đáng kể. Mỗi ngày đều hái 2 lần, nếu vào mùa rộ có thể hái 3 lần. Trung bình 1 ngày anh cùng công nhân của mình hái khoảng 50kg quả, với giá từ 220 – 280.000 đồng/kg thì mỗi ngày anh thu trên 10 triệu đồng từ quả phúc bồn tử.

Anh Nguyễn Văn Lưỡng chia sẻ, ban đầu do mới về làm nông anh chưa nắm được kỹ thuật rồi cách chăm sóc nên sản lượng quả phúc bồn tử không cao, cây hay bị bệnh, quả khá xấu, ảnh hưởng nhiều đến giá bán. Anh còn cho hay, cây phúc bồn tử là loại cây khá khó chăm sóc, cần có kinh nghiệm, kỹ thuật và sự tỉ mỉ khi làm. Vì là người có chí tiến thủ, anh Lưỡng đã lên mạng Internet đọc tài liệu, học hỏi cách chăm sóc của những người đi trước để biết được cách chăm sóc vườn phúc bồn tử của mình.

Hiện nay với 9.000m2 trồng cây “siêu thực phẩm” phúc bồn tử trong nhà kính, 3.000m2 trồng ngoài trời, anh Lưỡng chăm sóc khá nhàn nhã. Anh cho biết, vườn phúc bồn tử của anh trang bị hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt nên công nhân rất khỏe, chủ yếu là tỉa thân khô và hái quả hàng ngày. Hiện nay, do đã nắm rõ kỹ thuật trong tay, anh cùng 9 công nhân hoàn toàn tự tin chăm sóc vườn phúc bồn tử, hàng tháng cho thu nhập cao hơn hẳn những hộ trồng các loại cây khác.

Theo anh Lưỡng, cây phúc bồn tử chủ yếu mắc bệnh từ bọ cánh trắng, loài này chích lá và cuống trái khiến trái khi thu hoạch sẽ bị đen. Những trái này phải loại bỏ hoàn toàn. Nếu phát hiện bị bệnh phải xử lý ngay. Mỗi tháng anh bón phân hữu cơ 1 lần, còn trong hệ thống tưới nhỏ giọt đã có pha thêm phân bón và chất dinh dưỡng khác cho cây phúc bồn tử.

Vì là loài cây thân leo và khá mềm nên anh Lưỡng phải lắp hệ thống dây thép làm thành các giàn treo để gữ cây thẳng hàng và không bị đổ. Anh cho biết, cây có tuổi thọ trên 10 năm nên cho thu hoạch quả khá lâu và có thể cải tạo thân mẹ. Nếu trong 3 năm nhận thấy cây có dấu hiệu suy yếu, chỉ cần cắt ngang gốc cách đất 10cm để cây mọc mầm. Sau khoảng 6 tháng cây đủ lớn có thể cho thu hoạch tiếp. Với 1.000m2 cây phúc bồn tử, anh Lưỡng ước tính chi phí đầu tư hết khoảng 250 – 280 triệu đồng tùy từng thời điểm, trong đó nhà kính chiếm khoảng 150 triệu, giống 80 triệu, hệ thống tưới tự động và làm giàn khoảng 15 triệu đồng.

Hiện nay, anh Nguyễn Văn Lưỡng còn cung cấp giống phúc bồn tử cho một số hộ gia đình và bao tiêu sản phẩm cho họ. Với cách làm này, sản phẩm của anh đã có mặt tại các thành phố lớn trong cả nước như: Hà Nôi, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Hồ Chí Minh…Bên cạnh đó anh còn làm một số sản phẩm như rượu phúc bồn tử với giá bán khá cao, thử nghiệm làm mứt từ phúc bồn tử…Anh Lưỡng tiết lộ, mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 900 triệu đồng từ các sản phẩm phúc bồn tử.

Nguồn: danviet.vn

Chuyên mục
Thuỷ hải sản

4 mô hình nuôi cá sạch giúp nông dân đổi đời

Tận dụng lợi thế địa phương kết hợp tìm tòi về đặc tính của từng loại cá, nông dân nhiều nơi đã phát triển thành công các mô hình nuôi cá sạch, thu về hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Cá rô phi VietGAP ở Bắc Giang

Tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nuôi cá là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho bà con, trong đó, điển hình là mô hình cá rô phi của anh Thân Văn Việt ở xóm Quang Châu, xã Ngọc Châu. Để cá mạnh khỏe, cho chất lượng đồng đều, anh nhập cá giống từ trung tâm giống thủy sản tỉnh Bắc Giang và nuôi thả trong ao riêng suốt 2 tháng rồi mới chuyển sang ao nuôi cá thịt. Anh còn đầu tư hệ thống sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá thở khi thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi thời tiết.

Quy trình nuôi nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn tới môi trường giúp cá rô phi VietGAP khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất tốt. Hiện nay, với 1.200 ha nuôi thả cá rô phi, toàn huyện Tân Yên cung cấp khoảng 12.000 tấn cá cho thị trường. Với giá bán trung bình đạt 32-35 triệu đồng một tấn, sau khi trừ chi phí, bà con có thể lãi khoảng 40-50 triệu đồng trên mỗi ha.

Cá diêu hồng tại Hưng Yên

Cá diêu hồng cũng là loại cá thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Tại hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, các xã viên đã chuyển hướng sang sản xuất theo mô hình nuôi cá điêu hồng và cá thương phẩm theo chuẩn VietGAP.

Chị Thắm, một thành viên đã có 11 năm nuôi cá của hợp tác xã cho biết, khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá sạch, gia đình chị đã đầu tư lại từ ao nuôi, đường đi. Sau khoảng 5 tháng nuôi, cá diêu hồng bắt đầu cho thu hoạch với khối lượng 0,8-1,6kg mỗi con. Thương lái di chuyển vào tận đầu bờ để thu mua và vận chuyển cá đến các địa điểm tiêu thụ khắp tỉnh Hưng Yên cùng một số tỉnh phía Bắc.

Giá bán cá diêu hồng dao động ổn định quanh mức 40.000 đồng một kg. Ngoài ra, chị Thắm còn nuôi thêm cá trắm, cá chép, mang lại tổng thu nhập ổn định hàng năm không dưới vài trăm triệu đồng. Chị Thắm cho biết đến cuối năm 2017 dự định định mở rộng thêm 10 ha ao nuôi.

con-ca-vuoc

 

Nuôi cá vược nước lợ

Cá vược (cá chẽm) giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có thể nuôi thả ở cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Tận dụng các cửa sông, người dân thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phát triển mô hình nuôi cá vược VietGAP.

Cá vược sống trong môi trường nước lợ, sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Cá có thể đạt khoảng 3kg sau 2 năm nuôi. Theo anh Nguyễn Đức Văn, Giám đốc trung tâm nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng: “Cá vược Lập Lễ chỉ ăn cá tươi từ biển chứ không dùng cám công nghiệp cùng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên ít bệnh, cho chất lượng thịt thơm ngon”.

Với diện tích nuôi khoảng 210 ha, mỗi ngày, công ty của anh xuất bán khoảng 5 tấn cá cho hệ thống nhà hàng, khách sạn tại TP Hải Phòng và các tỉnh lân cận với giá dao động 150.000 – 200.000 đồng một kg.

Nuôi cá lồng trên sông

Từ nguồn nước hồ tự nhiên trong lành, nước chảy liên tục, nguồn thủy sản tự nhiên như cá tép dầu dồi dào, bà con nhiều nơi như vùng hồ thủy điện Hòa Bình (Sơn La, Hòa Bình), lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), đã tận dụng để nuôi cá lồng.

Để cá khỏe mạnh, người nuôi phòng bệnh cho cá bằng tỏi, ớt và bổ sung vitamin C, đồng thời các đoàn thuộc chi cục thủy sản thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chất lượng cá. Anh Phạm Văn Thịnh, Giám đốc công ty Cường Thịnh, đơn vị chăn nuôi thủy sản tại lòng hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Nếu chăn nuôi tốt, một lồng cá có thể đem lại lợi nhuận tới hàng trăm triệu đồng với sản lượng 2 – 2,5 tấn. Các loại cá lồng được thị trường ưa thích là cá lăng, cá mú nghệ, cá chiên, cá lóc bông, cá chép”.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyên mục
Những sự thật thú vị

Anh nông dân sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp, thu 3,5 tỷ đồng/năm

Sáng tạo vì nhà nông

Xưởng cơ khí khang trang của anh Trần Đình Lai nằm ở mặt tiền tuyến tỉnh lộ chạy qua thôn An Xuân, xã Quảng An. Trong không gian rộn ràng tiếng búa và tiếng máy nổ, hàng chục người thợ miệt mài làm việc. Anh Lai vừa hướng dẫn cho thợ vừa tiếp chuyện những vị khách đến đặt hàng.

Bằng việc sáng chế ra những loại máy móc ưu việt, anh Trần Đình Lai không chỉ tạo nhiều việc làm, giúp bà con nông dân các địa phương vơi đi nỗi nhọc nhằn mà còn thu về tiền tỷ.

Tôi thành công như ngày hôm nay chính là vì có những ý tưởng sáng tạo mà mục đích ban đầu hướng đến là phục vụ cho người dân quê. Tôi là nông dân, sáng chế vì nông dân và làm giàu để giúp được nông dân là niềm hạnh phúc”.

Sinh ra trong gia đình nông dân đông con, tuổi thơ của anh Lai là chuỗi ngày cực nhọc. Khi còn nhỏ anh đã theo bố mẹ ra đồng, đã quen lội trên những thửa ruộng trũng bùn ngập gần đến đầu gối. “Hình ảnh người dân quê hì hục nhiều ngày liền vẫn không sửa được máy bơm nước để tiêu úng cho ruộng lúa đang bị ngập sâu, kêu thợ không có… làm tôi ám ảnh mãi”- anh Lai kể.

Chính vì sự trăn trở đó, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, dù đủ sức thi đậu một trường đại học, nhưng anh chọn thi vào một trường trung cấp cơ khí ở TP.Huế. Sau 2 năm học trường nghề rồi tốt nghiệp loại ưu, anh được nhận vào làm tại một xưởng cơ khí ở trung tâm thành phố với thu nhập ổn định.

Rồi nỗi trăn trở trước những vất vả của người nông dân ở quê nhà đã khiến anh quyết định về quê lập nghiệp sau 4 năm làm ở thành phố. Tại nơi chôn nhau cắt rốn, sau một thời gian chạy vạy tìm vốn liếng, anh mở được xưởng sửa chữa máy móc. Thời điểm đó, ở xã Quảng An cũng như các địa phương của huyện Quảng Điền phong trào nuôi tôm sú phát triển rất mạnh. Nhu cầu sửa chữa các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển nuôi tôm tăng cao nên xưởng của anh ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Làm ăn thuận lợi được ít năm, cơ sở của anh rơi vào cảnh khó khăn khi mô hình nuôi tôm ở Quảng Điền liên tiếp thất bát vì dịch bệnh, nông dân nợ nần chồng chất. Trước hoàn cảnh đó, anh Lai nhận thấy phải thay đổi hướng đi mới có thể phát triển.

Nghĩ là làm, anh chuyển từ việc sửa chữa sang sáng chế, sản xuất các loại máy móc phục vụ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ thực tế, vỏ trấu- loại chất đốt truyền thống – bị người nông dân đổ bỏ bừa bãi gây ô nhiêm môi trường do việc sử dụng bếp gas ngày càng phổ biến, anh nghĩ cần phải biến vỏ trấu thành củi cung cấp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Sau nhiều lần vận hành thử nhưng thất bại, đến đầu năm 2008, chiếc máy ép củi trấu của anh mới hoàn thiện và cho ra sản phẩm chất lượng tốt. Đây cũng là năm anh đứng ra thành lập Doanh nghiệp tư nhân Bạch Lai để phát triển sản xuất kinh doanh.

Từ thành công trong việc sản xuất máy ép củi trấu, anh tiếp tục nghiên cứu sáng chế ra hàng loạt loại máy móc khác. Các loại máy sấy mùn cưa, máy cắt nước đá liên hoàn, máy sấy thực phẩm đa năng, máy hút thổi liệu, máy thái rau, máy ép viên thức ăn chăn nuôi, máy sấy lúa đa năng…do anh sáng chế đều ưu việt, tiện lợi, phù hợp với hoàn cảnh nhà nông hơn là máy nhập ngoại…

Đưa máy móc xuất ngoại

Thấy được lợi ích của việc sử dụng củi trấu làm chất đốt, khách hàng từ trong Nam đến ngoài Bắc từ chỗ sử dụng sản phẩm củi trấu của anh Lai dần chuyển sang đặt mua máy ép củi trấu do anh sản xuất. Từ năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm cơ sở của anh bán ra thị trường gần 50 máy ép củi trấu. Loại máy này không chỉ được tiêu thụ ở hầu khắp các tỉnh thành trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, như Lào và Campuchia.

Tương tự máy ép củi trấu, các loại máy khác do anh sáng chế cũng được thị trường ưa chuộng do những tính năng ưu việt. Ngoài việc cho năng suất sản xuất cao và có thông số kỹ thuật ổn định, các loại máy của anh còn không tiêu tốn điện năng, tự động hóa các quy trình sản xuất. Như máy sấy lúa đa năng với công suất cao (5-8 tấn/mẻ) có cơ chế sấy đảo chiều, ít tốn nhiên liệu, chỉ cần một người vận hành. Sản phẩm này đã được chuyển giao công nghệ cho nhiều tỉnh, thành trong nước và cũng đã xuất sang các nước Lào, Campuchia.

“Thấy tôi sản xuất và tiêu thụ tốt các loại máy này, nhiều cơ sở cũng cho ra đời các sản phẩm nhái với mẫu mã tương tự. Nhưng rồi họ không cạnh tranh được với máy của tôi vì tính năng máy họ sản xuất thua xa những cái máy do tôi làm ra”- anh Lai kể.

Hiện tại, mỗi năm cơ sở của anh Lai sản xuất và bán ra thị trường trên 200 máy móc các loại, đưa lại doanh thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ đồng và nguồn lợi nhuận lớn. Cơ sở của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 22 công nhân, chưa kể những lao động làm theo mùa vụ. Thu nhập bình quân của người lao động tại cơ sở của anh Lai mỗi tháng đạt gần 6 triệu đồng/người. Anh cũng thường xuyên đi đầu trong phong trào từ thiện xã hội ở địa phương, giúp những hoàn cảnh khó khăn vươn lên.

Với những sáng tạo trong sản xuất, anh Lai đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị. Trong đó, đáng kể nhất là Giải thưởng Lương Đình Của năm 2011 cho nhà nông trẻ xuất sắc, bằng khen và kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về đề tài giải pháp ý tưởng sáng tạo tiêu biểu trong năm 2011; giấy chứng nhận bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung- Tây Nguyên 2016; danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017…

Theo Trần Hoè
Dân Việt

Chuyên mục
Nông nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp: Robot sẽ thay nhà nông trên cánh đồng

Nói một cách dễ hiểu thì đó là các nhà máy thông minh với máy móc được kết nối và liên kết qua internet, tự vận hành toàn bộ quy trình sản xuất và cần rất ít đến sự xuất hiện của con người. Tại VN, khái niệm công nghiệp 4.0 cũng đang được nhắc đến như một cơ hội để nền kinh tế bứt phá.

Máy sẽ quyết định cuối cùng

Công nghiệp thế hệ 4.0 trong nông nghiệp được hiểu một cách nôm na là nhà nông có thể sử dụng máy vi tính để phân tích mùa vụ tới có thể trồng được cây gì, lượng nước tưới ra làm sao, cần bổ sung phân bón gì… Thậm chí biết được mùa vụ này thời tiết thay đổi không thể trồng loại cây đó bởi sẽ cho năng suất thấp. Nhà nông có thể nhờ vào máy tính, robot để thay mình quyết định tất cả và chính xác đến từng chi tiết nhỏ.

Theo Hội Nông dân VN, công nghệ tự động hóa sẽ thực hiện và giải được các bài toán dự báo về biến đổi khí hậu (lũ lụt, hạn hán…), dự báo thị trường, tính toán nhu cầu nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác một cách chính xác, điều hành cung cấp các loại vật tư vừa đủ cho cây trồng, xác định sức khỏe của vật nuôi.

Chuyên gia công nghệ Nguyễn Đăng Tiến, Phó chủ tịch Tập đoàn Diginet, nhận định công nghiệp thế hệ thứ 4 sẽ giúp ngành nông nghiệp có sự thay đổi phát triển lớn về lượng lẫn chất. “Mọi việc con người làm thì với công nghệ thứ 4, chính những robot hoàn toàn nắm phần chủ động, thay nhà nông trên cánh đồng. Với dữ liệu lớn, IoT giúp phân tích để đưa ra quyết định thay vì con người quyết định sau cùng như hiện nay”, ông Tiến nói.

Ví dụ một nhà nông muốn trồng rau, cây ăn quả trên mảnh đất của mình, thường qua kinh nghiệm bản thân, cha truyền con nối. Như vùng đất đỏ bazan thường được chọn trồng các cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều…, vùng đồng bằng đất sét giàu phù sa thường để trồng lúa, cây ăn quả… tất cả đều từ kinh nghiệm và phỏng đoán là chính. Tuy nhiên, với công nghiệp số mới, mọi cái có thể thay đổi.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn LogiGear (Mỹ), phân tích: “Chính công cụ IoT giúp đo được độ ẩm của đất, độ dinh dưỡng, tính chất… kết hợp nhiều dữ liệu khác, đưa ra quyết định vùng đất của ông A này xưa nay chỉ có trồng bưởi da xanh là không đúng mà chỉ thích hợp để trồng lúa nước. Quan trọng là công nghệ số cần một lượng dữ liệu lớn, từ đó, thay con người tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận nói trên. Hoặc chẳng hạn đất ở vùng quê tỉnh Long An xưa nay nhà nông chỉ có trồng dưa hấu, nhưng qua phân tích dữ liệu từ IoT, với độ ẩm vùng và ánh sáng ở đó, kết luận cho biết trồng dưa hấu là không thích hợp, chỉ có trồng rau thôi…”.

Nhà nông sẽ chỉ ngồi trước máy ?

Như vậy, người máy sẽ dần hiện diện nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp trực tiếp, thậm chí thay thế hoàn toàn con người. “Nhà nông lúc đó chỉ có thể là người quản lý đồng ruộng, quản lý chuồng trại, thay vì mất cả ngày làm việc trên cánh đồng hay trong trại chăn nuôi gà, heo. Hiện tại đã có một số quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ sản xuất ra người máy với giá thấp nhất chỉ hơn 100 USD, dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp”, ông Tiến thông tin. Ngoài ra, tại các trang trại chăn nuôi lớn, theo chuyên gia công nghệ, công nghệ số không chỉ giúp thu thập số lượng lớn dữ liệu từ các con chíp được gắn trên các cá thể vật nuôi để theo dõi mà giúp đưa ra các thông tin kiểm soát được thời điểm nào cho ăn, ăn lượng bao nhiêu để đạt hiệu quả cao nhất.

“Con người lúc đó có thể chỉ quản lý trang trại gà đó bằng việc ngồi trước chiếc máy vi tính để thao tác chứ không phải đi vào trong trại gà nữa”, ông Tiến dự báo.

Nguồn: thanhnien.vn

Chuyên mục
Nông nghiệp 4.0

Choáng ngợp trước quy mô “khủng” của nông trang Hà Lan

Là quốc gia ven biển, có nhiều con sông lớn, đất đai của Hà Lan màu mỡ, nhưng có hạn. Hà Lan có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm hơn 110 nghìn ha đất trồng hoa, quả, làm vườn, 12.200 ha trồng hoa và rau trong nhà kính với khoảng 135 nghìn người lao động làm việc thường xuyên (số liệu 2012).

Nông nghiệp Hà Lan áp dụng tự động hoá, rô bốt nhân tạo và cả sức người, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tiêu dùng. Hà Lan là quốc gia xuất khẩu hạt giống hoa thứ 2 thế giới, xuất khẩu hoa nổi tiếng thế giới, được công nhận là quốc gia áp dụng tiêu chuẩn kiểm soát sinh học đặc biệt phát triển để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch nhất thế giới. Các doanh nghiệp hợp tác với các viện nghiên cứu và cả chính phủ để sản xuất liên tục bền vững.
Không chỉ là một ngành công nghiệp, nông nghiệp nhà kính còn là một khu vực dẫn đầu của nền kinh tế Hà Lan. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, khoa học hiện đại đã tạo ra những khu nhà kính quy mô cực lớn, năng suất cao, không ngừng cho ra sản phẩm đến mức người chủ không còn thời gian để tính toán lợi nhuận mà chỉ có thể nhớ đã đầu tư bao nhiêu và thu về hơn thế bao nhiêu.

Xuất phát điểm từ năm 1960, và đã thành truyền thống tháng Tư hàng năm, các khu nhà kính Hà Lan mở cửa miễn phí thăm quan. Ngày này gọi là Komindeskas – “Thăm nhà kính”. Năm 2017, ngày 1/4-2/4/2017 là hai ngày duy nhất người Hà Lan có thể thăm các khu nhà kính nông nghiệp trên toàn quốc. Sẽ có hơn hai trăm khu trồng rau, hoa và cây thuộc 12 vùng của Hà Lan tham dự, dự kiến đón trên 200 nghìn lượt khách.
Vào ngày này, chủ vườn không chỉ mở cửa cho khách vào xem, mà còn thiết đãi khách trái cây, củ, quả tại vườn, chế biến thành các món ăn nhẹ, phục vụ thực khách, mà còn lập các khu trưng bài, góc vui chơi với các trò vui nhộn, thông minh, hấp dẫn. Trong ngày Komindekas, các khu nhà kính trở thành điểm thăm quan hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ em, thanh niên, người già và khách quốc tế về những điểm mạnh của nền nông nghiệp hiện đại.

Tuy không nói ra song Thăm nhà kính còn có mục đích quảng bá thương mại. Trong đoàn người nườm nượp xếp hàng vào khu nhà kính, có rất nhiều người nước ngoài. Ngay tại các khu thăm quan, người chỉ dẫn cho khách đều nói được tiếng Anh, còn nhiệt tình giải thích mọi câu hỏi nếu có. Khách quốc tế thì biết thêm được về sự ưu việt của cách làm vườn, làm nông tuy tưởng đơn giản mà rất tinh vi và hiện đại của Hà Lan.

Vườn hoa phong lan rộng mênh mông

Tại các khu nhà kính, chủ vườn hào phóng phô bày không chút dấu diếm tất cả sự kỳ diệu về công nghệ làm vườn trong nhà kính. Các doanh nghiệp đầu ra cũng được mời đến, trình diễn các mẫu hàng làm từ nông sản nhà kính: để quảng cáo hoa, các quầy tư nhân bày ra tranh vẽ lấy cảm hứng từ hoa, củ, quả, thời trang theo phong cách sắc màu rực rỡ; về quảng bá quả, các nhà hàng nấu tại chỗ các món ăn nhẹ; để giới thiệu các loại củ, đầu bếp chế biến sinh tố, trộn sa lát phục vụ ngay khách thăm….
Các khu nhà kính không chỉ thu hút trẻ em, khách lớn tuổi mà còn hấp dẫn cả thanh niên. Đây là khu vực tạo công ăn việc làm hấp dẫn, nhiều thanh niên Hà Lan đến đây để tìm cơ hội việc làm.

Khu Freesia

Các nông dân, chủ vườn và người làm công tự nguyên tham gia phục vụ hoạt động này tại khu nhà kính của mình. Khách tham quan được hỗ trợ xe bus con thoi đi lại tới khu vực tham quan, và có thể đi bộ, đi xe đạp để di chuyển giữa các khu nhà kính. Tại khu trưng bày cuối cùng, khách sẽ được mua các sản phẩm nông nghiệp với giá ưu đãi, đây chính là điều mà các thực khách và gia đình mong chờ sau cả chuyển tham quan.
Đơn cử tại 10 khu nhà kính vùng Westland, quê hương của Komindekas, cách thành phố La Hay gần 20 km, đơn vị tổ chức bố trí hàng chục xe bus đưa đón chở khách vào điểm thăm quan, tiếp đón chu đáo. 10 trang trại rộng lớn, được đánh số, chỉ dẫn rõ ràng chủ yếu là các khu nhà kính hoa và củ. Mỗi khu có gian trưng bày bên ngoài và bên trong là vườn canh tác.

Khu ớt chuông

Ngẫm lại Việt Nam quốc gia có lợi thế sản xuất rau, hoa, quả, với vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi không khí trong lành, khí hậu bốn mùa rau hoa quả mùa nào thức đó, có Đà Lạt đang quy hoạch khoảng 362 nghìn ha đất nông nghiệp với độ cao trên 800m, sở hữu tiềm năng trồng rau, quả vô cùng lớn. Nếu được đầu tư thích đáng, Việt Nam hoàn toàn có thể là “Hà Lan” của khu vực châu Á về ngành hàng rau, hoa quả trong tương lai./.

Nguồn: vov.vn

Chuyên mục
Nông nghiệp 4.0

Cỗ máy làm nông biết trồng trọt và thu hoạch một cách tự động

Với cỗ máy làm nông tự động, giờ đây người nông dân không cần phải cực khổ gieo trồng, tưới nước, xịt thuốc nữa. Mọi công việc đã có máy móc lo.

Các kỹ sư đang làm việc với nhau để chế tạo ra cỗ máy tuyệt vời, gánh vác hết phần nặng nhọc nhất trong công việc trồng trọt của một nông dân. Giờ đây, những bác nông dân chỉ cần đem nông sản đi bán và thu tiền về.

Cỗ máy có hình dạng như một chiếc xe lớn với nhiều bánh xe, có thể tính toán chính xác và tiến hành hết các bước để trồng được một cây nông sản. Từ xới đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước, trừ sâu bệnh, rồi thu hoạch, phân loại thành phẩm.


Những cỗ máy làm nông sẽ đảm trách hết các công việc của một người nông dân trên cánh đồng. (Ảnh: Harper Adams University).

Theo tình hình chung hiện nay, có đến 60% nông sản bị bỏ đi một cách lãng phí vì nó còn xanh hoặc quá chín vào ngày thu hoạch chung trên cả cánh đồng. Cỗ máy này được sinh ra để khắc phục vấn đề đó, nó tính được chính xác ngày nào sẽ thu hoạch, đảm bảo cây trái chín đúng nhất khi hái.

Giáo sư Simon Blackmore, trưởng nhóm robot nông nghiệp tại Đại học Harper Adams ở Shropshire và là giám đốc ở Trung tâm Quốc gia về Canh tác, cho biết ông rất mong chờ được nhìn thấy cánh đồng được trông nom bởi những cỗ máy vào năm 2020.

“Chúng tôi đang nỗ lực để phát triển hệ thống cơ giới hóa nông nghiệp một cách hoàn chỉnh dựa trên những cỗ máy này. Những chiếc xe máy này có thể diệt cỏ bằng laser, tưới nước nhỏ giọt, phun thuốc trừ sâu đúng mục tiêu chứ không ảnh hưởng đến nông sản, thu hoạch có chọn lọc, phân loại sản phẩm vào từng nhóm và từng giai đoạn thu hoạch”, ông cho biết tại một cuộc họp báo ở Luân Đôn.

“Những nỗ lực này được bắt đầu nhằm giảm bớt khó khăn cho nền nông nghiệp cơ giới hóa một phần ở Anh Quốc hiện nay. Có khoảng từ 20 đến 60 phần trăm nông sản bị bỏ đi do thu hoạch không đúng thời điểm, gây nên sự lãng phí lớn nếu xét trên thời gian dài”.

“Người tiêu dùng khi mua rau củ ở siêu thị, họ sẽ có tâm lý chọn những bó rau hoặc quả củ tươi và đẹp nhất, những nông sản bị bỏ lại lâu ngày sẽ bị siêu thị tiêu hủy. Giờ đây, những xe robot này có thể tính toán được giờ thu hoạch và sẽ thu hoạch nhiều đợt để đảm bảo cây trái hái ra đều chín đều và tươi để được bán đi trong ngày”, ông cho biết thêm.

Công nghệ mới này được kỳ vọng sẽ cắt giảm lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ở nước Anh và thay thế được lượng lao động rất lớn có thể bị giảm mất sau khi nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.

Theo khampha

Chuyên mục
Làm bánh Nông nghiệp 4.0

Công nghệ bảo quản Nhật Bản: Giúp rau quả tươi 20 ngày

Công nghệ chiết xuất Polyphenol từ hạt của trái nho góp phần giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả vừa được Trường Đại học Tohoku (Nhật Bản) giới thiệu đến Việt Nam.

Giúp táo tươi 250 ngày

Được cho là ứng dụng công nghệ sinh học mới trong công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch (STH), Giáo sư Jiro Kanto  của Trường Đại học Tohoku cho biết, polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, khử mùi nên sẽ giúp ức chế quá trình tự hoại bên trong rau quả. Bằng cách in, tẩm hoạt chất này vào màng vải, bọc nhựa PP hoặc thùng carton, polyphenol sẽ phát huy hiệu quả khi tiếp xúc trực tiếp thực phẩm hoặc bay hơi xung quanh môi trường bảo quản.

Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho biết, yếu tố quan trọng đặt ra đối với ngành nông nghiệp hiện nay để chống tổn thất sau thu hoạch là triển khai đồng bộ các giải pháp: Quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị từ khâu thu hái đến bảo quản. Trước mắt, cần xây dựng hệ thống kho dự trữ hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế để có chất lượng nông sản tốt nhất, giảm tổn thất sau thu hoạch. Ngoài ra, các thiết bị lưu chuyển nông sản trên thị trường cũng cần được tăng cường để bảo đảm chất lượng tốt sau một chặng đường dài vận chuyển.

Từ thử nghiệm và ứng dụng thực tế, công nghệ này giúp các loại thực phẩm như nấm, đậu, salat và các loại trái cây kéo dài thời gian tươi lâu từ 15 – 20 ngày. Thử nghiệm trên trái táo, polyphenol giúp thời gian bảo quản kéo dài 250 ngày, tỷ lệ hư hỏng 50%. Một số tác động sinh hóa thúc đẩy enzim còn giúp tăng lượng đường trong trái lê lên 1,5%. Cùng với các điều kiện đi kèm như phương thức canh tác, nhiệt độ bảo quản, ông Jiro Kanto cho biết các túi bảo quản này đã được các phi hành gia Nhật Bản sử dụng để lưu trữ thực phẩm trên các trạm vũ trụ.

Công nghệ này được thương mại hóa thông qua Công ty Okadaeco và Mikieco tại Việt Nam. Các doanh nghiệp (DN) này cũng khuyến cáo hiệu quả sử dụng tốt nhất là 1 lần, đúng kích cỡ bao và quy trình kỹ thuật bảo quản. Vì loại màng vải có giá thành cao nên sản phẩm bọc nhựa PP có in tiền chất polyphenol bên trong được rất nhiều DN, nông dân có mặt tại buổi giới thiệu tổ chức mới đây ở TP.HCM bày tỏ quan tâm.

Một DN kinh doanh mãng cầu ở Tây Ninh cho biết, giải pháp này rất tốt, nhưng phải tính toán lại về hiệu quả kinh tế. “Họ tính giá thành trên đơn vị từng bao đựng, chứ không phải tính theo kg. Phải có số lượng đơn hàng, chủng loại sản phẩm cụ thể họ mới báo giá được”.

Bà Nguyễn Bích Nam – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN vừa và nhỏ TP.HCM cho rằng công nghệ này góp thêm một giải pháp cho công tác bảo quản STH. “Tuy nhiên, đối với các DN xuất nhập khẩu thì phải kiểm nghiệm thêm vì thời gian vận chuyển, thủ tục thông quan thường kéo dài. Nhiều DN trong nước xuất khẩu gạo đi Canada đã có thời hạn bảo quản và sử dụng 2 năm. Trong khi công nghệ này chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản trong 6 tháng, do đó phải tính toán kỹ mới áp dụng được”.

Khó triển khai vì quy mô sản xuất nhỏ

Thạc sĩ Vũ Thị Quyền (Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới) cho biết, công nghệ STH ở Việt Nam hiện nay chỉ ở mức dưới trung bình, dẫn đến nông phẩm không có thương hiệu, chủ yếu phải xuất khẩu ở dạng thô, khiến giá trị gia tăng thấp.

Tại Việt Nam, trung bình tổn thất STH đối với cây có hạt là 10%, đối với cây củ 10 – 20% và đối với rau quả là 10 – 30%. Năm 2015, tổn thất STH là khoảng 21 triệu tấn trên tổng lượng rau quả. Nguyên nhân do khâu đóng gói lưu kho, nấm mốc ký sinh trùng, dịch bệnh do môi trường khí hậu, quá trình xử lý STH chưa được chú trọng. Vì vậy các công nghệ bảo quản các loại rau  quả, củ… là vô cùng quan trọng, giúp giảm được hiện tượng “mất mùa trong nhà”, giảm tổn thất về số lượng và chất lượng, góp phần duy trì chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Đình Hậu – Vụ trưởng Vụ Khoa học- Công nghệ các ngành kinh tế, kỹ thuật (Bộ Khoa học- Công nghệ) chia sẻ: “Hiện đã có một số hoạt động nghiên cứu công nghệ STH trong bảo quản lúa gạo, chế biến nông sản. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khi triển khai ra ngoài thực tiễn với điều kiện canh tác theo quy mô nhỏ, thiếu quy hoạch như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ khá khó khăn”. Thực tế, đã có một số nơi đang áp dụng những công nghệ bảo quản nông sản như: Công nghệ chiếu xạ, công nghệ bao gói khí điều biến (MAP), công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ…

Tuy nhiên, những công nghệ hiện đại này mới chỉ là số ít và thực hiện lẻ tẻ tại một số địa phương. Các sản phẩm nông sản chủ lực sau khi thu hoạch, ngoài số lượng được người dân xuất bán ngay, số còn lại chủ yếu vẫn được bảo quản sơ sài theo phương pháp truyền thống như thu hoạch xong đóng bao bán ngay hay phơi khô đựng vào bao chứa trong nhà…

Nguồn: Dân Việt